Hiện nay, với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, số lưọng máy móc, thiết bị hiện đại mang tính tự động hóa cao được sử dụng ngày một nhiều, cùng với đó kéo theo tai nạn gia tăng ảnh hưởng đến an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của mọi người. Những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại được gọi là nguồn nguy hiểm cao độ. Trong xã hội, khi quyền, lợi ích bị xâm phạm đều có khuynh hướng đòi hỏi một sự bồi thường nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại. Trong các quy định của BLDS về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Điều 623 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm phát sinh cho người sở hữu, chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho môi trường và những người xung quanh.
17 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 5135 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
I. Lời nói đầu:
1
II. Cơ sở lý luận:
1
1. Xác định nguồn nguy hiểm cao độ
1
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
3
2.1, Hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ
3
2.2, Có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
4
2.3, Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra
5
2.4, Lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
5
3. Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
7
III. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ.
10
IV. Một số nhận xét, kiến nghị hoàn thiện và bổ sung các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
14
IV. Kết luận
15
Tài liệu tham khảo
16
Đề bài: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Bài làm
I. Lời nói đầu:
Hiện nay, với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, số lưọng máy móc, thiết bị hiện đại mang tính tự động hóa cao được sử dụng ngày một nhiều, cùng với đó kéo theo tai nạn gia tăng ảnh hưởng đến an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản…của mọi người. Những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại được gọi là nguồn nguy hiểm cao độ. Trong xã hội, khi quyền, lợi ích bị xâm phạm đều có khuynh hướng đòi hỏi một sự bồi thường nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại. Trong các quy định của BLDS về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Điều 623 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm phát sinh cho người sở hữu, chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho môi trường và những người xung quanh.
II. Cơ sở lý luận:
1. Xác định nguồn nguy hiểm cao độ
Trong đời sống thực tế hiện nay bên cạnh những thiệt hại do hành vi của con người gây ra, có nhiều thiệt hại do tài sản là các phương tiện giao thông, máy móc, công trình xây dựng, súc vật gây ra. Theo mục III.1.a Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP nếu muốn xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ thì phải xác định nguồn gây ra thiệt hại có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không.
Theo Điều 623 khoản 1 Bộ luật dân sự: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”
Về cơ bản là phương tiên giao thông vận tải cơ giới, những phương tiện vận tải hoạt động trên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không được trang bị và hoạt động bằng máy móc. Hệ thống tải điện là dây truyền dẫn điện, máy phát, cầu dao,…và chúng đều đang hoạt động. Vũ khí bao gồm vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, vũ khí thô sơ...(Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành kèm theo Nghị định 47/CP ngày 12/08/1996).
Chất cháy, chất nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn dễ xảy ra cháy nổ (Điều 3, Luật phòng cháy chữa cháy). Chất cháy có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với oxy trong không khí, nước hoặc dưới tác động của các yếu tố khác ở nhiệt độ nhất định (ví dụ: diêm tiêu, phốt pho, thuốc đạn, xăng,...). Chất nổ là hỗn hợp hoá chất đặc biệt mà khi có tác động lý, hoá học hoặc nhiệt năng đủ liều lượng sẽ gây ra phản ứng hoá học làm phát nổ và phá huỷ môi trường xung quanh.
Chất độc là những chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng của con người, động vật cũng như đối với môi trường xung quanh (ví dụ: ni-cô-tin, thạch tín, các loại muối thuỷ ngân...).
Chất phóng xạ là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt động phóng xạ trên 70 kilo Becơren trên kilogam (70Kbo/Kg) (khoản 3, điều 3, Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ 1996).
Thú dữ là động vật bậc cao có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, lớn , rất dữ, có thể làm hại người. Ví dụ: hổ, báo, gấu, voi… Một số loại động vật nguy hiểm khác như: cá sấu, trăn, rắn,…thì có thể áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định là hướng mở cho các nguồn nguy hiểm mới.
Do quy định chỉ liệt kê một số nguồn nguy hiểm cao độ nên không thể đầy đủ và chi tiết nên để xác định nguồn nguy hiểm cao độ còn cần phải căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó. Ví dụ: Trong phương tiện giao thông cơ giới đường bộ áp dụng Luật giao thông đường bộ. Theo điểm 13 Điều 3 Luật giao thông đường bộ thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ôtô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
2.1, Hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ
Trách nhiệm bồi thường do hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ phải có các yếu tố sau:
Thứ nhất, thiệt hại phải do bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra. Là loại tài sản đặc biệt luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho người xung quanh, nên người vận hành, quản lí phải tuân thủ mọi quy định về an toàn.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài sự kiểm soát, ngăn chặn của con người. Do vậy, việc xác định này ý nghĩa quan trọng khi xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu do tác động của con người, sẽ áp dụng nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ như lái xe phóng nhanh, thả thú dữ tấn công người…những thiệt hại phát sinh từ những hành vi của con người chứ không phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Với các trường hợp như: xe bị hỏng phanh, cây tự nhiên gẫy, chập cháy hệ thống điện,…sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ vì đó là những hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm mà con người không thể hoặc khó có thể kiểm soát.
