Trong các xe lắp hộp số tự động, bộ truyền
bánh răng hành tinh điều khiển việc giảm tốc,
đảo chiều, nối trực tiếp và tăng tốc.
Bộ truyền bánh răng hành tinh gồm các bánh
răng hành tinh, các li hợp và phanh.
Bộ truyền bánh răng hành tinh trước và bộ
truyền bánh răng hành tinh sau được nối với
các li hợp và phanh, là các bộ phận nối và ngắt
công suất. Những cụm bánh răng này chuyển
đổi vị trí của phần sơ cấp và các phần tử cố
định để tạo ra các tỷ số truyền bánh răng khác
nhau và vị trí số trung gian.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 4809 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ truyền bánh răng hành tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-1-
Khái quát Khái quát chung
Trong các xe lắp hộp số tự động, bộ truyền
bánh răng hành tinh điều khiển việc giảm tốc,
đảo chiều, nối trực tiếp và tăng tốc.
Bộ truyền bánh răng hành tinh gồm các bánh
răng hành tinh, các li hợp và phanh.
Bộ truyền bánh răng hành tinh trước và bộ
truyền bánh răng hành tinh sau được nối với
các li hợp và phanh, là các bộ phận nối và ngắt
công suất. Những cụm bánh răng này chuyển
đổi vị trí của phần sơ cấp và các phần tử cố
định để tạo ra các tỷ số truyền bánh răng khác
nhau và vị trí số trung gian.
Gợi ý:
Hình vẽ bên trái là bộ truyền bánh răng
hành tinh 3 tốc độ (loại hộp số A130).
Về cơ bản mô hình này sẽ được áp dụng đề
giải thích các hoạt động của bộ truyền bánh
răng hành tinh.
(1/1)
Bánh răng hành tinh Cấu tạo
Các bánh răng trong bộ truyền bánh răng hành
tinh có 3 loại: bánh răng bao, bánh răng hành
tinh và bánh răng mặt trời và cần dẫn. Cần dẫn
nối với trục trung tâm của mỗi bánh răng hành
tinh và làm cho các bánh răng hành tinh xoay
chung quanh. Với bộ các bánh răng nối với
nhau kiểu này thì các bánh răng hành tinh
giống như các hành tinh quay xung quanh mặt
trời, và do đó chúng được gọi là các bánh răng
hành tinh.
Thông thường nhiều bánh răng hành tinh được
phối hợp với nhau trong bộ truyền bánh răng
hành tinh.
(1/1)
Nguyên lý vận hành
Bằng cách thay đổi vị trí đầu vào, đầu ra, phần
và các phần tử cố định có thể giảm tốc, đảo
chiều, nối trực tiếp và tăng tốc.
Các nét chính của các hoạt động đó được diễn
giải dưới đây.
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-2-
1. Giảm tốc
Đầu vào: Bánh răng bao
Đầu ra: Cần dẫn
Cố định: Bánh răng mặt trời
Khi bánh răng mặt trời bị cố định thì chỉ có
bánh răng hành tinh quay và vận động
chung quanh. Do đó trục đầu ra chỉ giảm
tốc độ so với trục đầu vào bằng chuyển
động quay của bánh răng hành tinh.
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều
rộng của mũi tên chỉ mômen.
Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn và
mũi tên càng rộng thì mô men càng lớn.
2. Đảo chiều
Đầu vào: Bánh răng mặt trời
Đầu ra: Bánh răng bao
Cố định: Cần dẫn
Khi cần dẫn được cố định ở vị trí và bánh
răng mặt trời quay thì bánh răng bao quay
trên trục và hướng quay được đảo chiều.
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều
rộng của mũi tên chỉ mômen.
Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và
mũi tên càng rộng thì mômen càng lớn.
3. Nối trực tiếp (Truyền thẳng)
Đầu vào: Bánh răng mặt trời, bánh răng
bao
Đầu ra: Cần dẫn
Do bánh răng bao và bánh răng mặt trời
quay cùng nhau với cùng một tốc độ nên
cần dẫn cũng quay với cùng tốc độ đó.
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều
rộng của mũi tên chỉ mômen.
Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và
mũi tên càng rộng thì mômen càng lớn.
