1. Mở đầu
Khi nói đến “buôn bán nô lệ châu Phi”, người ta thường có những liên tưởng logic đến chủ
nghĩa thực dân, sự bành trướng lãnh thổ, khai thác thuộc địa. . . Nhà sử học John Thornton đã nhận
xét: “Một số yếu tố kĩ thuật và địa lí kết hợp đã làm cho người châu Âu trở thành những người có
khả năng nhất để khám phá Đại Tây Dương và phát triển thương mại của họ” [14;24]. Đây là cơ
hội mới cho sự mở rộng nền thương mại của người châu Âu ra bên ngoài, cũng như mong muốn
tạo ra một mạng lưới thương mại mới thay thế cho mạng lưới cũ vốn đang bị kiểm soát bởi đế quốc
Hồi giáo Trung Đông. Trong khoảng thời gian từ năm 1600 đến năm 1800, có khoảng 300.000
thủy thủ đã tham gia vào việc buôn bán nô lệ Đại Tây Dương [3;127]. Khi những thủy thủ - đồng
thời là những thương nhân này tiếp xúc với các thể chế xã hội mà trước đó họ chưa từng gặp dọc
theo bờ biển phía Tây châu Phi và châu Mỹ, đánh dấu sự kết thúc tình trạng cô lập của một số xã
hội và làm gia tăng sự tiếp xúc của các xã hội này đối với những xã hội khác.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương (Từ giữa thế kỉ XV – Cuối thế kỉ XIX), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 109-116
This paper is available online at
BUÔN BÁN NÔ LỆ XUYÊN ĐẠI TÂY DƯƠNG
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XV – CUỐI THẾ KỈ XIX)
Phạm Thị Thanh Huyền
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Chế độ nô lệ và việc buôn bán nô lệ đã có từ thời cổ đại trong lịch sử thế giới,
tuy nhiên không ở đâu và ở thời kì nào, việc buôn bán nô lệ lại được tổ chức có hệ thống
với quy mô và cường độ lớn như buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương từ giữa thế kỉ XV
đến cuối thế kỉ XIX. Sự hình thành, phát triển và suy yếu đi của tuyến đường buôn bán
nô lệ sầm uất nhất trong lịch sử nhân loại này gắn liền với sự thăng trầm của các đế quốc
thực dân châu Âu, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan, Pháp. . . Bài viết dưới
đây mong muốn phác thảo được bức tranh chung và những diễn biến chính của hoạt động
buôn bán nô lệ Đại Tây Dương, một trong ba cạnh của nền “thương mại tam giác” Đại Tây
Dương trong thời gian từ giữa thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX.
Từ khóa: Buôn bán nô lệ, Đại Tây Dương.
1. Mở đầu
Khi nói đến “buôn bán nô lệ châu Phi”, người ta thường có những liên tưởng logic đến chủ
nghĩa thực dân, sự bành trướng lãnh thổ, khai thác thuộc địa. . . Nhà sử học John Thornton đã nhận
xét: “Một số yếu tố kĩ thuật và địa lí kết hợp đã làm cho người châu Âu trở thành những người có
khả năng nhất để khám phá Đại Tây Dương và phát triển thương mại của họ” [14;24]. Đây là cơ
hội mới cho sự mở rộng nền thương mại của người châu Âu ra bên ngoài, cũng như mong muốn
tạo ra một mạng lưới thương mại mới thay thế cho mạng lưới cũ vốn đang bị kiểm soát bởi đế quốc
Hồi giáo Trung Đông. Trong khoảng thời gian từ năm 1600 đến năm 1800, có khoảng 300.000
thủy thủ đã tham gia vào việc buôn bán nô lệ Đại Tây Dương [3;127]. Khi những thủy thủ - đồng
thời là những thương nhân này tiếp xúc với các thể chế xã hội mà trước đó họ chưa từng gặp dọc
theo bờ biển phía Tây châu Phi và châu Mỹ, đánh dấu sự kết thúc tình trạng cô lập của một số xã
hội và làm gia tăng sự tiếp xúc của các xã hội này đối với những xã hội khác.
