Bộ môn thư viện học

Giá trị là bất kỳ một cái gì đó làm nên phẩm chất con người, làm cho vị thế của con người được nâng cao lên. Mỗi con người đòi hỏi mình luôn luôn có một nhu cầu hướng thuận, luôn tích lũy cho mình nhiều giá trị, giá trị càng nhiều thì vị thế trong xã hội càng cao, giá trị con người thường tìm kiếm:  Sức mạnh và vật chất có khả năng đưa con người lên  Tìm kiếm quyền lợi  Giàu có: “có tiền mua tiên cũng được” khi mà chúng ta sở hữu được nhiều tiền bạc thì cũng đưa con người lên cao.  Sắc đẹp  Đạo đức  Tri thức

doc50 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ môn thư viện học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ MÔN THƯ VIỆN HỌC Chương I: Sách và nền văn minh nhân loại Tri thức - thông tin – sách và văn hóa đọc Tri thức là một giá trị quan trọng và cao quý nhất của con người Giá trị là bất kỳ một cái gì đó làm nên phẩm chất con người, làm cho vị thế của con người được nâng cao lên. Mỗi con người đòi hỏi mình luôn luôn có một nhu cầu hướng thuận, luôn tích lũy cho mình nhiều giá trị, giá trị càng nhiều thì vị thế trong xã hội càng cao, giá trị con người thường tìm kiếm: Sức mạnh và vật chất có khả năng đưa con người lên Tìm kiếm quyền lợi Giàu có: “có tiền mua tiên cũng được” khi mà chúng ta sở hữu được nhiều tiền bạc thì cũng đưa con người lên cao. Sắc đẹp Đạo đức Tri thức Tất cả những giá trị này mỗi ai cũng cần phải có để nâng cao vị thế của bản thân. Trong các giá trị đó thì tri thức là quan trọng, cao quý nhất bởi vì: Tri thức là một giá trị thực sự, tri thức không giả tạo được, để có tri thức con người phải đánh đổi sự cố gắng, nỗ lực của bản thân bằng sự hao tốn của bản than về thời gian, công sức. Tri thức là cái mà con người có thể kiểm chứng được, không thể có được tri thức nếu như chúng ta không học. Tri thức là một giá trị bền vững nó thuộc vĩnh hằng, nó vẫn đi lên khi con người sở hữu nó không còn. Tri thức là một giá trị có khả năng tạo ra các giá trị khác, những giá trị được tri thức tạo ra đó mới là giá trị thực sự. Khi tri thức xuất hiện kéo theo sự thay đổi rất vĩ đại đối với con người và thế giới Thay đổi vị thế của con người trong thế giới Làm con người tách biệt khỏi thế giới, con người trỏ thành loài vật duy nhất có tri thức, có sáng tạo, có khả năng thắng được sức mạnh của thiên nhiên Con người trở thành chủ nhân của thế giới và có quyền tổ chức, sắp xếp lại trật tự thế giới theo ý muốn của con người Thay đổi trật tự thế giới Bản chất của tri thức Tri thức là những hình ảnh của thế giới khách quan được lưu giữ trong bộ não của con người dưới hình thức khái niệm Đặc điểm Khách quan: tất cả tri thức nằm ngoài con người sau đó mới được con người đưa vào bộ não, con người không thể tạo ra tri thức, chúng ta chỉ có thể phản ánh được tri thức. Tri thức là một khái niệm trừu tượng phi vật chất, con người không thể nhận biết, không thể chuyển giao, không mang lại lợi ích. Nhu cầu tri thức Tri thức là một giá trị cao quý, quan trọng nhất của con người, do vậy trong mỗi con người luôn tồn tại nhu cầu muốn có tri thức, đó là nhu cầu mạnh mẽ nhất, thường xuyên và lâu dài nhất, nó tồn tại lúc con người vừa mới sinh ra cho tới lúc mất đi. Giao lưu tri thức Là hoạt động nhằm tiếp cận để chiếm hữu và sở hữu tri thức Dùng giác quan ( nghe, nhìn) để nhận biết và tiếp cận tri thức. Chiếm hữu tri thức: ghi nhớ bằng não ( bộ nhớ trong), ghi chép ( bộ nhớ ngoài). Sở hữu tri thức: biến tri