Biểu tượng rừng núi trong sử thi Mahabharata

Tóm tắt. Bài báo tìm hiểu về biểu tượng rừng núi trong quan niệm của văn hóa phương Đông - văn hóa Ấn Độ. Từ đó, đề cập đến vai trò của biểu tượng rừng núi trong việc thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi Mahabharata. Rừng núi là đối tượng để các anh hùng Pandava nhận thức. Hơn thế, rừng núi còn là đối tượng để họ hòa nhập và giải thoát. Để đạt tới sự bình thản nội tâm không có cách nào tốt hơn là tìm về với cuộc sống nơi núi rừng tĩnh lặng. Vì thế, rừng núi là biểu tượng đặc thù góp phần khắc họa nhân vật anh hùng mang đời sống tâm linh trong sử thi Ấn Độ.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu tượng rừng núi trong sử thi Mahabharata, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 143-147 This paper is available online at BIỂU TƯỢNG RỪNG NÚI TRONG SỬ THIMAHABHARATA Nguyễn Thị Tuyết Thu Khoa Kiến thức Giáo dục Đại cương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tóm tắt. Bài báo tìm hiểu về biểu tượng rừng núi trong quan niệm của văn hóa phương Đông - văn hóa Ấn Độ. Từ đó, đề cập đến vai trò của biểu tượng rừng núi trong việc thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi Mahabharata. Rừng núi là đối tượng để các anh hùng Pandava nhận thức. Hơn thế, rừng núi còn là đối tượng để họ hòa nhập và giải thoát. Để đạt tới sự bình thản nội tâm không có cách nào tốt hơn là tìm về với cuộc sống nơi núi rừng tĩnh lặng. Vì thế, rừng núi là biểu tượng đặc thù góp phần khắc họa nhân vật anh hùng mang đời sống tâm linh trong sử thi Ấn Độ. Từ khóa: Biểu tượng rừng núi, sử thiMahabharata, nhận thức, hòa nhập, giải thoát. 1. Mở đầu Trong văn hóa phương Đông - văn hóa Ấn Độ thì biểu tượng rừng núi rất có ý nghĩa. Với chiều cao thẳng đứng, núi là cột trụ của vũ trụ, là nơi Trời và Đất gặp nhau. Với cây lá xanh tươi, rừng là mái tóc của núi, tăng sức mạnh cho núi. Rừng xanh kết hợp cùng núi thẳm là hình ảnh của một điện thờ thiên nhiên nguy nga, là một khối nguyên sơ chưa phân hoá, ổn định và thuần khiết. Việc vào rừng ẩn thân và hành hương lên đỉnh núi “được hình dung như là việc đi lên trời, như là phương tiện bước vào quan hệ với thần linh, trở về với khởi nguyên” [4;699]. Người xưa đặt thiên đường của cõi trần ở những đỉnh núi cao trên thế gian này. Những ngọn núi cao được coi là trục của thế giới, được nhiều người biết đến cả trong huyền thoại lẫn đời thường như núi Meru (Hymalaya) ở Ấn Độ, núi Côn Luân ở Trung Hoa, núi Phú Sĩ ở Nhật Bản. . . “Các hoàng đế Trung Hoa làm lễ tế trời trên đỉnh núi; thần Shiva của Ấn Độ thị hiện trên đỉnh núi; các vị tiên của Đạo giáo lên đỉnh núi để bay lên trời và đặt những lá sớ gửi về trời tại đó...” [4;699]. Rừng núi tham gia vào “hệ biểu tượng của cái siêu tại, siêu phàm với tính cách là trung tâm của những hiện tượng hiển linh trong khí quyển...” [4;699]. R. Tagore khi so sánh văn hoá Ấn Độ với văn hoá phương Tây đã khẳng định: Hình ảnh tiêu biểu cho văn hoá châu Âu là biển cả, hình ảnh tiêu biểu cho văn hoá Ấn Độ là Received January 14, 2012. Accepted October 24, 2012. Contact Nguyen Thi Tuyet Thu, e-mail address: giasuiq@gmail.com 143 Nguyễn Thị Tuyết Thu rừng núi. Các tu sĩ, đạo sĩ Ấn Độ đều vào rừng núi để sống. Không gian