Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong môn Hóa học ở trường THPT (Phần phi kim, Hóa học 10 nâng cao)

Tóm tắt. Dạy học theo hợp đồng là một trong những phương pháp vận dụng quan điểm dạy học phân hóa cho phép học sinh có thể học tập theo phong cách cá nhân của mình. Dạy và học theo hợp đồng là một cách tổ chức môi trường học tập trong đó mỗi học sinh được giao hoàn thành một hợp đồng trọn gói các nhiệm vụ/bài tập khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và nhận thấy phương pháp này có thể triển khai áp dụng trong dạy và học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông (phần Phi kim, Hóa học 10 nâng cao).

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong môn Hóa học ở trường THPT (Phần phi kim, Hóa học 10 nâng cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 93-103 BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HỢP ĐỒNG TRONGMÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT (PHẦN PHI KIM, HÓA HỌC 10 NÂNG CAO) Đỗ Thị Quỳnh Mai1∗, Đặng Thị Oanh1, Hoàng Thị Kim Liên2 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2Trường THPT Bình Xuyên, Vĩnh Phúc ∗E-mail: qmai1312@gmail.com Tóm tắt. Dạy học theo hợp đồng là một trong những phương pháp vận dụng quan điểm dạy học phân hóa cho phép học sinh có thể học tập theo phong cách cá nhân của mình. Dạy và học theo hợp đồng là một cách tổ chức môi trường học tập trong đó mỗi học sinh được giao hoàn thành một hợp đồng trọn gói các nhiệm vụ/bài tập khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và nhận thấy phương pháp này có thể triển khai áp dụng trong dạy và học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông (phần Phi kim, Hóa học 10 nâng cao). Từ khóa: Dạy học theo hợp đồng, dạy học phần phi kim, Hóa học 10. 1. Mở đầu Phương pháp học theo hợp đồng là một trong nhiều nội dung về dạy và học tích cực trong khuôn khổ của Dự án giáo dục Việt - Bỉ “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông (THPT) và trung học cơ sở (THCS) các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”, đã triển khai có hiệu quả ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam [1]. Phương pháp dạy học theo hợp đồng vận dụng quan điểm dạy học phân hóa cho phép người học có thể lựa chọn những nhiệm vụ học tập phù hợp với năng lực và phong cách học tập của mình. Phương pháp này có thể áp dụng với mọi môn học và đối tượng học sinh. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi sẽ trình bày về phương pháp dạy học theo hợp đồng được áp dụng vào trong môn Hóa học ở trường THPT (minh họa phần Phi kim, Hóa học 10 nâng cao) nhằm thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học chú trọng phát huy tính tính cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Học theo hợp đồng Tên tiếng Anh "Contract Work" thực chất là làm việc hợp đồng hay còn gọi là học theo hợp đồng, nhấn mạnh vai trò chủ thể của người học trong dạy học. 93 Đỗ Thị Quỳnh Mai, Đặng Thị Oanh, Hoàng Thị Kim Liên Dạy và học theo hợp đồng là một cách tổ chức môi trường học tập trong đó mỗi học sinh được giao hoàn thành một hợp đồng trọn gói các nhiệm vụ/ bài tập khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Học sinh được quyền chủ động và độc lập quyết định chọn nhiệm vụ (tự chọn), quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/bài tập và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ/bài tập đó trong khoảng thời gian chung [1]. Hợp đồng là một biên bản thống nhất và khả thi giữa hai bên giáo viên (GV) và cá nhân học sinh (HS), theo