thức khách quan thành tri thức chủ quan, biến nó trở thành tri thức của mình Muốn tiến hành giao lưu tri thức phải: Phải nhận biết được tri thức Phải chiếm hữu được tri thức Phải làm cho tri thức có ích Con người chỉ có thể nhận biết được tri thức bằng các giác quan của mình, giác quan nhận biết tri thức qua các hình ảnh vật chất ( không gian, phi vật chất không thể giao lưu với tri thức). Cách thức để có được tri thức Vật chất hóa tri thức làm cho tri thức tồn tại ở một dạng vật chất nào đó để giác quan có thể nhận biết được nó. Chuyển giao và tiếp nhận tri thức Ứng dụng tri thức vào thực tiễn: biến tri thức thành của mình Đó là quá trình giao lưu tri thức, cách thức giao lưu tri thức Thông tin Khái niệm: thông tin là một dữ kiện, dữ liệu, kiến thức, sự việc có thể vận động trong không gian và thời gian và có khả năng làm tăng sự hiểu biết của con người. Bản chất của thông tin: là tri thức là thông tin là nhưng tri thức vận động trong không gian và thời gian có thể đem lại sự hiểu biết cho con người Thông tin là những tri thức được chuyển đổi qua giao lưu tri thức Giao lưu tri thức thực sự là giao lưu thông tin Giao lưu thông tin: là một quá trình hoạt động gồm 3 yếu tố Nguồn tin: chủ đề thông tin Nhận tin: đối tương thông tin Kênh tin: phương tiện thông tin Và cho ra kết quả Tiếp nhận thông tin đầy đủ ( thông tin tổng hợp) Tiếp nhận thông tin không đầy đủ Tiếp nhận thông tin không được Ách tắc thông tin Ách tắc ( nhiễu tin) : + Do không gian + Do thời gian + Do Mã thông tin Muốn đảm bảo được sự tương hợp thông tin phải loại bỏ nguyên nhân dẫn đến ách tắc thông tin. Phương tiện thong tin tối ưu Nó phải chuyển tải thông tin thuận lợi trong không gian và thời gian ( lưu thông, lưu trữ thông tin thuận lợi) Chuyển tải thông tin với dung lượng lớn Chuyển tải thông tin với tốc độ nhanh Chuyển tải thông tin với độ chính xác cao Chuyển tải thông tin một cách thân thiện Sách là một phương tiện thông tin tối ưu Phương tiện thông tin tối ưu là sản phẩm của một quá trình cải tiến lâu dài trải qua 3 giai đoạn: Tiền ngôn ngữ: cử chỉ, âm thanh, hình vẽ nhưng lại có hạn chế là không có khả năng truyền tải trong không gian và thời gian, độ chính xá không cao. Ngôn ngữ là hệ thống biểu đạt bằng khái niệm vì vậy hệ thống biểu đạt này phải được cụ thể hóa bằng hai hình thức tiếng nói và chữ viết. Ngôn ngữ là phương tiện truyền tin đáp ứng được những đòi hỏi của phương tiện thông tin tối ưu có khả năng truyền tải thông tin vô hạn.Ngôn ngữ có khả năng đảm bảo độ chính xác, là một phương tiện rất thân thiện với con người => trở thành phương tiện thông tin tối ưu của con người. Siêu ngôn ngữ: là ngôn ngữ không thể nhận biết trực tiếp, ngôn ngữ số, mã vạch. Sách là một phương tiện truyền tin sử dụng ngôn ngữ chữ viết làm phương tiện. Là một phương tiện vật chất gọn nhẹ, lưu thông và lưu trữ thuận lợi. Đảm bảo độ tin cậy Đảm bảo độ chính xác Đảm bảo độ bền vững Đảm bảo tốc độ truyền tin Đảm bảo tính thân thiện Đây là cơ sở để nói sách là phương tiện thông tin tối ưu Chữ viết không thể tồn tại độc lập nó phụ thuộc vào vật thể và đó chính là sự hình thành sách. Mối quan hệ giữa tri thức – thông tin – sách Tri thức có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cong người, hoạt đông giao lưu tri thức trở thành hoạt động quan trọng nhất của con người, nhưng người ta giao lưu tri thức khi con người phải chuyển hóa tri thức, tri thức phải tồn tại ở dạng vật