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-3-
4. Tăng tốc
Đầu vào: Cần dẫn
Đầu ra: Bánh răng bao
Cố định: Bánh răng mặt trời
Khi cần dẫn quay theo chiều kim đồng hồ thì
bánh răng hành tinh chuyển động xung
quanh bánh răng mặt trời theo chiều kim
đồng hồ. Do đó bánh răng bao tăng tốc trên
cơ sở số răng trên bánh răng bao và trên
bánh răng mặt trời.
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều
rộng của mũi tên chỉ mômen.
Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và
mũi tên càng rộng thì mô men càng lớn.
(1/1)
Các phanh (B1, B2 và B3) Các phanh (B1, B2 và B3)
1. Mô tả
Có hai kiểu phần tử cố định phanh: kiểu dải
và kiểu nhiều đĩa ướt.
Kiểu dải được sử dụng cho phanh B1 và
kiểu nhiều đĩa ướt cho phanh B2 và B3.
Trong một số hộp số tự động, hệ thống
nhiều đĩa ướt còn được sử dụng cho phanh
B1.
2. Phanh kiểu dải (B1)
Dải phanh được quấn vòng lên đường kính
ngoài của trống phanh.
Một đầu của dải phanh được hãm chặt vào
vỏ hộp số bằng một chốt, còn đầu kia tiếp
xúc với píttông phanh qua cần đẩy píttông
chuyển động bằng áp suất thuỷ lực. Pít tông
phanh có thể chuyển động trên cần đẩy
píttông nhờ việc nén các lò xo.
Người ta bố trí các cần đẩy pít tông có hai
chiều dài khác nhau để có thể điều chỉnh
khe hở giữa dải phanh và trống phanh.
Chú ý:
Khi thay dải phanh bằng một dải mới trong
khi đại tu một hộp số tự động, phải ngâm dải
phanh mới khoảng 15 phút hoặc lâu hơn
vào trong dầu hộp số tự động (ATF) trước
khi lắp.
(1/4)
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-4-
3. Hoạt động của phanh dải (B1)
Khi áp suất thuỷ lực tác động lên pít tông thì
pít tông di chuyển sang phía trái trong xi
lanh và nén các lò xo. Cần đẩy pít tông
chuyển sang bên trái cùng với pít tông và
đẩy một đầu của dải phanh. Do đầu kia của
dải phanh bị cố định vào vỏ hộp số nên
đường kính của dải phanh giảm xuống và
dải phanh xiết vào trống làm cho nó không
chuyển động được.
Tại thời điểm này, sinh ra một lực ma sát lớn
giữa dải phanh và trống phanh làm cho
trống phanh hoặc một phần tử của bộ truyền
bánh răng hành tinh không thể chuyển động
được.
Khi dầu có áp suất được dẫn ra khỏi xi lanh
thì pít tông và cần đẩy pít tông bị đẩy ngược
lại do lực của lò xo ngoài và trống được dải
phanh nhả ra. Ngoài ra, lò xo trong có hai
chức năng: để hấp thu phản lực từ trống
phanh và để giảm va đập sinh ra khi dải
phanh xiết trống phanh.
4. Phanh kiểu nhiều đĩa ướt (B2 và B3)
Phanh B2 hoạt động thông qua khớp một
chiều số 1 để ngăn không cho các bánh
răng mặt trời trước và sau quay ngược chiều
kim đồng hồ. Các đĩa ma sát được gài bằng
then hoa vào vòng lăn ngoài của khớp một
chiều số 1 và các đĩa thép được cố định vào
vỏ hộp số. Vòng lăn trong của khớp một
chiều số 1 (các bánh răng mặt trời trước và
sau) được thiết kế sao cho khi quay ngược
chiều kim đồng hồ thì nó sẽ bị khoá, nhưng
khi quay theo chiều kim đồng hồ thì nó có
thể xoay tự do. Mục đích của phanh B3 là
ngăn không cho cần dẫn sau quay. Các đĩa
ma sát ăn khớp với moay ơ B3 của cần dẫn
sau. Moay ơ B3 và cần dẫn sau được bố trí
liền một cụm và quay cùng nhau. Các đĩa
thép được cố định vào vỏ hộp số
(3/4)
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-5-
5. Hoạt động của phanh kiểu nhiều đĩa ướt (B2 và B3)
Khi áp suất thuỷ lực tác động lên xi lanh pít tông sẽ dịch
chuyển và ép các đĩa thép và đĩa ma sát tiếp xúc với
nhau. Do đó tạo nên một lực ma sát lớn giữa mỗi đĩa thép
và đĩa ma sát. Kết quả là cần dẫn hoặc bánh răng mặt
trời bị khoá vào vỏ hộp số.