đó có cam kết của HS sẽ hoàn thành nhiệm vụ đã chọn sau khoảng thời gian đã định trước. Trong dạy và học theo hợp đồng, GV là người nghiên cứu thiết kế các nhiệm vụ, bài tập trong hợp đồng, tổ chức hướng dẫn HS nghiên cứu hợp đồng để chọn nhiệm vụ sao cho phù hợp với năng lực của HS; HS là người nghiên cứu hợp đồng, kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, nhằm đạt được mục tiêu dạy học nội dung cụ thể. Giáo viên có thể chắc chắn rằng mỗi HS đã kí hợp đồng tức là đã nhận một trách nhiệm rõ ràng và sẽ hoàn thành các nhiệm vụ vào thời gian xác định theo văn bản. Dạy và học theo hợp đồng có những ưu điểm sau: - Phân hóa nhịp độ và trình độ của người học: Cá nhân HS được phép tự quyết định về thứ tự thực hiện nhiệm vụ, chọn nhiệm vụ và thời gian thực hiện do đó HS có thể học tùy theo nhịp độ và trình độ. - Rèn luyện khả năng làm việc độc lập của người học: HS độc lập thực hiện nhiệm vụ mà có thể có hoặc không cần sự hỗ trợ của giáo viên hay học sinh khác. - Tạo điều kiện cho người học được hỗ trợ cá nhân mà không hỗ trợ đồng loạt: Điều này giúp phát huy được tính chủ động sáng tạo của HS giỏi và tạo điều kiện để HS yếu được trợ giúp nhiều hơn. - Hoạt động của người học đa dạng, phong phú hơn: do hình thức bài tập/nhiệm vụ đa dạng phong phú. Tạo điều kiện cho người học được lựa chọn phù hợp với năng lực: Người học có thể tự chọn nhiệm vụ hoặc mức độ trợ giúp theo năng lực của mình. HS được giao và nhận nhiệm vụ có trách nhiệm: HS đã kí hợp đồng với giáo viên nên có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng đã kí. Tăng cường sự tương tác giữa HS và GV: Giáo viên không giảng bài nên có thời gian quan tâm tới các cá nhân HS có yêu cầu hỗ trợ vì vậy tăng cường sự tương tác giữa GV và HS. 2.2. Các bước dạy học theo hợp đồng * Bước 1. Lựa chọn nội dung và quy định về thời gian - Nhiệm vụ trong hợp đồng có thể chọn là một bài ôn tập hoặc luyện tập là phù hợp nhất. Hoặc cũng có thể với bài học mới mà trong đó có thể thực hiện các nhiệm vụ không theo thứ tự bắt buộc. 94 Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng... - Quy định thời gian: GV phải quyết định thời gian của học theo hợp đồng theo số tiết học trên lớp để giúp HS quản lý thời gian tốt hơn. Thời gian dành cho hợp đồng tối thiểu là 2 tiết (khoảng 90 phút) thay vì nội dung này trước đây chỉ thực hiện trong 45 phút. Đó là do học sinh cần có thêm thời gian nghiên cứu, kí hợp đồng và thời gian GV cùng học sinh nghiệm thu hợp đồng. Ngoài ra có thể bố trí cho học sinh thực hiện hợp đồng ngoài giờ học chính khóa hoặc ở nhà tùy theo nhiệm vụ cụ thể. * Bước 2. Thiết kế kế hoạch bài học - Xác định mục tiêu của bài. - Xác định phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp cơ bản là dạy và học theo hợp đồng nhưng thường sử dụng phối hợp với các phương pháp/kĩ thuật khác, thí dụ như sử dụng phương tiện dạy học của bộ môn, giải quyết vấn đề, học tập hợp tác theo nhóm,... - Chuẩn bị của giáo viên: chuẩn bị hợp đồng, các tài liệu, phiếu bài tập, sách tham khảo, dụng cụ, thiết bị cần thiết để hoạt động của giáo viên và học sinh đạt hiệu quả. Hợp đồng gồm các nhiệm vụ/bài tập có cả bắt buộc và tự chọn, các nhiệm vụ có tính chất giải trí. Ngoài ra còn có các phiếu hỗ trợ cá nhân phù hợp với từng nhiệm vụ. - Chuẩn bị của HS: HS hoàn thành những yêu cầu của GV trước buổi học, thí dụ như bài tập về nhà, đồ dùng học tập,... * Bước 3. Thiết kế các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Kí hợp đồng : HS nghiên cứu kĩ yêu cầu của các nhiệm vụ trong hợp