chất, tồn tại trong không gian và thời gian đem lại lợi ích cho con người. Trong quá trình giao lưu thông tin thì loài người luôn gặp phải hiện tượng ách tắc thông tin do đó loài người phải tiến hành quá trình cải tiến phương tiện thông tin lâu dài và sách chính là sản phẩm của quá trình cải tiến đó. Sách là một phương tiện thông tin tối ưu bởi vì sách đã đáp ứng được những yêu cầu, những đặc điểm của một phương tiện thông tin tối ưu. Từ khi sách ra đời cho tới nay sách đã thay thế được những phương tiện thông tin có trước và ngày nay mặc dù loài người đã có phương tiện thông tin khác ưu việt hơn như: ( radio. TV, Casset), nhưng sách vẫn tồn tại với tư cách là một phương tiện thông tin quan trọng và phổ biến nhất của con người. Văn hóa đọc Là một hoạt động làm cho con người ngày càng tốt đẹp hơn => đó chính là văn hóa đọc. Văn là cái đẹp Hóa là biến đổi Văn hóa là làm cho con người đẹp hơn Trong con đường để tiếp cận khai thác và sở hữu tri thức con người đã sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau như: kênh thông tin chữ viết, âm thanh, hình ảnh, ngôn ngữ. Kênh thông tin ngôn ngữ là kênh thông tin ưu việt hơn cả=> kênh thông tin chữ viết là một hệ thống hình ảnh đã được chuẩn hóa mang tính quy ước giữa các cộng đồng người khác nhau. Để giải mã hệ thống ký hiệu hình ảnh đấy người ta phải tiến hành một hoạt động đó là “ đọc”=> đó chính là văn hóa đọc. Kết luận: đây là một phương pháp hình thức khai thác, tiếp cận và sở hữu thông tin thông qua hệ thống chữ viết. Sự khác biệt giữa văn hóa đọc và văn hóa nghe nhìn Văn hóa đọc tiếp nhận thông tin qua chữ viết Văn hóa nghe nhìn tiếp cận thông tin thông qua hình ảnh, âm thanh, tiếp cận thông tin khai thác, thông tin một cách trực tiếp ( thính giác, thị giác) Văn hóa đọc tiếp cận thông tin một cách gián tiếp, ký hiệu được thị giác nhận định và lý trí xử lý Người ta có thể nhận thông tin của văn hóa nghe nhìn nhanh hơn so với văn hóa đọc, nhưng nó lại không giúp cho con người lưu giữ những thông tin đó bền vững hơn. Việc sử dụng các phương tiện văn hóa nghe nhìn không phụ thuộc vào chủ ý của người sử dụng được phương tiên, văn hóa nghe nhìn được sản xuất theo định hướng cộng đồng. Văn hóa đọc mang tính định hướng cá nhân, ưu việt phù hợp với các hoạt động thông tin mang tính giải trí phù hợp các hoạt động của con người. Chính vì lý do đó mặc dù văn hóa nghe nhìn hiện nay có sự phát triển rất mạnh mẽ và càng ngày càng thu hút người sử dụng nhưng nó vẫn không làm hạn chế sự phát triển của văn hóa đọc. Sách xuất hiện giải quyết một vấn đề bức thiết đó chính là cung cấp tri thức, tạo ra hoạt động mới mẻ của con người đó là văn hóa đọc và đã trở thành phương tiện nhận thức tối ưu của con người. Quá trình hình thành và phát triển của sách Sự xuất hiện của sách Sách được tìm thấy đầu tiên cách đây 4000 năm trước công nguyên ở thành phố Babylon. Nói cách khác sách chỉ có thể xuất hiện trong một nền văn minh cao. Bản chất của sách Các thành phần của sách Giấy, chữ viết, tri thức, kỹ thuật, ký tự=> nó là giá trị vật chất, hình thức. Giá trị tinh thần, thể hiện yếu tố nội dung. Định nghĩa của sách Sách có một quá trình lâu dài và có nhiều biến đổi về mặt hình thức cho nên có nhiều định nghĩa khác: Sách tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nhau khi chú ý đến một yếu tố nào thì nó sẽ đưa đến một định nghĩa khác. Chú ý đến sách: sách là những trang giấy ghi lại kiến thức của