Bộ đề cương ôn thi tốt nghiệp chính trị (có đáp án)

Tóm tắt các quan niệm của các nhà duy vật trước Mac vềvật chất như: Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là thuy ết nguyên tửcủa Đêmocrit, các nhà duy vật TK 17-18, và cuộc khủng hoảng vật lý cuói TK 19 đầu TK 20 khi những phát minh mới trong khoa học tựnhiên ra đời. Năm 1895 Rơnghen phát hiện ra tia X, 1986 Beccoren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, 1987 Tômsơn phát hiện ra điện tử, 1901 Kaufman chứng minh được khối lượng của điện tửkhông phải là khối lượng tĩnh mà khối lượng thay đổi theo tốc độvận động của điện tử.

pdf60 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3894 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ đề cương ôn thi tốt nghiệp chính trị (có đáp án), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề cương ôn thi tốt nghiệp chính trị Khoa CN Mác – Lênin trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Hệ Liên thông Cao đẳng – Đại học tháng 05 năm 2010 Phần 1: Triết học Câu1: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin? ý nghĩa của định nghĩa? Tóm tắt các quan niệm của các nhà duy vật trước Mac về vật chất như: Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là thuyết nguyên tử của Đêmocrit, các nhà duy vật TK 17-18, và cuộc khủng hoảng vật lý cuói TK 19 đầu TK 20 khi những phát minh mới trong khoa học tự nhiên ra đời. Năm 1895 Rơnghen phát hiện ra tia X, 1986 Beccoren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, 1987 Tômsơn phát hiện ra điện tử, 1901 Kaufman chứng minh được khối lượng của điện tử không phải là khối lượng tĩnh mà khối lượng thay đổi theo tốc độ vận động của điện tử. Lênin đã khái quát những thành tựu khoa học tự nhiên và chỉ rõ rằng vật chất không bị tiêu tan. Cái bị tiêu tan, bị bác bỏ chính là giới hạn trước đây về vật chất theo quan điểm siêu hình. Đồng thời ông cũng chỉ ra sự thay thế khái niệm này bằng một số khái niệm khoa học khác về thế giới chứng tỏ sự phản ánh hiện thực khách quan cứ hoàn thiện mãi lên. Sự khủng hoảng đó nằm ngay trong nhận thức của con người. 1. Định nghĩa vật chất của Lênin Có 3 lý do về định nghĩa v/c của Lênin:1là: những thành tựu trong KHTN cuối TK 19 đầu 20, cùng với sự pt mạnh mẽ của các KHTN đặc biệt là vật lý vĩ mô. Trong vật lý học đã ra đời thuyết tương đối của Anhstanh. Nêu ra hiện tượng thay đổi của khối lượng theo tốc độ vận động của vật thể và sự mật khối lượng khi tốc độ vận động đó đạt tới tốc độ ánh sáng. Đây là tiền đề quan trọng thôi thúc các nhà triết học khái quát đưa ra quan niệm đầy để hơn về sự vô cùng, vô tận của v/c. 2là: Do nhận thức khoa học đương thời chưa lý giải được sự “biến mất” của khối lượng, thêm vào đó là sự lợi dụng của chủ nghĩa duy tâm nhắm chống lại chủ nghĩa duy vật, họ cho rằng CNDV đã hết thời vì “hòn đá tảng” “vật chất” đã biến mất. 3là: Sự pt của logíc biện chứng có thể cho phép định nghĩa 1 sự vật thông qua mặt đối lập rộng tương đương với nó. -Trên cơ sở những tiền đề đó, trong tác phẩm “chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy vật phê phán Lenin đã đn “V/c là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đc đem lại cho con người trong cảm giác, đc cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại kô lệ thuộc vào cảm giác”. 2. Phân tích định nghĩa Cách định nghĩa: phạm trù vật chất là phạm trù rất rộng, mà cho đến nay thực ra nhận thức luận chưa vượt qua được. Khi định nghĩa phạm trù này không thể quy nó về vật thể hoặc một thuộc tính cụ thể nào đó, cũng không thể quy về phạm trù rộng hơn vì đến nay chưa có phạm trù nào rộng hơn phạm trù vật chất. Do vậy chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất trong quan hệ với ý thức, phạm trù đối lập với nó và trong quan hệ ấy, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là thứ hai. Trong định nghĩa này, Lê nin phân biệt 2 vấn đề: - Thứ nhất: cần phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm của KHTN về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng các dạng vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học nó chỉ vật chất nói chung,vô hạn, vô tận, còn các đối tượng,các dạng vật chất khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn. Vì vậy không thể quy vật chất nói chung với những dạng cụ thể của vật chất như các nhà triết học duy vật trong lịch sử cổ đại và cận đại. - Thứ hai: là trong nhận thức luận, khi vật chất đối lập với ý thức, cái quan trọng để nhận biết vật chất là thuộc tính khách quan.Khách quan theo Lênin là “cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con người”. Trong đời sống XH, “vật chất là cái tồn tại XH không phụ thuộc vào ý thức XH của con người”. Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất chính là “thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người và được ý thức của con người phản ánh” Như vậy định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau: + Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy của con người nhận thức được hay chưa nhận thức được + Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người + Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh vật chất Với những nội dung cơ bản trên, phạm trù vật chất trong quan niệm của Lênin có ý nghĩa vô cùng to lớn. 3. ý nghĩa của định nghĩa -Chống chủ nghĩa duy tâm dưới mọi hình thức - Chống thuyết “bất khả tri” cho rằng: con người chỉ nhận thức được bề ngoài của sự vật hiện tượng chứ không nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng. Lenin khẳng định: con người có thể nhận thức được bản chất của thế giới. - Khắc phục những hạn chê của CN duy vật trước Mac (đó là quan điểm siêu hình máy móc, quy luật vật chất nói chung về những dạng cụ thể của vật chất) - Là thế giới khách quan, phương pháp luận cho các ngành khoa học hiện đại tiếp tục phát triển. Câu 2: Trình bày nguồn gốc và bản chất của ý thức? Mối qhệ giữa vc và ý thức? í nghĩa của vđề này? Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, đc sáng tạo lại theo những mục đích định trước của con người.Ptích: vì là hình ảnh chủ quan nên ý thức của mỗi cá nhân khác nhau do trình độ, năng lực và đặc điểm tâm sinh lý cá nhân quy định. Vì là sự sáng tại lại nên ý thức kô bao giờ tự bằng lòng với TGTN mà nhào nặn, chế tác, sáng tạo ra “tự nhiên cho ta 1. Nguồn gốc của ý thức: ý thức đc hình thành từ 2 nguồn gốc: a. Nguồn gốc tự nhiên: CNDVBC cho rằng ý thức là một thuộc tính của vật chất, nhưng k phải là cuả mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chấtcó tổ chức cao là bộ óc con người. ý thức là sự tương tác giữa 2 bộ phận vật chất là óc người và TG khách quan. Bộ óc lành mạnh của con người là cơ quan vc của ý thức, ý thức là chức năng của bộ óc con người, ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc con người, do đó khi óc bị tổn thương thì hoạt động của ý thức sẽ k bình thượng. Vì vậy không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc.ý thức k thể diễn ra tách rời hoạt động sinh lý thần kinh của con người. - Nhưng để cho bộ óc con người- một tổ chức vật chất cao-sinh ra được ý thức thì chúng ta phải xét đến mối qhệ vật chất giữa bộ óc với thế giới khách quan. - Mọi dạng vật chất đều có thuộc tính chung là phản ánh.”Phản ánh” là sự tái tạo những đặc điểm của hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. - Thế giới vật chất luôn vận động và phát triển, thuộc tính phản ánh của chúng cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp:+Phản ánh vật lý, hoá học trong giới tự nhiênvô sinh mang tính thụ động + Phản ánh sinh học trong giới tự nhiên hữu sinh, đã có định hướng chọn lọc + Phản ánh là hình thức phản xạ có điều kiện và k có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh TW. Phản ánh tâm lý này mang tính bản năng ở động vậtcó hệ thần kinh cao cấp với bộ óc khá hoàn thiện + Phản ánh ý thức của con người là hình thức phản ánh cao nhất, ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của vật chất. Nội dung của ý thứclà thông tin về thế giới bên ngoài, về vật được phản ánh. ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc của con người. Bộ óc của con người là cơ quan phản ánh, song chỉ có riêng bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức. Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra. Như vậy bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc-đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức b. Nguồn gốc XH: - Lao động: Là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại.Lao động cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết để sống, đồng thời lao động sáng tạo ra cả bản thân con người. Nhờ lđ làm cho 1 nhánh vượn cổ xưa trong những điều kiện nhất định pt thành người có ý thức. Qtrình đó có thể mô phỏng như sau: Do lđ làm cho con người đứng thẳng, giải phóng đc 2 tay, trường quan sát mở rộng ra, nội quan phát triển. Thông qua chế tạo công cụ lđ, năng suất lđ tăng, cơ cấu thức ăn thay đổi theo hướng tăng cường thịt động vật làm cho tế bào thần kinh pt, bộ óc hoàn thiện dần, ý thức ra đời. Lđ ko xuất hiện ở trạng thái đơn nhất, ngay từ đầu nó đã mang tính tập thể xã hội. Vì vậy, nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và nhu cầu trao đổi tư tưởng cho nhau xuất hiện. Chính nhu cầu đó đòi hỏi xuất hiện ngôn ngữ. - Ngôn ngữ: là nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành. Trong quá trình sống, lđ con người xuất hiện những nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm cho nhau vì vậy ngôn ngữ ra đời vừa làm chức năng gìn giữ, trao đổi thông tin, giao tiếp vừa là công cụ của tư duy. Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết đc thực tiễn, trao đối thông tin, trao đổi tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. ý thức kô thuần tuý là hiện tượng cá nhân mà là hiện tượng xã hội, do đó kô có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức kô thể hình thành và pt đc. Tóm lại: nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và ptiển của ý thức là lao động, là thực tiễn xh. í thức pản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua thực tiễn xã hội. í thức là sản phẩm xã hội, là 1 hiện tượng xh. 2. Bản chất của ý thức: Theo CNDVBC bản chất của ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo. - Cả vc và ý thức đều là “hiện thực” nghĩa là đều tồn tại. nhưng chúng có sự khác nhau mang tính đối lập. ý thứclà sự phản ánh, là cái phản ánh; còn v/c là cái được phản ánh. - ý thức là hình ảnh chủ quan của TG khách quan. ý thức ra đời trong qtrình con người hđộng cải tạo thế giới, cho nên sự phản ánh của ý thức ko phải là thụ động, đơn giản như sau chép, chụp ảnh, mà có tính năng động, sáng tạo. - Tính sáng tạo của ý thức thể hiện rất phong phú: phản ánh của ý thức có sự kết hợp cả cảm giác lẫn tư duy, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, phản ánh cả hiện tại, quá khứ và tương lai. Phản ánh vừa có tính cụ thể vừa có tính khái quát, trừu tượng hoá. Do đó, ý thức kô chỉ phản ánh đc bản chất của sự vật, mà còn vạch ra quy luật vận động pt của chúng, kô chỉ phản ánh đúng hiện thực mà còn sáng tạo hiện thực. - ý thức là quá trình năng động sáng tạo thống nhất ba mặt sau: + Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng pản ánh. + Mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. + Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan. - ý thức là một hiện tượng XH. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hđ thực tiễn lịch sử, chịu sự chi phối kô chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là các quy luật xã hội, do nhu cầu gioa tiếp xh và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định, ý thức mang bản chất xã hội. 3. Mối qhệ giữa v/c & ythức: a. v/c quyết định sự hình thành và pt của ý thức: - v/c là cái có trước, nó sinh ra ý thức: + Nguồn gốc của ý thức chính là v/c: Bộ não người – cơ quan phản ánh thế giới xung quanh, sự tác động của TG v/c vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự nhiên. + Lao động và ngôn ngữ trong hđ thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành, tồn tại và pt của ý thức. - V/c quyết đinh nội dung của ý thức, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não của con người. Tất cả những hiện tượng ý thức của con người đều đc hình thành trên những đkiện sống và hđ thực tiễn của con người và xh loài người. - V/c quyết định sự thay đổi của ý thức, 1 hiện tượng ý thức nào thay