Bộ đề môn nhà nước pháp luật

Hệ thống chính trị nói chung được hiểu là: a. Hệ thống các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội có quan hệ gắn bó chặt chẽ trong một quốc gia. b. Tổng thể các quan hệ chính trị, thể chế chính trị cùng các thiết chế tương ứng. c. Tổng thể các lực lượng (thiết chế) chính trị trong một quốc gia; chúng hợp tác và đấu tranh với nhau, vận hành theo cơ chế thống nhât như một chỉnh thể, có khả năng chi phối xu hướng vận động của XH. d. Cả 2 ý b và c

doc12 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề môn nhà nước pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ THI HẾT MÔN NHÀ NƯỚC –PHÁP LUẬT VÀ QLHCNN (80 câu) Hệ thống chính trị nói chung được hiểu là: a. Hệ thống các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội có quan hệ gắn bó chặt chẽ trong một quốc gia. b. Tổng thể các quan hệ chính trị, thể chế chính trị cùng các thiết chế tương ứng. c. Tổng thể các lực lượng (thiết chế) chính trị trong một quốc gia; chúng hợp tác và đấu tranh với nhau, vận hành theo cơ chế thống nhât như một chỉnh thể, có khả năng chi phối xu hướng vận động của XH. d. Cả 2 ý b và c. * Ý 2 và ý 3 chỉ ra dấu hiệu cơ bản về HTCT nói chung ở mọi quốc gia. Ý 1 chỉ phản ánh biểu hiện bên ngoài của HTCT ở Việt Nam Hệ thống chính trị ở Việt Nam về cấu trúc, được hiểu là: a. Hệ thống các chủ thể chính trị gồm Đảng CSVN, Nhà nước CH XHCN VN, các tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức quần chúng khác. b. Hệ thống các tổ chức chính trị gồm Đảng – Nhà nước – tổ chức xã hội. c. Hệ thống cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền, thực hiện vai trò tổ chức và quản lý xã hội. d. Chỉ ý a. * 2 ý b và c không làm rõ các chủ thể của HTCT VN Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là: a. Người đứng đầu cơ quan hành pháp; b. Người đứng đầu nước CH XHCN Việt Nam; c. Người đứng đầu nhà nước và thay mặt nước về đối nội, đối ngoại; do Quốc hội CH XHCN Việt Nam bầu ra trong số đại biểu; d. Tất cả các ý trên. * Theo điều 101 – HP.92 (hoặc giáo trình tr.14) Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do: a. Cử tri bầu ra b. Quốc hội bầu trong số Đại biểu và cùng nhiệm kỳ với Quốc hội c. Nhà nước cử trong số đại biểu Quốc hội d. Cả 3 ý trên. * Theo điều 101 – HP.92 (hoặc giáo trình tr.14) Hệ thống chính trị ở cở sở: a. Gồm Đảng CSVN, Nhà nước CH XHCN VN, các tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức quần chúng khác. b. Gồm Đảng ủy, UBND và các đoàn thể địa phương. c. Gồm Đảng bộ – chính quyền (cả HĐND và UBND) – các tổ chức CT-XH, tổ chức XH khác cùng tổ chức tự quản của nhân dân (trong địa phương hoặc trong cơ quan, đơn vị). d. Tất cả các ý các ý trên. * 2 ý a và b không làm rõ các chủ thể trong tổ chức cở sở của HTCT VN Vai trò của các bộ phận trong cấu trúc Hệ thống chính trị ở Việt Nam: a. Tất cả các ý các ý dưới đây. b. Đảng CSVN là hạt nhân lãnh đạo HTCT. c. Nhà nước CH XHCN VN có vai trò là trung tâm quyền lực chính trị của HTCT, tổ chức quản lý xã hội theo Hiến pháp, pháp luật; thể chế hóa quan điểm, đường lối chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo XH của Đảng CSVN. d. MTTQ VN và các tổ chức thành viên hợp thành cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, phối hợp cùng Nhà nước tổ chức và quản lý xã hội. * Các ý đều rõ Đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam nghĩa là: a. Sắp xếp lại cấu trúc và mối quan hệ giữa các bộ phận của HTCT nước ta. b. Gồm cả 2 ý sau c. Xác định rõ vị trí, vai trò của các bộ phận trong HTCT nước ta; đồng thời củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của các bộ phận đó. d. Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của các bộ phận trong cấu trúc của HTCT (Đảng-Nhà nước- Đoàn thể quần chúng). * Ý a dẫn đến quan điểm sai trái làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN Nhà nước ta, về bản chất, là: a. Nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. b. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. c. Nhà nước pháp quyền XHCN. d. Cả 3 ý trên. * Cả 3 ý đều chỉ ra các dấu hiệu thể hiện bản chất của nhà nước ta đã nêu trong điều 2-HP.92 Thiết chế nhà nước ta: a. Có sự phân biệt 3 quyền (Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp) và tổ chức bộ máy nhà nước theo 3 quyền đó.. b. Thống nhất quyền lực nhà nước, đồng thời có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền lập pháp, hành pháp và Tư pháp c. Nhà nước ta phân chia quyền lực nhà nước thành 4 chức năng: lập pháp, hành chính nhà nước, xét xử và kiểm sát d. Ý a và ý c. * Căn cứ đoạn 2, Đ2-HP.92 “quyền lực nhà nước là thống nhất ...” Tổ chức hành chính nước ta: a. Nhà nước ta chia thành 4 cấp hành chính: Trung ương, Tỉnh, Huyện và Phường Xã b. Nước ta tổ chức thành 4 cấp hành chính: Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. c. Nước có 4 cấp hành chính: Trung ương, tỉnh thành, huyện thị và xã phường. d. Cả 3 ý trên. * Nước ta tổ chức thành 4 cấp hành chính Theo điều 118 – HP.92 Nguyên tắc tố chức và hoạt động của nhà nước ta: a. “Tập trung - Dân chủ” và “ Pháp chế XHCN”. b. Quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia. c. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội d. Cả 3 ý trên. * Cả 3 ý đều phản ánh nội dung các ng.tắc cơ bản tổ chức và hoạt động của NN ta Một số đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta: a. Nhà nước của dân, do dân, vì dân bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. b. Quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia, chỉ có sự phân công thành chức năng và phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. c. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật. d. Cả 3 ý trên. * Giáo trình ... (tr.45) Đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam còn là: a. Tất cả các ý sau. b. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên cơ sở trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật. c. Đảng lãnh đạo Nhà nước, đồng thời có sự giám sát của nhân dân và các tổ chức chtrị-xã hội. d. Nhà nước thực hiện đường lối HB, hợp tác, hữu nghị trên ng. tắc tôn trọng ĐL, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, cùng có lợi và không can thiệp công việc nội bộ của nhau. * Giáo trình ... (tr.45) Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo hướng: a. Phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng và bảo đảm dân chủ. b. Không ngừng hoàn thiện hệ thống PL, bảo đảm thực hiện trên thực tế; tích cực chống quan liêu, tham nhũng. c. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của QH, cải cách HCNN, cải cách tư pháp; tằng chất lượng đội ngũ CBCC; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN. d. Tất cả các ý trên. * Giáo trình ... (tr.49 ...) Cơ sở pháp lý điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp chủ yếu là: a. Hiến pháp; b. Luật Tổ chức HĐND và UBND; c. Các Nghị định của Chính phủ và một số văn bản dưới luật khác hướng dẫn thực hiện Luật TC HĐND và UBND; d. Tất cả các phương án trên. * Đây là cơ sở pháp lý chung Cơ sở pháp lý hiện hành điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp chủ yếu là: a. Hiến pháp1992 (sửa đổi, bổ sung 2001); b. Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi 2003); c. Các Nghị định 171- 172/2005/NĐ-CP của Chính phủ và một số văn bản dưới luật khác hướng dẫn thực hiện Luật TC HĐND và UBND (2003); d. Tất cả các phương án trên. * Đây là cơ sở pháp lý cụ thể, hiện hành Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: a. Cơ quan quyền lực nhà nước gồm Quốc hội và HĐND các cấp. b. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao có quyền lập hiến, lập pháp; còn HĐND các cấp chỉ là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. c. Quốc hội và HĐND các cấp hợp thành hệ thống cơ quan lập pháp. d. Chỉ ý C là sai * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật - tr.14 và tr.83 Vị trí của Hội đồng nhân dân: a. Là cơ quan quyền lực, cơ quan đại biểu trong địa phương; b. Là cơ quan đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; c. Là cơ quan quyền lực nhà nước của địa phương; d. Tất cả đều sai. * Theo điều 119 – HP.92 và điều 1 – LTC HĐND và UBND 2003 Nhiệm vụ quyền hạn của HĐND về Ngân sách nhà nước: a. Ra Nghị quyết Phê chuẩn Ngân sách nhà nước địa phương. b. Quyết định phê chuẩn Dự toán Ngân sách nhà nước của chính quyền cấp mình. c. Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện Ngân sách của chính quyền cấp mình. d. ý b và c. * Theo các điều 11, 19, 29 - LTC HĐND và UBND (2003); điều 25 - L. Ngân sách NN Nhiệm vụ quyền hạn của HĐND trong quản lý đất đai: a. Ra Nghị quyết thông qua Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất của địa phương để trình với cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai; b. Ra Quyết định Phê chuẩn Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất của địa phương theo quy định của pháp luật; c. Quyết định Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất của địa phương theo quy định của pháp luật; d. Ý b và c. * Theo điều 25, 26 – Luật Đất đai 2003 Nghị quyết HĐND: a. Phải được UBND cấp trên trực tiếp phê chẩn trước khi thực hiện; b. Phải được quá nửa đại biểu biểu quyết tán thành; c. Phải được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh; nhưng có thể bị UBND cấp trên bãi bỏ khi có nội dung trái pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng quyền lợi nhân dân; d. Tất cả đều sai. * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật - tr.14 và tr.83 Đại biểu Hội đồng nhân dân: a. Phải là công dân có hộ khẩu thường trú ở địa phương; b. Là người được nhân dân trong địa phương tín nhiệm, giới thiệu bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; c. Là người được nhân dân địa phương bầu theo quy định của pháp luật và nguyên tắc tập trung dân chủ; d. Ý a và ý b. * Theo điều 2, 3, 30 – L.bầu cử ĐB HDND 1994. (ý a và ý b chưa trọn vẹn ) Tổ chức bộ máy của HĐND: a. HĐND có Thường trực HĐND; gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên thường trực. b. HĐND cấp tỉnh và huyện thành lập các Ban chuyên trách để giúp HĐND làm việc. c. HĐND cấp xã không thành lập Ban chuyên trách; Thường trực HĐND chỉ có Chủ tịch và Phó Chủ tịch. d. Cả 3 ý trên. * Theo điều 52 và 54 - LTC HĐND và UBND 2003 HĐND- theo quy định tại Luật Tổ chức 2003 a. Được tổ chức ở các cấp hành chính. b. Được tổ chức ở các loại hình đơn vị hành chính địa phương. c. Cả 2 phương án trên. d. Tất cả đều sai. * Theo HP.92 và LTC HĐND và UBND 2003 Theo quy định tạm thời, Hội đồng nhân dân các cấp được tổ chức... a. Ở cả 3 cấp chính quyền địa phương; đơn vị hành chính nào cũng có HĐND; b. Chỉ ở cấp tỉnh và cấp xã, cấp huyện không có HĐND; c. Ở cả 3 cấp chính quyền địa phương, nhưng một số quận, huyện, phường thí điểm không tổ chức HĐND; d. Tất cả đều sai * Nghị quyết hội nghị TW khóa X. Theo Pháp luật hiện hành, HĐND được tổ chức ở các đơn vị hành chính nào sau đây: a. Cả 3 cấp chính quyền địa phương; b. Cấp tỉnh, cấp huyện, xã, phường, thị trấn; c. Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. d. Tất cả đều đúng. * Nghị quyết hội nghị TW khóa X. Chiểu theo quy định hiện hành, HĐND - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương a. Thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính địa phương. b. Không tổ chức ở cấp huyện. c. Chỉ tổ chức ở cấp xã. d. Tất cả đều sai. * Nghị quyết hội nghị TW khóa X. Vị trí của Uỷ ban nhân dân: a. Là cơ quan chấp hành của HĐND, do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. b. Là cơ quan chấp hành của HĐND, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. c. Do HĐND cùng cấp bầu ra trong số đại biểu. d. Ý a và ý c. * Theo điều 2 – LTC HĐND và UBND (2003) Chức năng của Uỷ ban nhân dân các cấp: a. Là cơ quan tư pháp ở địa phương. b. Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. c. Là bộ phận cấu thành chính quyền địa phương, nằm trong hệ thống cơ quan hành pháp và hành chính nhà nước. d. ý c và b. * Theo điều 123 – HP.92 và điều 2 – LTC HĐND và UBND (2003) Chủ tịch UBND: a. Là người đứng đầu UBND, do HĐND bầu ra trong số Đại biểu. b. Là người điều hành hoạt động của UBND, do HĐND cùng cấp bầu ra trong số đại biểu. c. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết Chủ tịch UBND, người được giới thiệu ứng cử để HĐND bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND không nhất thiết phải là ĐB HĐND cùng cấp. d. Ý b và ý c. * Theo điều 119 - LTC HĐND và UBND (2003) Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch UBND các cấp: a. Được ban hành các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; như Quyết định khen thưởng. b. Được bổ nhiệm, kỷ luật, điều động... CBCC chuyên môn cấp mình. c. Căn cứ Nghị quyết HĐND cùng cấp, Quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc cấp mình quản lý. d. Cả 3 ý trên. * Ý b và ý c Chủ tịch UBND cấp xã không có thẩm quyền đó Theo quy định hiện hành, số lượng thành viên UBND các cấp là: a. Cấp tỉnh: 10; cấp huyện: 7 đến 9; cấp xã: không dưới 3. b. Cấp xã 3 đến 5; cấp: huyện 7 đến 9; cấp tỉnh nói chung 9 đến 11. c. Riêng TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, UBND TP có thể bầu nhiều hơn 11 nhưng không quá 13 thành viên. d. Chỉ ý b và ý c. * Theo điều 122 - LTC HĐND và UBND (2003) Theo quy định hiện hành, số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp huyện là: a. 2. b. 3. c. Có thể bầu 2 đến 3 Phó Chủ tịch tùy theo loại hình đơn vị hành chính và dân số d. Tất cả các phương án trên * Theo điều 8, 9, 10 - Nghị định 107/2004/NĐ-CP quy định về số Phó Chủ tịch UBND các cấp Theo quy định hiện hành, số lượng thành viên UBND cấp huyện là: a. Chỉ có 7. b. 7 đến 8. c. 7 đến 9. d. Phải 9 thành viên. * Theo điều 122 - LTC HĐND và UBND (2003) Tòa án nhân dân: a. Là cơ quan xét xử duy nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. b. Toà án nhân dân Tối cao, các TAND địa phương, TAQS các cấp và các Toà án khác do QH thành lập là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam. c. Là cơ quan tư pháp duy nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam d. Cả 3 ý trên. * Điều 1 – LTC Tòa án 2002 Cơ quan tư pháp ở nhà nước ta: a. Theo pháp luật hiện hành gồm cả hai hệ thống cơ quan nhà nước là Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân; b. Chỉ có Tòa án; c. Gồm Toà án và viện Kiểm sát; d. Chỉ ý a và ý c. * Hiện hành, cơ quan Tư pháp nước ta gồm cả hai hệ thống cơ quan nhà nước Thẩm quyền xét xử của Toà án: a. TAND có thẩm quyền xét xử tất cả các vụ án; b. TAQS chỉ xét xử các vụ án mà bị can, bị cáo là quân nhân; c. TAND, TAQS có thẩm quyền xét xử tất cả các vụ án theo quy định của pháp luật; d. Tất cả đều sai. * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật - tr.131 Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân. a. Bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; b. Góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác c. Bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân d. Tất cả các ý trên. * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật - tr.15 Hệ thống cơ quan kiểm sát: a. Gồm Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát quân sự b. Gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự c. Cả 2 ý trên d.Tất cả đều sai * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật - tr.151 Chức năng của cơ quan kiểm sát: a. Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động Tư pháp. b. Viện Kiểm sát thực hiện hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp. c. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. d. Cả 3 ý trên. * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật - tr.146 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân: a. Do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu; b. Là Công chức trong bộ máy nhà nước; c. Là người nắm quyền tư pháp, được sử dụng quyền lực nhà nước để bảo vệ pháp chế XHCN; d. Tất cả đều sai. * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật - tr.152 Pháp luật được hiểu: a. Là ý chí của giai cấp thống trị thể chế hoá thành quy tắc xử sự chung (đề lên thành luật), bắt buộc thực hiện đối với xã hội, đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước; b. Là những quy tắc xử sự chung của xã hội; c. Là quy tắc xử sự do nhà nước ban hành; d. Tất cả các ý trên. * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật - tr.159 Pháp luật xã hội chủ nghĩa được hiểu là: a. Hệ thống quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; b. Sự thể hiện ý chí của Đảng và Nhà nước; c. Hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước ban hành trong văn bản của cơ quan có thẩm quyền; d. Chỉ ý b và ý c. * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật - tr.162 Quan hệ giữa pháp luật với Nhà nước: a. Nhà nước ban hành pháp luật, nên có nhà nước trước khi có pháp luật. b. Pháp luật ra đời trước, là chuẩn mực, là cơ sở để hình thành nhà nước. c. Nhà nước ra đời cùng với pháp luật. Nhà nước xuất hiện, đồng thời đặt ra những quy tắc xử sự chung nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, hệ thống quy tắc đó là pháp luật. d. Gồm ý a và ý b. * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật - tr.166 Quan hệ của pháp luật với kinh tế: a. Kinh tế là cơ sở để hình thành pháp luật. Hệ thống kinh tế quyết định hệ thống pháp luật. b. Pháp luật luôn tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế. Nó tạo môi trường và những điều kiện để kinh tế phát ttriển. Nếu không phù hợp với đòi hỏi khách quan của các quy luật kinh tế, thì chính pháp luật lại kìm hãm sự phát triển của kinh tế. c. Pháp luật phản ánh quan hệ kinh tế, nên pháp luật luôn phù hợp với kinh tế. d. Gồm ý a và b. * Ý c sai vì PL có thể lạc hậu, có thể phù hợp; không phải PL luôn phù hợp với KT Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức: a. Pháp luật là chuẩn mực của đạo đức. b. Pháp luật có nguồn gốc từ đạo đức; cần có sự thống nhất giữa pháp luật với đạo đức c. Pháp luật được nhận thức đầy đủ và tự giác thực hiện sẽ trở thành đạo đức xã hội. d. Gồm ý b và ý c. * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật - tr.171 Văn bản quy phạm pháp luật: a. Là các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật. b. Bao gồm các văn bản do cơ quan nhà nước (hoặc cá nhân) có thẩm quyền ban hành, đặt ra quy tắc xử sự chung theo quy định của pháp luật. c. Chỉ là các văn bản Hiến pháp, Luật (Đạo luật, Bộ luật), và các văn bản dưới luật của Chính phủ, của các thành viên CP và của Chính quyền các cấp. d. Ý a và c * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật – tr.180 Quy định hiện hành, văn bản quy phạm pháp luật có: a. Hiến pháp; Luật; Pháp lệnh; Nghị định Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng; Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ... b. Hội đồng các cấp chỉ có văn bản Nghị Quyết. c. Uỷ ban nhân dân các cấp vẫn có 2 loại văn bản Quyết định và chỉ thị. d. Tất cả các ý trên. * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật – tr.180 Hệ thống văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước ở TW, theo quy định hiện hành chỉ gồm: a. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của CP; Quyết định của Thủ tướng; Thông tư của Bộ trưởng. b. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Thông tư của Chánh án TAND tối cao; Thông tư của Viện trưởng VKSND tối cao; Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước. c. Cả 2 ý trên. d. Tât cả đều sai. * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật – tr.180 Hệ thống pháp luật XHCN: a. Gồm tổng thể các quy tắc xử sự chung trong các văn bản của cơ quan có thẩm quyền; b. Gồm tổng thể các quy tắc xử sự chung trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, được tập hợp thành các chế định pháp luật và các ngành luật; c. Là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; d. Gồm ý b và ý c. * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật – tr.173 Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm: a. Các ngành luật Đất đai, Hiến pháp, Khiếu nại tố cáo, Nghĩa vụ quân sự, Phòng chống HIV/AIDS, Môi trường, Thuế ...; b. Các ý sau (c và d): c. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; d. Tổng thể các quy phạm pháp luật hiện hành, tập hợp thành các chế định pháp luật và các ngành luật. * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật – tr.173 Cấu trúc của Quy phạm pháp luật: a. Chỉ gồm có quy định và chế tài. b. Chỉ gồm giả định và quy định. c. Gồm 3 bộ phận cấu thành: giả định, quy định và chế tài. d. Cả 3 ý trên. * Theo giáo trình Trung cấp lý luận: Nhà nước và Pháp luật – tr.175 Sự ra đời của hiến pháp: a. Hiến pháp ra đời trong xã hội có giai cấp, nó tồn tại cùng pháp luật. b. Hiến pháp ra đời cùng nhà nước, nó tồn tại trong xã hội có gia