rừng núi trong Mahabharata gắn liền với hoạt động hành hương, một trong những cách thức để thực hiện giải thoát. Đó là con đường của nhận thức (Jnana), bằng trải nghiệm tinh thần và những chuyển biến nội tâm để đạt tới hiểu biết chân thực, là hạnh phúc vĩnh cửu của nhân loại. Hành hương chính là nét đặc trưng trong thi pháp nhân vật anh hùng của sử thi Ấn Độ. Không gian hành hương được hiểu như thế giới của những con người rời xa cuộc sống xã hội, từ bỏ những bổn phận xã hội, sống tách biệt nơi rừng núi, sông suối, chuyên tâm rèn luyện kỷ luật tinh thần cho những tiến bộ tâm linh. Hình ảnh rừng núi Ấn Độ là biểu tượng cho đại hoà điệu vũ trụ, đặt nhân vật anh hùng trong mối quan hệ với thiên nhiên ngoại giới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Rừng núi là đối tượng để người anh hùng nhận thức Mười hai năm sống trong rừng sâu núi thẳm có thể coi là lần hành hương thứ nhất trong cuộc đời anh em Pandava. Trong lần hành hương này, những anh hùng Pandava thường xuyên giao tiếp với các bậc đạo sĩ, hiền giả. Họ được ban tặng những lời thuyết giáo đạo lí, thông qua những câu chuyện mang tính ngụ ngôn, được giáo dục về ý nghĩa của các vùng đất thiêng, các thánh địa. . . Mười hai năm lưu vong này là thời kì các anh hùng Pandava tìm sự an nhiên thư thái, trở về với bản chất của con người, để nhận thức và hoà nhập với tự nhiên. Đó là một quá trình gian nan, thử thách mà không phải người anh hùng nào cũng thích hợp ngay. Lúc đầu, Bhima và Draupadi nóng nảy cương trực, kiên quyết đòi hành động phục thù. Nhưng sau, họ học được khả năng tự chế ngự, tinh thần trở nên tĩnh lặng, không bị nhiễu loạn bởi khát vọng, đạt tới sự tĩnh tại, uy nghi cao thượng của một trình độ tâm linh cao. Vasilkov khi nghiên cứu về “giá trị của đề tài hành hương” có nhận định: “Thực tế trongMahabharata, hầu như bất kì một sự chuyển động nào của nhân vật, nếu không phải là chinh phạt thì đều mang màu sắc của hành hương” [3;143]. Nhận định của Vasilkov là một phát kiến táo bạo. Môtíp hành hương được sử dụng rộng rãi trong sử thi này. Các anh hùng được thể hiện rõ nét hơn cả ở hai môi trường hành hương và chiến trận. Ngay cả không gian chiến địa cũng liên quan trực tiếp đến tư tưởng hành hương. Chiến trường Kurukshetra cũng được hình dung như một thánh địa, xa cách thế giới của những nhu cầu vật chất và tồn tại vật lí của con người, đóng vai trò phép thử đạo lí. Không gian rừng núi trở thành không gian đặc thù tác động sâu sắc tới nhận thức của các anh hùng Ấn Độ. Những trang miêu tả về rừng thẳm nguyên sơ đầy sức quyến rũ, hiếm có một sử thi nào trên thế giới sánh nổi. Đây là bức tranh hài hoà nhộn nhịp của rừng núi phía bắc Hymalaya, nơi người anh hùng Arjuna đặt chân tới với niềm vui hoà nhập cùng thiên nhiên, thực hiện công cuộc tu luyện khổ hạnh để đạt được vũ khí thần: “Trên núi, muôn ngàn loài cây cối xanh tươi giữa những thảm cỏ xanh, vang lừng tiếng muôn loài chim ca hót. Những dòng sông uốn lượn, vang tiếng lảnh lót của vịt nước, thiên nga, cò hạc. . . Trên bờ sông, tiếng những con chim công ngọt ngào như rót mật vào tai. Nhìn thấy những dòng sông chan chứa nước linh thiêng, tinh khiết, ngọt ngào, tươi mát và đôi bờ duyên dáng của chúng, người chiến binh hùng mạnh cảm thấy