- Bộ phận mang giữ tải (đồ mang): được dùng để treo vật phẩm vào cơ cấu nâng, gồm hai loại:
+ Đồ mang vạn năng: vận chuyển các vật phẩm khác nhau về kích thước, khối lượng. Điển hình của loại này là móc treo;
+ Đồ mang chuyên dùng: vận chuyển một số chủng loại vật phẩm nhất định, giống nhau hoặc về kích thước, hoặc về tính chất, như: kìm kẹp, vòng treo, gầu ngoạm, nam châm điện từ…
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2715 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ phận mang giữ tải dây và các chi tiết quấn dây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 - BỘ PHẬN MANG GIỮ TẢI DÂY VÀ CÁC CHI TIẾT QUẤN DÂY §1. Khái niệm chung §2. Móc §4. Dây cáp §5. Xích §6. Các chi tiết quấn cáp và xích §3. Một số cơ cấu giữ tải chuyên dùng §7. Kẹp đầu cáp và xích §1. KHÁI NIỆM CHUNG - Dây: + Loại dây: chủ yếu dùng dây cáp và xích (xích hàn và xích con lăn) + Mục đích: dùng để nâng tải hoặc chằng, néo, buộc, riêng xích còn được dùng để truyền chuyển động. + Yêu cầu: chúng phải có khả năng uốn cong và quấn được ít nhất trong mặt phẳng để quấn qua puli hoặc quấn vào tang. §1. KHÁI NIỆM CHUNG - Chi tiết quấn dây: + Chủ yếu dùng tang và puli. + Mục đích: biến chuyển động quay của tang thành chuyển động tịnh tiến của bộ phận mang vật; Kết luận: - Trong khi nâng hạ vật phẩm, tang và các puli dẫn hướng, puli cân bằng chuyển động quanh trục cố định; - Hệ thống đồ mang, puli động, dây cáp hoặc xích vừa chuyển động tịnh tiến vừa chuyển động quay quanh trục của nó. - Các yêu cầu cơ bản đối với thiết bị mang vật: + Đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá; + Thời gian xếp dỡ ngắn, tốn ít sức lao động của công nhân; + Trọng lượng cơ cấu nhỏ gọn; + Kết cấu đơn giản, giá thành rẻ. §2. MÓC + Cấu tạo - Vật liệu chế tạo móc là thép 20, đạt độ cứng 95 ÷ 135HB; các loại thép nhiều cacbon, gang và đúc không được phép dùng vì nó có khả năng gẫy đột ngột. - Các loại móc nâng hàng đều được tiêu chuẩn hoá nhằm đảm bảo trọng lượng, kích thước nhỏ nhất với sức bền đều ở hầu hết các tiết diện. 1. Cấu tạo và phân loại * Theo phương pháp chế tạo: - Móc đúc: ít dùng; - Móc rèn dập: dùng phổ biến hơn cả; - Móc tấm ghép: gồm những mảnh thép tấm ghép lại bằng đinh tán (dùng khi có những yêu cầu đặc biệt về chiều dài móc, như ở các thùng chứa kim loại lỏng, hoá chất lỏng…). * Theo hình dáng: - Móc đơn: chỉ có một ngạnh treo vật; - Móc kép: có hai ngạnh treo vật. §2. MÓC + Phân loại §2. MÓC 2. Móc đơn và sơ lược về đặc điểm tính toán móc đơn §2. MÓC - σx: ứng suất pháp tổng cộng ở thớ kim loại cách trục trọng tâm ở vị trí x, MPa; - Q: lực pháp tuyến đặt tại trọng tâm tiết diện, mang dấu (+) khi tiết diện chịu kéo, mang dấu (–) khi tiết diện chịu nén, N; - F: diện tích tiết diện, mm2; - Mu: mômen uốn ở tiết diện khảo sát, mang dấu (+) khi nó có xu hướng là tăng độ cong, mang dấu (–) khi làm giảm độ cong, N.mm; - r: bán