đồng, hỏi những gì chưa rõ rồi kí kết thực hiện hợp đồng. Hoạt động 2: Thực hiện hợp đồng. - GV: theo dõi và hỗ trợ HS khi có yêu cầu. - HS: giải quyết các nhiệm vụ, có thể xin trợ giúp từ GV hoặc HS khác, có thể làm việc cá nhân hoặc cặp đôi hoặc theo nhóm nhỏ. Hoạt động 3: Nghiệm thu hợp đồng: GV để cho học sinh tự đánh giá và đánh giá chéo bài rồi GV nhận xét đánh giá chung. * Bước 4. Củng cố - Đánh giá - GV có thể đưa ra kết luận đánh giá hoàn thiện, tuy nhiên trong một số trường hợp, cần thiết phải củng cố khắc sâu kiến thức hoặc kĩ năng cụ thể. GVcó thể cho thêm 1 - 2 bài tập để HS thực hiện trong thời gian ngắn. 2.3. Vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng Sau đây là kế hoạch bài dạy mà chúng tôi đã áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng khi dạy bài Luyện tập chương 5, Hóa học 10 nâng cao. Thời gian tiến hành: 90 phút. * Hoạt động 1: Nghiên cứu và kí kết hợp đồng (5 phút) GV: đưa ra mẫu hợp đồng, giải thích một số nội dung và yêu cầu trong hợp đồng. HS: xem hợp đồng, hỏi GV những điều chưa hiểu rõ rồi kí hợp đồng. 95 Đỗ Thị Quỳnh Mai, Đặng Thị Oanh, Hoàng Thị Kim Liên ⋆ Nhiệm vụ 1. Nghiên cứu SGK (bắt buộc) - HS được giao hoàn thành nhiệm vụ này dưới dạng bài tập về nhà từ tiết học trước. Tổng kết kiến thức về chương Halogen - Đơn chất halogen: + Cho biết tính chất hoa học đặc trưng của các nguyên tố halogen? + Giải thích sự biến đổi tính chất hóa học trong dãy các nguyên tố halogen F-Cl-Br- I? Minh họa bằng các PTHH. - Hợp chất halogen: + Viết công thức hóa học của các hiđro halogenua (axit halogenic)? + Cho biết quy luật biến đổi tính axit và tính khử của các axit halogenic? Minh họa bằng các PTHH. + Phương pháp điều chế các hiđro halogenua? + Nhận biết các ion halogenua? + Viết công thức phân tử các hợp chất có oxi của halogen (clo, brom, iot): oxit và hiđroxit tương ứng với số oxi hóa cao nhất của các halogen? Quy luật biến đổi tính axit và tính oxi hóa của các hợp chất đó? ⋆ Nhiệm vụ 2. Áp dụng làm bài tập 1 (bắt buộc - 10 phút) Bài 1. Tách các chất sau ra khỏi hỗn hợp rắn: KBr, I2, BaSO4, MgBr2. ⋆ Nhiệm vụ 3. Áp dụng làm bài tập 2 (bắt buộc - 10 phút) Bài 2. Viết các PTHH để hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau: (mỗi mũi tên ứng với 1 PTHH). ⋆ Nhiệm vụ 4. Áp dụng làm bài tập 3 (bắt buộc - 5 phút) Bài 3. Chia một dung dịch brom có màu vàng thành 2 phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần 1 thì dung dịch mất màu. Dẫn khí B không màu đi qua phần 2 thì dung dịch sẫm màu hơn. Cho biết khí A, B có thể là những chất gì? Giải thích và viết các PTHH. ⋆ Nhiệm vụ 5. Áp dụng làm bài tập 4 (bắt buộc - 10 phút) Bài 4. Hòa tan một muối halogennua của kim loại hóa trị II vào nước để được dung dịch X. 96 Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng... - Nếu lấy 250ml dung dịch X (chứa 27 gam muối) cho vào AgNO3 dư thì thu được 57,4 gam kết tủa. - Mặt khác cô cạn 1 2 dung dịch X trên rồi điện phân thì có 6,4g kim loại thoát ra. Xác định công thức muối. ⋆ Nhiệm vụ 6. Áp dụng làm bài tập 5 (bắt buộc - 10 phút) Bài 5. Hỗn hợp A gồm 3 muối là NaF, NaCl, NaBr nặng 4,82 gam hòa tan hoàn toàn trong nước được dung dịch A. Sục khí clo qua dung dịch A rồi cô cạn hoàn toàn sau phản ứng thu được 3,93 gam muối khan. Lấy một nửa lượng muối khan này hòa tan vào nước rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 4,305 gam kết tủa. a. Viết PTHH. b. Tính phần trăm các muối trong hỗn hợp đầu. ⋆ Nhiệm vụ 7. (Tự chọn) Giải thích các hiện tượng sau bằng PTHH. a. Thổi khí clo vào