hân hoan vui sướng lạ 144 Biểu tượng rừng núi trong sử thi Mahabharata lùng” [2;218]. Và đây nữa, hình ảnh rừng già biểu tượng cho một thế giới hoà hợp nguyên sơ, tách biệt hẳn với cuộc sống xã hội nơi kinh thành huyên náo, đầy ắp những tham vọng vật chất: “Chàng nhìn bao quát ngọn núi được bao phủ muôn vàn loại cây, dây leo, đá đen, ngọn núi mang trên mình nó biết bao khoáng sản, chim chóc, muông thú đủ loại, đủ màu sắc... Tiếng những con chim cúc cu, những đàn ong rù rì say đắm quấn quýt lấy tâm trí chàng... Chàng say sưa hít hương của muôn loài hoa thơm cỏ lạ, bao nhiêu mệt nhọc như tan biến”. “Với những đám mây dang rộng chung quanh, núi như đang xoè cánh múa và suối chảy rải rác khắp nơi như chiếc vòng ngọc trai sút rơi tung toé. Đó đây là những hang động, những thác nước thơ mộng, trữ tình. Những con công xòe cánh múa theo nhịp leng keng những chiếc vòng tay của các tiên nữ Apsara. Những dòng sông chảy xuống trên những sườn núi trông như thể ngọn núi đang từ từ trút bỏ áo quần. Người con trai thần Gió khoan khoái nhảy nhót tung tăng. Sau mỗi bước của chàng, cụm cụm dây leo rẽ lối ra lại tìm nhau đan xoắn lại. Những chú nai đang gặm cỏ tò mò ngó theo, chúng chẳng hề hoảng sợ, vẫn bình an đứng đó, không tìm đường chạy trốn” [2;245]. Thật là bức tranh về cảnh trí “thiên đàng nơi hạ giới” trong con mắt của du khách. Hai trích đoạn trên tái hiện hình ảnh của rừng già Ấn Độ. Đó là vẻ đẹp của một quần thể tự nhiên xứ sở nhiệt đới, tầng tầng, lớp lớp, đông đúc mà không chen chúc, huyên náo, đỉnh cao của sự hài hoà vũ trụ. “Rừng già là nơi mọi vật, cây cối dựa vào nhau mà sống chứ không phải đấu tranh tiêu diệt lẫn nhau”. Đó là bài học đầu tiên mà các anh hùng Pandava nhận thức về rừng. Từ nhận thức đó, xuất hiện trong sử thi Ấn Độ kiểu miêu tả cái chết của người anh hùng hết sức mới lạ, nếu đem so với các sử thi phương Tây. Sử dụng hình ảnh “cây rừng bị bật gốc trong gió bão” như một biểu tượng thẩm mĩ độc đáo: “Vút một cái, một mũi lao đầu hình lưỡi liềm bay tới cắm phập vào ngực ông, Bhagadatta đổ xuống như cây to trong gió bão, chiếc vòng cổ bằng vàng lấp lánh, như những bông hoa trên thân cây bị nhổ bật gốc...” [1;372]. Trong Mahabharata, cái chết được ví như “cây to trong gió bão, bị nhổ bật gốc”, là hình ảnh phổ biến, xuất hiện 7 lần. Các chiến binh con cái của Dhritarashtra bị giết trong trận giao tranh với Bhima hiện ra “như một khu rừng mà thân cây bị gió bão nhổ bật rễ” [1;410]. Các chiến binh con cái của Satyaki thì quyết tử trong giao đấu với dũng tướng Bhurisrava, “thây của họ rải rác trên chiến địa như cây to bị sét đánh ngã” [1;337]... Đây là quan niệm thẩm mĩ trong sử thi Ấn Độ nói chung. Để diễn tả cái chết của Ravana, tác giả Ramayana miêu tả qua lời em trai hắn: “Anh nằm đây như một cây đại thụ mang tấm lòng khoan hồn trong lá, nghị lực trong hoa, sự trầm tư trong quả, sự kiêu hùng trong rễ. Giờ đây anh bị giật đứt tận gốc rễ bởi một trận bão kinh hồn đã đổ tới trong hình thù Rama” [7;221]. Rõ ràng, hình ảnh “cây rừng bị bật gốc trong gió bão” đã trở thành biểu tượng diễn tả tối đa sự hài hoà của vũ trụ bị phá vỡ. 2.2. Rừng núi là đối tượng để người anh hùng hoà nhập và giải thoát Quan niệm của tôn giáo và triết học Ấn Độ cổ đại với các học thuyết luân hồi (Samsara) và hoá thân (Âvarta), không có sự phân biệt rạch ròi thế giới con người và động 145 Nguyễn Thị Tuyết Thu thực vật, cũng như con người và thần linh yêu quỷ. Cái này có thể chuyển hoá thành cái kia và ngược lại. Thiên nhiên chính là hoá thân những kiếp khác nhau của con người - khi là cỏ cây, khi là súc vật... Nói cách khác, con người là một mảnh của tự nhiên, thiên nhiên là thân thể cô cơ của con người. Tư tưởng đó được đúc kết trong phương trình nổi tiếng đại ngã Brahman và tiểu ngã Atman. Nếu phương Tây nhấn mạnh cá tính, khẳng định cái cá nhân trước vũ trụ, thì phương Đông coi bản sắc của con người là thích ứng, hoà đồng cùng vũ trụ. Vì vậy, trong con mắt của các nhà tu hành Ấn Độ, rừng núi trở thành thánh đường thiêng liêng hùng vĩ: “Thấp thoáng dưới bóng cây cổ thụ là những am nhỏ, nơi tu luyện của các đạo sĩ”. Sông suối, cỏ cây, hoa lá, muông thú. . . nơi rừng già Ấn Độ là thế giới của một đại hòa điệu, là không gian nguồn cội để con người hoà nhập, trở về với bản chất linh thánh của mình. Trong thế giới đó, con người tìm lại được sự bình thản nội tâm (inner peace) giải toả trĩu nặng của tâm tư, đánh thức bản ngã đã bị ngủ quên. Đạo sĩ Lomasa đã giảng giải cho Yudhisthira về vai trò của thiên nhiên rừng núi: “Ngài Yudhisthira, xin ngài hãy leo lên ngọn núi thiêng này, rồi những bất hạnh đang toả một đám mây mù lên cuộc đời ngài, sẽ tan biến đi. Oán giận và dục vọng sẽ được rửa sạch nếu ngài tắm trong nước chảy của con sông này” [1;186]. “Núi là con đường dẫn lên Trời” [4;701]. “Việc leo lên ngọn núi này là cuộc nhận thức về bản thân và những gì diễn ra ở bên trên ngọn núi sẽ đưa dẫn tới nhận thức về Thần linh và cõi Thiên đường” [4;700]. Người anh hùng Rama trong sử thi Ramayana cũng nói với người bạn đời của mình về một niềm tin bất diệt vào sự giải thoát của rừng: “Sống trong rừng Chatrakuta khiến thể xác và tâm hồn anh thảnh thơi... Các bậc tổ phụ của anh đã coi đời sống rừng như là cách thích hợp nhất để đạt tới sự cứu rỗi, niềm an ủi duy nhất cho mọi đau khổ và lo âu trần thế” [6;215]. Một lần khác, đạo sĩ Lomasa muốn thông qua câu chuyện về một đạo sĩ trẻ - Risơyaringa, đã thực hiện sự giải thoát bằng tình yêu trần thế, diễn ra giữa chốn núi rừng để giáo dục cho Yudhisthira về sự sùng tín - bhăkti, là một trong những ngả đường giải thoát: “Sống bên nhau trong tình thương yêu và niềm kính thờ Trời... Thường xuyên lui tới khu rừng này, và tắm trong sông suối ở đây ngài sẽ trút được mọi tội lỗi” [1;185]. Rõ ràng, rừng núi trong Mahabharata gắn liền với khát vọng hoà hợp và giải thoát của người anh hùng. Thiên nhiên trong sử thi Odyssey là biển cả. Nó trở thành đối tượng để nhân vật anh hùng thể hiện trí tuệ, sức mạnh và lòng dũng cảm trong công cuộc chinh phục, bắt thiên nhiên sinh lợi cho mình. Biển cả mênh mông được mô tả một cách sinh động với những cơn giông dữ dội, sự huyền diệu của hòn đảo thần tiên Calipxô, giọng hát mê hồn của các tiên nữ Xiren từ các eo biển vang lên chỉ là những thử thách khắc nghiệt trên hành trình phiêu lưu của người anh hùng Ulysse. Thiên nhiên trong sử thi Mahabharata là rừng núi, không gian thích hợp để người anh hùng thực hiện hai trong bốn giai đoạn của cuộc đời, theo quan niệm Hindu giáo. Trong cuộc đời sử thi của mình, các anh hùng Pandava có hai cuộc hành hương: Lần một là mười hai năm lưu đày, hoà nhập vào linh hồn của rừng núi; Lần hai là sau khi kết thúc bổn phận trần gian, thực hiện “cuộc giải thoát vĩ đại”. Đó là cuộc hành hương cuối cùng lên thiên đàng, vượt lên những đỉnh cao của Hy Mã Lạp sơn, bỏ lại tất cả những lợi ích vật chất của trần thế. “Việc lên cao là một bước tiến hướng tới giác ngộ tâm linh” [4;700]. 