TÓM TẮT
Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ văn hóa dân gian, là nơi biểu hiện đậm nét cách
diễn đạt tư duy của một dân tộc. Bài viết nhằm so sánh đối chiếu thành ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh biểu thị cảm xúc “vui” để tìm ra nét tương đồng và dị biệt của chúng. Kết quả
khảo sát 53 thành ngữ biểu thị niềm vui của tiếng Việt và 65 thành ngữ tiếng Anh tương
ứng cho thấy cả hai nhóm đều sử dụng tên các bộ phận cơ thể con người để biểu đạt sắc
thái cảm xúc “vui”, đều dùng hình ảnh sống động, lối nói phóng đại và nghệ thuật so
sánh. Điểm khác biệt cơ bản giữa chúng là hai ngôn ngữ dùng tên các bộ phận cơ thể đặc
trưng khác nhau để mô tả cùng một loại cảm xúc cũng như đặc trưng văn hóa dân tộc.
Phép đối xứng để xây dựng về bình diện cấu trúc cũng là nét khác biệt đáng kể.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu thị niềm vui trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 21 - Thaùng 6/2014
110
BIỂU THỊ NIỀM VUI TRONG THÀNH NGỮ
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
TRẦN THẾ PHI(*)
TÓM TẮT
Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ văn hóa dân gian, là nơi biểu hiện đậm nét cách
diễn đạt tư duy của một dân tộc. Bài viết nhằm so sánh đối chiếu thành ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh biểu thị cảm xúc “vui” để tìm ra nét tương đồng và dị biệt của chúng. Kết quả
khảo sát 53 thành ngữ biểu thị niềm vui của tiếng Việt và 65 thành ngữ tiếng Anh tương
ứng cho thấy cả hai nhóm đều sử dụng tên các bộ phận cơ thể con người để biểu đạt sắc
thái cảm xúc “vui”, đều dùng hình ảnh sống động, lối nói phóng đại và nghệ thuật so
sánh. Điểm khác biệt cơ bản giữa chúng là hai ngôn ngữ dùng tên các bộ phận cơ thể đặc
trưng khác nhau để mô tả cùng một loại cảm xúc cũng như đặc trưng văn hóa dân tộc.
Phép đối xứng để xây dựng về bình diện cấu trúc cũng là nét khác biệt đáng kể.
Từ khóa: thành ngữ, văn hóa dân gian, niềm vui, ngôn ngữ, văn hóa dân tộc.
ABSTRACT
The Expression of Happiness in Vietnamese and English Idioms
Idioms are folklore’s language units, by which the way of a people’s thinking is deeply
and profoundly expessed. The article aims at comparing and contrasting Vietnamese and
English idioms expressing happiness to seek for the similarities and differences of these
two groups of idioms. The analysis and interpretation of 53 Vietnamese happiness-
expressing idioms compared to 65 English corresponding idioms indicate that these two
groups contain the names human organs to display different levels of happiness, use vivid
image, and exaggeration, and similes. The primary differences between them lie in the way
to select the names of human organs to describe the similar emotion as well as cultural
characteristics of each nation. The use of structural symmetry also counts for the other
distinction between Vietnamese and English idioms expressing happiness.
Keywords: idioms, folklore, happiness, languages, national culture.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ (*)
Trong tiếng Việt, thành ngữ từ lâu đã
trở thành đối tượng nghiên cứu thu hút sự
quan tâm của ngành Việt ngữ học và những
liên ngành khác trên nhiều bình diện như
ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng-ngữ nghĩa và tu
từ học. Thành ngữ cũng được chú ý nghiên
cứu cả trong văn chương và văn học dân
gian (Nguyễn Công Đức, 1996, tr. 10-11).
