Khi gặp hợp chất hữu cơ chứa (C, H, O, N) các em cần xác định xem chất hữu cơ đề cho thuộc loại
nào trong 2 nhóm sau đây.
Nhóm 1: Các chất đặc biệt
Urê: Có công thức CH4ON2.
Công thức cấu tạo: (NH2)2CO.
3 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bổ trợ kiến thức thi Đại học môn Hóa - Phần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu học tập chia sẻ Bổ trợ kiến thức thi đại học
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
Khi gặp hợp chất hữu cơ chứa (C, H, O, N) các em cần xác định xem chất hữu cơ đề cho thuộc loại
nào trong 2 nhóm sau đây.
Nhóm 1: Các chất đặc biệt
Urê: Có công thức CH4ON2.
Công thức cấu tạo: (NH2)2CO.
Caprolactam: Có công thức C6H11ON.
Công thức cấu tạo:
CH2 – CH2-CH2-C=O
CH2-CH2 N-H
Các loại tơ: Tơ nilon-6, Tơ nilon-6,6, .
Nhóm 2: Gồm các loại chất sau
(1): Amino axit.
(2): Este của aminoaxit.
(3): Muối amoni.
(4): Muối của amin.
(5): Hợp chất nitro.
- Các em sẽ xác định được hợp chất đề cho có phải nhóm 1 hay không một cách dễ dàng. Vấn đề khó ở
chổ nếu không phải ở nhóm 1 thì làm sao các em biết được nó là loại nào trong năm loại ở nhóm 2. Hiển
nhiên nếu đề đã cho cụ thể rồi thì không cần gợi ý thêm.
Một số gợi ý các hợp chất ở nhóm 2:
1. Điều kiện tồn tại: Tổng liên kết ≥ 1
2. Cáh tính tổng liên kết :
Để tính tổng liên kết ta nên làm 2 bước sau:
Bước 1: Tính a* ( theo cách tính số liên kết như lệ )
Với CTTQ CxHyOzNt có a*= ( 2x +2 + t – y): 2
Bước 2 : Tính tổng liên kết theo công thức nội bộ sau:
- Với các chất (1), (2), (5): Tổng liên kết = a*
- Với các chất (3), (4): Tổng liên kết = a*+ 1
( số 1 ý nghĩa là số nguyên tứ N có hoá trị V )
3. Phản ứng đặc trưng:
- (5): Chỉ có phản ứng với [H] Amin
R-(NO2)n + 6n [H] R-(NH2)n + 2n H2O
- (1), (2), (3), (4): Đều phản ứng được với NaOH và HCl.
Ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1: (A) có CTPT C2H7O2N. (A) có thể là:
A. Amino axit B. Este của amino axit
C. Muối amoni D. Hợp chất nitro
Gợi ý:
- Dễ thấy (A) không thể là các chất ở nhóm 1.
- Do C2H7O2N có a* = 0 (A): Không thể là (1), (2), (5).
C2H7O2N chỉ có thể là muối amoni hoặc muối của amin.
- Vậy đáp án là: C
Ví dụ 2: (A) là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N có % N =18,18. Biết (A) phản ứng được vói NaOH và
(A) có khả năng tráng gương. Vậy (A) có thể là
BỔ TRỢ KIẾN THỨC THI ĐẠI HỌC
PHẦN 3: NHÓM NGUYÊN TỐ (C, H, O, N)
Giáo viên: NGUYỄN TẤN TRUNG
Tài liệu học tập chia sẻ Bổ trợ kiến thức thi đại học
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
A. Amino axit B. Este của amino axit
C. Muối amoni D. Muối của amin
Gợi ý:
- Khi gặp tình huống này thí sinh dễ bị mất thời gian cho việc xác định CTPT và CTCT của (A).
- Với các thí sinh chuẩn bị tốt bằng cách nhớ các giá trị đặc biệt sau sẽ giải câu này trong vòng vài giây!
- Gợi ý đặc biệt trong phạm vi hẹp (Thi ĐH, CĐ).
