Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn
trong việc quảng bá thương hiệu của mình mà không làm
phiền tới các social media follower.
Muốn giải quyết vấn đề này, bạn phải cá nhân hóa thương
hiệu của mình để người tiêu dùng cảm thấy gần gũi. Nếu bạn
đang băn khoăn “Làm cách nào để cá nhân hóa thương hiệu”
thì đây nhất định là bài viết dành cho bạn.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cá nhân hóa thương hiệu trên social media, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cá nhân hóa THƯƠNG
HIỆU trên Social Media
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn
trong việc quảng bá thương hiệu của mình mà không làm
phiền tới các social media follower.
Muốn giải quyết vấn đề này, bạn phải cá nhân hóa thương
hiệu của mình để người tiêu dùng cảm thấy gần gũi. Nếu bạn
đang băn khoăn “Làm cách nào để cá nhân hóa thương hiệu”
thì đây nhất định là bài viết dành cho bạn.
1. Cá nhân hóa doanh nghiệp
Người tiêu dùng không hề đơn giản như bạn nghĩ, họ vừa
muốn một doanh nghiệp nghiêm túc khi cung cấp sản phẩm,
lại muốn doanh nghiệp có trách nhiệm đối với hàng hóa như
một cá nhân. Nếu bạn tạo cơ hội cho nhân viên tỏa sáng,
khách hàng mục tiêu sẽ có xu hướng nhận ra người đã tạo ra
công ty. Tất cả chúng ta đều biết bất cứ ai phát triển phần
mềm mới nhất, các sản phẩm thẩm mỹ, quần áo hay ứng
dụng iPhone cũng chỉ là một con người bình thường, có suy
nghĩ, có sở thích và lo lắng như chúng ta mà thôi. Chúng ta
tin tưởng sản phẩm bởi vì chúng ta tin tưởng người làm nên
nó.
2. Tránh xuất hiện qua nhiều trên Social Media
Nếu bạn chẳng hề nghĩ tới những con số, phân tích và tiền
bạc thì đừng cố gắng giao tiếp với khách hàng. Khách hàng
không hề quan tâm tới sổ sách doanh nghiệp, họ chỉ quan tâm
tới sản phẩm bạn cung cấp mà thôi. Việc xuất hiện trên social
media thường xuyên cũng không hẳn là tốt - điều này làm
tăng thêm khoảng cách giữa bạn và khách hàng. Thay vào đó,
hãy dừng tương tác trên social media khi cần thiết. Bạn nên
xem xét về hình ảnh công ty nếu chiến dịch trên mạng xã hội
không gần gũi với người dùng.
3. Share nội dung từ những người khác
Người tiêu dùng không cần biết mọi thông tin chi tiết của
việc kinh doanh, họ chỉ muốn biết doanh nghiệp của bạn có
phải là lựa chọn tốt hay không. Khi đó, bạn cần làm rõ điều
này bằng nội dung của mình. Hãy share những thông tin thú
vị, video, tin tức trong ngành . Bằng việc thu thập thông tin
từ người khác sẽ khiến khách hàng - những người biết rằng
mình vẫn còn sự lựa chọn - tin tưởng.
4. Nói chuyện
Nếu chiến lược social media của bạn không có phản hồi, bạn
đang lãng phí thời gian của mình. Không tương tác, bạn chỉ
đơn thuần đang nói về con người mà thôi. Khi đó, khách
hàng tiềm năng sẽ coi bạn như một cái máy, không hơn
không kém. Nếu bạn không thoải mái với những câu nói đùa,
chấp nhận chỉ trích hay không thật lòng, bạn cần tìm một ai
đó phụ trách social media rồi đấy.
5. Tạo dựng thương hiệu riêng biệt
Nhiều công ty xây dựng thương hiệu kết hợp hoàn hảo trên
tài khoản social media nhưng lại quên yếu tố con người.
Người mua sẽ nhận ra logo và slogan của công ty, nhưng mối
liên hệ giữa họ và công ty sẽ không hề xảy ra. Bằng cách kết
nối tài khoản mạng xã hội với nhân viên công ty, người mua
sẽ bắt đầu cảm nhận thấy rằng sản phẩm và dịch vụ của công
ty có yếu tố con người. Hãy cân nhắc việc đặt hình ảnh CEO
hay Social Media Director vào logo công ty trên Twitter,
Facebook và LinkedIn page.
6. Đưa ra một cái nhìn sâu hơn
Chia sẻ nội dung thực chất không khó. Bạn muốn user tương
tác với page, nhưng đôi khi chỉ cần mở rộng cánh cửa và để
họ tự vào. Hãy cân nhắc việc post video văn phòng trên Vine,
video về chuyến dã ngoại hay cuộc thi karaoke trên Youtube
hay hình ảnh mới nhất của văn phòng sau cuộc thi trang trí.
Hãy cho khách hàng cái cảm giác rằng nhân viên của bạn
cũng như những người khác mà thôi.
7. Để dành thời gian tư vấn khách hàng
Đang bận nhưng khách hàng vẫn muốn bạn tư vấn. Công ty
tạo ra sản phẩm này bằng cách nào? Công ty hy vọng gì khi
tạo ra nó? Hoặc bạn hy vọng mọi người nhìn nhận thương
hiệu của mình như thế nào? Bạn có thể đưa ra câu trả lời
thông qua lịch chat trên Twitter và forum mở Q&A trên
Facebook. Khách hàng sẽ rất vui mừng được giao lưu với
bạn, bởi họ cảm thấy mình đặc biệt, quan trọng.
8. Thừa nhận khi sai
Một điều khiến bạn nổi bật so với hãng khác trên Twitter và
Facebook là thói quen nhận lỗi. Lỗi lầm trong quá khứ ảnh
hưởng nghiêm trọng tới những công ty chọn cách che giấu
hơn là đối mặt với nó. Chẳng hạn, như trường hợp của
Applebee và vẫn chưa kết thúc. Bài học ở đây là chỉ cần bạn
thừa nhận lỗi sai, xin lỗi và có thể tìm cách giải quyết. Bạn
có thể cảm thấy xấu hor lúc ban đầu, nhưng chắc chắn sẽ giữ
chân được khách hàng.
Đôi khi cách học hỏi đơn giản nhất là quan sát lỗi lầm của
người khác. Hãy luôn nhớ rằng khách hàng cũng là con
người và họ biết rằng bạn cũng như họ. Nếu như bạn nhớ xin
lỗi khi làm sai trong tâm trí, bạn sẽ thành công trong việc cá
nhân hóa thương hiệu một cách nhanh chóng.