kính cong của trục trọng tâm tiết diện, mm. - K: hệ số tính toán xét đến hình dạng tiết diện và độ cong. §2. MÓC §2. MÓC §2. MÓC §2. MÓC 3. Khung treo móc §2. MÓC §2. MÓC Một số cách treo vật nâng §3. MỘT SỐ CƠ CẤU GIỮ TẢI CHUYÊN DÙNG §3. MỘT SỐ CƠ CẤU GIỮ TẢI CHUYÊN DÙNG §3. MỘT SỐ CƠ CẤU GIỮ TẢI CHUYÊN DÙNG - Dùng để vận chuyển các vật phẩm dạng thanh dài bằng cách cho vật phẩm chui vào vòng hoặc treo bằng cáp; thường vật nâng có trọng lượng lớn trên 25 tấn; - Vòng treo thường chế tạo từ thép 20, dạng vòng nguyên hoặc vòng chắp. - Ưu điểm: gọn, nhẹ hơn móc treo có cùng tải trọng nâng song không được tiện lợi trong sử dụng do luôn phải dùng dây treo luồn qua nó. 2. Vòng treo §3. MỘT SỐ CƠ CẤU GIỮ TẢI CHUYÊN DÙNG * Theo kết cấu chia gầu ngoạm thành hai loại: + Gầu ngoạm hai cánh: dùng để vận chuyển vật phẩm loại nhỏ hạt; + Gầu ngoạm nhiều cánh: dùng để vận chuyển vật phẩm loại cục lớn. * Gầu ngoạm xúc được vật liệu nhờ trọng lượng bản thân. 3. Gầu ngoạm - Gầu ngoạm là loại thùng chứa tự xúc và tự đổ vật phẩm rời như cát, sỏi, than...; - Không tốn thời gian chất và dỡ tải; * Theo sơ đồ điều chỉnh lại chia thành hai loại: + Gầu ngoạm một dây (hình 3-10): có thể treo vào móc cầu trục thông dụng để làm việc, năng suất thấp; + Gầu ngoạm hai dây (hình 3-11): phải có cơ cấu trục gầu ngoạm hay cơ cấu nâng riêng. + Gầu ngoạm truyền động bằng máy (dẫn động riêng). G = ψ.γ.V (tấn) trong đó: ψ là hệ số đầy gầu; V: dung tích gầu, m3; γ: khối lượng riêng vật liệu, tấn/m3. §3. MỘT SỐ CƠ CẤU GIỮ TẢI CHUYÊN DÙNG §3. MỘT SỐ CƠ CẤU GIỮ TẢI CHUYÊN DÙNG * Những thông số hình học cơ bản của gầu có thể biểu thị như hàm số của V: 4.1. Gầu tự đổ - Dùng để vận chuyển các vật phẩm dạng lỏng, nhiệt độ cao,... - Có kết cấu để tháo, đổ, rót vật liệu trong gầu ra ngoài. - Gồm: + Gầu tự đổ miệng (bằng cách thay đổi vị trí trọng tâm); + Gầu tự đổ đáy. 4. Gầu tự đổ và thùng rót §3. MỘT SỐ CƠ CẤU GIỮ TẢI CHUYÊN DÙNG 4.2. Thùng rót - Dùng để vận chuyển các vật phẩm dạng lỏng, nhiệt độ cao,... - Có các dạng kết cấu như sau: §3. MỘT SỐ CƠ CẤU GIỮ TẢI CHUYÊN DÙNG 5. Nam châm điện từ - Dùng để vận chuyển các vật liệu rời có từ tính như sắt thép phế; - Ưu điểm: chất tải, dỡ tải nhanh chóng và hình thù vật phẩm khá đa dạng; - Sử dụng nhiều trong nhà máy luyện kim và bến cảng; - Độ an toàn không cao; - Có các dạng kết cấu: chữ nhật, tròn. §3. MỘT SỐ CƠ CẤU GIỮ TẢI CHUYÊN DÙNG §4. DÂY CÁP 1. Cấu tạo và phân loại Cấu tạo: - Là loại dây được chế tạo từ các sợi thép cacbon cao (thép 60, thép 65) có giới hạn bền được tăng lên rất cao (gấp 2÷3 lần); - Đường kính sợi ds = 0,1 0,3 mm. - Ưu điểm mềm hơn so với loại 6 cạnh, dễ uốn nhưng dễ tự lỏng các sợi thép; - Được sử dụng ở các cơ cấu chỉ quấn quanh tang, không có palăng hoặc dùng để buộc §4. DÂY CÁP Dùng các sợi có đường kính khác nhau, bện 1 lần có bước xoắn như nhau, giữa các sợi có tiếp xúc đường, khoảng trống giữa