Bước đầu tìm hiểu về chi phái Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc ở Tây Nam Bộ

Phần lớn tài liệu sưu khảo, công trình nghiên cứu về các tôn giáo bản địa ở Nam Bộ nói chung, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương nói riêng, chỉ đề cập đến đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Đoàn Văn Huyên (Đoàn Minh Huyên) sáng lập. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển, tôn giáo này đã xuất hiện nhiều chi phái, trong đó có chi phái Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc. Kế thừa về tư tưởng giáo lý từ Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên nhưng chi phái Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc có sự khác biệt. Bài viết tìm hiểu những nội dung cơ bản về Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc qua các bình diện: sự ra đời, đặc điểm tư tưởng giáo lý và nghi thức thờ cúng của chi phái.

pdf14 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu tìm hiểu về chi phái Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc ở Tây Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (245) 2019 53 BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHI PHÁI BỬU SƠN KỲ HƯƠNG THƯỜNG LẠC Ở TÂY NAM BỘ NGUYỄN TRUNG HIẾU* MAI THỊ MINH THY** Phần lớn tài liệu sưu khảo, công trình nghiên cứu về các tôn giáo bản địa ở Nam Bộ nói chung, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương nói riêng, chỉ đề cập đến đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Đoàn Văn Huyên (Đoàn Minh Huyên) sáng lập. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển, tôn giáo này đã xuất hiện nhiều chi phái, trong đó có chi phái Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc. Kế thừa về tư tưởng giáo lý từ Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên nhưng chi phái Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc có sự khác biệt. Bài viết tìm hiểu những nội dung cơ bản về Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc qua các bình diện: sự ra đời, đặc điểm tư tưởng giáo lý và nghi thức thờ cúng của chi phái. Từ khóa: Bửu Sơn Kỳ Hương, Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc, Nguyễn Tấn Đắc, tôn giáo bản địa ở Tây Nam Bộ Nhận bài ngày: 17/10/2018; đưa vào biên tập: 20/11/2018; phản biện: 28/11/2018; duyệt đăng: 20/2/2019 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quy luật cơ bản để tôn giáo tồn tại trong đời sống xã hội là đòi hỏi tôn giáo đó phải có sự vận động tương thích với các nhu cầu của cộng đồng. Tuy nhiên, cũng chính quá trình vận động tương thích để tồn tại đã làm cho tôn giáo không còn nguyên thể. Sau khi giáo chủ Đoàn Minh Huyên qua đời năm 1856, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đã có những thay đổi rất lớn ở nhiều phương diện khác nhau, các chi phái mới ra đời, trong đó chi phái Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc là một điển hình. Nghiên cứu này tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản của chi phái này qua các bình diện về sự ra đời, đặc điểm tư tưởng, giáo lý và nghi thức thờ cúng để thấy được sự tiếp biến qua Bửu Sơn Kỳ Hương nói riêng và tôn giáo nói chung. 2. KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÁI BỬU SƠN KỲ HƯƠNG THƯỜNG LẠC Là một trong những người kế thừa Bửu Sơn Kỳ Hương do Đoàn Minh Huyên sáng lập (gọi tắt là Bửu Sơn Kỳ Hương) và phát triển chi phái Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc là Nguyễn Tấn Đắc (Đắt). Theo giáo sử, ông sinh ngày rằm tháng tám năm 1920 tại làng Thường Lạc (nay là phường An Lạc), quận Hồng Ngự (nay là thị xã Hồng Ngự), tỉnh Đồng Tháp. * Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang. ** Trường Đại học An Giang. NGUYỄN TRUNG HIẾU - MAI THỊ MINH THY – BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ 54 Ngày rằm tháng Tám (âm lịch) năm 1938 ông bắt đầu dạy đạo và phổ truyền giáo lý và lấy ngày này là ngày khai đạo với tên gọi Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc(1) hay Phật giáo Thường Lạc... Như chính ông Nguyễn Tấn Đắc giảng thuyết, giáo lý của Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc chủ yếu dựa trên tư tưởng Tu Nhân theo Tứ Ân và Học Phật - Tứ Ân đó là Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân tam bảo, Ân đồng bào nhân loại; Học Phật là làm theo những điều Phật dạy, một lòng thờ phụng, “tưởng nhớ Phật như ăn cơm bữa”...; tín đồ tu theo hình thức “cư sĩ tại gia”, lấy Tịnh độ (niệm Phật) làm pháp tu chính như Bửu Sơn Kỳ Hương. Tuy nhiên, cách thức thờ ở chùa và ở nhà, về nghi thức,... của Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc có nhiều điểm khác biệt so với Bửu Sơn Kỳ Hương; đó là vừa mang tính “hữu vi” vừa mang tính “vô vi”, nghi thức cúng mang đậm dấu ấn Phật giáo dân gian (2) ... Cách thức thờ, lễ cúng thường niên... của chi phái này thì gần giống với Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Hòa Hảo. Trong quá trình truyền đạo, ông Nguyễn Tấn Đắc viết nhiều bài kinh, bài giảng giáo lý, bài kệ và những tài liệu về nghi thức hành đạo... cho tín đồ theo đó tu tập. Hiện nay chưa có thống kê chính thức về số lượng tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc. Theo số liệu của Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Tháp, toàn tỉnh có 615 tín đồ; còn theo tư liệu điền dã của chúng tôi, ở xã Phú Túc (Châu Thành, Bến Tre) khoảng 586 tín đồ(3). Tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc sinh sống rải rác phần lớn ở một số địa phương như: phường An Lạc (thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp), xã Phú Ninh (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp), xã Phú Túc (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), xã Bình Qưới (huyện Châu Thành, tỉnh Long An), xã Thanh Phú Long (huyện Châu Thành, tỉnh Long An), xã Mỹ Phú (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An). Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc được công nhận pháp nhân hoạt động vào năm 2008 ở phạm vi cấp xã. Theo thống kê chính thức của Ban Trị sự Trung ương Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc thì chi phái Thường Lạc có 6 ngôi chùa đang hoạt động: Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương Trung ương Thường Lạc ở phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc ở xã Phú Ninh, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp; Thánh đường Bửu Sơn Kỳ Hương (còn gọi: Cư xá Giáo chủ) ở xã Bình Quới, huyện Châu Thành, tỉnh Long An; Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương ở xã Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre; Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương ở xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An; Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương ở xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TƯ TƯỞNG GIÁO LÝ CỦA CHI PHÁI BỬU SƠN KỲ HƯƠNG THƯỜNG LẠC TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (245) 2019 55 3.1. Tư tưởng Tịnh độ tông và Thiền tông, lấy Tịnh độ (niệm Phật) làm chủ đạo Từ khi ra đời đến nay, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương chịu ảnh hưởng rất lớn tư tưởng - hình thức tu hành của pháp môn Tịnh độ thuộc Phật giáo Bắc tông. Có thể cho rằng đạo này là tông phái Phật giáo “dĩ Tịnh vi tông” (lấy Tịnh độ làm tông tu chính). Đến đầu thập niên 1940, tư tưởng - pháp tu Tịnh độ của Bửu Sơn Kỳ Hương được người sáng lập Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc kế thừa. Ông luôn khuyên dạy việc niệm Phật cho các tín đồ của mình thông qua những câu thi giảng hay biện giải giáo lý: “Di đà phải niệm cho thường/Đó là sáu báu ráng đem vào lòng/Tìm ra sáu nghĩa cho thông/Đặng mà sửa tánh trừ ma nơi mình/Di đà sáu chữ giữ nơi tâm/Chẳng chấp đứng đi, lại với nằm/Thường niệm khi nào cơn giận nóng/Nhớ luôn dằn tánh, nạn không lâm” (Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương Việt Nam liên tôn phái hiệp nhất, 2010: 34, 58). Ông Nguyễn Tấn Đắc cũng đưa ra diễn ngôn rõ ràng về tư tưởng, pháp môn hành đạo, về mối quan hệ giữa “cảnh tịnh” và “tâm tịnh” qua việc “niệm Phật”: “Tịnh là do lòng mình Thanh Tịnh trước cảnh nghịch của phồn hoa đô hội. Trước cảnh giàu sang, danh vọng, quyến rũ mà lòng mình không đam mê, tiêm nhiễm, đổi dời,... Như thế mới là Thanh Tịnh. Tìm nơi vắng vẻ đó là Cảnh Tịnh” (Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương Việt Nam liên tôn phái hiệp nhất, 2010: 208). Có thể thấy, ông Nguyễn Tấn Đắc dạy tín đồ của mình xem hiện thực cuộc sống thế tục là thử thách trên con đường tu tập và hành đạo bằng cách niệm Phật hằng ngày. Đây là pháp tu nhẹ nhàng, gần gũi với đời sống người nông dân Tây Nam Bộ trong bối cảnh họ vừa lo cái ăn, cái mặc vừa phải đối diện với nhiều sự biến động của xã hội. Đồng thời, những câu thi giảng truyền dạy tín đồ niệm Phật của ông cũng dễ đi vào lòng người, đáp ứng sở thích “đọc thơ”, “ngâm thơ”, “nói thơ”... của tín đồ (phần đông là nông dân). Bên cạnh lấy pháp tu “Tịnh độ” (niệm Phật) làm trung tâm, giáo lý của Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc cũng thể hiện tư tưởng - pháp tu Thiền tông, và cũng giống như Bửu Sơn Kỳ Hương, “thiền” của chi phái này chủ yếu được thực hành trong đời sống thế tục, hằng ngày sống ngay thẳng, nhường nhịn mọi người, ngay cả khi đứng trước nghịch cảnh theo câu “Dù ai nặng nhẹ trăm điều/Quyết không bỏ lý cao siêu của Thầy”. Theo đó, “tâm ngộ tức là Thiền”: “Tu ngộ Phật tâm khỏi dãi dầu/Tu là cội phúc phải cần âu/Tu không ép xác, ngồi ca tụng/Tu chẳng hành thân, cúng lạy cầu/Tu gốc sửa mình trau hạnh nết/Tu rèn ý chí thoát mê sầu/Tu nhơn, tích đức, luôn trong sạch/Tu thế thành công, chứng đạo mầu” (Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương Việt Nam liên tôn phái hiệp nhất, 2010: 18)... Hay, việc quán tưởng Phật pháp đi liền với suy nghiệm về đời tục, đạt đến cảnh giới NGUYỄN TRUNG HIẾU - MAI THỊ MINH THY – BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ 56 cuối cùng là con người cần làm tròn “Đạo nhân”(4) - “đạo làm người” ở đời sống thế tục: “Mỗi ngày cúng 2 lần, buổi sáng và buổi tối. Sau khi thắp hương cầu nguyện xong, đọc bài nguyện Quy y Phật, để yên tịnh 5 phút. Suy nghiệm lại coi, ngày và đêm qua ta đã làm việc gì đúng, việc gì sai, với kinh kệ, với Lời răn cấm với Chơn lý Phật, việc đúng ngày sau phải làm thêm, việc sai ngày sau phải sửa: Cứ mỗi ngày hai lần kiểm điểm mình” (Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương Việt Nam liên tôn phái hiệp nhất, 2010: 159). 3.2. Tư tưởng Nho - Phật song hành Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn đến ứng xử xã hội của tín đồ và tư tưởng giáo lý các tôn giáo bản địa ở Nam Bộ. Không chỉ trong thời kỳ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (1849) mà đến những thập niên đầu thế kỷ XX, tư tưởng Nho giáo luôn có địa vị vững chắc trong đời sống xã hội Nam Bộ, nên nó đã ảnh hưởng sâu đậm đến nhận thức của những người sáng lập các chi phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Và tư tưởng Nho giáo quan trọng nhất ở buổi giao thời này vẫn là những giá trị về đạo làm người: tam cang, ngũ thường; nhân - lễ - nghĩa - trí - tín; trung, hiếu,... Ông Nguyễn Tấn Đắc đã dung nạp và “thiêng hóa” những giá trị Nho giáo đó vào triết lý tôn giáo mà ông thuyết giảng. Những lời giảng mang đậm tư tưởng Nho giáo của ông thể hiện rõ điều này: “Nhơn đạo - Tam cang gìn vẹn giữ/Ngũ thường năm mối, dạ đừng lay/Nước non oằn oại đôi vai gánh/Trung hiếu lo tròn chớ đổi thay” (Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương Việt Nam liên tôn phái hiệp nhất, 2010: 103). Trong Mười điều khuyên cấm ông giảng giải: “Một là gìn giữ chữ Trung/Thương dân mến nước hiệp cùng mới xinh (...)/Hai là chữ Hiếu phải lo/Mẹ cha dạy phải đắn đo phải nài (...)/Ba là chữ Lễ vẹn toàn/Kính trên nhường dưới, rõ ràng mới hay (...)/Bốn là chữ Nghĩa chẳng quên/Sẵn lòng cứu giúp, chẳng cần công ơn (...)/Năm là chữ Nhẫn sáng ngời/Thương người lao khổ, cũng thời như ta (...)/Sáu là chữ Tín cho nguyên/Nhìn xa thấy rộng, hung phiền phân minh” (Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương Việt Nam liên tôn phái hiệp nhất, 2010: 129, 130). Qua khảo sát tổng thể hệ thống giáo lý của ông Nguyễn Tấn Đắc, những lời giáo thuyết điển hình mang tư tưởng luân lý Nho giáo như các trường hợp ở trên. Từ đó có thể khẳng định, tư tưởng Nho giáo đã song hành với tư tưởng Phật giáo ở chi phái Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc. 4. NGHI THỨC THỜ CÚNG CỦA CHI PHÁI BỬU SƠN KỲ HƯƠNG THƯỜNG LẠC 4.1. Thờ ở chùa Biểu tượng thờ chính và đối tượng phối thờ trong chùa Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc do ông Nguyễn Tấn Đắc quy định có nhiều khác biệt so với Bửu Sơn Kỳ Hương. Tuy nhiên, qua thời gian, do nhu cầu tâm linh của TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (245) 2019 57 tín đồ, cách thức thờ đã có sự biến đổi; có nơi đặc điểm thờ đã vượt khỏi những quy định ban đầu. Chúng tôi đã khảo sát, tìm hiểu về biểu tượng, đối tượng thờ và cách thức bày trí bàn thờ của Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc trong vài ngôi chùa điển hình. Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương Trung ương Thường Lạc và chùa Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc Tại chùa Bửu Sơn Kỳ Hương Trung ương Thường Lạc và chùa Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc ở xã Phú Ninh gần đó, các đối tượng thờ lần lượt là: Ở trung tâm chính điện, trên cao nhất của bàn thờ là dòng chữ khẩu hiệu: “Ngôi Tam Bảo Trời Phật Thánh Tiên Tam giáo quy hiệp nhất” và bài Kệ do ông Nguyễn Tấn Đắc đặt ra được in trên giấy màu đỏ: “Trời Phật Thánh Tiên dạy một mầu/Dạy đời đoàn kết biết thương nhau/Tuy rằng nhiều đạo nhiều phe phái/Chơn lý suy ra có khác nào”. Kế đến là bàn thờ với hình tượng Tam Thế Phật và Phật Thích Ca; dưới cùng là bàn thờ Tam giáo chủ biểu hiện bằng hình ảnh: Đoàn Minh Huyên (bên trái), Nguyễn Tấn Đắc (giữa) và Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (bên phải). Bàn thờ được bài trí đơn giản với lư hương, hoa, đăng, chuông... Ông Nguyễn Tấn Đắc đã thay đổi biểu tượng tôn giáo và đối tượng thờ so với Bửu Sơn Kỳ Hương. Dòng chữ mang tính biểu tượng và đối tượng thờ cũng như cách thức bài trí bàn thờ ở trung tâm ngôi chùa thể hiện quan niệm dung hợp, biến đổi của Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc mà trong di ngôn của ông Nguyễn Tấn Đắc có đề cập: “Sở dĩ không thờ Trần đỏ là vì, trước đây Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy Đoàn Minh Huyên thờ Trần đỏ, sau đến Phật giáo Hòa Hảo thờ Trần dà, do vậy, giáo chủ Nguyễn Tấn Đắc muốn phân biệt nên thờ hình tượng Phật Thích Ca. Với ý nghĩa dù là nhiều chi nhánh nhưng lấy giáo lý tu hành của Phật vẫn là chủ yếu”(5), (6). Qua biểu tượng và đối tượng thờ ở chính điện, nếu không tự xưng danh đạo là Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương thì khó có thể nhận diện được đây là một chi phái tôn giáo có nguồn gốc từ Bửu Sơn Kỳ Hương. Biểu tượng và đối tượng phối thờ của Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc đã thay đổi hoàn toàn biểu tượng thờ Trần điều “vô vi” của Bửu Sơn Kỳ Hương. Tuy nhiên, dòng chữ biểu tượng cho thấy dấu ấn Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn còn hiển lộ thông qua khẩu hiệu: “Trời Phật Thánh Tiên Tam giáo quy hiệp nhất”. Tư tưởng “tam giáo quy hiệp nhất” này vốn xuất phát từ quyển Sấm giảng người đời mười một hồi của ông Sư Vãi Bán Khoai - một tín đồ của Bửu Sơn Kỳ Hương mà ông Nguyễn Tấn Đắc đã được thụ học. Trong quyển Sấm giảng người đời, quan niệm về tam giáo quy hiệp nhất - quy Phật giáo - Nho giáo - Đạo giáo (Phật - Thánh - Tiên) về một mối, được thể hiện rất rõ từ câu khai đề cho đến lời hiệu kết thúc. Đối diện bàn thờ Tam giáo - Phật Thích ca là bàn thờ Các vị giáo chủ NGUYỄN TRUNG HIẾU - MAI THỊ MINH THY – BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ 58 lãnh đạo các tôn giáo theo tinh thần “Liên tôn phái hiệp nhất”. Bàn thờ không “hình nhân tượng cốt”, chỉ đặt bài Kệ được in trên giấy của ông Nguyễn Tấn Đắc làm biểu tượng thờ: “Thương đời lòng ấy rộng bao la/Tôn phái cùng chung cứu nước nhà/Công đức nghìn đời soi dấu mãi/Ghi ân gương ấy khắc lòng ta”. Bên trái là bàn thờ Vạn dân bá tánh và các vị anh hùng tử sĩ, với bài Kệ của ông Nguyễn Tấn Đắc được in trên giấy: “Giác ngộ chẳng lòng đi rẽ phân/Tôn thờ lẽ phải với lòng nhân/ Ghi ân kẻ trước người sau gắng/Gìn giữ làm theo chứng bậc thần”. Bên phải là bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ ông bà chung cũng đặt bài Kệ của ông Nguyễn Tấn Đắc được in trên giấy: “Đất nước ông cha đã dựng nên/Giống nòi chung máu lý nào quên/Ai người thức tỉnh lo tròn phận/Là biết thương nhau gọi đáp đền”. Bên ngoài chùa là bàn thờ Thông thiên một tầng theo tín ngưỡng dân gian thờ Trời của người Việt Nam Bộ. Ngoài ra, có chùa còn thờ hình tượng Phật Bà Quán Thế Âm, cụ thể như: chùa Bửu Sơn Kỳ Hương Trung ương Thường Lạc (phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp), Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc xã Phú Ninh (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp), chùa Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc xã Thanh Phú Long (huyện Châu Thành, tỉnh Long An)... Các bàn thờ được bài trí đơn giản với lư hương, đèn và bình hoa. Đây được xem là cách bài trí, chọn lựa biểu tượng, đối tượng thờ của ông Nguyễn Tấn Đắc sau thời gian khai đạo (Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương Việt Nam liên tôn phái hiệp nhất, 2010: 154, 155). Biểu tượng và các đối tượng phối thờ của Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạc, về đặc điểm nội dung và hình thức còn lưu giữ dấu tích của Bửu Sơn Kỳ Hương, đó là ngôn ngữ biểu tượng “Tam giáo quy nguyên - Ngũ chi hiệp nhất”; ý thức về Vạn dân bá tánh, về Tổ quốc và gia đình (Ân Tổ tiên cha mẹ, Ân Đất nước); về tinh thần đoàn kết Ân Đồng bào nhơn loại (thờ giáo chủ các tôn giáo),... Nhưng, biểu tượng và các đối tượng thờ của chi phái này cũng thể hiện rõ ý thức biến đổi so với nguồn gốc như thay vì chỉ thờ Trần điều với triết lý “vô vi” như Bửu Sơn Kỳ Hương, chi phái này không thờ Trần điều mà thờ hình/tượng Tam Thế Phật và Phật Thích Ca ở vị trí trung tâm, thể hiện tính “hữu vi”; và thờ các bài Kệ do ông Nguyễn Tấn Đắc đặt ra. Tuy nhiên, cách thức bài trí bàn thờ và biểu tượng, các đối tượng phối thờ như quy định của ông Nguyễn Tấn Đắc qua thời gian có nhiều thay đổi do tâm lý dung hợp thần linh, nhu cầu niềm tin tâm linh của tín đồ trước sự tác động của Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Hòa