Khi dầu có áp suất được xả ra khỏi xi lanh thì pít tông bị
lò xo phản hồi đẩy về vị trí ban đầu của nó và làm nhả
phanh.
Gợi ý
Số lượng các đĩa ma sát và đĩa thép khác nhau tuỳ theo
kiểu hộp số tự động. Thậm trí trong các hộp số tự động
cùng kiểu số lượng đĩa ma sát cũng có thể khác nhau tuỳ
thuộc vào động cơ được lắp với hộp số.
Ghi chú
Khi thay các đĩa phanh bằng các đĩa ma sát mới hãy
ngâm các đĩa ma sát mới vào ATF khoảng15 phút hoặc
lâu hơn trước khi lắp chúng.
(4/4)
Ly hợp (C1 và C2) Cấu tạo
C1 và C2 là các li hợp nối và ngắt công suất.
Ly hợp C1 hoạt động để truyền công suất từ bộ
biến mô tới bánh răng bao trước qua trục sơ
cấp. Các đĩa ma sát và đĩa thép được bố trí xen
kẽ với nhau. Các đĩa ma sát được nối bằng then
với bánh răng bao trước và các đĩa thép được
khớp nối bằng then với tang trống của li hợp số
tiến.
Bánh răng bao trước được lắp bằng then với
bích bánh răng bao, còn tang trống của li hợp
số tiến được lắp bằng then với moay ơ của li
hợp số truyền thẳng.
Ly hợp C2 truyền công suất từ trục sơ cấp tới
tang của li hợp truyển thẳng (bánh răng mặt
trời).
Các đĩa ma sát được lắp bằng then với moay ơ
của li hợp truyền thẳng còn các đĩa thép được
lắp bằng then với tang trống li hợp truyền
thẳng. Tang trống li hợp truyền thẳng ăn khớp
với tang trống đầu vào của bánh răng mặt trời
và tang trống này lại được ăn khớp với các
bánh răng mặt trời trước và sau.
Kết cấu được thiết kế sao cho ba cụm đĩa ma
sát, đĩa thép và các tang trống quay cùng với
nhau.
(1/1)
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-6-
Hoạt động
1. ăn khớp (C1)
Khi dầu có áp suất chảy vào trong xi lanh pít tông, nó
sẽ đẩy viên bi van của pít tông đóng kín van một chiều
và làm pít tông di động trong xi lanh và ép các đĩa
thép tiếp xúc với các đĩa ma sát. Do lực ma sát lớn
giữa các đĩa thép và đĩa ma sát nên các đĩa thép dẫn
và đĩa ma sát bị dẫn quay cùng một tốc độ. Có nghĩa
là li hợp được ăn khớp, trục sơ cấp được nối với bánh
răng bao,và công suất từ trục sơ cấp được truyền tới
bánh răng bao.
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-7-
2. Nhả khớp (C1)
Khi dầu có áp suất được xả thì áp suất dầu trong xi lanh
giảm xuống. Điều này cho phép viên bi rời khỏi van một
chiều nhờ lực li tâm tác động lên nó,và dầu trong xi lanh
được xả ra ngoài qua van một chiều.
Kết quả là píttông trở về vị trí ban đầu của nó nhờ lò xo
hồi và nhả li hợp.
Gợi ý
Số lượng các đĩa ma sát và đĩa thép thay đổi tuỳ theo
kiểu hộp số tự động. Thậm chí trong các hộp số tự động
cùng kiểu thì số lượng đĩa ma sát có thể khác nhau tuỳ
thuộc vào động cơ lắp với hộp số.
Chú ý:
Khi thay các đĩa ma sát li hợp bằng các đĩa ma sát mới
phải ngâm các đĩa ma sát mới vào ATF khoảng 15phút
hoặc lâu hơn trước khi lắp chúng
(1/2)
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-8-
3. Li hợp triệt tiêu áp suất dầu thuỷ lực li
tâm
Trong cơ cấu của một li hợp thông thường
để ngăn cản sự sinh ra áp suất do lực li tâm
tác động lên dầu trong buồng áp suất dầu
của pít tông khi nhả li hợp, người ta bố trí
một viên bi một chiều để xả dầu.
