Bước đầu khảo sát đối chiếu các từ Hán - Hàn và Hán - Việt

I. PHẦN MỞ ĐẦU. Trong gần 2 thập niên qua, mối quan hệ của Việt Nam và Hàn Quốc đã không ngừng được củng cố, phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế. Trên phương diện văn hoá Hàn Quốc đã tạo được dấu ấn khá sâu sắc đối với người Việt Nam. Minh chứng rõ ràng nhất của nhận định trên đó chính là số lượng người theo học, tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc đang tăng lên đáng kể. Đối với người học ngoại ngữ, việc học từ vựng và nắm rõ ý nghĩa cũng như cách sử dụng luôn là một trở ngại. Để giúp cho việc học tập trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn thì việc so sánh, tìm hiểu về ngôn ngữ mình đang theo học có điểm nào giống với tiếng mẹ đẻ và giống đến mức độ nào là công việc cần thiết. Trong quá trình theo học tiếng Hàn Quốc, chúng tôi thấy rằng lớp từ vựng tiếng Việt Nam và tiếng Hàn Quốc có đến 60% âm tiết có xuất phát từ Hán tự, và đây cũng chính là điểm chung rõ ràng nhất giữa 2 ngôn ngữ Việt Nam và Hàn Quốc. Xuất phát từ điểm chung ấy mà chúng tôi đã thực hiện bài báo cáo khoa học này với mục đích bước đầu khảo sát đối chiếu các từ Hán – Việt và Hán – Hàn nhằm phục vụ cho việc học tập và làm việc sau này; đồng thời chúng tôi mong bài báo cáo này sẽ trở thành tài liệu giúp ích cho những người quan tâm đến tiếng Hàn Quốc. 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tìm hiểu về từ các từ vựng gốc Hán là một phạm vi rộng và khó vì vậy trong khuôn khổ một bài báo cáo khoa học này, chúng tôi xin được phép tổng hợp các từ tiếng Hàn Quốc gốc Hán phổ biến, hay gặp nhất và từ đó đối chiếu, so sánh với các từ Hán Việt để đưa ra kết luận về sự giống nhau giữa các lớp từ vựng ấy.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu khảo sát đối chiếu các từ Hán - Hàn và Hán - Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 180 BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT ĐỐI CHIẾU CÁC TỪ HÁN-HÀN VÀ HÁN - VIỆT SVTH:Lê Tú Anh, Lý Kiều Linh(3H-09) GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc I. PHẦN MỞ ĐẦU. Trong gần 2 thập niên qua, mối quan hệ của Việt Nam và Hàn Quốc đã không ngừng được củng cố, phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế. Trên phương diện văn hoá Hàn Quốc đã tạo được dấu ấn khá sâu sắc đối với người Việt Nam. Minh chứng rõ ràng nhất của nhận định trên đó chính là số lượng người theo học, tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc đang tăng lên