con người Chú ý đến chữ viết: sách là chữ viết ghi lại tri thức Chú ý đến tri thức: sách là tri thức được ghi lại bằng chữ viết Chú ý đến kỹ thuật, ký tự: Sách là những trang in ghi lại tri thức của con người Định nghĩa khái quát của sách: sách là một vật thể ghi lại tri thức bằng chữ viết Định nghĩa chung về sách: sách là một loại tài liệu có nội dung tri thức nhất quán được ghi lại dưới hình thúc chữ viết hoặc in trang giấy quy định là 49tr. Những tài liệu được ghi lại bằng chữ viết người ta gọi là văn bản. Quá trình cải tiến của sách Trong suôt 6000 năm hình thành sách đã có rất nhiều biến đổi, những biến đổi mang tính tích cực ngày càng tốt hơn vì vậy quá trình biến đổi còn gọi là quá trình cải tiến có chủ đích, có mục tiêu hướng tới và có phạm vi cải tiến. Mục tiêu để cải tiến sách trở thành phương tiện thông tin tối ưu Chuyển tải thông tin lưu thông, lưu trữ thông tin thuận lợi Lưu thông chuyển tải dung lượng lớn, nhanh và chính xác cao. Chuyển tải thông tin thân thiện với con người Đây chính là mục tiêu của cải tiến sách. Phạm vi để đạt được những mục tiêu đó sách cần đảm bảo các yếu tố: chất liệu chữ viết, kỹ thuật ký tự và ngày càng được cải tiến. Quá trình cải tiến sách Cải tiến sách về phương diện chất liệu + Đất, đá, thực vật, động vật, kim loại, lụa, giấy, chất liệu hóa học Kết quả + Giảm về khối lượng vật chất + Tăng khối lượng thông tin + Tăng tốc độ ký tự + Giảm giá thành Cải tiến sách về phương diện kỹ thuật + Chạm khắc + Chép tay + In: in định bản, loạt bản + Chụp ( photocopy) + Scaner Kết quả + Tăng tốc độ ký tự + Tốc độ chính xác + Giảm giá thành Cải tiến sách về phương diện chữ viết Chữ viết là một hệ thống ký hiệu hình ảnh có ý nghĩa được quy ước bởi cộng đồng người khác nhau Kiểu chữ hình vẽ: là kiểu chữ mô tả lại một cách chính xác hình ảnh của sự vật hiện tượng mà con người muốn nói đến + Phức tạp về mặt ký hiệu ( mô tả đầy đủ các đường nét của sự vật) + Khả năng biểu đạt thông tin thấp, không thể biểu đạt những sự việc, hiện tượng, không có hình ảnh cụ thể. + Khó sử dụng Kiểu chũ hinh vẽ khái quát: là kiểu chữ viết cũng mô tả hình ảnh của sự vật, hiện tượng nhưng chỉ mô tả nhưng đường nét khái quát, đủ để nhận dạng sự vật hiện tượng đó. + Đơn giản hơn so với kiểu chữ trên + Dễ thực hiện hơn + Khái niệm chuyển tải thông tin còn thấp Kiểu chữ hình vẽ ghi chú ( biểu tượng) là kiểu chữ mô tả lại hình ảnh của 2/3 sự vật hiện tượng nhưng chỉ đến một sự vật hiện tượng ấy không có hình ảnh cụ thể. + Khái niệm chuyển đổi thông tin rất cao( chuyển tải mọi thông tin) + Phức tạp về mặt ký hiệu và đường nét. Kiểu chữ ghi âm: là kiểu chữ dùng các ký hiệu hình ảnh để biểu đạt những âm của tiếng nói con người. Sự xuất hiện của kiểu chữ ghi âm là một bước phát triển mang tính đột phá trong quá trình cải tiến chữ viết. Vì 3 kiểu chữ viết trước đều dựa vào hình ảnh của sự vật, hiện tương. Vì vậy nó phức tạp, kiểu chữ ghi âm không quan tâm tới hình ảnh của sự vật, hiện tượng chỉ quan tâm tới tiếng nói của con người về sự vật ấy. Vì vậy nó có rất nhiều ưu điểm. + Hệ thống ký hiệu đơn giản. chỉ cần một ký hiệu đủ để ghi âm con người. + Để nhớ và dễ sử dụng + Khái niệm biểu đạt thông tin là vô tận + Thân thuộc với con người vì nó gắn liền với tiếng nói Làm cho sách ngày càng trở thành phương tiện tối ưu của con người. Vai trò và tác dụng của sách đối với nền văn minh con người Mối quan hệ của sách đối với nền văn minh con người Có mối