(*)ThS, Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Sài Gòn
Ở một mức độ nào đó, thành ngữ tiếng
Anh cũng có một số những đặc điểm tương
đồng với thành ngữ tiếng Việt về phương
diện kết cấu, nghĩa là chúng đều là những
tổ hợp cố định và bên cạnh ngữ nghĩa do
sự kết hợp của các từ tạo nên thành ngữ ấy,
thì thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh có
một ý nghĩa ngoài ý nghĩa ngữ pháp đó là
nghĩa ẩn dụ, là nghĩa hình tượng cao.
Chúng tôi tiến hành khảo sát một nhóm
TRẦN THẾ PHI
111
các thành ngữ tiếng Việt (53 thành ngữ ) và
tiếng Anh (65 thành ngữ) biểu thị ý nghĩa
niềm vui nhằm cố gắng tìm ra nét tương
đồng và dị biệt của chúng, chủ yếu là về
bình diện cấu trúc ngữ nghĩa, sắc thái biểu
cảm, và nghệ thuật tu từ. Bên cạnh đó,
chúng tôi dùng mô hình ẩn dụ của ngôn ngữ
học tri nhận để giải thích yếu tố biểu thị
cảm xúc ở những thành ngữ được khảo sát.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ NGÔN LIỆU
Chúng tôi phối hợp chủ yếu hai
phương pháp: miêu tả phân tích và so sánh
đối chiếu để thực hiện nghiên cứu này.
Trước hết, chúng tôi xác lập tiêu chí của
đối tượng nghiên cứu, đó là thành ngữ biểu
thị niềm vui của tiếng Việt và tiếng Anh.
Bước tiếp theo, chúng tôi khảo sát các từ
điển thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, lập
thành bảng liệt kê thành ngữ biểu thị cảm
xúc vui, rồi tiến hành miêu tả chúng, từ đó
nhằm đúc kết một số nhận định về sự giống
nhau và khác biệt của hai nhóm thành ngữ
này trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa, sắc
thái biểu cảm, và nghệ thuật tu từ.
Ngôn liệu của bài viết chủ yếu là các
loại từ điển tiếng Việt và tiếng Anh có uy
tín: từ điển tiếng Việt như Từ điển thành
ngữ Việt Nam của Viện Ngôn ngữ học
(2003), Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt
Nam của Nguyễn Lân (1989), Thành ngữ
tiếng Việt của Nguyễn Lực, Lương Văn
Đang (2009), Từ điển thành ngữ, tục ngữ,
ca dao Việt Nam của Việt Chương (2009);
từ điển tiếng Anh như American Heritage
Dictionary of Idioms, Cambridge
International Dictionary of Idioms , Oxford
Dictionary of English Idioms, NTC’s
English idioms dictionary.
3. THÀNH NGỮ VÀ CẢM XÚC
Theo quan điểm truyền thống, thành
ngữ được xem như là một tổ hợp có nghĩa
khi phát ngôn và chúng thường không thể
được chiết tách thành các thành tố nhỏ hơn
hay có thể tổng hợp thành những đơn vị
lớn hơn. Do vậy, thành ngữ được xem như
là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt. Quan
điểm ẩn dụ của ngôn ngữ học tri nhận - mà
đại diện tiêu biểu là hai nhà ngôn ngữ học
người Mỹ Lakoff và Johnson (1980, tr.80)
khẳng định ẩn dụ không chỉ là một phương
thức tu từ trong văn chương, mà “quan
trọng hơn là một phương tiện để hiểu và
trải nghiệm bất kì một hiện tượng nào đó
dưới dạng một hiện tượng khác”. Tác động
của ẩn dụ đối với sự giải thích thành ngữ là
rất lớn, đặc biệt là những thành ngữ biểu
thị cảm xúc.
Cảm xúc, với vai trò là một trong những
trải nghiệm phổ biến nhất của con người, đã
được khái niệm hóa và biểu thị theo nhiều
phương thức ẩn dụ khác nhau. Ẩn dụ ý
niệm (conceptual metaphor) đóng một vai
trò quan trọng trong việc khái niệm hóa cảm
xúc. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập
trung quan tâm đến loại cảm xúc vui.
4. ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
GIỮA HAI NHÓM THÀNH NGỮ
BIỂU THỊ NIỀM VUI CỦA TIẾNG VIỆT
VÀ TIẾNG ANH
4.1. Điểm tương đồng
Qua khảo sát hai nhóm thành ngữ Anh-
Việt biểu thị cảm xúc vui, chúng tôi rút ra
một vài nhận xét về sự tương đồng của hai
nhóm thành ngữ này như sau:
4.1.1. Sử dụng tên các bộ phận cơ thể
con người
Cả hai nhóm thành ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh đều có sử dụng tên các bộ phận
cơ thể con người để biểu đạt sắc thái cảm
xúc hạnh phúc. Điều này có thể được lý
giải dựa trên quan điểm cho rằng con
người là trung tâm của vũ trụ, và tình cảm
hay cảm xúc chính là thuộc tính quan trọng
BIỂU THỊ NIỀM VUI TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
112
của con người khiến con người có thể phân
biệt được với các loài sinh vật khác.
Trong tiếng Việt, qua khảo sát, chúng
tôi thấy có 20 thành ngữ biểu thị niềm vui
có sử dụng từ chỉ bộ phận cơ thể, chiếm tỉ
lệ 37,7% . Những thành ngữ có chứa từ
bụng, dạ, lòng như “hả/hởi lòng hả/hởi dạ,
mát lòng hả dạ, mát lòng mát dạ, được lời
như cởi tấm lòng, mừng như mở cờ trong
bụng”, từ ruột, gan như “mừng nở ruột nở
gan, vui như nở từng khúc ruột, mát gan
mát ruột”, từ mặt như “mát mày mát mặt,
nở mày nở mặt, mặt tươi như hoa, tay bắt
mặt mừng”, từ miệng như “miệng cười như
hoa nở”, từ tay như “múa tay trong bị, tay
bắt mặt mừng”, từ tai như “nghe như rót
vào tai”,v.v.
Tiếng Anh có 13 thành ngữ cũng dùng
tên bộ phận cơ thể khi miêu tả cảm xúc vui,
chiếm tỉ lệ 20%. Một số ví dụ tiêu biểu như
gladden one’s heart (làm vui trái tim của
ai), warm the cockles of sb's heart (sưởi
ấm vỏ bọc bên ngoài của trái tim ai), stir
the / one's blood (sôi máu), lick one's lips
(liếm môi), grin from ear to ear (cười toét
miệng đến mang tai), music to your ears
(nhạc đến tai của bạn), stars in one's eyes
(ngôi sao trong mắt ai) v.v.
Để lý giải vì sao bộ phận cơ thể người
lại được sử dụng nhiều trong thành ngữ
biểu lộ cảm xúc, có lẽ phải nhờ đến lý luận
của ngôn ngữ học tri nhận để tìm một lời
giải đáp mang tính thuyết phục hơn. Trải
nghiệm thông qua giác quan (Perceptual
experience) đã được xem là lý thuyết chính
trong ngôn ngữ học tri nhận. Johnson
(1987) và Lakoff (1987) ngầm giả định
rằng phạm trù bộ phận cơ thể sẽ giống
nhau trong mọi nền văn hóa vì cơ chế nhận
thức của mọi người là như nhau và các cơ
quan nội tạng của con người ít nhiều tương
tự nhau.
4.1.2. Dùng hình ảnh sống động,
lối nói thậm xưng
Điểm tương đồng thứ hai của hai nhóm
thành ngữ biểu thị sắc thái vui buồn tiếng
Việt và tiếng Anh là cả hai loại thành ngữ
này đều có dùng hình ảnh sống động, lối nói
thậm xưng - một biện pháp tu từ ngữ nghĩa
dùng hình ảnh về lượng. Lúc người Việt vui,
thì niềm vui ấy được miêu tả thật sâu sắc.
Thành ngữ tiếng Việt biểu thị niềm vui như:
mừng như (bắt) được vàng, mừng như (hơn)
cha chết sống lại (dậy), mừng nở ruột nở
gan, v.v. Lúc người Việt vui, niềm vui ấy là
tột đỉnh như thể khi ta nhặt hoặc đào được
vàng, hay như thể người cha yêu thương của
ta sống lại sau khi chết, khiến cho mọi đau
lòng chợt tan biến, hoặc như vui mà ruột gan
“nở” ra thì cho thấy niềm vui ấy tràn ngập
trong lòng, không sao kể xiết.
Tương tự, thành ngữ tiếng Anh cũng
có những kiểu nói đầy hình ảnh thậm xưng,
chẳng hạn thành ngữ “feel/look like a
million dollars” (cảm thấy/giống như một
triệu đôla) cho chúng ta thấy sự vui mừng
của một người nào đó khi được cho hoặc
trúng thưởng một số tiền có giá trị to lớn
như vậy. Hoặc như thành ngữ “grin from
ear to ear” biểu thị nụ cười “hết cỡ” (miệng
kéo đến tận mang tai) cũng cho ta thấy lối
nói thậm xưng này tạo một hiệu ứng nhất
định cho phát ngôn. Còn các thành ngữ
như “over the moon” (lên cung trăng),
“walk on air” (đi trên không khí) cho thấy
niềm vui của người phương Tây có thể
sánh với những vật trên cao như cung
trăng, không khí, đem lại cho họ cảm giác
nhẹ nhàng, thư thái, vui vẻ. Như vậy,
chúng ta thấy rằng tuy hai ngôn ngữ tiếng
Việt và tiếng Anh không cùng chung ngữ
hệ và được hai dân tộc có hai nền văn hóa
khác nhau sử dụng, nhưng trong nhóm
thành ngữ biểu thị cảm xúc vui ta vẫn thấy
TRẦN THẾ PHI
113
có nét tương đồng về nghệ thuật ngôn từ,
đó là vận dụng khá thành công lối nói thậm
xưng, sử dụng hình ảnh sống động để khắc
họa nên cảm xúc vui.
4.1.3. Sử dụng cấu trúc so sánh
Điểm tương đồng thứ ba của hai nhóm
thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị
niềm vui là về nghệ thuật so sánh. Thành
ngữ tiếng Anh sử dụng cấu trúc so sánh “as
as” hoặc “like”. Còn trong tiếng Việt,
thành ngữ so sánh theo mã thức tổng quát:
“A như B”, trong đó A là đối tượng so
sánh, B đối chứng so sánh, “như” là quan
hệ so sánh. A bao giờ cũng hiển ngôn, B có
thể là hàm ngôn. Phần lớn nguồn gốc sản
sinh ra chúng gắn liền với những điển tích,
câu chuyện dân gian, yếu tố ngoài ngôn
ngữ. (Nguyễn Công Đức, 1996). Nhóm
thành ngữ tiếng Việt biểu thị niềm vui có
các thành ngữ: mừng như (hơn) cha chết
sống lại (dậy), mừng như mở cờ trong
bụng, vui như tết, v.v, còn nhóm thành ngữ
tiếng Anh tương ứng có thành ngữ: as
happy as a clam, as pleased as punch, be
like a child in a sweetshop, like a cat that
got the icecream, v.v.
Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và
Hoàng Trọng Phiến (2009, tr.158) cho rằng
thành ngữ so sánh tiếng Việt phổ biến là từ
“như”, còn những từ so sánh khác, chẳng
hạn tựa, tựa như, như thể, bằng, tày chỉ
xuất hiện hết sức ít ỏi. Trong số 53 thành
ngữ tiếng Việt biểu thị cảm xúc vui mà
chúng tôi thu thập được thì có 60% (32
thành ngữ) có chứa từ “như”. Trong khi đó,
ở nhóm thành ngữ tiếng Anh được khảo
sát, chúng tôi thấy có 9 thành ngữ chứa từ
“as” (chiếm 13,8%) và 6 thành ngữ có từ
“like” (chiếm 9,2%).