đáng kể. Đối với người học ngoại ngữ, việc học từ vựng và nắm rõ ý nghĩa cũng như cách sử dụng luôn là một trở ngại. Để giúp cho việc học tập trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn thì việc so sánh, tìm hiểu về ngôn ngữ mình đang theo học có điểm nào giống với tiếng mẹ đẻ và giống đến mức độ nào là công việc cần thiết. Trong quá trình theo học tiếng Hàn Quốc, chúng tôi thấy rằng lớp từ vựng tiếng Việt Nam và tiếng Hàn Quốc có đến 60% âm tiết có xuất phát từ Hán tự, và đây cũng chính là điểm chung rõ ràng nhất giữa 2 ngôn ngữ Việt Nam và Hàn Quốc. Xuất phát từ điểm chung ấy mà chúng tôi đã thực hiện bài báo cáo khoa học này với mục đích bước đầu khảo sát đối chiếu các từ Hán – Việt và Hán – Hàn nhằm phục vụ cho việc học tập và làm việc sau này; đồng thời chúng tôi mong bài báo cáo này sẽ trở thành tài liệu giúp ích cho những người quan tâm đến tiếng Hàn Quốc. 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tìm hiểu về từ các từ vựng gốc Hán là một phạm vi rộng và khó vì vậy trong khuôn khổ một bài báo cáo khoa học này, chúng tôi xin được phép tổng hợp các từ tiếng Hàn Quốc gốc Hán phổ biến, hay gặp nhất và từ đó đối chiếu, so sánh với các từ Hán Việt để đưa ra kết luận về sự giống nhau giữa các lớp từ vựng ấy. V. NỘI DUNG. 1. Lịch sử du nhập của Hán tự vào Việt Nam. Với sự giao thoa trên các bình diện văn hoá, kinh tế và đặc biệt là trải qua các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc ở Châu Á nói chung và ở Đông Á nói riêng, chữ Trung Quốc được hình thành, phát triển và trở thành chữ viết chung được sử dụng rộng rãi trong các dân tộc ở những khu vực này. Sau hàng chục thế kỉ dưới sự cai trị và đồng hoá của người Hán người Việt Nam vẫn giữ được tiếng nói và nhiều phong tục của riêng mình. Tuy nhiên vẫn có sự ành hưởng nhất định về văn hoá, thể chế chính trị của Trung Quốc đối với người Việt Nam kể cả trong tư tưởng triết học và ngôn ngữ. Lịch sử ghi lại rằng trước khi có chữ quốc ngữ ra đời, người Việt Nam phải dùng chữ Hán để viết HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 181 nhưng họ đọc theo âm Việt Nam. Tuy nhiên quá trình tiếp nhận các từ ngữ tiếng Hán giai đoạn đầu chỉ diễn ra một cách lẻ tẻ, không hệ thống và chủ yếu bằng đường khẩu ngữ. Đến giai đoạn nhà Đường thì tiếng Hán được du nhập một cách có hệ thống, với số lượng lớn và chủ yếu thông qua con đường sách vở. Cách đọc Hán - Việt gắn liền với việc sử dụng văn tự: ban đầu là văn tự Hán, sau là chữ Hán và chữ Nôm và