quan hệ rất chặt chẽ: quan hệ nhân quả sách và nền văn minh, vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau. Sách vừa là sản phẩm vừa là động lực phát triển của nền văn minh con người. + Giá trị vật chất: chất lượng kỹ thuật, ký tự, chữ viết đều là sản phẩm của nền văn minh con người=> biến đổi theo nền văn minh. + Giá trị tinh thần: tri thức là bản thân nền văn minh. Nó là sản phẩm của nền văn minh con người=> biểu hiện của nền văn minh + Bảo tồn vững chắc nền văn minh quá khứ + Có khả năng phản ánh đầy đủ của nền văn minh hiện đại + Sách là động lực phát triển của nền văn minh Nền văn minh phát triển khi con người đạt được một phát minh hay một sáng chế khoa học=> nền văn minh con người đã phát triển. Thành tựu khoa học của con người. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật; kế thừa khoa học; cơ sở thực nghiệm. Sách có khái niệmđào tạo đội ngũ cán bộ và cho ra khái niệm kế thừa khoa học. Sách có khả năng dự báo và chuẩn bị cho nền văn minh tương lai. Vì vậy mối quan hệ này đã hình thành quy luật: Bản đồ phát triển của nền văn minh con người trùng khớp với bản đồ phát triển của sách và thư viện. Thái độ của con người đối với sách. Là một trong nhưng tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá phẩm chất của con người. Một thái độ đúng đắn với sách vở đòng nghĩa với con người chân chính, một con người cao đẹp và ngược lại. Lịch sử cách mạng các vĩ nhân của loài người, cuộc đời họ gắn liền với sách vở. Những tội ác đã được lên án dữ dội là tội ác đối với tri thức, sách vở. Vậy thế nào là thái độ đúng? Nhìn sách như một công cụ ( năng sử dụng); một giá trị ( tôn trọng, giữ gìn). Tác dụng của sách đối với cá nhân và xã hội Từ khi sách ra đời đến nay sách là một đông lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và tiến bộ xã hội. Sự tác động của sách vở thể hiện ở những phương diện sau: Sách là nguồn tri thức quan trọng nhất của con người và xã hội muốn phát triển tiến bộ thì việc đầu tiên phải làm là có người tri thức. Trong nguồn cung cấp tri thức cho con người thì sách vở là nguồn cung cấp quan trọng nhất. Vì sách chứa toàn bộ tri thức của con người từ trước tới nay. Những tri thức được sách vở ghi chép bao giờ cũng đảm bảo được tính chính xác, tính bền vững nên nó là những tri thức đáng tin cậy. Những tri thức được sách vở lưu trữ là những tri thức con người có thể khai thác dễ dàng nhất ( thân thiện nhất đôi với con người) Sách là phương tiện nhận thức tối ưu Phương tiện nhận thức là những sự vật hiện tượng có khả năng cung cấp kiến thức cho con người ( làm tăng vốn hiểu biết của con người) Sách là phương tiện nhận thức tốt nhất Sách vở có khái niệm cung cấp kiến thức 1 cách đầy đủ và đáng tin cậy nhất. Sách cho phép con người nhận thức một cách tự giác, rất thân thiện dễ dàng sử dụng đối với con người. Sách là loại công cụ đặc biệt Công cụ lao động là vật dụng dùng vào hoạt động sản xuất của con người. Sản xuất ra công cụ lao động để tăng năng xuất lao động giảm cường độ lao động. Cần phải có nhưng công cụ lao động mới và kỹ thuật mới nhưng thành tựu khoa học kỹ thuật, cán bộ khoa học kỹ thuật đó chính là sách. Sách mang tính gián tiếp ( công cụ lao động đặc biệt) Sách là phương tiện giải trí tích cực Giải trí là một hoạt động giúp con người được nghỉ ngơi để hồi phục sức lao động và để tạo điều kiện con người có thể được hưởng thụ nhiều giải trí tinh thần ( thẩm mỹ, đạo đức, chân lý) để