Do đó, trước khi có thể tác động tiếp vào li
hợp cần có thời gian để dầu điền đầy buồng
áp suất dầu của pít tông.
Trong khi chuyển số, ngoài áp suất do thân
van kiểm soát, thì áp suất tác động lên dầu
trong buồng áp suất dầu của pít tông cũng
có ảnh hưởng, mà áp suất này lại phụ thuộc
vào sự dao động tốc độ của động cơ.
Để triệt tiêu ảnh hưởng này người ta bố trí
đối diện với buồng áp suất thuỷ lực của pít
tông một khoang triệt tiêu áp suất dầu thuỷ
lực.
Bằng việc sử dụng dầu bôi trơn như dầu
dùng cho trục thì một lực li tâm tương đương
sẽ tác động, làm triệt tiêu lực li tâm tác động
lên bản thân pít tông.
Vì vậy, không cần phải xả chất lỏng bằng
cách dùng viên bi mà vẫn đạt được một đặc
tuyến thay đổi tốc độ êm và rất nhạy.
(2/2)
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-9-
Khớp một chiều
Khi bộ truyền bánh răng hành tinh được thiết kế
mà không tính đến va đập khi chuyển số thì B2,
F1 và F2 là không cần thiết. Chỉ cần C1, C2, B1
và B3 là đủ.
Ngoài ra, rất khó thực hiện việc á p suất thuỷ lực
tác động lên phanh đúng vào thời điểm áp suất
thuỷ lực vận hành li hợp được xả. Do đó, khớp
một chiều số 1 (F1) tác động qua phanh B2 để
ngăn không cho bánh răng mặt trời trước và
sau quay ngược chiều kim đồng hồ. Khớp một
chiều số 2 (F2) ngăn không cho cần dẫn sau
quay ngược kim đồng hồ. Vòng lăn ngoài của
khớp một chiều sô 2 được cố định vào vỏ hộp
số. Nó được lắp ráp sao cho nó sẽ khoá khi
vòng lăn trong (cần dẫn sau) xoay ngược chiều
kim đồng hồ và quay tự do khi vòng lăn trong
xoay theo chiều kim đồng hồ. Với cách này có
thể sử dụng các khớp một chiều để chuyển các
số bằng cách luôn ấn hoặc nhả áp suất thuỷ
lực lên một phần tử.
Nghĩa là, chức năng của khớp một chiều là đảm
bảo chuyển số được êm
(1/1)
Hoạt động của bộ truyền bánh răng hành tinh Hoạt động khi chuyển số
ở đây, ta sẽ giải thích điều kiện của mỗi số
bằng sơ đồ nguyên lý của bộ truyền bánh
răng hành tinh.
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-10-
1. Số 1
(1) Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao của bộ
truyền hành tinh trước theo chiều kim đồng
hồ nhờ C1
(2) Bánh răng hành tinh của bộ truyền hành
tinh trước quay và chuyển động xung quanh
làm cho bánh răng mặt trời quay ngược
chiều kim đồng hồ.
(3) Trong bánh răng hành tinh sau, cần dẫn
sau được F2 cố định, nên bánh răng mặt trời
làm cho bánh răng bao của bộ truyền hành
tinh sau quay theo chiều kim đồng hồ thông
qua bánh răng hành tinh của bộ truyền
hành tinh sau.
(4) Cần dẫn trước và bánh răng bao của bộ
truyền hành tinh sau làm cho trục thứ cấp
quay theo chiều kim đồng hồ.
Bằng cách này tạo ra được tỷ số giảm tốc
lớn.
Ngoài ra, ở dãy "L", B3 hoạt động và phanh
bằng động cơ sẽ hoạt động.
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều
rộng của mũi tên chỉ mô men.
Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và
mũi tên càng rộng thì mô men càng lớn.
2. Số 2
(1) Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao cảu bộ
truyền hành tinh trước theo chiều kim đồng
hồ nhờ C1.
(2) Do bánh răng mặt trời bị B2 và F1 cố định
nên công suất không được truyền tới bộ
truyền bánh răng hành tinh sau.