cuối cùng là ghi bằng chữ quốc ngữ. Với việc học tâp được một hệ thống chữ viết tương đối hoàn thiện, các học sĩ bản địa có thể thực hiện mục đích tiếp thu tri thức từ một nền văn minh lớn nước láng giềng. Bên cạnh việc tiếp nhận những tri thức đó, người Việt Nam còn sử dụng chính những con chữ Hán để ghi chép lại các kinh nghiệm trong tập quán lao động, sinh hoạt được hình thành từ xa xưa. Và như vậy, những nhân sĩ người Việt Nam sau giai đoạn tiếp thu chữ Hán một cách thụ động từ phương Bắc đã biết sử dụng một cách tốt nhất hệ thống văn tự này vào mục đích riêng có lợi cho mình. Cứ như vậy, chữ Hán vô tình trở thành một người bạn đồng hành với đời sống lao động, sinh hoạt văn hoá của người dân nước Việt Nam. Giai đoạn về sau, chữ Hán không chỉ có vai trò trong những văn bản chính thức, trong những ghi chép thư tịch mà hệ thống văn tự này đã trở nên gần gũi với đời sống các cư dân hơn, khi nó được dùng để ghi gia phả dòng họ hay những sự kiện của một khu vực nhỏ. Cùng với đó, còn có những tập tục sinh hoạt thường ngày rất đặc trưng của người Việt cũng đều được ghi lại bằng những văn bản chữ Hán. Tới khi giành được độc lập, đời sống văn hoá của cư dân Việt Nam đã trải qua một quá trình hình thành lâu dài dưới những ảnh hưởng từ văn hoá Trung Hoa. Nhưng với ý thức sáng tạo người Việt đã tạo thành một hệ thống âm Hán - Việt hoàn chỉnh. Ví dụ như con chữ Hán được phát âm là tian, nghĩa Việt là trời, và âm Hán - Việt là thiên. Còn với chữ Hán tượng hình đọc là jia, nghĩa tiếng Việt Nam là nhà, còn âm Hán - Việt đọc làgia. Tương tự thế, chữ Hán đọc là shan, nghĩa tiếng Việt Nam là núi, còn âm Hán - Việt đọc là sơn. Sự khác biệt một cách rõ rệt như vậy đã đem lại một diện mạo mới cho âm Hán được sử dụng tại Việt Nam. 2. Lịch sử du nhập của Hán tự vào Hàn Quốc. Do đặc thù về lịch sử và địa lý, Hàn Quốc tiếp thu và chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa khá sớm. Chữ Hán du nhập vào bán đảo Triều Tiên thời điểm cụ thể từ bao giờ thì vẫn chưa có tài liệu nào chính xác ghi lại. Nhưng theo các nhà nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ học Hàn Quốc cho biết khi Hàn Quốc phân tam quốc là: Koguryo ở phía Bắc, Shilla và Peakche ở phía Nam, đã tiếp nhận Phật giáo từ Trung Hoa và có tổ chức học đường truyền đạo Khổng và lịch sử Trung Hoa. Và kể từ sau khi nhà Hán đem quân xâm lược bán đảo Triều Tiên, cai trị khoảng 100 năm và truyền bá chữ Hán, ra lệnh dùng chữ Hán trong công văn, giấy tờ của cơ quan hành