Chất hữu cơ (A) chứa C, H, O, N có một trong dữ kiện sau:
Hoặc: M = 77 (đvC)
Hoặc: % N = 18,18
Hoặc: % H = 9,09
- Ta có thể kết luận (A): C2H7O2N
- Và khẳng định là chỉ có 2 CTCT sau:
CH3-COO-NH4
H-COO-NH3-CH3
Giải : Theo các gợi ý trên và đề bài (A): H-COO-NH3-CH3
- Vậy đáp án là: D
Ví dụ 3: (ĐHKA-2007)
Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun
nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z ở điều kiện chuẩn gồm 2 khí (đều làm xanh giấy quỳ
tím ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là
A. 16,5 gam B. 14,3 gam C.8,9 gam D. 15,7 gam
Gợi ý:
- Với các thí sinh chuẩn bị tốt sẽ dễ dàng thấy 2 chất có trong hỗn hợp X
là CH3-COO-NH4 và H-COO-NH3-CH3
- Phản ứng của 2 muối trên với NaOH:
CH3-COO-NH4 + NaOH CH3-COONa + NH3 + H2O
H-COO-NH3-CH3+ NaOH H-COONa + CH3-NH2 + H2O
- Cần nhớ thêm : Ở nhiệt độ thường có 4 min khí có tính chất giống NH3
CH3-NH2 (CH3)2-N-CH3
CH3-NH-CH3 C2H5-NH2
- Từ gợi ý về hỗn hợp 2 khí , dùng qui tắc đường chéo và nhẩm bằng bài toán tổng tỉ ta thấy được ( NH3 :
0,05 mol, CH3-NH2 : 0,15 mol )
- Vậy: m muối = 82 0,05 + 68 0,15 = 14,3 gam Đáp án: B
Ví dụ 4: Cho 7,7 gam (A) có CTPT C2H7NO2 tác dụng hết với 200ml dung dịch NaOH C (mol/l). Sau
phản ứng cô cạn được 12,2 gam rắn. Giá tri C là
A.0,5 B. 0,75 C. 1,0 D.1,25
Gợi ý:
- Rắn trong bài toán này gồm muối natri và NaOH có thể còn dư.
- Do (A) là C2H7NO2 , nên muối thu được có thể là:
CH3-COONa ( M=82)
H-COONa ( M= 68)
- Từ các dữ kiện đề cho ta có rắn gồm: 0,1 mol RCOONa
và ( 0,2.C – 0,1) mol NaOH
- Dựa vào khối lượng rắn ta lập được phương trình tính C như sau:
TH1: 0,1 68 + ( 0,2.C – 0,1) 40 = 12,2 C = ?
TH2 : 0,1 82 + ( 0,2.C – 0,1) 40 = 12,2 C = ?
- Sau khi có biểu thức trên ta hãy dùng máy tính để thấy C. Thầy biết
các em sẽ tìm thấy C một cách dễ dàng !
Ví dụ 5: (A) có CTPT C3H9NO2 . (A) có số đồng phân là:
A. 2 B.3 C.4 D.5
Gợi ý:
- Dễ thấy (A) không thể là các chất ở nhóm 1.
Tài liệu học tập chia sẻ Bổ trợ kiến thức thi đại học
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
- Do C3H9NO2 có a* = 0 (A): Không thể là (1), (2), (5).
C3H9NO2 chỉ có thể là muối amoni hoặc muối của amin.
- Vậy các CTCT của C3H9NO2 là:
C2H5-COO-NH4
CH3-COO-NH3-CH3
H-COO-NH3-CH2-CH3
H-COO-NH2-(CH3)2
Đáp án: C
Ví dụ 6: A là chất hữu cơ chứa C, H, O, N có M= 91 đvC. Cho 9,1 gam chất hữu cơ A phản ứng với 300
ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn được m gam rắn. Giá trị m là
A.14,8 gam B. 12,2 gam C. 9,8 gam D. 13,2 gam
Gợi ý:
- Mục đích của ví dụ 6 là muốn gợi ý với các em trên tinh thần đối phó với
đề thi.
- Khi thấy đề cho chất hữu cơ (A) chứa C, H, O, N và các dữ kiện khác, trong đó có M = 91 (đvC), thì
các em có thể kết luận ngay CTPT là C3H9NO2 và nhớ luôn C3H9NO2 có 4 đồng phân ở ví dụ 5. Cho nên
có nhiều em chuẩn bị tốt thì ví dụ 5 chỉ mất vài giây là thấy đáp án.
- Ở câu này ta thấy được rắn gồm 0,1 mol muối và 0,2 mol NaOH dư. Dó đó khối lượng rắn phải ≥ 0,1
68 + 40 0,2 Đáp án: A.
Vấn đề này còn một số gợi ý nữa. Hẹn giới thiệu với các em vào kỳ sau!
Giáo viên: Nguyễn Tấn Trung
Nguồn : Hocmai.vn