dung dịch Na2CO3 thấy có khí X thoát ra. Thu khí X này vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thấy dung dịch vẩn đục. b. Thổi từ từ khí clo qua dung dịch NaBr thấy dung dịch có màu vàng. Thổi tiếp clo vào thấy dung dịch mất màu. Lấy vài giọt dung dịch sau thí nghiệm nhỏ lên giấy quỳ tím thấy quỳ tím hóa đỏ. ⋆ Nhiệm vụ 8. Ô chữ (Tự chọn) 1. Khí gì tan trong nước, ăn mòn được thủy tinh, dung dịch có thể sử dụng, để khắc chữ khắc hình trên thủy tinh? 2. Clo ẩm có tính chất gì? 3. Axit gì nhận biết bằng quỳ tím đổi màu, thêm vào bạc nitrat tạo kết tủa trắng? 4. Nguyên tố nào mà tên gọi của nó có nghĩa là: “hôi, thối”? 5. Phản ứng giữa Cl2 và H2 cần có điều kiện gì? 6. Dung dịch chứa NaCl và NaClO trong nước (hoặc KCl và KClO) gọi là dd gì? 7. Người ta thường dùng dung dịch muối này để nhận biết gốc halogenua? 97 Đỗ Thị Quỳnh Mai, Đặng Thị Oanh, Hoàng Thị Kim Liên Hoạt động 2. Thực hiện hợp đồng (45 phút) Nhiệm vụ 1 cho học sinh tiến hành làm ở nhà trước tiết luyện tập. Nhiệm vụ từ 2 đến 6 là bắt buộc. Nhiệm vụ 7, 8 là tự chọn. GV chuẩn bị các phiếu trợ giúp cá nhân, và có thể trực tiếp trợ giúp cho từng học sinh nếu có yêu cầu. HS tiến hành giải quyết các nhiệm vụ theo khả năng và sở thích của bản thân, có thể dùng các phiếu trợ giúp cá nhân, thảo luận cùng bạn, hoặc trực tiếp hỏi giáo viên. - Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 2. + Chú ý đến tính chất vật lí đặc biệt của I2. + Chú ý đến tính tan của các muối trong nước. + Chú ý đến khả năng tạo kết tủa của các cation Mg2+ và K+. - Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 5. - Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 5 – hỗ trợ ít. + Gọi M là kim loại hóa trị II, X là halogen. Hãy tìm công thức phân tử của muối halogenua của kim loại M? + Viết và cân bằng các PTHH. + Tính theo PTHH (chú ý lượng phản ứng của dung dịch X ở mỗi thí nghiệm). + Thiết lập mối quan hệ số mol các chất theo PTHH và theo dữ kiện của bài. + Tìm ẩn M, X (với M và X lần lượt là nguyên tử khối của M và X). Từ đó tìm ra nguyên tố M và X, và công thức phân tử muối halogenua. - Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 5 - hỗ trợ nhiều. 98 Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng... + Gọi M là kim loại hóa trị II, X là halogen, công thức phân tử của muối halogenua của kim loại M là MX2. PTHH: MX2 + 2AgNO3 → 2AgX + M(NO3)2 (1) MX2 →M + X2 (2) + Tìm số mol của M với M là khối lượng mol của M→ tìm liên hệ số mol của MX2 theo PT (2). + Từ nMX2 (1) = 2nMX2 (2)→ tìm nAgX tạo thành theo PT (1). + Từ nMX2 và nAgX tìm được theo PTHH, hãy tìm mối liên hệ với khối lượng của chúng theo bài ra để tìm được hệ 2 PT có 2 ẩn. + Giải PT tìm M và X. - Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 6 - hỗ trợ ít + Sục khí clo qua A thì xảy ra PƯHH (halogen mạnh đẩy halogen yếu ra khỏi hợp chất). Viết PTHH, xác định các muối thu được sau thí nghiệm. + Lấy 1/2 muối thu được cho tác dụng với AgNO3, xác định kết tủa tạo thành? Viết PTHH. + Làm bài toán hỗn hợp giải hệ PT 3 ẩn là số mol của 3 muối ban đầu trong A. Tìm mối quan hệ của x, y, z với 3 dữ kiện của bài cho. + Công thức tính % m = (m chất/m hỗn hợp) × 100% - Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 6 - hỗ trợ nhiều Gọi số mol các muối NaF, NaCl, NaBr lần lượt là x, y, z + Sục khí clo qua A xảy ra PTHH: Cl2 + 2NaBr→ 2NaCl + Br2 + Muối thu được gồm NaF (x mol), NaCl (y + z) mol. + Lấy 1/2 muối thu được cho qua dd AgNO3 có PTHH sau: NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓ (y+z)/2 (y+z)/2 + Thiết lập hệ 3 PT 3 ẩn liên quan đến 3 dữ kiện của bài cho. Tìm x, y, z. + Công thức tính % m = (m chất/m hỗn hợp) × 100%. * Hoạt động 3: Thanh lý hợp đồng (25 phút) GV cho học sinh đánh giá bài của nhau và đưa ra đáp án của nhiệm vụ 1, 3. GV gọi một số học sinh lên giải quyết các nhiệm vụ 4, 5, 6. GV đánh giá rồi đưa lên máy chiếu đáp án nếu cần thiết. Gọi đại diện nhóm học sinh giải quyết nhiệm vụ 2. HS thảo luận kết quả hoặc xem đáp án, rồi đánh giá bài của nhau. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (15 phút) GV: thu thập kết quả thực hiện hợp đồng của học sinh trong lớp, tổng kết lại kiến thức cần nhớ. 99 Đỗ Thị Quỳnh Mai, Đặng Thị Oanh, Hoàng Thị Kim Liên 2.4. Thực nghiệm sư phạm Chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm trong năm học 2010 - 2011 tại hai trường THPT (THPT Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và trường THPT chuyên, ĐHSP Hà Nội). Tại trường THPT Bình Xuyên, chúng tôi chọn lớp 10A2 là lớp thực nghiệm và lớp 10A3 là lớp đối chứng, do GV Hoàng Thị Kim Liên trực tiếp giảng dạy. Tại trường THPT Chuyên ĐHSPHN, chúng tôi chọn lớp 10 Tin là lớp thực nghiệm, 10 Toán1 là lớp đối chứng do GV Đỗ Thị Quỳnh Mai trực tiếp giảng dạy. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở các chương Nhóm Halogen (bài Luyện tập về clo và hợp chất của clo và bài Luyện tập chương 5) chương Nhóm Oxi (bài Lưu huỳnh dioxit – Lưu huỳnh trioxit và bài Luyện tập chương 6). -Quy trình mỗi bài thực nghiệm được tiến hành như sau: GV dạy lớp đối chứng, dạy theo phương pháp của GV thường sử dụng; GV dạy lớp thực nghiệm, dạy theo phương pháp dạy học theo hợp đồng; Cuối chương chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng tiếp thu kiến thức của HS. - Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm: Sau khi kết thúc bài lên lớp, chúng tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức của HS ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng. Các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10. Kết quả thực nghiệm được mô tả trong các Bảng 1-6. Bảng 1. Kết quả bài kiểm tra 45’ (chương 5) lớp 10A2 và 10A3, trường THPT Bình Xuyên, Vĩnh phúc Lớp Số Kiểm Điểm HS tra 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10A2 (TN) 49 TTĐ 0 0 0 0 2 6 15 7 11 7 1 STĐ 0 0 0 0 0 1 9 14 15 6 4 10A3 (ĐC) 49 TTĐ 0 0 0 0 4 3 7 18 9 5 3 STĐ 0 0 0 0 1 7 7 18 9 5 2 TTĐ: trước tác động, STĐ: sau tác động Bảng 2. Kết quả bài kiểm tra 45’ (chương 5) tại lớp 10 Tin và 10 Toán1, trường THPT chuyên, ĐHSP Hà Nội Lớp Số Kiểm Điểm HS tra 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10 Tin (TN) 33 TTĐ 0 0 0 0 0 2 4 6 13 7 1 STĐ 0 0 0 0 0 0 0 9 10 11 3 10 Toán1 (ĐC) 35 TTĐ 0 0 0 0 0 2 1 10 14 5 3 STĐ 0 0 0 0 0 1 4 7 19 3 2 TTĐ: trước tác động, STĐ: sau tác động 100 Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng... Bảng 3. Kết quả bài kiểm tra 45’ (chương 6) lớp 10A2 và 10A3, trường THPT Bình Xuyên, Vĩnh phúc Lớp Số Kiểm Điểm HS tra 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10A2 (TN) 49 TTĐ 0 0 0 0 2 6 15 7 11 7 1 STĐ 0 0 0 0 0 1 6 17 12 9 4 10A3 (ĐC) 49 TTĐ 0 0 0 0 4 3 7 18 9 5 3 STĐ 0 0 0 0 1 7 7 18 9 5 2 TTĐ: trước tác động, STĐ: sau tác động Bảng 4. Kết quả bài kiểm tra 45’ (chương 6) tại lớp 10 Tin và 10 Toán1, trường THPT chuyên, ĐHSP Hà Nội Lớp Số Kiểm Điểm HS tra 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10 Tin (TN) 33 TTĐ 0 0 0 0 0 2 4 6 13 7 1 STĐ 0 0 0 0 0 0 0 5 10 11 7 10 Toán1 (ĐC) 35 TTĐ 0 0 0 0 0 2 1 10 14 5 3 STĐ 0 0 0 0 0 1 2 8 16 6 2 TTĐ: trước