đổi xét cho cùng đều bắt nguồn từ nguyên nhân vc (vd: nhứng sinh hoạt vc thay đổi sẽ làm cho thói quen tập tính, tâm lý… thay đổi). - V/c còn là đk khách quan để hiện thực hoá ý thức tư tưởng. Những chủ chương kế hoạch của con người chỉ đc thực hiện trên những cơ sở vc nhất định. b. Sự tác động trở lại của ý thức đvới vc: - ý thức do vc sinh ra và quy định, nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của nó. Hơn nữa, sự phản ánh của ý thức đối với vc là sự phản ánh tinh thần, phản ánh sáng tạo và chủ động chứ kô thụ động, máy móc, nguyên xi TG vc. Vì vậy, nó có tác động trở lại đvới v/c thông qua hđ thực tiễn của con người. - Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan, con người đề ra mục tiêu, phương hướng, xác định phương pháp, dùng ý trí để thực hiện mục tiêu ấy. - Vì vậy, ý thức tác động đến vc theo 2 hướng chủ yếu: + Nếu ý thức phản ánh đúng đắn đkiện vc, hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy or tạo sự thuận lợi cho sự pt của đối tượng v/c. + Ngược lại, nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hđ của con người kô phù hợp với quy luật khách quan, do đó sẽ kìm hãm sự pt của vc. - Tuy vậy, sự tác động of ý thức đối với vc cũng chỉ với 1 mức độ nhất định chứ nó không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vc đc. Và suy cho cùng, dù ở mức độ nào đó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh TG vc và phải thông qua hđ thực tiễn của con người. 4. ý nghĩa phương pháp luận: - Nắm được mối quan hệ biện chứng giữa vc và ý thức sẽ: + Củng cố lập trường TG quan duy vật bchứng. + Tránh đc quan điểm duy tâm, tuyệt đối hoá vai trò của ý thức. + Tránh đc quan điểm duy vật tầm thường, cho rằng ý thức hoàn toàn phụ thuộc vào vc. + Thấy đc tính sáng tạo của ý thức. - Từ mối qhệ của ythức & vc đòi hỏi: +Mọi suy nghĩ và hành động của con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, tránh bệnh chủ quan duy ý chí. + Đồng thời phải kô ngừng nâng cao tính năng động chủ quan. Câu3: Trình bầy nd quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập? Cho vd? ý nghĩa của quy luật? 1. Nội dung quy luật: *Vị trí, vai trò của quy luật: Đây là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và pt. *Khái niệm và ndung chính: - Mâu thuẫn biện chứng: Là sự tồn tại của 2 mặt đối lập trong cùng 1 sự vật hiện tượng chúng vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. - Mặt đối lập: là những mặt có khuynh hướng vận động trái ngược nhau cùng tồn tại trong 1 sv- ht. vd: đồng hoá, dị hóa; Lực hút, lực đẩy; g/c thống trị, g/c bị trị. - Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ sự liên hệ chặt chẽ quy định ràng buộc lẫn nhau of các mặt đối lập. Mặt này làm tiền đề tồn tại cho mình kô có mặt này thì kô có mặt kia và ngược lại (ví dụ không có giai cấp thống trị thì ko có g/c nào là bị trị và ngựơc lại) - Sự thống nhất còn bao hàm cả sự đồng nhất giữa các mặt đối lập, đồng nhất chính là sự tương quan, sự giống nhau, sự thâm nhập lẫn nhau-đó là tiền đề cho sự chuyển hoá của các mặt đối lập. - Sự đấu tranh của các mặt đối lập: là sự bài trừ phủ định lẫn nhau giữa chúng (đấu tranh chính là sự giải quyết mau thuẫn của các mặt đối lập) - Sự chuyển hoá của các mặt đối lập: Có 2 hình thức cơ bản: + Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia. + Cả 2 mặt đối lập chuyển lên hình thức mới cao hơn. - Quá trình diễn tiến của mâu thuẫn đc mô hình hoá như sau: Hai mặt đối lập: Khác nhau -> đối lập -> xung đột -> mâu thuẫn -> đấu tranh - > chuyển hoá. - Nội dung của quy luật đc tóm tắt như sau: Bất cứ sự vật nào cũng có 2 mặt đối lập trong bản thân nó tạo thành 1 mâu thuẫn biện chứng. Qtrình ptriển của 1mâu thuẫn là qtrình các mặt đối lập tương tác lẫn nhau trải qua giai đoạn ptriển khác nhau.Khi mới hình thành mâu thuẫn thể hiện chỉ là sự khác nhau của 2 mặt, sau đó chúng đối lập,xung đột, mâu thuẫn và đấu tranh với nhau, nếu có điều kiện 2 mặt đối lập sẽ chuyển hoá lẫn nhau.Mâu thuẫn đc giải quyết, sự thống nhất các mặt đối lập cũ bị phá vỡ để hình thành sự thống nhất của các mặt đối lập mới.Mâu thuẫn lại hình thành và phát triển làm cho sự