(3) Cần dẫn trước làm cho trục thứ cấp quay
theo chiều kim đồng hồ.
Tỷ số giảm tốc thấp hơn so với số 1. Ngoài
ra, ở dãy "2", B1 hoạt động và phanh bằng
động cơ hoạt động.
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay, và chiều
rông mũi tên chỉ mômen mũi tên càng dài thì
tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rông
thì mô men càng lớn.
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-11-
3. Số 3
(1) Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao của bộ
hành tinh trước theo chiều kim đồng hồ nhờ
C1, và đồng thời làm quay bánh răng mặt
trời theo chiều kim đồng hồ nhờ C2.
(2) Do bánh răng bao của bộ truyền hành tinh
trước và bánh răng mặt trời quay với nhau
cùng một tốc độ nên toàn bộ truyền bánh
răng hành tinh cũng quay với cùng tốc độ và
công suất được dẫn từ cần dẫn phía trước tới
trục thứ cấp.
Khi gài số ba, tỉ số giảm tốc là 1. Tuy ở số 3
tại dãy "D" phanh động cơ có hoạt động,
nhưng do tỉ số giảm tốc là 1 lực phanh động
cơ tương đối nhỏ.
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay, và chiều
rộng của mũi tên chỉ mô men.
Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn,và
mũi tên càng rông thì mômen càng lớn.
4. Số đảo chiều
(1) Trục sơ cấp làm quay bánh răng mặt trời
theo chiều kim đồng hồ nhờ C2.
(2) ở bộ truyền bánh răng hành tinh sau do cần
dẫn sau bị B3 cố định nên bánh răng bao
của bộ truyền hành tinh sau quay ngược
chiều kim đồng hồ thông qua bánh răng
hành tinh của bộ truyền hành tinh sau, và
trục thứ cấp được quay ngược chiều kim
đồng hồ.
Bằng cách này, trục thứ cấp được quay
ngược lại, và xe lùi với một tỉ số giảm tốc lớn.
Việc phanh bằng động cơ xảy ra khi hộp số
tự động được chuyển sang số lùi, vì số lùi
không sử dụng khớp một chiều để truyền lực
dẫn động.
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay, và bề
rộng mũi tên chỉ mômen.
Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và
mũi tên càng rộng thì mômen càng lớn.
(1/1)
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-12-
Dãy "P" hoặc "N"
Khi cần số ở "N" hoặc "P" thì li hợp số tiến (C1)
và li hợp truyền thẳng (C2) không hoạt động, vì
vậy công suất từ trục thứ cấp không được
truyền tới trục dẫn động bộ vi sai.
Ngoài ra, khi cần số ở "P" vấu hãm của khoá
phanh đỗ sẽ ăn khớp với bánh răng đỗ xe mà
bánh răng này được nối với trục dẫn động bộ vi
sai bằng then nên ngăn không cho xe chuyển
động.
Ghi chú:
Cơ cấu khoá đỗ xe cho xe FR
Khi cần số của một hộp số tự động của một xe
FR ở dãy "P" thì vấu hãm của khoá phanh đỗ
được ăn khớp với bánh răng bao bộ truyền
hành tinh trước hoặc sau mà bánh răng bao
này được nối bằng then với trục thứ cấp nên
ngăn cản sự chuyển động của xe.
Tuy nhiên, trên các xe 4WD loại FR thì không
thể ngăn chuyển động của xe nếu cơ cấu hộp
số phụ ở vị trí số trung gian, dù hộp số tự động
đã được đặt ở "P". Vì lí do đó hãy nhớ gài
phanh đỗ xe khi đỗ xe.
Bộ truyền hành tinh số truyền tăng Khái quát chung
Bộ truyền hành tinh số truyền tăng là một bộ
truyền hành tinh độc lập với tỷ số truyền tốc độ
nhỏ hơn 1.0 (khoảng 0,7 - 0,8). Nó được phối
hợp với một bộ truyền bánh răng hành tinh bình
thường 3 tốc độ và tương đương với tốc độ số 4.
Bộ truyền hành tinh số truyền tăng bao gồm
một bộ bánh răng hành tinh, phanh (B0), li hợp
(C0), và khớp một chiều (F0).
Công suất được dẫn vào cần dẫn bộ truyền
tăng dẫn ra bánh răng bao bộ truyền tăng.