Thứ hai là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang tham gia giao thông trên đường; chập hệ thống điện trong nhà máy công nghiệp đang hoạt động…
Thứ ba là hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có tính trái pháp luật. Do vậy, các hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại mà không trái pháp luật thì không phải bồi thường, ví dụ như dùng xe ủi phá dỡ các công trình xây dựng trái phép,…
Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết (Theo Điều 623 Bộ luật dân sự). Nói tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người.
2.2, Có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Do tính chất nguy hiểm vốn có của nguồn nguy hiểm cao độ nên trong quá trình vận hành có thể gây ra thiệt hại. Đó là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe của người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, những người xung quanh…Thiệt hại là tiền đề, là điều kiện bắt buộc phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì mục đích của trách nhiệm bồi thường là khôi phục lại những tổn thất về tài sản, tinh thần như ban đầu.
Tuy nhiên không phải mọi chủ thể bị thiệt hại do nguồn nguy hiểm được hưởng trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm này được đặt ra những người bị thiệt hại không có quan hệ lao động hoặc sở hữu, chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tự chịu mọi thiệt hại xảy ra, còn thiệt hại do quá trình lao động sẽ được bồi thường theo cách khác như bảo hiểm tai nạn lao động.
Việc xác định thiệt hại và thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại áp dụng các quy định chung về bồi thường thiệt ngoài hợp đồng tại Điều 608 đến 612 Bộ luật dân sự và chi tiết tại mục II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP.
2.3, Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra
Điều kiện này đòi hỏi hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo quan điểm của triết học, nguyên nhân và kết quả luôn có mối liên hệ nối tiếp nhau, nguyên nhân là cái đi trước, là cái sinh ra kết quả; nhưng một kết quả có thể lại do nhiều nguyên nhân sinh ra hoặc ngươc lại. Nếu không xác định được mối quan hệ nhân quả, là không xác định nguyên nhân gây ra thiệt hại sẽ dễ dẫn đến các sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, điều quan trọng là xác định thiệt hại đó do nguyên nhân nào gây ra, các nguyên nhân đó xuất phát từ đâu,…khi tìm được mối quan hệ mới có thể xác định trách nhiệm bồi thường.
2.4, Lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Trong thực tế, có những thiệt hại phát sinh không phải do lỗi trực tiếp từ con người mà là do các tài sản. Trong những trường hợp đó, rất khó xác định chính xác để áp dụng và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự. Theo khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự quy định “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi”.
Nếu như các trường hợp bồi thường thiệt hại thông thường dựa trên sự suy đoán lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dựa trên suy đoán trách nhiệm đối với người có nghĩa vụ quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, do lỗi không áp dụng cho tài sản là vật vô tri mà chỉ được xem xét khi gắn với chủ thể nhất định.
Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của con người trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này mà sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung. Trường hợp có một phần lỗi của người quản lý, trông giữ,…nguồn nguy hiểm cao độ thì hành vi đó không phải nguyên nhân quyết định dẫn đến thiệt hại.
Chủ sở hữu, người đang chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường kể cả chứng minh được là không có lỗi. Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân trực tiếp, dẫn đến thiệt hại. Hoạt động này không có lỗi của con người như xe đang chạy bất ngờ nổ lốp, mất phanh,…Xác định trách nhiệm bồi thường dựa trên lỗi nhiều trường hợp không bảo đảm được quyền lợi chính đáng cho nạn nhân, việc chứng minh quyền, lợi ích bị xâm phạm nhiều khi rất phức tạp và có thể còn có những bất lợi cho người bị thiệt hại. Thực tế cho thấy nhiều tai nạn mang tính khách quan, ngoài sự chi phối, điều khiển của con người như thiệt hại thực tế đã xảy ra nhưng không do lỗi của ai cả vì do máy móc, cây cối, nhà cửa, gia súc… gây ra. Vì vậy, người bị thiệt hại được bảo đảm bồi thường ngay cả trong trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi.
Như vậy, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ cần xác định đúng sự kiện gây thiệt hại là nguyên nhân trực tiếp làm tổn thất tài sản thực tế, giữa chúng có mối quan hệ nhân - quả, thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải là người chịu trách nhiệm bồi thường. Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường có thể bị loại trừ nếu xác định được thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
3. Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được áp dụng với các chủ thể sau : chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ; người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ; người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ.
Việc xác định ai trong số các chủ thể trên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, dựa trên nguyên tắc chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ kể cả khi không có lỗi.
Thứ nhất, chủ sở hữu trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Theo đó, chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ. Trong khi thực hiện quyền sở hữu, chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ nhưng không được gây tổn hại tới lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy, nếu nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác trong trường hợp chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu người bị thiệt hại là chính chủ sở hữu thì trách nhiệm bồi thường không phát sinh, nếu là phương tiện giao thông thì sẽ áp dụng các quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Thứ hai, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng theo ý chí của chủ sở hữu. Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Do vậy, phải xác định rõ trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không.