4.2. Điểm khác biệt
4.2.1. Dùng từ chỉ bộ phận cơ thể
khác nhau
Việc lựa chọn tên bộ phận cơ thể thông
qua khảo sát nhóm thành ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh cho thấy: người phương Tây
thường dùng hình ảnh trái tim (heart), ví
dụ như “gladden one’s heart” (làm vui trái
tim của ai), “warm the cockles of sb's
heart” (sưởi ấm vỏ bọc bên ngoài của trái
tim ai), còn người Việt thì dùng lòng,
bụng, dạ, ruột, gan để biểu thị niềm vui,
chẳng hạn trong các thành ngữ “ mát lòng
hả dạ, mừng như mở cờ trong bụng, mừng
nở ruột nở gan, vui như nở từng khúc
ruột”, v.v
Thử xét hai nhóm thành ngữ này sẽ
thấy có 8 thành ngữ tiếng Việt biểu thị vui
sử dụng từ ruột, và 2 thành ngữ tiếng Anh
tương ứng sử dụng từ tim. Tại sao lại có sự
khác biệt lý thú như vậy? Ta thử tìm hiểu
một vài sự lý giải cho hiện tượng khác biệt
này dưới lăng kính ngôn ngữ học tri nhận.
Theo Nguyễn Đức Dân (2011, tr. 253), lý
thuyết ẩn dụ trong ngôn ngữ học hiện đại
cho rằng con người là một vật chứa và thể
hiện sự trải nghiệm thế giới vào ngôn ngữ.
Tiếng Việt là một trường hợp điển hình.
Với người Việt, cái bụng là vật chứa tiêu
biểu, nó chứa đựng và thể hiện những gì
thuộc phạm trù tinh thần. Trong tiếng Việt,
bụng và những bộ phận của cái bụng như
lòng, dạ, gan, ruột, trở thành biểu tượng
cho phạm trù tinh thần. Chúng là một công
cụ biểu hiện tư duy, tâm lý, tình cảm, ý chí,
sức chịu đựng.
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ như
Johnson (1987) , Lakoff & Johnson (1980),
và Turner (1991) đã đưa ra nhận định khái
quát trên cơ sở cơ thể học hay kinh nghiệm
luận (the physical/ experiential basis) cho
phép ẩn dụ hướng LÊN – XUỐNG. Họ
quan sát thấy rằng cơ thể chúng ta thường
được ưỡn thẳng lên khi chúng ta khỏe
mạnh, tỉnh táo và đầy sức sống, và chúng
BIỂU THỊ NIỀM VUI TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
114
ta thường thu người lại khi chúng ta bị
bệnh, lừ đừ hoặc chết. Tương tự như vậy,
tư thế ưỡn thẳng lên thường xuất hiện với
trạng thái cảm xúc tích cực, trong khi đó tư
thế rũ người xuống thường thấy khi người
ta có cảm xúc tiêu cực. Cụ thể hơn, theo
hai nhà ngôn ngữ học người Mỹ
Mc.Mullen và Conway (2002, tr.174), ẩn
dụ phổ biến nhất là hướng LÊN – XUỐNG
(UP – DOWN). Hướng LÊN hay ĐI LÊN
(up or ascending) có liên quan với niềm vui
(ví dụ: She's on top of the world – cô ấy ở
trên đỉnh của thế giới), với nhận thức (ví
dụ: He's an early riser – anh ta là người
dậy sớm), với sức khỏe (ví dụ: She's in
peak physical condition – cô ấy ở trong
tình trạng thể lực đỉnh cao), với quyền lực
và sức mạnh (ví dụ: He's at the top of the
ladder – anh ấy ở đỉnh cao của bậc thang),
và với tư cách đạo đức (ví dụ: She's an
upstanding citizen – cô ấy là một người
công dân đứng thẳng người – nghĩa là
thẳng thắn). Trái lại, hướng XUỐNG hay
ĐI XUỐNG (down or descending) lại có
liên quan với nỗi buồn, phiền muộn, với
trạng thái bất tỉnh, với vị trí thấp kém, với
sự thiếu đức hạnh.