các sợi và các lớp rất ít; §4. DÂY CÁP - Ưu điểm có độ bền cao, độ bóng bề mặt khá tốt, nhưng cứng khó uốn, ít dùng trong cơ cấu nâng, thường dùng để chằng néo hoặc dùng làm đường trượt hoặc ˝dây ray”. Để tránh hỏng bề mặt cáp, ở vỏ ngoài được bọc 1 lớp cao su bảo vệ. + Hình cánh hoa: - Cáp được bện qua ít nhất 2 bước. Đầu tiên dùng sợi thép bện thành các dánh, sau đó các dánh bện thành sợi cáp có tiết diện như hình cánh hoa quanh lõi sợi đay hoặc sợi thép; Lõi đay có tác dụng dễ uốn vừa có tác dụng chứa được chất bôi trơn cáp; Lõi thép làm tăng độ bền cho cáp. §4. DÂY CÁP + Cáp bện xuôi: chiều bện của sợi thép trong dánh cùng chiều với chiều bện của dánh. Loại này tiếp xúc đường, mềm, dễ uốn, bề mặt có độ bóng cao, nhưng dễ tự lỏng ra, chỉ dùng ở cơ cấu nâng không có palăng. + Cáp bện chéo: chiều bện của sợi thép trong dánh ngược chiều với chiều bện của dánh. Loại này có ưu điểm là lực đàn hồi theo hai hướng ngược chiều nhau nên cáp ít bị vặn, khó tự lỏng ra, tuy nhược điểm là khá cứng, khó uốn, độ bóng bề mặt không cao, chóng mòn (vì tiếp xúc điểm). Loại chiều bện này được dùng nhiều nhất trong các cơ cấu nâng cỡ lớn và trung bình. - Theo chiều bện cáp được phân thành: §4. DÂY CÁP §4. DÂY CÁP 2. Tính toán cáp §4. DÂY CÁP - Vì cáp là chi tiết tiêu chuẩn, nên trong thực tế chỉ tính toán để chọn cáp theo tải trọng kéo đứt. [S] = Sđ = Smax.k, N trong đó: Smax: lực căng cáp lớn nhất, N; k: hệ số an toàn bền; [S]: lực căng cho phép, N; Sđ: tải trọng kéo đứt, N (được cho trong các sổ tay). §4. DÂY CÁP Ngoài ứng suất kéo và ứng suất uốn như trên còn có ứng suất dập do các sợi thép tiếp xúc với nhau và khi cáp chịu tải, các sợi thép đè lên nhau; ứng suất nén xuất hiện khi cáp chịu tải và đặt lên rãnh tang, tuy nhiên khi tính toán ở đây ta có thể bỏ qua các thành phần này. 3. Tuổi thọ của cáp Tuổi thọ cáp thép phụ thuộc vào ứng suất mỏi tiếp xúc sinh ra khi quấn cáp vào puli hoặc tang. Người ta thường dùng số lần uốn tới hạn của cáp qua puli hoặc tang cho tới khi sợi bị đứt vì mỏi để làm chỉ tiêu tính toán. Trong thực tế người ta quy định ˝báo phế” cáp bằng chỉ số sợi cáp bị đứt trong 1 bước xoắn cáp. Nếu số sợi đứt chưa vượt quá trị số này thì cáp có thể làm việc an toàn. + Bước vặn của cáp và số sợi dây bị đứt trên 1 bước vặn: Bước vặn = số dánh + 1; + Số sợi đứt/1 bước vặn: - Nếu trên chiều dài 1 bước vặn mà phát hiện số sợi đứt lớn hơn tiêu chuẩn thì dây cáp không dùng được; - Khi cáp mòn tới 40% đường kính ban đầu thì cũng không dùng được. §4. DÂY CÁP Hư hỏng cáp bị mòn Bảng 3-1. Báo phế cáp thép theo số sợi đứt/1 bước cáp §4. DÂY CÁP Bảng 3-2. Số sợi đứt/một bước cáp khi cáp bị mòn §4. DÂY CÁP §4. DÂY CÁP - Cáp bị gập rất nhanh hỏng nên khi dỡ và khi cuộn cần phải chú ý để cuộn cáp sao cho đường kính cáp thẳng góc với mặt đất; 4. Sử dụng và bảo quản dây cáp - Khi cắt dây cáp, các đầu thép sẽ bị tở ra nên chỗ cắt phải quấn