Hảo và các thần linh trong tín ngưỡng dân gian. Sự dung hợp, biến đổi này xuất hiện ở các ngôi chùa do đệ tử tạo dựng sau khi rời thầy về quê nhà sinh sống, truyền đạo. Điển hình như các chùa Phú Túc, Mỹ Phú, TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (245) 2019 59 Thanh Phú Long..., một mặt vẫn giữ cách thức thờ truyền thống, mặt khác dung nạp thêm nhiều biểu tượng, đối tượng phối thờ khác vừa mang tín ngưỡng dân gian, vừa mang yếu tố Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Hòa Hảo hay Bửu Sơn Kỳ Hương. Cụ thể: Chùa Phú Túc Cách thức, đối tượng thờ ở chùa này hoàn toàn được “tượng hóa”, pha lẫn giữa Phật giáo Bắc tông và tín ngưỡng dân gian. Tín đồ nơi đây thay câu tôn chỉ “Trời Phật Thánh Tiên Tam giáo quy hiệp nhất”, bài Kệ và hình tượng Tam Thế Phật, Phật Thích ca vốn nằm ở trung tâm chính điện bằng hai hình tượng thờ Thiên Hoàng và Địa Mẫu (còn gọi thờ Cha, thờ Mẹ)(7); kế đến là bàn thờ Tam giáo quy hiệp nhất với các tượng Phật - Thánh - Tiên xếp từng hàng và bày biện nhiều hiện vật trên bàn thờ như: hình rồng, cặp hạc, chuông, mõ, kinh, lộc bình, chuỗi, xăm quẻ... Tên gọi ngôi chùa cũng thể hiện tính chất dung hợp tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian vào thần điện tôn giáo: “Kim Thuyền Hoàng Mẫu - Bửu Sơn Kỳ Hương”, có nghĩa là hình tượng Mẫu (Mẹ - Địa) và Thiên Hoàng (Cha - Trời) trở thành đối tượng thờ trung tâm của chùa. Thiên Hoàng và Địa Mẫu là ý niệm lưỡng phân về vũ trụ trong tín ngưỡng dân gian và Đạo giáo - về Trời với linh thể tối cao là Ngọc Hoàng (Cha) và Đất là Mẹ - Địa Mẫu. Đây là ý niệm Âm và Dương sinh ra vạn vật và con người nơi vũ trụ. Trong thần điện Cao Đài giáo, Thiên Hoàng và Địa Mẫu còn gọi Đức Chí Tôn hay Diêu Trì Kim Mẫu cũng có ý nghĩa tương tự như vậy: “Diêu Trì Kim Mẫu là đấng giữ phân nửa quyền lực của Đức Chí Tôn, do Đức Chí Tôn tạo ra để làm chủ Âm quang và tạo hóa ra Vạn linh nơi cõi Thiêng liêng vô hình, sau đó, cho Vạn linh đầu kiếp xuống các Địa cầu tạo thành Vạn vật, tức là chúng sanh” (Huỳnh Ngọc Thu, 2017: 87). Ngoài ra, ở ngôi chùa này, các đối tượng phối thờ như: Phật Di Lặc, Tam Thế Phật, Hộ Pháp... đều được “tượng hóa” to lớn, bài trí dày đặc trong tự điện ở các vị trí khác nhau không theo một quy cách nào. Các đối tượng thờ truyền thống của chi phái đã “lẫn khuất” vào một góc nhỏ của chùa hoặc không còn tồn tại. Chùa Mỹ Phú Dù có sự dung hợp với tín ngưỡng và tôn giáo khác nhưng cách thức thờ của chùa đơn giản hơn, vẫn giữ nguyên mô thức thờ của ông Nguyễn Tấn Đắc với bốn bàn thờ truyền thống như chùa Trung ương Thường Lạc và chùa Phú Ninh. Tính dung hợp ở chùa này được thể hiện qua các điểm như: Ở chính điện, bàn thờ “Trời Phật Thánh Tiên Tam giáo quy hiệp nhất”, ngoài tượng Phật Thích Ca còn có biểu tượng Trần dà của đạo Phật giáo Hòa Hảo; ở tầng dưới là bàn thờ Tam giáo chủ: Đoàn Minh Huyên (trái) - Nguyễn Tấn Đắc (giữa) - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (phải) và phối thờ hình ảnh Đức Bổn sư núi Tượng Ngô Lợi - giáo chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. NGUYỄN TRUNG HIẾU - MAI THỊ MINH THY – BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ 60 Đối diện bàn thờ ở chính điện là bàn thờ Giáo chủ lãnh đạo các tôn giáo, ngoài đặt hình ông Nguyễn Tấn Đắc và bài Kệ còn có biểu tượng Trần dà và bức ảnh ông Huỳnh Phú Sổ - giáo chủ đạo Phật giáo Hòa Hảo. Hai bên bàn thờ Giáo chủ lãnh đạo các tôn giáo là bàn thờ thờ tượng Long Thần và Hộ pháp. Chùa Thanh Phú Long Cách bài trí bàn thờ ở chính điện của chùa đặc biệt mang tính chất hợp lưu các dòng tôn giáo giữa “cựu” và “tân” - vừa Bửu Sơn Kỳ Hương, vừa Phật giáo Bắc tông, vừa Bửu Sơn Kỳ Hương Thường Lạ