Zoltan Kovecses (2004) thông qua việc
phân tích xuyên ngôn ngữ một cách chi tiết
đã minh họa nhiều khái niệm cảm xúc bằng
các mô hình ẩn dụ ý niệm. Khi biểu thị
niềm vui, bên cạnh ẩn dụ tri nhận với mô
hình VUI LÀ HƯỚNG LÊN (HAPPINESS
IS UP), một mô hình ẩn dụ khác VUI LÀ
RỜI KHỎI MẶT ĐẤT (BEING HAPPY
IS BEING OFF THE GROUND) cũng
được sử dụng, chẳng hạn như “I was so
happy my feet barely touched the ground”
(Tôi hạnh phúc đến nỗi chân tôi không
chạm đất), walk on air (đi trên không), on
cloud nine (lên chín tầng mây), over the
moon (lên cung trăng), jump for joy (nhảy
lên vì vui sướng), be as high as a kite (bay
cao như cánh diều), carry someone of
his/her feet (nâng ai lên).
Những phép ẩn dụ ý niệm về cảm xúc
này xuất phát do sự tự trải nghiệm xảy ra
nhiều lần, là lý do vì sao cảm xúc con
người trong nhiều nền văn hóa khác nhau
đều tuân thủ theo các quá trình sinh lý cơ
bản trong cơ thể con người và phần cơ thể
tương tác với thế giới bên ngoài, hay nói
cách khác, các khía cạnh văn hóa về cảm
xúc, ngôn ngữ ẩn dụ về cảm xúc, và tâm
sinh lý của con người về cảm xúc hòa
quyện vào nhau trong cùng một hệ thống.
Trong trường hợp quan sát thành ngữ
biểu thị cảm xúc vui của tiếng Anh được
dẫn chứng bên trên, chúng tôi nhận thấy
chúng cũng được xây dựng dựa trên trải
nghiệm cơ thể hướng lên của con người
chúng ta đã được nêu ở trên. Chẳng hạn
như thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc
vui mừng:
(1) We had to cheer him up. (Chúng
ta phải làm anh ta vui lên)
(2) He’s been in high spirits all day.
(Anh ta đã trong tâm trạng cao hứng suốt
ngày)
(3) I left the island with a light heart.
(Tôi rời bỏ hòn đảo với một trái tim nhẹ
nhàng)
(4) Edward is not very cheerful; he
needs a holiday to boost him up. (Edward
thì không vui, anh ta cần một kỳ nghỉ để
làm anh ta vui lên)
Khảo sát thành ngữ tiếng Việt biểu thị
niềm vui, chúng tôi phát hiện ra rằng tuy
thành ngữ tiếng Việt chưa thể hiện rõ ẩn dụ
ý niệm về hướng LÊN – XUỐNG của quan
điểm ngôn ngữ học tri nhận như những
phát hiện trong nhóm thành ngữ tiếng Anh
tương ứng, nhưng ẩn dụ ý niệm này lại
được tìm thấy nhiều ở các cụm từ cố định
TRẦN THẾ PHI
115
hoặc tự do, ví dụ như: lên tinh thần,
(gương mặt) sáng bừng lên, lên hương, bay
bổng, v.v.
4.2.2. Đặc trưng văn hóa dân tộc
Theo Nguyễn Lực, Lương Văn Đang
(2009, tr. 34-35), nghĩa của thành ngữ tiếng
Việt có liên quan tới phong tục tập quán
của người Việt có thể xem đó cũng là một
loại nghĩa có từ nguyên. Thành ngữ là nơi
biểu hiện đậm nét cách diễn đạt tư duy của
người Việt, là nơi tập trung nhiều phong
cách ngôn ngữ dân tộc, góp phần phục vụ
có hiệu lực việc bổ sung vốn từ.
Một số phát hiện qua khảo sát nhóm
thành ngữ tiếng Việt biểu thị niềm vui có
yếu tố văn hóa đặc trưng dân tộc như sau:
- Quan niệm phương Đông: như mây
gặp rồng, vui thú điền viên.
- Các hoạt động hội hè: hội (Vui như
trẩy hội), tết (Vui như Tết), cờ trống (Vui
như mở cờ trong bụng, cờ mở trống giong),
pháo (cười như pháo rang).
- Nông thôn: buồn ngủ gặp chiếu
manh, chết đuối vớ được cọc,
- Động thực vật và thiên nhiên vùng
khí hậu nhiệt đới Việt Nam: Có nếp mừng
nếp, có tẻ mừng tẻ, vui như sáo, như cá gặp
nước, như chim sổ lồng, như mèo thấy mỡ,
cười như đười ươi giữ ống, như nắng hạn
gặp mưa rào.
Trong khi đó, nhóm thành ngữ tiếng
Anh biểu thị niềm vui có cách dùng đặc
trưng văn hóa của người Âu Mỹ rất khác
biệt. Chẳng hạn như câu chuyện về thương
gia (sandboy) trong thành ngữ as happy as
a sandboy (vui như thương gia). Vào giữa
thế kỉ 18 và 19, các “sandboys” này chuyên
buôn cát cho các công trình xây dựng. Tuy
việc vận chuyển cát là một công việc vất
vả, nhưng niềm hạnh phúc của các
“sandboys” lại nằm trong thành quả của
nó. Với mỗi chuyến giao hàng thành công,
họ lại tổ chức tiệc tùng, hát hò, nhảy múa
say sưa thâu đêm suốt sáng. Hay như thành
ngữ “the seventh heaven” (thiên đường
thứ bảy), con số 7 trong các tư liệu về kinh
thánh đề cập đến được xem như là sự hoàn
thiện tuyệt vời (perfect completion). Trong
đạo Hồi và đạo Do Thái, thì thế giới thiên
đàng được chia thành 7 cảnh giới, và cảnh
giới thứ 7 là cảnh giới tốt đẹp nhất. do vậy
thành ngữ này có ý nghĩa là “cao điểm,
trạng thái tốt nhất của tâm trạng.” Hoặc
như thành ngữ “pleased as Punch” (hài
lòng như Punch) - Punch là tên một nhân
vật trong vở kịch rối “Punch and Judy
shows” (những buổi diễn của Punch và
Judy). Nhân vật Punch của thế kỷ 17 này là
một kẻ tự kỷ và tự thích hài lòng mỗi khi
hắn làm một việc xấu. Còn với thành ngữ
“on cloud nine” (trên chín tầng mây), sự
ra đời thành ngữ này được giải thích bằng
hai giả thuyết. Theo giả thuyết phương
Tây, “cloud nine” là cụm từ được dùng
đầu tiên bởi Cục thời tiết của Mỹ (the US
Weather Bureau) vào năm 1950 nhằm mô
tả hiện tượng mây tích mưa trông rất đẹp.
Một giả thuyết khác của phương Đông
là từ đạo Phật khi cho rằng “cloud nine”
(tầng thứ chín) là cõi niết bàn, một trong
những cảnh giới cao nhất của quá trình
được khai sáng trở thành đức Bồ Tát
(người tu hành đắc đạo, đức độ cao dày, có
lòng từ bi bác ái, cứu nhân độ thế, phổ độ
chúng sinh). Do vậy nó được dùng với ý
nghĩa là “rất vui”.
4.2.3. Cấu trúc
Thành ngữ cảm xúc vui buồn của tiếng
Việt thường có cấu trúc đối xứng, trong khi
ở tiếng Anh thì hầu như ít gặp. Tính đối
xứng của các thành tố của thành ngữ tiếng
Việt – hay còn gọi là tính phi cú pháp là
một đặc điểm đáng lưu ý củ