một sợi dây thép đã ủ; khoảng cách giữa hai đoạn quấn dây từ (3,0 ÷ 3,5).dc và chiều dài đoạn quấn dây khoảng (4 ÷ 5).dc. - Cáp làm việc ở phân xường luyện kim cần phải tránh năng lượng bức xạ nhiệt, do đó phải chú ý tới việc bôi trơn hơn nữa; - Trước khi dùng cáp phải rửa (bằng dầu hoả), chải sạch rồi bôi dầu (dầu không có axít, kiềm, khi bôi thì nung dầu lên khoảng nhiệt độ 60oC); Lượng tiêu thụ dầu cho dây cáp: khoảng 0,3kg cho 100m cáp có đường kính 1mm, tuy nhiên nếu cáp mới dùng thì tăng lên1,5 lần số dầu so với khi bôi cho cáp cũ; - Dây cáp đang dùng hoặc chưa dùng đều phải bôi trơn và đặt ở chỗ khô ráo, sạch sẽ; cáp nâng thì hai tháng bôi dầu một lần còn cáp treo thì nửa tháng bôi dầu một lần; §5. XÍCH * Theo độ chính xác chế tạo: - Xích quy cách thô: độ chính xác chế tạo thấp (sai số kích thước B, t đến ± 10%), chỉ dùng neo buộc tải, cơ cấu quấn cáp vào tang trơn; - Xích quy cách tinh: độ chính xác chế tạo cao (sai số kích thước B, t đến ± 3%), dùng nhiều trong cơ cấu nâng quay tay như palăng xích, … + Phân loại * Theo kết cấu - Xích mắt dài: L 5d, loại này ít dùng; - Xích mắt ngắn: L ≤ 5d, loại này được dùng nhiều. 1. Xích hàn 1.1. Cấu tạo và phân loại - Xích hàn có cấu tạo đơn giản, giá thành thấp, dễ quấn theo nhiều chiều, kết cấu đĩa xích nhỏ gọn, do đó mà cơ cấu nâng cũng nhỏ gọn. Tuy nhiên bên cạnh đó xích hàn có nhược điểm là trọng lượng bản thân lớn, làm việc ồn, dễ đứt đột ngột, do vậy xích hàn thường làm việc với tốc độ nhỏ. §5. XÍCH - Khi chọn xích tiêu chuẩn, người ta căn cứ vào tải trọng kéo đứt: Sđ = k.Smax, N k: hệ số an toàn, phụ thuộc vào điều kiện làm việc. + Làm việc bằng tay: êm: k = 4 ÷ 5 => [σk] = 600 MPa rung: k = 5 ÷ 6 => [σk] = 500 MPa + Làm việc bằng máy: êm: k = 6 ÷ 7 => [σk] = 450 MPa rung: k = 7 ÷ 8 => [σk] = 350 MPa §5. XÍCH 2. Xích bản lề §5. XÍCH 2.2. Tính toán kiểm tra và chọn xích bản lề §5. XÍCH + Vì xích bản lề là chi tiết được tiêu chuẩn hoá nên thường chọn theo tải trọng kéo đứt: Sđ = k.Smax, N k: hệ số an toàn, phụ thuộc vào điều kiện làm việc. + Dẫn động bằng tay, êm: k = 5; + Dẫn động bằng tay, rung: k = 6; + Dẫn động bằng máy: êm: k = 7 ÷ 8; + Dẫn động bằng máy: rung: k = 8 ÷ 10. §5. XÍCH Bảng 3-3. Hệ số an toàn cho tính toán xích bản lề theo tốc độ cho phép §5. XÍCH 3. So sánh ưu nhược điểm giữa cáp và xích + Cáp có trọng lượng trên đơn vị chiều dài nhỏ nhất; + Cáp có thể uốn được trên tất cả các phương, điều này dẫn tới chi tiết quấn cáp tương đối đơn giản; + Cáp có độ bền lâu khá cao, dễ kiểm tra để tránh đứt đột ngột; + Cáp làm việc êm, không ồn ở mọi vận tốc; 3.1. Đối với cáp + Tuy nhiên cáp có nhược điểm là phải uốn với bán kính cong lớn. Điều này dẫn tới kích thước cơ cấu cồng kềnh. §5. XÍCH + Xích hàn có ưu điểm là dễ gập theo tất cả các phương, có thể uốn ở bán kính cong khá nhỏ, dẫn tới chi tiết quấn xích và toàn bộ cơ cấu nhỏ gọn; + Chế tạo xích hàn đơn