chính do nhà Hán lập ra và bắt quan lại nhân viên người bản địa phải học chữ Hán. Từ đó chữ Hán dần được mở rộng, phát triển ra ngoài xã hội và chiếm vị trí quan trọng trong văn hoá Hàn Quốc nói chung và trong văn học Hàn Quốc nói riêng. Vào thế kỷ thứ VII, người Hàn Quốc bắt đầu soạn sách sử, kỷ lục danh nhân, địa danh và dùng Hán tự. Khi đó người Hàn Quốc ghi tiếng của mình theo 2 cách. Một là, chỉ dùng ngữ âm của chữ để ghi âm tiết tiếng Hàn Quốc. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 182 Hai là, dùng cách đọc Hàn Quốc để đọc nghĩa của từ được chữ Hán biểu thị. Đến thời Shilla một hệ thống chữ viết đã được tạo ra và cải tiến dần dần. Hệ thống chữ viết này là hệ thống chữ viết đơn giản và sáng tạo của vua Sejong dựa vào những điểm bất lợi của việc sử dụng Hán tự như chỉ có những người thuộc tầng lớp thượng lưu mới được học hay như việc không có tiếng nói, chữ viết riêng của dân tộc sẽ là một cản trở lớn trong việc phát triển đất nướcViệc chữ hangul ra đời đem lại một diện mạo hoàn toàn mới cho dân tộc Hàn Quốc. Ngày nay chữ Hán vẫn xuất hiện trên báo chí, trong các tác phẩm, các công trình nghiên cứu khoa học tại Đại Hàn. Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, tuy có thể được biểu hiện dưới dạng kí tự bằng chữ Hangul, nhưng từ trong tiếng Hán vẫn được vay mượn để chỉ ra các sự kiện, hiện tượng, để định nghĩa cho các thuật ngữ chuyên môn, để đặt tên cho con người, cho các chức danh, chức vụ, cho cơ quan, trường học, cửa hàng Có thể thấy theo quá trình lịch sử lâu dài, tiếng Hán ở Hàn Quốc dần dần đã chiếm lượng từ vựng khá lớn (khoảng 60%) trong ngôn ngữ Hàn Quốc. Các từ Hán du nhập vào và được sử dụng trong tiếng Hàn Quốc không được đọc theo âm tiếng Trung Quốc vốn có của nó mà theo âm tiếng Hàn Quốc, tuân theo các nguyên tắc ngữ âm tiếng Hàn Quốc. Các từ vay mượn từ tiếng Hán này vì vậy có những đặc trưng riêng và được gọi là các từ Hán – Hàn. 3. Bảng so sánh về từ Hán – Hàn và Hán – Việt. ㄱ 한자 뜻 관련어휘 1.가 Tạm 가처분(假處分): tạm xử lý 2.가 Giá (價) 가격(價格): giá cả; 최저가(最低價): giá thấp 3.가 Khả (可) 가능성(可能性): khả năng; 가변(可變): khả biến 가 4.가 Gia (家) 가정(家庭): gia đình; 가장(家長): gia trưởng; 가축(家畜): gia súc 각 각 Đa(各) 각가지(各--): các loại; 각개(各個): từng cái một; 각거(各居):sống riêng; 각방(各方): các phương 1.간 Gián (間) 간접(間接): gián tiếp; 간식(間食): bữa ăn nhẹ 2.간 Giản (簡) 간단(簡單): đơn giản; 간결(簡潔): ngắn gọn; 간소(簡素): giản dị 3.간 Gian (khổ) (艱) 간고(艱苦): gian khổ; 간난(艱難): gian nan 간 4.간 Gian (奸) 간책(奸策): gian kê; 간교(奸巧):gianxảo;간상(奸商): gian thương HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 183 5.간 Can (干) 간섭(干涉): can thiệp .갈 Khát (渴) 갈구(渴求): khao khát; 갈망(渴望): thiết tha; 갈수(渴水): khát nguồn nước (do khô hạn) 2.갈 Xung (葛) 갈등(葛藤): xung đột 갈 3.갈 Hô (喝) 갈채(喝采): hoan hô; 갈파(喝破): trách mắng 1.감 Cảm (感) 감각(感覺): cảm giác; 감동(感動): cảm động; 감기(感氣): cảm cúm 2.감: Quan (監) 감독(監督): quản đốc; 감시(監視): quan sát; 감리(監理): quản lý 감 3.감: Giảm (減) 감면(減免): giảm bớt; 감쇄(減殺): suy giảm; 감소(減少): giảmxuống 1.강: Cường (强) 강경(强硬): kiêncường; 강화(强化): cường hoá 강 2 강:. Giảng (講) 강당(講堂): giảng đường; 강단(講壇): diễn đàn; 강론(講論): thảo luận. 1.개: Cải (改) 개혁(改革): cải cách; 개량(改良):cải tiến 개 2.개: Khai (開) 개간(開墾):khaiphá; 개업(開業):khánhthành; 개국(開國): khai quốc 3.개: Khái (槪) 개념(槪念):kháiniệm; 개론(槪論):khái luận 1.거: Khử (去) 거독(去毒): khử độc 2.거: Kiêu (倨) 거만(倨慢): kiêu căng 거 3.거: Lớn (巨) 거부(巨富): cự phú; 거사(巨商): việc lớn 1.결: Quyết (決) 결심(決心): quyết tâm; 결재(決裁):phê chuẩn 결 2.결: Kết (結) 결혼(結婚): kết hôn; 결속(結束): đồng nhất 1.겸: Khiêm (謙) 겸양(謙讓): khiêm nhường; 겸손(謙遜): khiêm tốn 겸 2.겸: Kiêm (兼) 겸전(兼全): kiêm toàn; 겸행(兼行): làm liên tục ㄴ 한자 뜻 관련어휘 낙 낙: 落 Lạc 낙관(落款): lạc quan. 낙후(落後): lạc hậu. 1.난: 亂 Loạn 난동(亂動): bạo loạn. 난시(亂視): loạn thị. 난맥(亂脈): hỗn loạn. 난 2.난: 難 Nan 난관(難關): khó khăn. 난처(難處): khó xử. 난문제(難問題): vấn đề nan giải. 1.남: 南 Nam 남극(南極): nam cực. 남부(南部): miền nam. 남 2.남: 濫 Lạm 남발(濫發): lạm phát. 남용(濫用): lạm HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 184 dụng. 납 납:納 Nạp, nộp 납금(納金):nộp tiền. 납득(納得):dung nạp. 납부(納付): nộp. 1.낭: 郎 Lang 낭군(郎君): lang quân. 2.낭: 浪 Lãng 낭만(浪漫): lãng mạn. 낭비(浪費): lãng phí. 낭 3.낭: 娘 Nương 낭자(娘子): nương tử. 냉 냉: 冷 Lạnh 냉담(冷淡): lãnh đạm. 냉대(冷待): lạnh nhạt. 냉풍(冷風): cơn gíó lạnh. 1.노: 老 Nô, Lão 노인(老人): lão nhân. 노모(老母): lão bà 노소(老少): già trẻ, lão ấu. 노화(老化): lão hoá. 2.노: 努 Nỗ 노력(努力): nỗ lực. 노 3.노: 露 Lộ 노정(露呈): lộ trình. 노천(露天): lộ thiên. 노출(露出): lộ diện. 1.녹: 綠 Xanh 녹엽(綠葉): lá xanh. 녹색(綠色): màu xanh lục. 녹 2.녹: 錄 Ghi 녹음(錄音): ghi âm. 논 논: 論 Luận 논문(論文): luận văn. 논쟁(論爭): luận tranh. 논죄(論罪): luận tội. 1.농: 農 Nông 농업(農業): nông nghiệp. 농경(農耕): nông canh. 농림(農林): nông nghiệp. 농 2.농: 濃 Nồng 농도(濃度): nồng độ 농화(濃化):nồng hoá ㄴ 한자 뜻 관련어휘 낙 낙: 落 Lạc 낙관(落款): lạc quan. 낙후(落後): lạc hậu. 1.난: 亂 Loạn 난동(亂動): bạo loạn. 난시(亂視): loạn thị. 난맥(亂脈): hỗn loạn. 난 2.난: 難 Nan 난관(難關): khó khăn. 난처(難處): khó xử. 난문제(難問題): vấn đề nan giải. 1.남: 南 Nam 남극(南極): nam cực. 남부(南部): miền nam. 남 2.남: 濫 Lạm 남발(濫發): lạm phát. 남용(濫用): lạm dụng. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 185 납 납:納 Nạp, nộp 납금(納金):nộp tiền. 납득(納得):dung nạp. 납부(納付): nộp. 1.낭: 郎 Lang 낭군(郎君): lang quân. 2.낭: 浪 Lãng 낭만(浪漫): lãng mạn. 낭비(浪費): lãng phí. 낭 3.낭: 娘 Nương 낭자(娘子): nương tử. 냉 냉: 冷 Lạnh 냉담(冷淡): lãnh đạm. 냉대(冷待): lạnh nhạt. 냉풍(冷風): cơn gíó lạnh. 1.노: 老 Nô, Lão 노인(老人): lão nhân. 노모(老母): lão bà 노소(老少): già trẻ, lão ấu. 노화(老化): lão hoá. 2.노: 努 Nỗ 노력(努力): nỗ lực. 노 3.노: 露 Lộ 노정(露呈): lộ trình. 노천(露天): lộ thiên. 노출(露出): lộ diện. 1.녹: 綠 Xanh 녹엽(綠葉): lá xanh. 녹색(綠色): màu xanh lục. 녹 2.녹: 錄 Ghi 녹음(錄音): ghi âm. 논 논: 論 Luận 논문(論文): luận văn. 논쟁(論爭): luận tranh. 논죄(論罪): luận tội. 1.농: 農 Nông 농업(農業): nông nghiệp. 농경(農耕): nông canh. 농림(農林): nông nghiệp. 농 2.농: 濃 Nồng 농도(濃度): nồng độ 농화(濃化):nồng hoá ㄷ 한자 뜻 관련어휘 다 다: 多 Đa 다감(多感): đa cảm. 다언(多言): đa ngôn. 다양(多樣): đa dạng. 단 1.단: 團 Đoàn 단결(團結): đoàn kết. 단체(團體): đoàn thể. 단 장(團長): đoàn trưởng. 2.단: 斷 Đoạn 단교(斷交):đoạn giao 단념(斷念): từ bỏ 3.단: 短 Đoản 단명(短命):đoản mệnh,단문(短文): đoản văn 4.단: 單 Đơn 단순(單純): đơn giản 담 1.담: 擔 Đảm 담당(擔當) đảm đương. 담임(擔任): đảm nhiệm. 2.담: 淡 Đạm 담백(淡白): đạm bạc. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 186 3.담: 談 Đàm 담판(談判): đàm phán. 담화(談話): đàm thoại 답 답: 答 Đáp 답변(答辯): đáp trả, 답례(答禮): đáp lễ, 답안(答案): đáp án 당 당: 當 Đương, Đắc 당일(當日): đương nhật, 당대(當代): đương đại, 당선(當選): đắc cử 대 1.대: 大 Đại 대부분(大部分):đại bộ phận, 대사관(大使館): đại thư quán (thư viện) 2.대: 對 Đối 대내(對內): đối nội, 대비(對比): đối chiếu ㅁ 한자 뜻 관련어휘 1.만:萬 Vạn 만경 (萬頃): vạn dặm. 만사(萬事): vạn sự. 1.만 2.만:滿 Mãn 만기(滿期):mãn kì. 만료(滿了):làm lay động. 1.매:魅 Mê 매력(魅力): sức hút. 매료(魅了): làm lay động. 2.매:埋 Chứa, chon 매장(埋葬): chứa 매축(埋築): chôn, lấp. 2.매 3.매:賣 Bán 매장(賣場): nơi bán. 매매(賣買): mua bán. 매표(賣票): bán vé. 1.면:面 Diện 면대(面對): đối diện. 면담(面談):gặp mặt nói chuyện. 3.면 2.면:免 Miễn 면세(免稅): miễn thuế. 면소(免訴):miễn truy tố. 1.명:命 Mệnh 명맥(命脈):mạng sống. 명명(命名): đặt tên. 2.명:明 Minh 명기(明記): ghi chép rõ 명백(明白): minh bạch 4.명 3.명:名 Danh 명색(名色): danh nghĩa 명성(名聲): danh tính 1.모: Mô 모방(模倣): mô phỏng. 모범(模範): mô phạm. 2.모: Mưu 모살(謀殺): mưu sát. 모 3.모: Mâu 모순(矛盾): mâu thuẫn (trong hành động, lời nói). 무 무:無 Vô 무성(無性):vô danh. 무관(無關): không liên quan. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 187 1.문:文 Văn 문과(文科): khoa văn. 문구(文句): câu văn. 문 2.문:問 Thăm 문병(問病): thăm bệnh. 문답(問答): vấn đáp. 1.미:味 Vị 미각(味覺): vị giác. 2.미:未 Chưa 미간(未刊): chưa phát hành. 미개발(未開發): chưa khai triển. 미 3.미:美 Mĩ 미인(美人):mĩ nhân. 미덕(美德):đức tính tốt. 민 민:民 Dân 민속(民俗): dân tộc 민생(民生): dân sinh ㅇ 한자 뜻 관련어휘 1.압:壓 Áp, ép 압승(壓勝):chiến thắng áp đảo; 압축(壓縮):ép lại, nén lại 압 2.압:押 Tịch 압수(押收): tịch thu; 압류(押留):tịch thu 1.앙:仰 Ngưỡng 앙망(仰望):mong muốn; 앙모(仰慕): ngưỡng mộ 앙 2.앙:昻 Tăng, đề 앙등(昻騰):tăng vọt; 앙양(昻揚): đề cao 1.양:讓 Nhượng 양보(讓步): nhượng bộ; 양수(讓受):chuyển nhượng 2.양:養 Dưỡng 양로(養老): dưỡng lão; 양생(養生): dưỡng sinh; 양성(養成): giáo dục, đào tạo 양 3.양:諒 Hiểu 양찰(諒察): hiểu, thông cảm 1.연:連 Kết, liên 연결(連結):kết nối 2.연:硏 Nghiên 연구(硏究):nghiên cứu; 연수(硏修): tu nghiệp 연 3.연:練 Luyện 연습(練習):luyện tập 1.영:營 Dinh, kinh 영업(營業):kinh doanh; 영양(營養):dinh dưỡng 영 2.영:領 Lãnh 영도(領導):lãnh đạo; 영수(領袖): lãnh sự 1.예:豫 Dự 예감(豫感): dự cảm; 예견(豫見): dự kiến; 예산(豫算): dự toán 예 2.예:禮 Lễ, phục 예우(禮遇):Tiếp đãi; 예찬(禮讚):thán phục 1.완:完 Hoàn 완벽(完璧):hoàn thiện; 완성(完成): hoàn thành 완 2.완:緩 Giảm 완화(緩和):giảm bớt 요 1.요:要 Cần 요망(要望):Cần thiết; 요구(要):yêu cầu; HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 188 요긴(要緊):cần thiết; 2.요:療 Điều 요기(療飢): dịu cơn đói; 요양(療養): điều dưỡng 1.위:委 Uỷ 위탁(委託): uỷ thác; 위촉 (委囑):uỷ nhiệm 위 2.위:僞 Nguỵ 위장 (僞裝):nguỵ trang; 위증 (僞證): nguỵ chứng 1.유:留 Quan 유념(留念):quan tâm 2.유:流 Du 유실 (流失):Thất lạc; 유랑(流浪): lang thang 3.유:有 Nổi 유명 (有名):nổi tiếng; 유망(有望):triển vọng; 유심(有心): chú ý 유 4..유:維 Duy 유지(維持): duy trì 1.응:應 Ưng, Ứng 응보 (應報):ứng báo; 응낙(應諾):ưng thuận; 응시 (應試):ứng thi; 응용(應用):ứng dụng 응 2.응:凝 Tụ 응결(凝結):đông cứng; 응축(凝縮):tụ lại; 응혈(凝血): đông máu 1.의:疑 Nghi 의문 (疑問):nghi vấn; 의심 (疑心):nghi ngờ 의 2.의:依 Dựa 의존(依存): dựa dẫm; 의지(依支):cậy nhờ; 의탁 (依託): dựa vào 1.임:任 Chỉ 임면(任免): bổ nhiệm; 임명(任命): chỉ định 임 2.임:臨 Lâm 임시(臨時): lâm thời; 임종(臨終): lâm chung; 임전 (臨戰): lâm trận 1.입:入 Nhập 입원(入院): nhập viện; 입장 (入場): đi vào; 입영(入營): nhập ngũ 입 2.입:立 Lập 입신(立身):lập nghiệp; 입안(立案): lập kế hoạch ㅌ 한자 뜻 관련어휘 1.탄: 歎 Thán 탄복(歎服): Thán phục 2.탄: 誕 Phát 탄생(誕生):Phát sinh 탄 3.탄: 歎 Van 탄원(歎願): Van xin 탐 1.탐:貪 Tham 탐욕(貪慾): lòng tham; 탐려(貪戾): tham lam HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 189 2.탐: 探 Thăm, Thám 탐방(探訪): Tham quan; 탐구(探究): Thăm dò; 탐정(探偵): Thám hiểm 1.토: 吐 Thổ 토로(吐露): Thổ lộ 토 2.토: 討 Thảo 토론(討論):Thảo luận 1.통: 痛 Thông 통감(痛感): Thông cảm; 통역(通譯): thông dịch 2.통: 統 Thống 통계(統計): Thống kê; 통치(統治): Thống trị 통 3.통: 通 Thông (nói) 통관(通關):thông qua hải quan; 통달(通達): thông đạt,nắm vững; 통보(通報): thông cáo, thông tin; 통화(通話): nói chuyện điện thoại 1.투: 投 Đầu 투자(投資): đầu tư; 투입(投入): đầu tư; 투거(投機): đầu cơ 투 2.투: Đấu 투쟁(鬪爭): đấu tranh; 투전(鬪狠):đấu bài bạc ㅍ 한자 뜻 관련어휘 1.파: 派 Phái 파견(派遣): Phái đi; 파생(派生): Phái sinh 파 2.파: 破 Phá 파괴(破壞):phá huỷ; 파손(破損): tàn phá 1.