tác động, STĐ: sau tác động Bảng 5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng với bài kiểm tra 45’ (chương 5) Trường THPT Bình Xuyên Lớp 10A2 (TN) 10A3 (ĐC) Trước TĐ Sau TĐ Trước TĐ Sau TĐ Giá trị TB 6,9 7,5 7,00 7,0 Độ lệch chuẩn 1,46 1,23 1,53 1,39 P phụ thuộc 0,00003 (TN) 0,43 (ĐC) P độc lập 0,69 (trước tác động) 0,04 (sau tác động) Mức độ ảnh hưởng ES 0,40 Trường chuyên ĐHSPHN Lớp 10 Tin (TN) 10 Toán1 (ĐC) Giá trị TB 7,7 8,2 7,8 7,8 Độ lệch chuẩn 1,22 0,97 1,18 0,97 P phụ thuộc 0,0013 (TN) 0,441 (ĐC) P độc lập 0,649 (trước tác động) 0,05 (sau tác động) Mức độ ảnh hưởng ES 0,50 101 Đỗ Thị Quỳnh Mai, Đặng Thị Oanh, Hoàng Thị Kim Liên Bảng 6. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng với bài kiểm tra 45’ (chương 6) Trường THPT Bình Xuyên Lớp 10A2 (TN) 10A3 (ĐC) Trước TĐ Sau TĐ Trước TĐ Sau TĐ Giá trị TB 6,9 7,7 7,00 7,1 Độ lệch chuẩn 1,46 1,20 1,53 1,39 P phụ thuộc 0,00001 (TN) 0,43 (ĐC) P độc lập 0,69 (trước tác động) 0,01 (sau tác động) Mức độ ảnh hưởng ES 0,52 Trường chuyên ĐHSPHN Lớp 10 Tin (TN) 10 Toán1 (ĐC) Giá trị TB 7,7 8,6 7,8 7,9 Độ lệch chuẩn 1,22 1,00 1,18 1,06 P phụ thuộc 0,000013 (TN) 0,405 (ĐC) P độc lập 0,64 (trước tác động) 0,0038 (sau tác động) Mức độ ảnh hưởng ES 0,71 - Phân tích kết quả thực nghiệm Dựa trên các kết quả thực thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Điều này được thể hiện: + Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn HS lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ HS các lớp thực nghiệm nắm vững và vận dụng kiến thức, kỹ năng tốt hơn HS các lớp đối chứng. + Độ lệch chuẩn ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn ở lớp đối chứng, chứng tỏ số liệu của lớp thực nghiệm ít phân tán hơn so với lớp đối chứng + Thông số p cho ta thấy: điểm kiểm tra trước tác động là hoàn toàn ngẫu nhiên, kiểm tra sau tác động là có ý nghĩa (không phải ngẫu nhiên). Mặt khác, thông số p của lớp thực nghiệm đều nhỏ hơn 0.05 như vậy là sự tác động có ý nghĩa (không phải là ngẫu nhiên). +Mức độ ảnh hưởng: trường THPT Bình Xuyên là 0,4 và 0,52; trường THPT chuyên ĐHSPHN là 0,5 và 0,71 đều nằm trong mức độ ảnh hưởng trung bình. Nghĩa là việc áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng đã có tác động tích cực với việc nâng cao kết quả học tập môn Hóa học. Thông qua kết quả mức độ ảnh hưởng ta thấy rằng việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực trên vào lớp học có số lượng học sinh hợp lí (khoảng từ 30 – 35) thì sẽ thu được hiệu quả tác động tốt hơn. 102 Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng... 3. Kết luận Chúng tôi đã nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong môn Hóa học ở hai trường THPT Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và trường THPT Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội (phần Phi kim, Hóa Học 10 nâng cao). Kết quả thực nghiệm cho thấy phương pháp dạy học theo hợp đồng không những giúp cho người học phát huy được tính sáng tạo, khám phá và tìm ra nội dung kiến thức mới mà còn rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen và ý chí tự học. Phương pháp này sẽ có hiệu quả cao khi áp dụng để dạy học trong các giờ luyện tập hoặc ôn tập củng cố kiến thức cho HS. Chính vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học Hóa Học ở trường THPT theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dự án Việt - Bỉ. Dạy và Học tích cực, 2010. Lý luận cơ bản - Một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm, 2009. Phương pháp dạy họ
Tài liệu liên quan