làm tăng trưởng đời sống tinh thần của con người. Giải trí là một nhu cầu ngày càng phát triển. Xã hội càng phát triển thì người ta càng dùng nhiều cho thời gian cho hoạt động giải trí vì nhu cầu giải trí là nhu cầu chính đáng của con người. Để đáp ứng nhu cầu giải trí, con người, xã hội tạo ra nhiều phương tiện, phương thúc giải trí khác nhau chia làm 2 loại: +Tích cực: Đáp ứng được mục đích của hoạt động giải trí +Tiêu cực: Ngược lại Sách vở là phương tiện giải trí tích cực với điều kiện sách vở được sử dụng đúng đắn nhiệm vụ giải trí của sách, không phụ thuộc vào nội dung của nó mà phụ thuộc vào nội dung của nó được sử dụng như thế nào Giúp con người thư giãn để phục hồi sức lao động có khả năng cung cấp rất nhiều kiến thức về đạo đức và giá trị thẩm mỹ.v.v.. Chương II: Thư viện và thư viện học Vai trò, chức năng nhiệm vụ của thư viện Bản chất của thư viện Sự xuất hiện của thư viện trong xã hội Thư viện được phát hiện sớm nhất là vào năm 2750 trước công nguyên và xuất hiện tại thành phố Babilon và đây là thư viện của tu viện. Việc ra đời lúc đầu này là nhằm tập trung và bảo quản kho sách. Thành phố babilon là trung tâm phát triển nhất của nền văn minh Lưỡng Hà nó tiêu biểu cho một mức sống cao về vật chất và tinh thần, điều kiện cho thư viện phát triển và tồn tại được là phải có cộng đồng trình độ và mặt bằng văn hóa cao, đời sống kinh tế ổn định Tu viện là nơi đào tạo ra những tu sĩ đây là đội ngũ tri thức của xã hội, họ là những người đọc sách trong xã hội. Những yếu tố tạo nên thư viện Thư viện là cấu trúc phối hợp được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nhau nó bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Sách ( vốn tài liệu) Cơ sở vật chất Cán bộ thư viện Người đọc 4 yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nó không tách rời nhau, bổ sung cho nhau. Sách là năng lượng của thư viện tạo ra sự vận hành của thư viện Cơ sở vật chất là phương tiện giúp cho thư viện hoạt động được. Cán bộ thư viện đóng vai trò điều khiển hoạt động tạo lập ra sự tương tác giữa cái này với cái khác Người đọc đóng vai trò là mục đích của hoạt động thư viện Định nghĩa về thư viện Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thư viện vì thư viện có lịch sử lâu đời và trải qua nhưng sự biến đổi khác nhau vì vậy mỗi thời là khác nhau thì sẽ có những định nghĩa khác nhau về thư viện. Mỗi một quốc gia mỗi một dân tộc đều có những quan điểm khác nhau về thư viện. Từ những quan điểm khác nhau đó mỗi quốc gia sẽ đưa ra những chủ trương chính sách của họ để hình thành nên những định nghĩa khác nhau về thư viện. Định nghĩa chung Thời nguyên thủy Phương tây: thư viện là nơi tập trung bảo quản sách vở Phương đông: thư viện là nơi trang trọng để tập chung và bảo quản sách Khác nhau: thể hiện thái độ của con người đối với sách Thời hiện đại Unesco: thư viện không phụ thuộc vào tên gọi của nó là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác kể cả đồ họa nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí. Việt Nam: định nghĩa thư viện Việt Nam được ghi trong pháp lệnh thư viện Việt Nam ( 2000). Thư viện là nơi giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc thu thập tàng trữ tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập nghiên cứu công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân góp phần nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phát triển khoa học công
Tài liệu liên quan