Cá trắm cỏ

Cá trắm cỏ : Ctenopharyngodon idellus Cá trắm cỏlà loài ăn thực vật điển hình, được sửdụng làm đối tượng nuôi có hiệu quảkinh tếcao. Thức ăn nuôi cá trắm cỏđơn giản, dễkiếm, rẻtiền, lớn nhanh, sức sinh sản lớn, thịt ngon, dễ nuôi. Cáđược nuôi phổbiến ởtrong các ao hồruộng trũng và đặc biệt phát triển trong các ao hồmiền núi và nuôi trong các lồng bè trên sông, hồ, suối và các đầm nước lợcó độmuối thấp.

pdf18 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cá trắm cỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cá trắm cỏ Cá trắm cỏ : Ctenopharyngodon idellus Cá trắm cỏ là loài ăn thực vật điển hình, được sử dụng làm đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Thức ăn nuôi cá trắm cỏ đơn giản, dễ kiếm, rẻ tiền, lớn nhanh, sức sinh sản lớn, thịt ngon, dễ nuôi. Cá được nuôi phổ biến ở trong các ao hồ ruộng trũng và đặc biệt phát triển trong các ao hồ miền núi và nuôi trong các lồng bè trên sông, hồ, suối và các đầm nước lợ có độ muối thấp... I- ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC , SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở CÁ TRẮM CỎ 1.Đặc điểm sinh học Cá Trắm cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường, sống được trong môi trường nước tĩnh, nước chảy, sinh trưởng và phát triển bình thường trong môi trường có nồng độ muối từ 0- 8o/00 (Nguyễn Chính và ctv., 1977). Thích ứng với nhiệt độ từ 13-32oC nhưng nhiệt độ tối ưu là 22-28oC, khoảng pH thích hợp từ 5-6; ngưỡng ôxy thấp từ 0,5-1mg/l (Nguyễn Khoa Diệu Thu., 1979). Những nghiên cứu của Nguyễn Công Thắng (1989) cho biết: cá sau khi nở 3 ngày dài khoảng 7mm, chúng bắt đầu ăn luân trùng, ấu trùng không đốt và tảo hạ đẳng. Khi cá dài 2-3cm chúng bắt đầu ăn một ít mầm non thực vật, tỷ lệ luân trùng trong khẩu phần ăn của chúng giảm dần nhưng loài giáp xác phù du vẫn chiếm chủ yếu. Cá dài 3-10cm có thể nghiền nát thực vật thượng đẳng như các loại rong mái chèo, rong đuôi chó, rong tôm, bèo tấm, bèo hoa dâu và chuyển sang ăn thức ăn thực vật thuỷ sinh non. Thức ăn tự nhiên chủ yếu của cá là thực vật thượng đẳng (cả dưới nước và trên cạn). Sức tiêu thụ của cá rất lớn 22,1-27,8% khối lượng cá trong ngày.Trung bình cứ 40kg thực vật sẽ cho tăng trọng 1kg cá. Cá trắm cỏ cũng sử dụng tốt thức ăn nhân tạo, nhưng nếu sử dụng nhiều tinh bột trong khẩu phần thì cá sẽ bị béo và chậm lớn. Cá trắm cỏ nuôi trong ao ngoài ăn cỏ chúng còn được cung cấp thức ăn tinh như cám gạo, ngô, sắn. Cá phàm ăn và tính lựa chọn thức ăn không cao. Cá trắm cỏ thích sống ở tầng giữa và tầng dưới, nơi gần bờ có nhiều cỏ nước, bơi lội nhanh nhẹn. 2 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản Cá trắm cỏ có kích cỡ lớn, nặng nhất đạt tới 35-40kg, cỡ thương phẩm trung bình là 3-5kg. So với các loài cá khác có cùng kích thước thì trong điều kiện tối ưu, cá trắm cỏ thể hiện tốc độ sinh trưởng lớn hơn các