판: 判 Phán 판단(判斷):phán xét; 판결(判決): phán đoán 판 2.판: 販 bán 판매(販賣): bán 1.폐: 閉 Bế 폐막(閉幕): bế mạc 폐 2.폐: 廢 Bãi 폐지(廢止):bãi bõ 1.폭: 爆 Bộc 폭격(爆擊):oanh tạc, 폭파(爆破): bộc phá 폭 2.폭: 暴 Bạo 폭동(暴動):bạo loạn 1.표: 漂 Phiêu 표류(漂流):phiêu luu 표 2.표: 表 Biểu 표현(表現):biểu hiện III. KẾT LUẬN. Việc mượn chữ Hán và yếu tố Hán trong Hán – Việt, Hán – Hàn sớm muộn khác nhau, khúc xạ khác nhau và mỗi dân tộc đều có ý thức, bản lĩnh tạo cho mình chữ viết riêng thích hợp. Cách đọc yếu tố Hán trong Hán – Việt và Hán – Hàn về cơ bản vẫn có chút nét giống nhau. Mỗi tiếng có sự biến đổi phụ âm đầu, âm giữa, âm cuối theo áp lực và quy luật cấu âm và âm vị học của mình. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 190 Do tiếng Hán- Hàn chiếm tới 60% số lượng từ vựng được sử dụng nên đối với người học tiếng Hàn Quốc việc xây dựng cho mình một vốn từ vựng Hán- Hàn là một phần vô cùng quan trọng để học tốt tiếng Hàn Quốc. Đặc biệt hơn nữa qua việc tìm hiểu các từ vựng Hán- Hàn này, chúng ta có thể hiểu biết thêm về lịch sử hình thành ngôn ngữ của tiếng Hàn Quốc cũng như tìm ra được nét tương đồng trong từ Hán- Hàn và Hán- Việt, giúp rút ngắn khoảng cách khác biệt ngôn ngữ. Qua bài nghiên cứu này, chúng tôi đã có thể rút ra được một số kết luận: Thứ nhất, về mặt lịch sử, do đều nằm dưới sự cai trị lâu dài của nhà Hán nên cả 2 dân tộc đều có một số lượng từ khá lớn bắt nguồn từ Hán tự. Tuy nhiên do sự khác biệt về mặt ngữ âm của 2 dân tộc nên dù cùng là 1 từ gốc Hán nhưng được đọc theo 2 cách đọc của Việt Nam và Hàn Quốc. Thứ hai, về mặt ngữ nghĩa, do trong tiếng Hàn có số lượng âm tiết ít hơn tiếng Hán nên phát sinh nhiều trường hợp 1 từ có thể đại diện cho nhiều nghĩa gốc Hán (giống như chúng tôi đã thống kê ở bảng trên). Thứ ba, về khả năng kết hợp, mỗi hình vị tiếng Hán có tính độc lập cao, không phụ thuộc vào trật tự trắp dính thân từ. Mỗi hình vị tiếng Hán lại có vị trí phân bố tự do, có khả năng kết hợp với từ thuần Hàn, có thể đứng sau hoặc trước trong từ ghép. Do có khả năng kết hợp như vậy nên đã sản sinh ra một số lượng từ Hán- Hàn phong phú. Hy vọng những gì chúng tôi đã thực hiện trong bản báo cáo này sẽ trở thành một tài liệu có ích cho những đối tượng quan tâm đến ngôn ngữ Hàn Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Từ điển Hàn – Việt (Lê Huy Khoa – xb.2008). - Từ điển 똑똑똑(Yoon Sang Ki – NXB.Thế giới- xb.2007). - Từ điển Hán – Việt trực tuyến 2.23 ( - vi.wikipedia.org/tu_han-viet. - Cuocsongviet.com.vn. - Trang web: dic.naver.com.
Tài liệu liên quan