Bình thường, khi tốc độ xe lớn hơn 40km/giờ ở
dãy "D" thì việc chuyển sang số truyền tăng có
thể thực hiện được. Cũng có thể không cần
chuyển sang số truyền tăng mà vẫn lái được xe
nếu điều đó phù hợp với lái xe.
Gợi ý:
Hình vẽ bên trái là một bộ truyền bánh răng
hành tinh 3 tốc độ kèm một bộ truyền hành
tinh số truyền tăng (xê ri A140)
(1/1)
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-13-
Hoạt động
1. ở chế độ số truyền tăng (O/D)
ở chế độ số truyền tăng, thì phanh O/D (B0)
khoá bánh răng mặt trời O/D, do đó các
bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh
O/D vừa chuyển động theo chiều kim đồng
hồ xung quanh bánh răng mặt trời O/D, vừa
quay xung quanh trục của chúng. Vì vậy
bánh răng bao của bộ truyền hành tinh O/D
quay theo chiều kim đồng hồ nhanh hơn cần
dẫn của bộ truyền bánh rănh hành tinh O/D.
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay, và chiều
rộng của mũi tên chỉ mô men.
Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và
mũi tên càng rộng thì mômen càng lớn.
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-14-
2. Không ở chế độ số truyền tăng
Bộ truyền bánh răng hành tinh O/D hoạt
động như một cơ cấu dẫn động trực tiếp, và
quay như một cụm đơn nhất để dẫn công
suất ra đầu vào (tốc độ quay và mômen).
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ và chiều rộng
của mũi tên chỉ mômen.
Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và
mũi tên càng rông thì mômen càng lớn.
(1/1)
Phân loại bộ truyền bánh răng hành tinh
Có rất nhiều loại bộ truyền bánh răng hành
tinh. ở đây, chúng tôi giải thích các bộ truyền
bánh răng hành tinh tiêu biểu bằng cách sử
dụng sơ đồ nguyên lý.
1. Loại 3 tốc độ + bộ truyền số truyền tăng
(Các xe FF)
Bằng việc phối hợp bộ truyền bánh răng
hành tinh 3 tốc độ với bộ truyền bánh răng
số truyền tăng có thể tạo ra bốn tỉ số truyền
tiến và một tỉ số lùi.
2. Loại 3 tốc độ + bộ truyền số truyền tăng
(Các xe FR)/Loại 3 tốc độ + bộ truyền số
truyền tăng (Các xe FR)
Bộ truyền bánh răng O/D cho các xe FR
được đặt giữa bộ biến mô và bộ truyền bánh
răng hành tinh 3 tốc độ mà vị trí của bộ
truyền 3 tốc độ này khác với vị trí của nó ở
các xe FF.
Tuy nhiên, hình dạng cũng giống như đối với
các xe FF. Vì vây, có thể tạo ra bốn tỉ số
truyền số tiến và một tỉ số lùi.
Ngoài ra, trong A350 thì số 1 và số O/D
được phối hợp với nhau để tạo số 2. Bằng
cách này có thể tạo được năm tỉ số truyền
tiến và một tỉ số truyền lùi.
(1/4)
Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số tự động Bộ truyền bánh răng hành tinh
-15-
3. Loại 4 tốc độ + O/D (các xe FR)
Một bộ truyền hành tinh trung tâm được đặt
giữa bộ truyền hành tinh trước và bộ truyền
hành tinh sau.
Bằng việc phối hợp các bộ truyền đó với một
bộ truyền hành tinh O/D ta có thể lập được
năm tỉ số truyền tiến và một tỷ số truyền lùi.
4. Loại 5 tốc độ (các xe FR)
Một bộ truyền hành tinh trung tâm được đặt
giữa bộ truyền hành tinh trước và bộ truyền
hành tinh sau. Bộ truyền hành tinh trước có
hai bánh răng hành tinh được bố trí giữa
bánh răng bao và bánh răng mặt trời.
Bằng việc phối hợp các bộ truyền hành tinh
này, có thể lập được năm tỉ số truyền tiến và
một tỉ số truyền lùi.
(2/4)
5. Loại 4 tốc độ CR - CR (các xe FF)
Có thể lập được bốn tỉ số truyền tiến và một
tỉ số truyền lùi bằng