146 Biểu tượng rừng núi trong sử thi Mahabharata Khi nghiên cứu về “ảnh hưởng của tôn giáo trong các sử thi Ấn Độ”, giới nghiên cứu cũng đặc biệt chú trọng đến vai trò của thiên nhiên: “Hình ảnh thiên nhiên hiện diện thường xuyên và là một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống vật chất và tinh thần của các nhân vật sử thi Ấn Độ. Cuộc đời và sự nghiệp của các anh hùng luôn gắn bó với rừng núi đất trời; họ sinh ra, lớn lên và xây dựng cơ nghiệp ngay trong rừng núi, hơn thế nữa, thiên nhiên là một dấu chấm lặng đi sâu vào thế giới tâm hồn. Hình ảnh những anh hùng mặc áo vỏ cây sống bằng hoa trái và ngủ trên những chiếc giường bằng lá cây rừng là một môtíp quen thuộc trong các sử thi Ấn Độ” [5;13]. 3. Kết luận Khuyên con người trở về với đời sống tâm linh là chủ trương lớn nhất của tôn giáo Ấn Độ, tự mình lặn xuống đáy tâm hồn, rồi từ đó mới phán xét về mình và chiêm nghiệm về cuộc sống. Để thực hiện điều đó, không có cách nào tốt hơn là tìm về với cuộc sống nơi rừng núi tĩnh lặng, thiên nhiên sẽ giúp cho con người nhận ra được chính mình và nhận thức được thế giới xung quanh. Vì thế, hình ảnh rừng núi trong sử thi Mahabharata trở đi trở lại nhiều lần, được xem là một biểu tượng nghệ thuật đặc thù đóng vai trò quan trọng trong thể hiện nhân vật anh hùng Ấn Độ - Người anh hùng mang đời sống tâm linh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] C. Rajagopalachari, 1979.Mahabharata (Cao Huy Đỉnh và Phạm Thủy Ba dịch). Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [2] Phan Thu Hiền, 1999. Sử thi Ấn Độ, tập 1, Mahabharata. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Vasilkov Ia.V., 1979. Những nền văn học Ấn Độ (Tiếng Nga). Nxb Khoa học, Matxcơva. [4] Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, 1997. Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới (Nhiều người dịch, Phạm Vĩnh Cư chủ biên). Nxb Đà Nẵng. [5] Đoàn Triệu Long, 1997. Ảnh hưởng của tôn giáo trong các sử thi Ấn Độ. Tạp chí Văn hoá dân gian, số 2, tr.11-14. [6] Makhan Labsen, 1998. Ramayana, tập 3 (Phạm Thủy Ba dịch). Nxb Văn học, Hà Nội. ABSTRACT Symbol of mountains and forests in the Hindu epicMahabharata The article provides insight into the symbols of mountains and forests common to both Oriental and Indian culture and the role of the symbols in depicting the heroes in the epic Mahabharata. Obviously, mountains and forests are objects that the Pandavas need to be aware of. Moreover, it is in these places that our heroes integrate and set themselves free. In order to achieve their inner peace, there is no choice but return to the peaceful mountain. Therefore, mountains and forests become specific symbols in the depiction of the heroes in theMahabharata to illustrate ancient Indian religious life. 147