Cũng cần phải nói thêm rằng, tuyến đường buôn bán xuyên qua Đại Tây Dương cũng không
phải là tuyến đường duy nhất mà các thương nhân đã tiến hành buôn bán nô lệ. Nhưng đó là tuyến
đường chủ yếu nhất, sầm uất nhất. Như Elikia M’bokolo đã viết: “Các lục địa châu Phi đã bị chảy
máu nguồn nhân lực của mình thông qua tất cả các tuyến đường có thể, dọc theo sa mạc Sahara,
qua Biển Đỏ, qua các cảng Ấn Độ Dương và vượt Đại Tây Dương. Ít nhất 10 thế kỉ của chế độ nô
lệ (từ thế kỉ IX đến thế kỉ XIX). . . khoảng 4.000.000 nô lệ được xuất khẩu thông qua vùng Biển
Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014.
Liên lạc Phạm Thị Thanh Huyền, e-mail: thanhhuyensp.08@gmail.com
109
Phạm Thị Thanh Huyền
Đỏ, 4.000.000 nô lệ qua các cảng Ấn Độ Dương, có lẽ tới 9.000.000 dọc qua sa mạc Sahara và
11.000.000 – 12.000.000 nô lệ được buôn bán trên Đại Tây Dương” [4;125]
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thời kì đầu của buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương (giữa thế kỉ XV
– cuối XVI)
Mặc dù được bắt đầu từ giữa thế kỉ XV, kèm ngay sau những phát kiến địa lí, nhưng buôn
bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương chỉ thực sự trở thành hệ thống từ đầu thế kỉ XVI, khi phần lớn nô
lệ được vận chuyển thẳng đến Thế giới Mới, từ đó tạo ra “tam giác thương mại” Đại Tây Dương.
Người Bồ Đào Nha là những người đầu tiên tham gia vào việc buôn bán nô lệ đến Thế giới
Mới, và rất nhanh chóng sau đó là người Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan, Pháp. Sắp xếp theo quy mô
buôn bán nô lệ thì thứ tự từ lớn đến nhỏ lần lượt là thương nhân Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Tây Ban
Nha, Hà Lan, Mỹ. Các thương nhân này đã thành lập các thương điếm (hay tiền đồn) dọc bờ biển
châu Phi, tại đó họ sẽ tiến hành mua nô lệ từ các thủ lĩnh bộ lạc châu Phi. Ước tính khoảng 12 triệu
nô lệ đã được vận chuyển qua Đại Tây Dương, mặc dù con số được mua thực tế của các nhà buôn
có thể còn cao hơn rất nhiều [10;4].
Năm 1442, lần đầu tiên nô lệ bị người Bồ Đào Nha bắt về từ bờ biển Tây Phi, lúc đó đã có
10 người bị đưa về Bồ Đào Nha [2;287]. Sau đó, năm 1448, khoảng 1000 nô lệ đã được mang về
Tây Ban Nha hoặc các đảo của Tây Ban Nha (Azores, Madeira). Hầu hết trong số đó đều kiếm
được nhờ những chuyến thám hiểm [6;59].
Sau khi phát hiện những vùng đất mới sau các phát kiến địa lí ban đầu, người Bồ Đào Nha
đã chiếm và sử dụng quần đảo Canary như một căn cứ hải quân để từ đó bắt đầu di chuyển các
hoạt động của họ xuống bờ biển phía Tây của châu Phi để thực hiện các cuộc tấn công cướp bóc và
bắt những người da đen châu Phi làm nô lệ bán sang Địa Trung Hải [14; 29 – 31]. Sau đó, thương
nhân Bồ Đào Nha gặp phải nhiều sự kháng cự của các bộ tộc châu Phi. Đến khoảng năm 1494,
nhà vua Bồ Đào Nha bắt đầu thỏa thuận với các thủ lĩnh của một số quốc gia Tây Phi, mà theo đó
cho phép người Bồ Đào Nha “khai thác” các “nền kinh tế thương mại phát triển tốt ở châu Phi. . .
mà không tham gia vào chiến sự” [14;38], “thương mại hòa bình đã trở thành quy luật ở dọc bờ
biển châu Phi”, mặc dù đã có một số trường hợp ngoại lệ hiếm hoi khi hành vi xâm lược đã dẫn
đến bạo lực. Các tộc trưởng châu Phi, trong suốt thời gian buôn bán nô lệ da đen, trở thành một lực
lượng giúp đỡ tích cực cho các nhà buôn châu Âu trong việc bắt nô lệ. Các thương điếm, pháo đài
của Bồ Đào Nha, sau đó là Tây Ban Nha được xây dựng dọc bờ biển châu Phi ngày càng nhiều: ở
Côngo, Guinea, Gold Coast (Bờ biển Vàng), Benguila. . . ở bờ Tây, và Danbia, Menlidi, Xofala. . .
ở bờ Đông. Những nơi đó trở thành địa điểm trao đổi, buôn bán nô lệ.
Sau khi Bồ Đào Nha thành công trong việc thiết lập các đồn điền mía (engenhos) ở miền
Bắc Brazil, đến năm 1545, các thương nhân trên bờ biển Tây Phi bắt đầu cung cấp nô lệ cho các
đồn điền trồng mía đường, vốn trước đó sử dụng nô lệ người bản xứ, nhưng các bệnh dịch từ sau
năm 1570 đã hủy diệt các cộng đồng người bản địa. Sự nổi lên của kinh tế Brazil khiến cho Brazil
là điểm đến lớn nhất của buôn bán nô lệ từ châu Phi đến Thế giới Mới, có thể thấy qua thống kê
trong Bảng 1.
Trong thời kì đầu của quá trình buôn bán nô lệ, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là hai nhà
buôn lớn nhất, trong đó, Bồ Đào Nha hầu như nắm độc quyền xuất cảng nô lệ từ châu Phi. Điều
110
Buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương (từ giữa thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX)
này được lí giải do Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là hai nước tiên phong trong cuộc phát kiến địa lí
và đặc biệt là Bồ Đào Nha là người được phép lập thuộc địa ở châu Phi theo hiệp ước Tordesillas
(1494). Hiệp ước này quy định Bồ Đào Nha là người làm chủ vùng châu Phi, châu Á, còn vùng
lãnh thổ châu Mỹ và các hòn đảo Thái Bình Dương thuộc quyền của Tây Ban Nha (sau này Bồ
Đào Nha còn giành được quyền làm chủ ở Brazil). Trong khi đó, các nước khác ở Tây Âu còn khá
bận rộn với công việc nội bộ và chưa đủ điều kiện thực hiện các cuộc thám hiểm cũng như lập nên
các vùng đất thực dân của mình. Không có nước nào có đủ điều kiện cạnh tranh với Bồ Đào Nha
và Tây Ban Nha trong công cuộc xâm lược thuộc địa.
Bảng 1. Bảng phân phối nô lệ theo khu vực ở châu Mỹ (1519 – 1867) [11]
Điểm đến Tỉ lệ phần trăm
Portuguese America 38,5%
British America (minus North America) 18.4%
Spanish Empire 17,5%
French Americas 13,6%
British North America 6,45%
English Americas 3,25%
Dutch West Indies 2,0%
Danish West Indies 0,3%
Cũng trong buổi ban đầu này, Anh đã bắt đầu chú ý đến phát triển thương mại với thuộc
địa và hành nghề cướp biển với sự khuyến khích của nhà vua. Vua Henri VII (lên ngôi năm 1485)
nhận thấy rằng: “tương lai của dân Anh là trên mặt biển” và khuyến khích nghề hàng hải [9;148].
Đến thời kì Elizabeth I (1558 – 1603), việc cướp biển đem lại nhiều lợi nhuận (đặc biệt là cướp
các con tàu của Tây Ban Nha từ Tân lục địa trở về) nên Nữ hoàng và các vị quan lớn trong triều
đình bí mật đầu tư với tư cách cá nhân chứ không chịu trách nhiệm công khai. Bên cạnh việc cướp
biển, người Anh cũng bắt đầu buôn bán nô lệ. Năm 1562, thuyền trưởng John Hawkins đã đến
vùng sông Cacheu và Sierra Leone, cướp được 300 nô lệ và đem lên vùng Bắc Đại Tây Dương,
đặc biệt là Isabela, Puerto de la Plata. . . để bán [6;155].
Sự tham gia của Anh vào công việc này đã phá vỡ sự độc quyền của Bồ Đào Nha và Tây
Ban Nha, mở ra một thời kì mới trong lịch sử buôn bán nô lệ.
2.2. Thời kì hưng thịnh của buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương (cuối
XVI – cuối XVIII)
Việc buôn bán nô lệ da đen mang lại nhiều lời lãi nên từ cuối thế kỉ XVI, các nước khác
như Anh, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch bắt đầu nhúng tay vào. Thế kỉ XVII, XVIII là những thế kỉ
cạnh tranh khốc liệt và cũng là thời kì hưng thịnh nhất của quá trình buôn bán nô lệ da đen xuyên
Đại Tây Dương. Ưu thế của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trong các thế kỉ XV, XVI dần dần suy yếu,
lợi thế rơi vào tay Pháp, Hà Lan trong các thế kỉ XVII, và sang thế kỉ XVIII, Anh hầu như làm chủ
việc buôn bán nô lệ da đen cũng như vị trí bá quyền trên mặt biển.
Giai đoạn này được đánh dấu bởi sự xuất hiện của hàng loạt các công ti độc quyền về buôn
bán nô lệ với châu Phi, hoạt động nửa hợp pháp và hợp pháp, bởi vì, đằng sau các công ti đó, các
chính phủ và vua chúa, hoặc ngấm ngầm hoặc công khai thừa nhận và ủng hộ cho thương nhân
thực hiện. Những phương pháp săn bắt và cướp bóc nô lệ châu Phi mang tính cổ lỗ và thô bạo của
111
Phạm Thị Thanh Huyền
bọn cướp đã nhường chỗ cho một hệ thống cướp bóc có tổ chức hoàn bị, được quân đội thường trực
thực hiện; hình thành một mạng lưới các trung tâm buôn bán nô lệ, các công sự được xây dựng để
đẩy mạnh mọi công việc săn bắt, mua bán nô lệ và bảo vệ độc quyền buôn bán nô lệ. Phạm vi khu
vực săn bắt nô lệ được mở rộng hơn trước rất nhiều: thực dân châu Âu không những có mặt ở khắp
duyên hải Thượng và Hạ Guinea mà còn đi sâu vào giữa lục địa, thậm chí đến một vài vùng của
miền biển phía Đông để cạnh tranh với những thương nhân A ráp. Các nước châu Âu đã không
ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh giành độc quyền buôn bán ở thuộc địa, lập các cứ điểm thực
dân, các công ti thương mại, xây dựng tiềm lực thương mại và hải quân để vươn lên vị trá bá quyền
mặt biển và xâm lược thuộc địa. Bởi vì, trong thời buổi đầu của chủ nghĩa tư bản, thương mại đem
lại ưu thế phát triển. Đi đầu trong số đó là Hà Lan.
Hà Lan bắt đầu tham gia vào việc buôn bán ở châu Phi từ năm 1592, khi thuyền trưởng Hà
Lan, Berard Ericks lập công ti Hà Lan và đến Guinea. Sau đó, để cạnh tranh với Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha ở châu Phi, Hà Lan đã xây dựng đội thương thuyền lớn nhất thế giới và cả đội quân
thường trực mạnh không kém gì Tây Ban Nha. Năm 1595, Hà Lan đã phá vỡ được sự phong tỏa
của Bồ Đào Nha, lần đầu tiên đặt chân đến Bờ Biển Vàng (Gold Coast). Năm 1598, họ thành lập
một số địa điểm khác trên bờ biển châu Phi, xây dựng trạm buôn bán ở Senegal (1621). . . Việc
buôn bán nô lệ của Hà Lan bắt đầu từ năm 1596 khi Peter Van de Haager, thuyền trưởng đến từ
Rottecdam mang 130 nô lệ da đen về Middelburg, thủ đô Zeeland [6;161]. Năm sau, Melchior van
Kerkhove đem 2 tàu đến Angola và mua nô lệ đem về bán ở Brazil và vùng Caribbean. Hà Lan còn
tranh chấp với Anh, Pháp để chiếm các vùng khác ở Tây Phi nhằm làm cơ sở cho việc buôn bán nô
lệ của mình. Năm 1642, người Hà Lan đã chiếm được một số cứ điểm của Anh ở châu Phi. Hà Lan
trở thành những kẻ nắm được quyền thương mại hải dương trong thế kỉ XVII. Trong việc buôn bán
nô lệ, ưu thế của Hà Lan ngày càng lớn, đặc biệt là từ khi họ lập nên những công ti thương mại.
Năm 1607, công ti Tây Ấn Hà Lan (Dutch West India Company – WIC) được thành lập, sau đó
là công ti Guinea (Guinea de Company) năm 1610. Năm 1602, công ti Đông Ấn Hà Lan – VOC
được thành lập. . . Năm 1621, sau chiến tranh với Tây Ban Nha kết thúc, công ti Đông Ấn Hà Lan
đã giành được độc quyền 24 năm buôn bán với vùng châu Phi và vùng Tây Ấn (châu Mỹ) [6;161].
Hầu hết nô lệ mà công ti Đông Ấn Hà Lan đạt được đầu thế kỉ XVII là cướp từ các cuộc chiến
tranh, đặc biệt là chiến tranh với Bồ Đào Nha liên tục trong nhiều năm. Từ 1623 đến 1637, họ cướp
được 2.336 nô lệ và đem bán ở Thế giới Mới, trung bình mỗi nô lệ có giá 250 guilders (đơn vị
tiền tệ Hà Lan) [6;170]. Cùng với sự phát triển thế lực thương mại, Hà Lan bắt đầu xây dựng các
cảng buôn bán ở châu Mỹ. Lúc đầu là ở Mahattan (1613), sau đó là Curacao (ở Veneduela), Saint
Eustatius và Saint Thomas (ở đảo Leeward).
Trong thế kỉ XVII, Hà Lan giữ ưu thế trong thương mại thế giới và cả buôn bán nô lệ qua
Đại Tây Dương. Trong những năm 1625 – 1650, trung bình mỗi năm có 8000 nô lệ được xuất khẩu
từ các vùng của Tây Phi, có cả những nô lệ được cướp từ các tàu của Tây Ban Nha, đa số trong đó
được chở bằng các con tàu của Hà Lan [6;185]. Đến cuối thế kỉ XVII, ưu thế của Hà Lan mất đi,
Anh dần hưng thịnh lên và trở thành bá chủ trên biển trong thế kỉ XVIII.
Anh có vị trí khá thuận lợi trong việc buôn bán trên biển, đặc biệt từ sau các cuộc phát kiến
địa lí, các con đường thương mại chuyển từ Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương thì ưu thế đó càng
tăng lên. Các nhà vua của Anh rất chú trọng việc phát triển nền thương mại Anh. Từ cuối thế kỉ
XVI, Anh đã tham gia vào buôn bán nô lệ và tổ chức cướp các tàu của Tây Ban Nha từ Tân lục địa
trở về, điều này đã làm cho Tây Ban Nha bực tức. Năm 1587, vua Phillip II của Tây Ban Nha quyết
định đóng một hạm đội hùng hậu gồm 130 chiếc tàu khổng lồ, lấy tên là hạm đội vô địch Armada
112
Buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương (từ giữa thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX)
(The Invinable Armada) để tiến hành đánh Anh quốc. Tháng 5/1588, Hạm đội Armada nhổ neo
rời bến Tây Ban Nha, hướng về Anh quốc. Kết quả, Tây Ban Nha thất bại, mất 4000 binh sĩ và còn
lại 53 chiếc tàu trở về [9;165 – 167]. Từ đó Anh trở thành một cường quốc hàng hải và một trong
những nước có đội thương thuyền và chiến thuyền mạnh nhất châu Âu.
Những sự kiện trên chứng tỏ thế lực của Anh ngày càng mạnh. Sang thế kỉ XVIII, Anh bắt
đầu giữ vị trí bá quyền trên mặt biển. Cùng với vị trí đó, Anh trở thành tên buôn bán nô lệ da đen
lớn nhất trong lịch sử các nước Tây Âu trong những thế kỉ XV – XIX.
Ngay từ nửa sau thế kỉ XVII, một loạt công ti thương mại đã được thành lập dưới sự ủng hộ
của chính phủ Anh: công ti Guinea (1651, ở London); Royal Adeventures into Africa (1660); năm
1672, công ti Hoàng gia châu Phi (The Royal Africa Company, viết tắt là RAC). Trong đó, RAC đã
giành độc quyền buôn bán ở châu Phi cho đến năm 1698. Nhiều hải cảng của RAC được xây dựng
trên Bờ biển Vàng, ở Cormantine, Cape Coast, Anashan, Commenda, Aga và Accra. Kết thúc thế
kỉ XVII, 3/5 thu nhập của RAC thu được từ buôn bán nô lệ. Trong thời gian kể từ khi thành lập
đến năm 1689, công ti đã xuất khẩu gần 90.000 nô lệ [6;202,203]. Sang thế kỉ XVIII, việc buôn
bán nô lệ của Anh càng phát triển, đặc biệt là sau sự kiện 1713. Với điều ước Utrecht (1713), Anh
giành được quyền lũng đoạn mua bán nô lệ với điều kiện “hàng năm được chở 4800 nô lệ da đen
sang các vùng đất thực dân của Tây Ban Nha tại châu Mỹ” [12;172]. Độc quyền này kéo dài trong
30 năm. Năm 1714, Công ti Biển Nam (South Sea Company) được thành lập và lớn mạnh. Trong
những năm 1715 – 1731, công ti bán tất cả 64.000 nô lệ [6; 242].
Cùng với sự thành lập các công ti thương mại và hoạt động của chúng, việc buôn bán nô lệ
da đen của Anh ngày càng tăng. Trong 10 năm (1721 – 1730), Anh mang hơn 100.000 nô lệ đến
châu Mỹ, trong số đó, 40.000 đến Jamaica, hơn 20.000 đến Barbados, khoảng 10.000 đến vùng
lục địa Bắc Mỹ (như Nam Carolina) và gần 50.000 đến các thuộc địa Anh ở Caribbean. Trong các
nhà xuất khẩu, London đứng đầu với trung bình 56 tàu gửi đi mỗi năm (từ 1723 đến 1727), trong
khi Bristol gửi đi 34 tàu và Liverpool là 11 tàu [6;244].
Trong những năm 1730, các tàu Anh mang tất cả 170.000 nô lệ [6;246], trong những năm
1740 – 1750, con số đó là hơn 200.000( chỉ tính riêng tới châu Mỹ), nhiều hơn bất kì nước nào
khác có thể mang được trong vòng 10 năm trước đó. Chỉ tính riêng năm 1749, Anh gửi đi khoảng
150 tàu, mang được 40.000 nô lệ [6;264]. Những năm 1761 – 1770, Anh mang xấp xỉ 250.000 nô
lệ qua Đại Tây Dương, chủ yếu do các nhà buôn và thuyền trưởng của Liverpool thực hiện [6; 275].
Và những năm 1780 – 1790 có 750.000 nô lệ được mang qua Đại Tây Dương thì có lẽ 350.000 nô
lệ được là do người Anh buôn bán [6;284].
Những con số trên đây có thể chứng minh cho chúng ta thấy sự tăng tiến của việc buôn bán
nô lệ của Anh trong thế kỉ XVIII. Và cũng có thể nói, Anh thu được nhiều lợi nhuận nhất và là
nước chìm sâu nhất trong tội lỗi của việc buôn bán nô lệ. Anh không chỉ thu được lợi nhuận từ
buôn bán nô lệ qua Đại Tây Dương mà còn thu được lợi nhuận từ nền “thương mại tam giác”.
Cùng với Anh, Pháp cũng là một nhà buôn nô lệ không kém phần táo bạo, mặc dù Pháp
không vượt qua vị trí dẫn đầu của Anh trong thế kỉ XVIII. Lợi dụng sự suy yếu của Bồ Đào Nha,
cũng như Anh và Hà Lan, Pháp liền nhảy vào Tây Phi và họ chú trọng hoạt động ở vùng Senegal.
Pháp cũng thành lập các công ti thương mại để buôn bán với thuộc địa, xây dựng các cảng
thương mại hai bên bờ Đại Tây Dương để buôn bán nô lệ da đen. Năm 1643, công ti Company
of the Isles of America ở vùng Caribbean được thành lập. Năm 1673, Công ti Senegal (Companie
de Sénégal) được thành lập, trở thành công ti buôn bán nô lệ lớn nhất của Pháp. Sau 6 năm thành
công, công ti đã khuếch trương ảnh hưởng của mình và trở thành nhà độc quyền buôn bán nô lệ ở
113
Phạm Thị Thanh Huyền
bờ biển châu Phi. Trong những năm 1682 – 1684, các thuyền trưởng của công ti đã mang đi mỗi
năm 1520 nô lệ từ vùng sông Senegal [6;193]. Trước năm 1684, vùng hoạt động của nó hạn chế ở
bờ Bắc sông Gambia, phía Nam là phạm vi hoạt động của công ti Guinea (Compagnie de Guineé).
Năm 1684, phạm vi hoạt động của nó mở rộng xuống phía Nam và hai công ti này liên kết với
nhau để buôn bán nô lệ.
Những năm 1702 đến 1712, Pháp giành được quyền buôn bán nô lệ ở châu Mỹ, 4.800 nô lệ
được vận chuyển mỗi năm đến các cảng thương mại của Tây Ban Nha ở Tây Ấn, 3.000 nô lệ cũng
được đưa đến vùng Tây Ấn của Pháp [6; 228]. Cùng với sự phát triển của buôn bán nô lệ, số lượng
nô lệ do Pháp vận chuyển cũng ngày càng tăng lên. Giữa những năm 1721 – 1730, số nô lệ họ vận
chuyển là 85.000, trong những năm 1730, con số đó là 100.000 nô lệ, từ năm 1738 đến 1745, chỉ
mình Nantes (một trong hai trung tâm buôn bán nô lệ lớn của Pháp, cùng với Saint – Domingue)
đã mang được 550.000 nô lệ trên 180 chiếc tàu [6;254]. Con số nô lệ do Pháp vận chuyển tăng lên
trong những năm cuối thế kỉ XVIII, có lẽ chỉ đứng sau Anh. Trong những năm 1780, Pháp vận
chuyển được 270.000 nô lệ qua Đại Tây Dương (trong số 750.000 nô lệ được vận chuyển cùng thời
kì) [6;284]. Cũng như Anh, việc buôn bán nô lệ mang lại cho Pháp khá nhiều lợi nhuận và được
các nhà vua Pháp khuyến khích, đặc biệt là vua Luy XIV.
Về phía Bồ Đào Nha, mặc dù hoạt động của Anh và Pháp rất mạnh mẽ, họ vẫn giữ được
những tàu buôn nô lệ lớn nhất qua Đại Tây Dương cho đến những năm 1730. Năm 1724, một công
ti độc quyền của Bồ Đào Nha được thành lập. Giữa những năm 1721 – 1730, Bồ Đào Nha đã mang
gần 150.000 nô lệ tới thuộc địa của họ là Brazil [6;256]
Cũng trong thời kì hưng thịnh của nghề buôn bán nô lệ da đen, với sự phát triển về mọi mặt:
phạm vi, mức độ, sự thay đổi vị trí của các nước, sự xuất hiện của các công ti độc quyền đã dẫn
tới việc cạnh tranh gay gắt. Đây không chỉ là sự cạnh tranh giữa các nhà buôn riêng lẻ mà còn là
sự cạnh tranh giữa các công ti với sự bảo hộ của nhà nước. Họ cạnh tranh về nguồn cung cấp nô
lệ, về thị trường tiêu thụ và cả cướp đoạt nô lệ của nhau. Các cuộc xung đột và chiến tranh thương
mại đã nổ ra.
Có bốn khu vực ở châu Phi trở thành nơi tranh chấp quyết liệt giữa các nước Tây Âu là:
Gambia, Senegal, Bờ biển Vàng và Sierra Leone. Gambia là nơi cạnh tranh của Anh và Bồ Đào
Nha, sau đó Bồ Đào Nha bị gạt ra và Pháp nhảy vào. Cả Anh và Pháp đều xây dựng thương điếm
ở vùng này. Ở Senegal, Hà Lan cướp chủ quyền của Bồ Đào Nha. Rồi Pháp nhảy vào đặt thương
điếm ở đâ