loài cá khác, cá nuôi trong ao sau 1 năm đầu đạt 1kg và các năm sau đó đạt 2-3 kg ở vĩ độ ôn đới, hay 4-5kg mỗi năm ở vĩ độ nhiệt đới (Vietmeyer, 1976). Giống như các động vật biến nhiệt khác, tốc độ phát dục của cá chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện môi trường. Theo Chung Lân và ctv. (1965) sự thành thục của tuyến sinh dục có quan hệ chặt chẽ với tuổi cá, ít quan hệ với thể trọng và chiều dài. Những cá thể sinh trưởng tốt thành thục sớm hơn thông thường. Tuy nhiên tuổi thành thục còn phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, nhiệt độ, dòng chảy, loại hình thủy vực. Cá đực thành thục sớm hơn cá cái 1 năm. Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ Sản 1 nghiên cứu về tuổi và kích thước thành thục của cá trắm cỏ thu được một số kết quả: cá trắm cỏ đực 3 tuổi dài 53cm nặng 3kg; cá cái 4 tuổi dài 60cm nặng 3,5kg đã có thể tham gia sinh sản lần đầu tiên Ở VIệt Nam mùa vụ sinh sản cá trắm cỏ từ tháng 4 đến tháng 6 trong năm tập trung nhất vào tháng 5. Cá cái thành thục ở năm thứ 4 (3+ tuổi) (Nguyễn Công Dân, 1991) có chiều dài 76-89cm đẻ được 300.000- 1.000.000 trứng, trứng ở dạng trôi nổi. II-NUÔI CÁ TRẮM CỎ Cá trắm cỏ chủ yếu chỉ được sử dụng trong chọn giống có chất lượng cao và nuôi làm cá thương phẩm BƯỚC 1: Chuẩn bị ao Nuôi bằng ao -Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ đăng cống, vét bùn, cày bừa đắp bờ phơi đáy ao 5-7 ngày. -Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 5-7 kg vôi cho 100m2 đáy ao trong 3 ngày. -Sau đó bón lót bằng cách rải đều 20-30 kg phân chuồng và 50 kg lá xanh (loại lá cây thân mềm để làm phân xanh) băm nhỏ đều cho 100m2 đáy ao. Đối với lá xanh ngoài băm nhỏ có thể vùi vào bùn hoặc bó thành các bó nhỏ từ 5-7 kg dìm ở góc ao. -Lấy nước vào ao ngập từ 0,3-0,4m ngâm 5-7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1m Lưu ý: cần phải lọc nước vào ao bằng lưới đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập. Nuôi bằng lồng bè -Lồng có dạng hình chữ nhật hoặc mùng, kích thước dài*rộng*cao. Kích thước phổ biến hiện nay là 3m*2m*1,7m hoặc 4m*3m*1,7m -Lồng làm bằng tre hóp cả cây, gỗ hoặc nhựa composite. Hai đầu để khe hở từ 0,5-1 cm để nước lưu thông dễ dàng, hai mặt bên và đáy thường bằng ván gỗ khít không để lọt thức ăn. -Nếu nuôi ở sông tốc độ dòng chảy vào khoảng 0,2-0,3 m/giây. Đặt mỗi cụm 20 lồng, các cụm cách nhau 150-200m. -Nếu nuôi ở hồ chứa nước lưu thông 0,1-0,2 m/giây. Nuôi cụm 15 lồng, các cụm đặt cách nhau 200-300 m. Trước khi thả cá giống vào nuôi, lồng bè phải được cải tạo, vệ sinh. -Đối với lồng bè phải cọ rửa sạch, phơi khô và dùng nước vôi hoặc Clorua vôi phun đều toàn bộ lồng nuôi cá. Sau đó phơi khô 1-2 ngày, cọ rửa sạch và hạ thủy. Lồng đặt ngập nước 1.2-1.5 m, cách đáy 3-4 m. BƯỚC 2: Chọn cá -Chọn những con khỏe mạnh, to đều nhau, ngoại hình cân đối, không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không xây xát, không mắc bệnh gì, bơi lội nhanh nhẹ. Kích cỡ cá: 8-10 cm. -Mật độ nuôi: Mật độ thả từ 1-2 com/1m2 cho nuôi ao. 70-80 com/m3/ lồng bè. Cá có trọng lượng lớn hơn thì 30-50 con/m3/lồng bè BƯỚC 3: Chăm sóc quản lí -Hàng ngày nên cho cá ăn thức ăn: các loại cỏ, rong biển, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn. Muốn tăng trọng 1 kg thịt cá trắm cỏ cần từ 30-40 kg thức ăn xanh như: rong, cỏ bèo.. với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng lượng thân, với rong bèo cho ăn 70% trọng lượng thân. -Hàng tháng bón thêm phân đạm, lân và vôi cho ao. Quản lí ao -Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát nước xem mực nước ao vào các buổi sáng. -Vào sáng sớm theo dõi xem cá có bị nổi đầu vì nghẹt thở không, cá có nổi đầu kéo dài không? Nếu có, tạm thời dừng cho ăn và thêm nước vào ao. Chú ý nên cho nước ra vào đều đặn. Có thể tăng cường khuấy sục làm tăng lượng oxy hòa tan. Đối với nuôi lồng bè nếu quan sát thấy cá nổi đầu do thiếu oxy phải kéo lồng ra xa khu vực môi trường ô nhiễm. Kiểm tra sàn ăn để xác định khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh thức ăn. Cứ 3 ngày vệ sinh lồng cá một lần và kiểm tra lồng. -Khi thấy cá bị bệnh hoặc chết rải rác cần hỏi cán bộ kĩ thuật hoặc khuyến ngư để biết cách xử lí. III-PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO CÁ NUÔI: 1.Để chủ động phòng ngừa bệnh cho cá nuôi:trong quá trình nuôi nên tiến hành dùng vôi để cải tạo môi trường. -Đối với vôi: Đựng trong bao treo ở đầu nguồn nước, cách mặt nước khoảng ½ độ sâu của nước trong lồng. liều lượng 3-4 kg vôi cho 10m3 nước trong lồng. -Sulphat đồng ( CuSO4) phòng sinh đơn bào, liều lượng 50g/10m3 nước, 2 tuần/ lần. -Không dùng thuốc, hóa chất kháng sinh đã cấm sử dụng. 2.Một số bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ 2.1 Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ. 2.1.1-Tác nhân gây bệnh Gây bệnh xuất huyết ở cá Trắm cỏ là virus Reovirus. Ở Việt Nam thường gặp ở virus ở mạng lưới nội chất của tế bào gan, thận của cá trắm cỏ bị bệnh. 2.1.2-Dấu hiệu bệnh lý Dấu hiệu bên ngoài: Da cá màu tối xẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Ở cá bệnh nặng có một số dấu hiệu: mắt lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Nhìn chung dấu hiệu bệnh bên ngoài không thay đổi lớn. Cá giống thường xuất hiện dấu hiệu sớm nhất là vây đuôi chuyển màu đen, bề ngoài thân màu tối đen, hai bên cơ lưng có thể xuất hiện hai giải sọc màu trắng. Cá bệnh nặng bề ngoài thân tối và xuất huyết hơi đỏ. Cá giống trắm cỏ (4-6cm), nhìn dưới ánh sáng mạnh, có thể thấy cơ xung huyết. Xoang miệng, nắp mang, xung quanh mắt, gốc vây và phần bụng đều biểu hiện xuất huyết. Nhãn cầu lồi ra, tơ mang màu đỏ tím , hoặc trắng nhợt do mất máu. Có một số cá bệnh hậu môn viêm đỏ. Cá trắm cỏ lớn >2 tuổi nếu nhiễm bệnh, dấu hiệu xuất huyết không rõ ràng. Bệnh thường kết hợp với bệnh viêm ruột do vi khuẩn làm cho ruột hoại tử và sinh hơi, đồng thời thấy triệu chứng hậu môn viêm đỏ. Dấu hiệu bên trong: Tróc vẩy và lớp da của cá, cho thấy hiện tượng xuất huyết trên cơ thân cá rất nặng, làm cơ dưới da có màu đỏ tím, đây là dấu hiệu đặc trưng thường thấy của bệnh này. Trong các cơ quan nội tạng quan sát thấy: ruột xuất huyết cục bộ hoặc toàn bộ xuất huyết màu đỏ thẫm, thành ruột còn chắc chắn, không hoại tử. Trong ruột không có thức ăn. Gan xuất huyết có đốm màu trắng. Xoang bụng cũng có hiện tượng xuất huyết. 2.1.3-Bệnh có thể xảy ra ở 2 dạng: Bệnh ở dạng cấp tính: Bệnh phát triển rất nhanh và trầm trọng, cá bị bệnh sau 3-5 ngày có thể chết. Tỷ lệ chết 60-80 % (ở nhiều ao, lồng cá chết 100 %). Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá giống cỡ 4-25 cm, đặc biệt cá giống cỡ 15-25 cm (0,3-0,4 Kg/con) mức độ nghiêm trọng nhất khi nuôi ở mật độ dầy như cá lồng và ương cá giống. Bệnh ở dạng mãn tính: Bệnh phát triển tương đối chậm, cá chết rải rác trong suốt mùa phát bệnh, hiện tượng cá chết không có đỉnh cao rõ ràng. Bệnh mãn tính thường xuất hiện ở ao cá giống, nuôi ở diện tích lớn và mật độ thưa. 2.1.4-Phân bố và lan truyền bệnh Bệnh xuất huyết do virus cá trắm cỏ (Grass carp Reovirus-GCRV) xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới, nơi nào nuôi cá trắm cỏ, thì ở đó có bệnh này. Đặc biệt bệnh này xảy ra rất nặng nề ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Mầm bệnh virus lây nhiễm vào cá khỏe chủ yếu từ cá bệnh và cá mang virus. Cá bệnh sau khi chết, virus phát tán ở trong nước, các chất thải và dịch nhớt của cá bệnh đều mang virus. Một số động vật thủy sinh khác như: ốc, trai, ếch và động vật phù du đều có thể nhiễm virus và có thể truyền virus qua dòng nước. Nguyên nhân bệnh lây lan trên diện rộng chính là do nguồn nước nhiễm mầm bệnh nhưng không được tiêu độc, làm mầm bệnh lan truyền từ thủy vực này sang thủy vực khác. Ngoài ra, khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử, trứng của cá bố mẹ cũng có thể mang virus, như vậy đường truyền bệnh cũng sẽ khả năng theo chiều dọc, lây truyền từ mẹ sang con. Bệnh xuất huyết của cá trắm cỏ là bệnh của vùng nước ấm. Thông thường phát bệnh khi nhiệt độ nước từ 25-320C khi thấp dưới 230C và cao hơn 350C bệnh rất ít phát sinh hoặc không phát bệnh. Mùa vụ xuất hiện thường vào cuối xuân đầu hè (tháng 3 đến tháng 5), và mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10) khi nhiệt độ nước 25-300 C. Trong điều kiện này, bệnh xuất hiện nhiều và gây chết cá hàng loạt. 2.1.5- Phương pháp chẩn đoán bệnh Dựa theo dấu hiệu đặc trưng của bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ, kích cỡ cá bệnh, mùa vụ bệnh để chẩn đoán sơ bộ bước đầu. Muốn chẩn đoán bệnh một cách chính xác cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, giống với bệnh xuất huyết mùa xuân của cá chép 2.1.6-Biện pháp phòng bệnh Để phòng bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp: Vệ sinh lồng, ao nuôi kỹ lưỡng trước khi nuôi, dùng vôi CaO hòa vào nước và té đều xuống ao với nồng độ 2 kg/100m2, 2 lần/ tháng để tiêu diệt mầm bệnh. Vào mùa bệnh, nên dùng Vitamin C bổ sung vào thức ăn cho cá, với liều lượng 30 mg/ 1kg cá/ngày (3g/100 kg cá /ngày) và cho cá ăn liên tục trong mùa phát bệnh. Có thể dùng phương pháp Vaccine tạo miễn dịch cho cá nuôi rất có hiệu quả. Trong thực tế sản xuất, có thể áp dụng các phương pháp cho ăn hoặc tắm vacxin. 2.2 Phòng và trị bệnh viêm ruột ở cá trắm cỏ 2.2.1-Dấu hiệu bệnh lý Dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá thường bị đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài. Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, mắt lồi đục, xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt dần Phân biệt 2 bệnh truyền nhiễm ở cá trắm cỏ Bệnh viêm ruột (đốm đỏ) do vi khuẩn/ bệnh xuất huyết do virus ¬Giống nhau Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài - Cá kém ăn hoặc bỏ ăn - Da cá màu tối, khô ráp, cá thường bơi trên tầng mặt - Mang xuất huyết dính nhiều bùn - Hậu môn sưng đỏ - Vẩy rụng và bong ra, các vây xơ rách, tia vây cụt dần. - Có mùi tanh đặc trưng. Giải phẫu -Cơ quan nội tạng: Gan, lách, thận, xoang bụng xuất huyết có nhiều dịch. - Ruột không có thức ăn -Mùa vụ xuất hiện bệnh: Mùa xuân, đầu mùa hè (tháng 3 – 5) và mùa thu (tháng 7- 10) ¬Khác nhau Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài của bệnh viêm ruột - Xuất hiện các đốm màu đỏ trên thân, các vết loét ăn sâu vào cơ - Cá bị bệnh 1 –2 tuần có thể chết, tỷ lệ chết 30 – 40%. Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài thay đổi rõ ràng. - Ruột có thể chứa đầy hơi, thành ruột xuất huyết... - Bệnh xuất hiện ở cá trắm cỏ trên 1 tuổi và cá bố mẹ. - Bệnh gặp ở nhiều loài cá nước ngọt như mè, trôi, chép... - Xoang miệng, xoang mang, nắp mang, mắt, gốc vây xuất huyết, điển hình là dưới da xuất huyết, bệnh nặng toàn thân. - Cá bị bệnh 3 – 5 ngày có thể chết, tỷ lệ chết từ 60 – 80% (nhiều ao, lồng chết 100%). Dấu hiệu không thay đổi lớn nên gọi là bệnh "đốm trắng". - Thành ruột xuất huyết nhưng không hoại tử. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá giống. Cá trên 1 tuổi mức độ nhiễm bệnh nhẹ. 2.2.2 Phòng và trị bệnh Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là không để cá bị sốc do môi trường thay đổi xấu: Nhiệt độ, oxy hòa tan, nhiễm bẩn nước. Đối với lồng nuôi cá thường xuyên treo túi vôi, mùa xuất hiện bệnh 2 tuần treo 1 lần, mùa khác 1 tháng treo 1 lần, treo ở đầu nguồn nước, lượng vôi trung bình 5kg/12 – 15m3 lồng. Lồng, bè lớn treo nhiều túi hơn, tùy theo thể tích của lồng nuôi. Đối với các ao nuôi áp dụng tẩy dọn ao như phương pháp phòng trừ tổng hợp. Cũng định kỳ mùa bệnh 2 tuần bón xuống ao 1 lần, liều lượng trung bình 2kg vôi bột/100m3 nước, ngoài ra có thể bổ sung vitamin C cho vào thức ăn trước mùa bệnh hoặc 1kg tỏi nghiền nát củ trộn với thức ăn tinh rồi cho cá ăn/100kg cá cho ăn liên tục 5 – 7 ngày hoặc dùng thuốc KNO4-12 của Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I, dùng thuốc Tiên Đắc của Trung Quốc sản xuất .Dùng vacxin vi khuẩn A.hydrophla phòng bệnh viêm ruột cho cá trắm cỏ bước đầu có kết quả tốt Trị bệnh: Có thể dùng một số kháng sinh, thảo mộc như tỏi, cây rau sam, cây thầu dầu tía... có tác dụng diệt khuẩn để điều trị. + Cá giống: Dùng phương pháp tắm 1 giờ: Oxytetraxylin nồng độ 20 – 50ppm (20-50g/m3); Steptomyxin nồng độ 20 – 50ppm + Cá thịt; Dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh 2.3 Bệnh đốm đỏ: 2.3.1 -Tác nhân gây bệnh Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn, virus gây bệnh lở loét (đốm đỏ) ở cá trắm cỏ là một trong những bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại lớn đến năng suất và sản lượng nuôi thuỷ sản của nhiều nước trên thế giới. Bệnh có nhiều tên gọi khác nhau như: bệnh bài huyết do vi khuẩn, bệnh dịch đỏ truyền nhiễm, bệnh nhiễm khuẩn máu.... gọi chung là bệnh đốm đỏ. Theo Bùi Quang Tề và ctv.(1992), tác nhân gây bệnh ở cá trắm cỏ là vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Tuy nhiên theo Phan Thị Vân và ctv. (2001) thì tác nhân gây bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ chưa được làm rõ. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá trên 1 tuổi. 2.3.2 Dấu hiệu bệnh lí Cá trắm cỏ mới nhiễm bệnh đốm đỏ thường giảm ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước quanh ao vào các buổi sáng. Trên thân cá trắm cỏ bệnh xuất hiện những chấm xuất huyết đỏ, vẩy rụng. Cá bệnh nặng, các gốc vây xuất huyết, tia vây rách nát, cụt dần. Vẩy rụng nhiều, vuốt dọc thân cá vẩy rụng rất nhiều, bong da. Các đốm đỏ xuất huyết viêm tấy và loét rộng ra, ăn sâu vào cơ thể gây mùi hôi thối, xung quanh vết loét có nấm, ký sinh trùng. Mắt cá lồi đục, hậu môn viêm, sưng tấy, xuất huyết, bụng trương to. Giải phẫu cá bệnh nặng có mùi hôi thối, xoang chứa nhiều dịch máu đen bầm. Gan, thận có nhiều điểm xuất huyết trên bề mặt. Ruột không có thức ăn, chứa đầy hơi, thành ruột xuất huyết. Bệnh kéo dài 1-2 tuần cá có thể chết. Đến các ao cá bệnh thường có mùi tanh khó chịu rất đặc trưng. Do đó việc chữa bệnh là rất khó và việc phòng bệnh tổng hợp là hết sức quan trọng. 