vật vận động và phát triển không ngừng. - Đấu tranh các mặt đối lập là nguồn gốc và động lực của sự vận động & pt: vì đấu tranh luôn phá vỡ thể thống nhất để tạo sự vận động pt của sự vật. - Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tương đối tạm thời, còn đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn. chính vì vậy làm cho sự vật – ht vận động – pt kô ngừng. c. Một số loại mâu thuẫn: - Mâu thuẫn bên trong – bên ngoài. - Mâu thuẫn cơ bản - ko cơ bản - Mthuẫn chủ yếu – thứ yếu. - Mthuẫn đối kháng – kô đối kháng 2. ý nghĩa of quy luật: - Đứng trước bất cứ sv – ht nào cũng phải thấy sự tác động của 2 mặt đối lập. - Phải nắm bắt đc sự phát sinh tồn tại of mâu thuẫn - Phải phân tích cụ thể mthuẫn. - Ko đc điều hoà hoặc thủ tiêu mâu thuẫn. - Phải biết sử dụng giải quyết mâu thuẫn trong hoàn cảnh cụ thể.Việc giải quyết mâu thuẫn phải bằng cách đấu tranh của các mặt đối lập. Câu4: Ptích nd quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại? ý nghĩa của ql? 1. Nội dung qluật: a. Vị trí vai trò của quy luật: đây là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển. b. Khái niệm chất và khái niệm lượng: *chất off sự vật là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó và phân biệt đc các sv ht khác ( VD: dầu khác với nước vì chúng khác nhau về chất ) - Chất có tính khach quan gắn vơi 1 sự vật, hiện tượng xác định. Chất ko tồn tại thuần tuý, chỉ có sự vật có chất mới tồn tại. - Mỗi 1 sự vật có nhiều thuộc tính.Tổng hợp các thuộc tính của sự vật tạo thành chất của sự vật đó. - Trong số những thuộc tính của sự vật chỉ có nhũng thuộc tính cơ bản đặc trưng cho chất of sự vật (ví dụ: con người có thuộc tính cơ bản là lao động và ngôn ngữ). Mỗi 1 thuộc tính có thể là 1 chất bao gồm nhiều thuộc tính cấp độ thấp hơn. *Lượng của sự vật là khái niệm dùng để biểu thị những đại lượng những con số của các yếu tố, các thuộc tính cấu thành nó, về độ lớn: to – nhỏ, quy mô: lớn - bé…. - Lượng cũng có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật. - Các thuộc tính về lượng có 2 loại: + Một loại có thể xác định đc bằng định lượng: cân đo, đong đếm…. + Một loại ko xác định đc bằng định lượng đc mà chỉ định tính: cách mạng đang lên cao, lòng tốt… - Sự phân biệt giữa các chất và lượng mang tính tương đối, trong qhệ này là lượng nhưng quan hệ khác lại là chất. c. Mối qhệ biện chứng giữa chất và lượng: Chất và lượng thống nhất với nhau trong sự vật, ko có sự vật nào chỉ có chất or lượng thuần tuý. Giũa chất và lượng có sự thống nhất tưong đói trong độ. “Độ” là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ giới hạn giữa lượng và chất, đó là giới hạn mà sự biến đổi về lượng chưa làm cho chất căn bản của sự vật thay đổi - Qhệ giữa lương và chất có mâu thuẫn:lượng thường biến đổi nhanh hơn (tăng or giảm) còn chất tương đối ổn định. + khi lưọng biến đổi vươt độ thì làm cho chất căn bản của sự vật thay đổi. + Khi chất của sự vật thay đổi gọi là bước nhảy.Bước nhảy là bươc ngoặt của sự thay dổi về lương đã đưa đến sự thay đổi về chất. - Tại thời điểm xảy ra bước ngoặt gọi là điểm nút – sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời. Lượng biến đổi làm chất biến đổi phải có đkiện. VD: nươc sôi ở 100 độ bốc thành hơi chỉ trong đk áp xuất bình thường. - Khi có sự vật mới ra đời với chất mới sẽ quy định lượng mới tương ứng với nó về quy mô, tốc độ, trình độ….lại thiết lập sự thống nhất giữa chất và lượng ở trình độ mới. - Chất mới lại mở đưòng cho lượng mới phát triển nhanh hơn trong độ mới. - Quy luật này được tóm tắt như sau: trong bất cư sự vật nào cũng có 2 mặt chất và lượng, qhệ giữa lượng và chất có tinh biện chứng,sự thay đổi về lượng có thể làm cho chất của sự vật thay đổi và ngược lại (chất đổi-> lượng đổi) . Chất là mặt tưong đối ổn định còn lượng thưòng xuyên biến đổi.Lượng biến đổi đến lúc nào đó sẽ phá vỡ sự thống nhất trong khuôn khổ chất cũ (trong độ). Chất mới ra dời với lưọng mới, lượng và chất mới lại co qtrình pt mới… cứ thế, qtrình tác động biện chứng giữa chất và lượng tạo nên cách thưc vân động ptriển của sự vật. - Đây là qluật phổ biên trong tự nhiên,
Tài liệu liên quan