giản, giá thành rẻ (đặc biệt là với cơ cấu chịu tải nhỏ, vận tốc thấp, thao tác bằng tay); 3.2. Đối với xích hàn - Nhược điểm cơ bản của xích hàn là trọng lượng bản thân lớn; - Kết cấu từng mắt xích xen kẽ vuông góc với nhau dẫn tới chi tiết quấn phức tạp; - Làm việc ồn, không thể làm việc ở vận tốc cao; - Khó kiểm tra độ bền, dễ đứt đột ngột, độ tin cậy thấp. §5. XÍCH + Xích bản lề có ưu điểm là độ bền khá cao, truyền lực tốt, dễ uốn (trong mặt phẳng vuông góc với trục bản lề), dẫn tới chi tiết quấn xích và toàn bộ cơ cấu nhỏ gọn; + Có độ tin cậy cao hơn so với xích hàn, nhưng thấp hơn so với cáp; + Va đập nhẹ hơn so với xích hàn, có thể làm việc ở vận tốc khá cao (< 25 m/s); 3.3. Đối với xích bản lề - Trọng lượng bản thân vẫn lớn hơn so với cáp; - Chỉ quấn được trong mặt phẳng, không quấn được quanh tang. Bảng 3-4. So sánh ứng suất cho phép và tỷ trọng các loại dây §5. XÍCH §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH - Puli cáp là chi tiết dạng đĩa, có rãnh với đường kính danh nghĩa Do; - Được đúc bằng gang xám (CЧ15-32, CЧ12-28), hoặc bằng thép (thép CT2, CT3, 25Л), rãnh được gia công cơ; - Do được quy định để cáp không bị uốn quá mức cho phép: Do ≥ (16 ÷ 30)d, mm với d - đường kính cáp, mm. 1. Puli cáp 2.1. Cấu tạo và phân loại + Cấu tạo - Tang là chi tiết dùng trong cơ cấu nâng biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến nâng hạ vật; - Tang thường được đúc từ gang xám CЧ15-32 hay thép đúc 15, 20, CT3, CT5, hoặc cũng có thể hàn từ thép tấm; - Tang hình trụ được dùng phổ biến nhất. 2. Tang quấn cáp §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH + Phân loại * Tang hình trụ: §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH * Tang côn * Tang hình yên ngựa 2.2. Các kích thước cơ bản của tang Tang được xác định bởi 3 kích thước cơ bản: + Đường kính tang D; + Chiều dài tang L; + Chiều dày thành tang δ. §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH * Tang quấn cáp * Tang ma sát - Đối với tang trơn, D là đường kính ngoài; còn đối với tang có rãnh, D là đường kính đáy rãnh cáp. §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH 2.2.1. Đường kính tang D - Xác định đường kính D theo đường kính danh nghĩa Do khi quấn cáp: D ≈ Do = (16 ÷ 30).dk với dk là đường kính cáp, mm. hoặc D = Do ≥ (e – 1), mm; e là hệ số thực nghiệm phụ thuộc vào loại máy trục và chế độ làm việc. 2.2.2. Chiều dài tang L (quấn một lớp cáp) Lo = (z1 + zbs).t, mm z1 là số vòng cáp nhả ra khỏi tang; zbs = (2 ÷ 3) vòng; t là bước quấn cáp, mm. L2 = (1 ÷ 1,2), mm là chiều dày tành tang, mm. §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH L1 ≈ (4 ÷ 6).t, mm §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH Chiều dài tang tính theo quan hệ: L = 2Lo + 2L1 + 2L2 + L3, mm L3 là chiều dài phần tang không cắt rãnh ở chính giữa tang. + Ở palăng kép 2 đầu dây quấn lên tang L3 = A + hmin.tg, mm §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH A là khoảng cách giữa 2 ròng rọc, mm; hmin là khoảng cách nhỏ nhất giữa đường tâm puli và đường tâm tang, mm. §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH 2.2.3. Chiều dày thành tang §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH Chiều dày thành tang xác định theo công thức kinh nghiệm: = 0,02.D + (6 ÷ 10) mm đối với tang đúc bằng gang; = 1,2.dk hoặc = 0,01.D + 3 mm đối với tang đúc bằng thép; = (0,6 0,8).D mm đối với tang hàn. + Ngoài chịu nén tang còn chịu uốn và xoắn do lực kéo của cáp S và mômen xoắn Mx §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH 3. Puli xích (ròng rọc xích) §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH - Puli xích là chi tiết dạng đĩa được đúc bằng gang hoặc thép, bề mặt rãnh được gia công cơ tạo thành rãnh chứa xích với hai gờ cạnh hoặc hai mặt nón. - Khi làm việc mắt xích sẽ tì vào bề mặt puli tại hai điểm hoặc hai đoạn thẳng ngắn. Vì vậy xích và đĩa xích rất chóng mòn. 4. Đĩa xích §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH - Giữa đĩa xích và xích không phải tiếp xúc điểm mà tiếp xúc đường hoặc tiếp xúc mặt. - Số răng đĩa xích có thể rất ít, đường kính đĩa xích vì thế có thể nhỏ 4.1. Đĩa xích xích hàn §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH - Đĩa xích dùng cho xích bản lề giống như bánh răng mà phần chốt bản lề nằm lọt vào phần rãnh răng - Đĩa xích bản lề thường được chế tạo từ thép 45, 45Γ, 50, 50Γ, 45Л, 50Л, … và đã được tiêu chuẩn hoá. 4.2. Đĩa xích xích bản lề - Tang quấn xích chỉ dùng cho xích hàn (không thể có tang dùng cho xích bản lề); - Tang được chế tạo thành dạng trụ trơn hoặc có rãnh xoắn; - Đường kính dang nghĩa của tang Do tính toán theo đường kính dây xích d. Do ≥ 20.d (dẫn động bằng tay); Do ≥ 30.d (dẫn động bằng máy). - Chiều dài và chiều dày thành tang được xác định như tang quấn cáp. 5. Tang quấn xích §6. CÁC CHI TIẾT QUẤN CÁP VÀ XÍCH Chú ý: 1. Kết cấu kẹp đầu cáp để rời §7. KẾT CẤU KẸP ĐẦU CÁP VÀ XÍCH 2. Kết cấu kẹp đầu cáp vào tang §7. KẾT CẤU KẸP ĐẦU CÁP VÀ XÍCH * Phương pháp này thường dùng cho tang nhiều lớp cáp vì loại tang này không cho phép kẹp cáp trên bề mặt tang. Nhược điểm chủ yếu của phương pháp này là kết cấu tang phức tạp, khó chế tạo, khó kiểm tra và thay thế kẹp cáp. Vì vậy phương pháp này ít dùng. §7. KẾT CẤU KẸP ĐẦU CÁP VÀ XÍCH - Phương pháp này tiện lợi và dễ thay thế cáp song kết cấu tang khá phức tạp, khó chế tạo và thường dùng cho tang quấn nhiều lớp cáp. - Chêm kẹp cáp dùng rất thuận lợi cho những cáp có đường kính nhỏ hơn 12 mm. - Để đảm bảo tự hãm, độ côn của chêm thường lấy từ 1: 4 đến 1: 5 (tg < 2f). §7. KẾT CẤU KẸP ĐẦU CÁP VÀ XÍCH Đây là phương pháp cố định đầu cáp trên tang thông dụng nhất. Tấm đệm có rãnh hình thang là tốt nhất và cũng thường được dùng nhiều nhất. 3. Kết cấu cố định xích hàn vào tang §7. KẾT CẤU KẸP ĐẦU CÁP VÀ XÍCH