2.3.2-Phòng bệnh: Vệ sinh hồ trước khi thả cá ( phơi khô, rải vôi) Thả lồng ( nếu nuôi lồng) ở vị trí nước sâu, có dòng chảy khoảng 0,2- 0,3 m/s. Cho cá ăn thêm cỏ mực, cỏ sứa, ngải cứu, lá xoan Thường xuyên di chuyển chỗ đặt lồng Cho cá ăn các loại thuốc phòng bệnh: Vitamin C, trộn vào thức ăn 03 viên/10 kg cá, cho ăn định kì. Dùng kháng sinh Oxytetracyline 5-7 viên loại 500 mg cho 100 kg cá để phòng bệnh, 20 viên cho 100 kg cá để chữa bệnh. Có thể dùng Clorocite với liều như trên. Nuôi với mật độ vừa phải ( 20 kg/1m3 lồng) 2.4 Trùng mỏ neo: 2.4.1-Dấu hiệu bệnh lý Khi bị trùng mỏ neo ký sinh. Ngoài việc hút chất dinh dưỡng chúng còn làm viêm loét da, vây, mang... tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng khác, nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Triệu chứng thường thấy là xuất hiện những nốt đỏ, xuất huyết, các vùng bị viêm loét trên mình cá. Cá thường gầy yếu, đầu to, da mất dần màu sắc bình thường bơi lờ đờ, chậm chạp, phản ứng kém với người và các sinh vật địch hại. 2.4.2 Phòng và trị bệnh Để phòng trị bệnh trùng mỏ neo có thể dùng lá xoan tươi( kể cả nhánh nhỏ đập dập), bó thành bó và thả xuống ao cá bệnh với lượng 0,3-0,5kg lá/m3 nước (chú ý trong mấy ngày đầu do lá xoan phân huỷ mạnh dẫn đến thiếu ôxy có thể làm cá nổi đầu nhẹ; lá xoan phân huỷ còn có tác dụng làm cho thực vật phù du phát triển mạnh và hạn chế sự phát triển của trùng bánh xe). Sau 3-4 ngày khoảng 73-100% trùng mỏ neo sẽ bị chết. Bên cạnh đó thì cũng có thể sử dụng một số biện pháp khác như: phun dung dịch Dipterex trực tiếp xuống ao để nước ao có nồng độ thuốc 0,5-1g/m3, hoặc thay nước cho ao liên tục 2-3 ngày cũng hạn chế trùng mỏ neo hại cá. 2.5 Đối với trùng bào tử: 2.5.1 Tác nhân gây bệnh và triệu chứng Khi cá bị bệnh lỗ hậu môn có dịch màu vàng, do quá trình sinh sản Eimeria sinh ra nhiều liệt trùng phá hoại vách của thành ruột làm tổn thương tổ chức ruột. Để khẳng định thì ta lấy dịch ruột ra để kiểm tra dưới kính hiển vi. Theo một số tài liệu của Liên Xô, Trung Quốc ... thì giống Eimeria ký sinh trên một số giống cá nuôi và chủ yếu ký sinh trên cá lớn gây tác hại nghiêm trọng làm chết cá. Eimeria khi ra môi trường nước sống khá lâu, bào nang lắng xuống trong thuỷ vực hay lẫn trong cỏ cây, thức ăn nên cá ăn vào nhiễm trực tiếp không qua ký chủ trung gian. Nhiệt độ nước 24-300C thích hợp cho Eimeria sinh sản. Bệnh phát triển mạnh vào mùa hè. 2.5.2 phòng và trị bệnh Eimeria có vỏ cứng bao ngoài và có thể tồn tại dưới đáy ao hồ, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển vì thế tiêu diệt hoàn toàn rất khó khăn, cần chú ý các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Dùng vôi tẩy dọn ao trước khi thả cá. Ở một số nước khi cá bị bệnh người ta dùng Sulfathiazolum (ST), cứ 100kg trọng lượng cá cho 1g ST, cách dùng trộn vào thức ăn cho ăn 6 ngày liên tục nhưng từ ngày thứ 2 trở đi chỉ dùng 0,5g ST. Ngoài ra còn có thể dùng 1,2g Iode hoặc 50g bột lưu huỳnh cho 50 kg trọng lượng cá, cho ăn liên tục trong 4 ngày. Cá bệnh sẽ làm cá chết hoặc điều trị tốn kém làm cá phát triển chậm thiệt hại kinh tế. Do vậy biện pháp, phòng bệnh tổng hợp và quản lý tốt môi trường nuôi luôn luôn phải được đặt lên hàng đầu. Phòng kĩ thuật Công Ty TNHH Nhân Lộc- ROVETCO
Tài liệu liên quan