Trường hợp, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ có mối quan hệ lao động, được xác lập qua tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động. Mặc dù người lao động là người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nhưng hoàn toàn dưới sự quản lý, điều hành của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và vì lợi ích của chủ sở hữu nên phải coi đây giống như trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng, theo đó, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm khi tài sản của mình gây thiệt hại cho người khác.
Trường hợp, chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cho chủ thể khác thông qua giao dịch dân sự, hợp đồng: mượn, thuê, cầm cố, gửi giữ… Nếu bai bên đã xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì căn cứ vào sự thỏa thuận đó. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì áp dụng pháp luật, theo đó bên mượn, thuê, nhận cầm cố, nhận gửi giữ,…là những người chiếm hữu, sử dụng tài sản có căn cứ pháp luật, vì vậy trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại khi đang thuộc quyền chiếm hữu, quản lý của họ, họ bị coi là có lỗi trong nghĩa vụ quản lý, sử dụng và phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tài sản trong trường hợp này đã nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của chủ sở hữu nên họ sẽ không phải bồi thường, tuy nhiên nếu người chiếm hữu, sử dụng không có lỗi mà thiệt hại do chính tài sản gây ra mà người sử dụng không thể biết như tường đổ, nhà sập,… thì chủ sở hữu phải bồi thường.
Trường hợp chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi như biết người mượn không có bằng lái xe mà vẫn cho mượn thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, tại mục III.2.b Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thể thực hiện thỏa thuận không trái pháp luật để việc thực hiện trách nhiệm bồi thường được nhanh chóng, kịp thời như thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, ưu tiên người có điều kiện kinh tế bồi thường trước,…
Thứ ba, trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, theo mục III.2.d Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, có hai khả năng như sau:
Chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu, người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải trách nhiệm bồi thường vì đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật, việc gây thiệt hại nằm ngoài ý chí, khả năng kiểm soát của họ.
Trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường cùng người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
III. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo quy định của Bộ luật dân sự, mọi công dân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, quyền sở hữu hợp pháp của công dân được pháp luật thừa nhận. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định từ Điều 604 đến Điều 630 của BLDS là căn cứ để người bị thiệt hại khôi phục lại quyền và lợi ích đã bị xâm hại. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng quy định pháp luật giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra gặp phải khó khăn, bất cập nhất định, dưới đây là một số vụ án xảy ra trên thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, phương hướng hoàn thiện hơn khi áp dụng pháp luật.
Vụ việc thứ nhất: Tại quận 5, TP.HCM, khoảng 20 giờ 30 tối 31-8, Duy cùng hai bạn học đi xe đạp về đến ngã tư Trần Hưng Đạo-Nguyễn Biểu thì trời mưa lớn. Đường ngập, lại bị cái “lô cốt” to đùng án ngữ giữa đường nên Duy rủ bạn đi lên vỉa hè. Vừa đưa xe lên vỉa hè, bất ngờ một luồng điện từ trụ đèn đường phóng thẳng vào người làm Duy ngã xuống. Thấy em gặp nguy hiểm, hai bạn học vội nhảy đến kéo em ra cũng bị điện giật, phải kêu cứu.
Những người dân gần đó lập tức chạy đến, kịp đẩy hai bạn học của Duy ra rồi gọi điện thoại báo cơ quan chức năng. Công an phường 2 (quận 5) và lực lượng cấp cứu nhanh chóng có mặt nhưng không ai dám đến gần em Duy. Mãi 30 phút sau, nhân viên của Công ty Điện lực Chợ Lớn, Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM mới xuống hiện trường cắt điện. Em Duy đã chết tại chỗ, còn hai bạn học của em bị chấn thương, sau khi cấp cứu đã tỉnh lại.
Ngay trong đêm, các cơ quan chức năng gồm Công an quận 5, Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM và Công ty Điện lực TP.HCM đã khảo sát hiện trường. Tại ngã tư nơi xảy ra sự cố có trụ điện chiếu sáng công cộng số 86 thuộc xí nghiệp Chiếu sáng 2 (Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM), một cột đèn tín hiệu giao thông và một trụ điện thuộc Công ty Điện lực Chợ Lớn. Thực nghiệm hiện trường cho thấy luồng điện 240 V phát ra từ cột đèn chiếu sáng công cộng số 86 do hở mạch điện.
Trước cái chết thương tâm của em Duy, gia đình cho biết sẽ gửi đơn đến cơ quan công an đề nghị khởi tố vụ án.
Trong vụ việc trên, đầu tiên xác định cột đèn chiếu sáng công cộng là hệ thống tải điện, theo khoản 1 Điều 623: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện,…các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”, do vậy đây là một nguồn nguy hiểm cao độ. Hệ thống tải điện – đèn chiếu sáng trong quá trình vận hành luôn tiềm ẩn mối nguy hiểm có thể gây thiệt hại, mà trong vụ việc trên đã xảy ra thiệt hại về tính mạng của em Duy và tổn hại về sức khỏe, tinh thần của hai bạn học. Do đó, phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ.”
Theo khoản 2 Điều 623 BLDS: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy