Cá diêu hồng là một loài cá nước ngọt, thích hợp với pH: 6,2 -7,5, khả
năng chịu phèn kém nhưng có thểphát triển tốt ởvùng nước nhiễm
mặn nhẹ5 -12% ,cá sống trong mọi tầng nước.
Cá nuôi lấy thịt có thểnuôi trong ao hoặc lồng bè
8 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cá diêu hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁ DIÊU HỒNG
Cá rô phi đỏ hay còn gọi là cá diêu hồng hiện là loài cá cho năng
suất cao và mau lớn, thịt ngon. Trong ao, cá đạt 200 - 500 g/con chỉ
từ 7 - 8 tháng và tỉ lệ hao hụt thấp...
I. Đặc điểm sinh học
1. Môi trường sống
Cá diêu hồng là một loài cá nước ngọt, thích hợp với pH: 6,2 - 7,5, khả
năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm
mặn nhẹ 5 - 12% ,cá sống trong mọi tầng nước.
Cá nuôi lấy thịt có thể nuôi trong ao hoặc lồng bè.
2. Tập tính ăn
Đây là loài cá ăn tạp, thức ăn thiên về nguồn gốc thực vật như cám, bắp
xay nhỏ, bã đậu, bèo tấm, râu muống và các chất như mùn bã hữu cơ,
tảo, ấu trùng, côn trùng. Do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng, bao
gồm cám, khoai củ, ngũ cốc Ngoài ra, có thể tận dụng các nguyên
liệu phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản (như vỏ tôm, râu mực,
đầu cá) hay các phụ phẩm lò mổ gia súc để chế biến thành các nguồn
thức ăn phụ cung cấp cho cá nuôi. Mặt khác có thể chọn loài ốc bươu
vàng làm nguồn thức ăn tươi sống để cho cá ăn. Đây là điểm thuận lợi
khi nuôi thâm canh.
Trong ao nuôi, cá ăn thức ăn tự chế từ các phụ phẩm nông nghiệp, thức
ăn viên (đạm từ 20 - 25%). Nhưng do thả cá nuôi trong lồng bè với mật
độ cao, nên cần thiết phải sử dụng thức ăn dạng viên để dễ dàng kiểm
soát lượng thức ăn cũng như kiểm soát được chất lượng nước ao nuôi.
Thức ăn công nghiệp được sản xuất tại những hãng có uy tín thường có
đầy đủ thành phần cơ bản bao gồm các thành phần cơ bản bao gồm các
chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, lipid
3. Sinh sản
Cá diêu hồng là loài mắn đẻ, đẻ quanh năm, ấp trứng trong miệng. Có
thể ương cá con trong ao hoặc trong chậu, lồng. Khi ương trong ao cần
bón phân gây thức ăn tự nhiên để nuôi cá bột, còn khi ương trong lồng,
chậu thì không cần bón phân nhưng phải thường xuyên vệ sinh chậu,
lồng. Môi trường nuôi chủ yếu trong ao hoặc lồng bè. Trong ao, sau 1
năm nuôi, cá đạt 200-500g/con, khi nuôi bè cá lớn nhanh đạt trọng
lượng 200-500g/con (chỉ 7-8 tháng) và tỉ lệ hao hụt thấp.
II. Thiết kế lồng, bề lưới nuôi cá diêu hồng:
Do nuôi bè cá diêu hồng lớn nhanh hơn và tỉ lệ hao hụt thấp nên nuôi
cá bằng lồng bè hiện đang được phổ biến. Lồng, bè lưới tiết kiệm hơn
so với làm bè gỗ và cá sinh trưởng nhang và dễ thu hoạch hơn so với
làm bè gỗ. Sử dụng lưới PE với mắc lưới 1 - 2 cm, thời gian sử dụng 2
- 3 năm. Vật liệu làm khung bè có nhiều loại (sắt, nhôm, inox, ống kẽm,
gỗ...). Nên sử dụng sắt vì hiệu quả, giá thấp và sức chịu tốt hơn nhôm.
Sắt có mạ lớp chống sét, bè nuôi nên sử dụng sắt f 27-32 (thời gian sử
dụng 3 - 5 năm). Phần phao nổi nên sử dụng thùng phuy sắt hoặc nhựa
(đường kính 60 cm, dài 90 cm). Thiết kế bè nuôi tùy vào quy mô, thông
thường bè được thiết kế dạng hình chữ nhật, kích thước 4 x 6 x 2,5 m.
Khung lồng làm bằng sắt ống, kết phao nổi và bọc lưới ni-lông. Lồng
cho nổi trên mặt nước tối thiểu là 0,3 m tránh cá nhảy khỏi lồng. Đáy
lồng cách đáy sông tối thiểu 0,5 m.
Nên đặt lồng nơi nước chảy nhẹ của dòng sông, tránh dòng nước xoáy,
tàu thuyền qua lại nhiều, tránh dòng nước thải.
III. CÁCH NUÔI
1. Mật độ và lượng thức ăn
Mật độ nuôi tối đa là 100 con/m3 nước.
Chọn cá giống có kích cỡ 20 - 30 con/kg, cá khỏe, đều cỡ và màu sắc
đẹp.
Cho cá ăn nhiều lần trong ngày (3 - 4 lần). Thức ăn có thể tự chế như
cám gạo, bột cá, cá tạpTuy nhiên theo khuyến cáo, tốt nhất cho cá ăn
thức ăn công nghiệp đỡ tốn chi phí phát sinh và bổ sung chất cần thiết
cho cá phát triển.
Vì cá có tập tính khi đói thì lên tầng trên bắt mồi, lúc đã ăn no mồi thì
bơi xuống tầng dưới và cho cá ăn với lượng thức ăn thay đổi theo cỡ cá
tăng trọng. Khi còn nhỏ lượng thức ăn chiếm 5 - 7% trọng lượng
cá/ngày, khi cá lớn cho ăn khoảng 2 - 3%. Sử dụng nhiều sàn ăn để cá
lớn, nhỏ đều được ăn. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn để có thể
điều chỉnh kịp thời
Tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí và ô nhiễm nguồn nước, lượng thức
ăn nên chia làm 2, cho ăn vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Theo
dõi thường xuyên tình hình nước trong ao (màu sắc, mùi vị). Nếu
thấy nước bẩn thì cần phải thay nước sạch cho ao tránh hiện tượng
thiếu dưỡng khí.
1. Về thu hoạch
Cá nuôi khoảng 7 - 8 tháng là có thể thu hoạch được, vào thời gian này
cá đạt trọng lượng từ 0,4 - 0,6 kg/con, nếu được chăm sóc tốt, trong
trường hợp cá lớn đều thì thu hoạch một lần, nếu không đều thì thu
hoạch những con lớn trước, con nhỏ để lại nuôi tiếp 1 - 2 tháng sau sẽ
thu hoạch tiếp.
1. Sản xuất giống cá diêu hồng đơn tính đực:
Việc nuôi cá diêu hồng đơn tính đực sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so
với nuôi cá bình thường, vì cá cái có một thời gian dài ấp trứng và nuôi
con trong miệng nên phải nhịn ăn. Vì vậy khi nuôi chung cá đực cá cái
thì thì cá đực thường có trọng lượng lớn hơn do ít tốn năng lượng cho
quá trình sinh đẻ và khi nuôi toàn cá đực thì không có sự sinh sản,
chúng ta kiểm soát được mật độ cá thả. Người nuôi có thể chủ động
quy cỡ thương phẩm tùy theo giá cả thị trường. Nhờ vậy giá trị và hiệu
quả kinh tế sẽ được nâng cao.
IV. Phòng trị một số bệnh thường gặp
- Bệnh do kí sinh trùng: Các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động
mạnh đến cá con trong quá trình ương. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở
ương giống có tỉ lệ hao hụt từ 50 - 70% (chủ yếu là do cá con bị bệnh
đốm trắng trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt trời và tà quản
trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và
Ergasilus).
Cách phòng trị: ao ương hoặc nuôi cá phải có sục khí. Khi phát hiện cá
bị bệnh cần bón: Formol nồng độ 25 - 30ml/m3 trị thời gian dài và nồng
độ từ 100 - 150ml/m3 nếu trị trong 15 - 30 phút; CuSO4 (phèn xanh)
nồng độ 2 - 5g/10m3 trị thời gian dài và từ 20 - 50g/10m3 trị trong 15 -
30 phút, cách ngày trị một lần; muối ăn dùng để phòng và trị bệnh cho
cá, nồng độ từ 1 - 3% trị thời gian dài và 1 - 2% trị trong 10 - 15 phút.
-Bệnh xuất huyết: bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc
Edwardsiellatarda gây ra. Cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết, hậu
môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá
sưng và lồi ra. Bệnh thường xuất hiện ở cá rô phi đỏ nuôi bè.
Biện pháp đề phòng: tránh thả cá nuôi và hạn chế thay nước lúc giao
mùa. Nên định kì bón khử trùng nơi cho ăn. Cách trị là bón vôi và khử
trùng nước, có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cá, tỉ lệ tùy theo
tình trạng bệnh.
- Bệnh đốm đỏ: bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa (cá tra, cá trê
cũng hay bị bệnh này). Cá mắc bệnh bỏ ăn, thân mất nhớt, trên thân và
mang có nhiều đốm màu đỏ và lở loét, sau cùng là chết hàng loạt.
Biện pháp khắc phục: Khi cá bị bệnh đốm đỏ, cần sử dụng kháng sinh
oxytetracycline 20 - 25g/m3, tắm trong 60 phút hoặc trộn 100 mg
thuốc/1kg thức ăn. Hay sử dụng rifamycine 10 - 29 g/m3, tắm 60 phút.
Khi cá đạt 0,4 - 1kg/con thu hoạch đồng loạt để chuẩn bị vụ kế tiếp
- Cá trương bụng do thức ăn: thường xảy ra ở các ao, bè cho ăn thức
ăn tự chế không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá
không tiêu hóa được thức ăn, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi.
Cá bơi lờ đờ và chết dải rác.
Biện pháp khắc phục: Là kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để
điều chỉnh lại cho thích hợp. nếu trường hợp nặng, thường xuyên có thể
thay đổi thức ăn. Trong thức ăn nên bổ sung men tiêu hóa ( các
probiotic)
- Cá chết do mật độ dầy: hiện tượng này thường xảy ra ở các ao, bè
nuôi thâm canh với mật độ quá dầy. Cá chết không có dấu hiệu bệnh lý,
chỉ nổi lờ đờ và chết hàng loạt. Tỉ lệ cá chết lệ thuộc vào mật độ và chất
lượng nước.
Mật độ thích hợp để thả cá diêu hồng thịt là 100 - 150/m3. Nếu mật độ
trên 200 con/m3 có thể gây chết đột ngột lúc giao nước hoặc sau những
cơn mưa lớn.
Phòng Kĩ Thuật Công Ty NHÂN LỘC- ROVETCO