Khi nuôi quảng canh và bán thâm canh, cá rô phi thường ít bị mắc bệnh do
loại cá này ít sốc với biến đổi của môi trường và khả năng kháng bệnh tốt.
Tuy nhiên, khi nuôi thâm canh, loại cá rô phi có thể gặp một số bệnh:
Cá rô phi
1. Bệnh xuất huyết
Khi xuất hiện bệnh, cá thường bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn; hậu môn, gốc
vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng, thận,
gan, lá lách mềm nhũn. Khi bị bệnh nặng cá bơi quay tròn không định hướng,
mắt đục và lồi bụng trương to. Bệnh này thường xuất hiện ở cá rô phi nuôi
cao sản.
Điều trị bệnh bằng bón vôi, vitamin C, dùng thuốc ertronyxin tắm cho cho cá
bệnh hoặc phun vào nước 10 - 30g/m3 nước trong 1 giờ, KNO4- 12 trộn vào
thức ăn cho cá từ 2- 4g/kg cá/ngày.
4 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các bệnh thường gặp trên cá rô phi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các Bệnh Thường Gặp
Trên Cá Rô Phi
Khi nuôi quảng canh và bán thâm canh, cá rô phi thường ít bị mắc bệnh do
loại cá này ít sốc với biến đổi của môi trường và khả năng kháng bệnh tốt.
Tuy nhiên, khi nuôi thâm canh, loại cá rô phi có thể gặp một số bệnh:
Cá rô phi
1. Bệnh xuất huyết
Khi xuất hiện bệnh, cá thường bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn; hậu môn, gốc
vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng, thận,
gan, lá lách mềm nhũn. Khi bị bệnh nặng cá bơi quay tròn không định hướng,
mắt đục và lồi bụng trương to. Bệnh này thường xuất hiện ở cá rô phi nuôi
cao sản.
Điều trị bệnh bằng bón vôi, vitamin C, dùng thuốc ertronyxin tắm cho cho cá
bệnh hoặc phun vào nước 10 - 30g/m3 nước trong 1 giờ, KNO4- 12 trộn vào
thức ăn cho cá từ 2- 4g/kg cá/ngày.
2. Bệnh viêm ruột
Bệnh này có triệu trứng như bệnh xuất huyết, ngoài ra ruột thường trương to,
chứa đầy hơi. Khi phát hiện bệnh dùng Oxytetramyxin tắm cho cá bệnh, hoặc
phun thuốc vào nước với liều lượng 20- 50g/m3 nước.
3. Bệnh trùng bánh xe
Khi xuất hiện bệnh, thân và vây cá có màu trắng đục, da cá chuyển màu xám,
cá ngứa ngáy và thường nổi từng đàn lên mặt nước. Nếu bệnh nặng, trùng
thường bám dày đặc ở vây, mang, phá hủy các tơ mang, sau đó cá lật bụng
quay đầu mấy vòng và chết rất nhanh. Bệnh này thường xuất hiện ở cá rô phi
giống. Điều trị loại bệnh này bằng cách dùng nước muối, CuSO4, Formalin
tắm cho cá bệnh hoặc dùng các loại thuốc này phun vào nước với liều lượng
2g/m3 nước trong 5 - 15 phút.
4. Bệnh trùng quả dưa
Khi bệnh xuất hiện, da, mang, vẩy cá thường xuất hiện các hạt lấm tấm nhỏ,
màu hơi trắng đục, có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt, cá bệnh bơi lờ đờ yếu ớt
trên mặt nước, tơ mang bị phá hủy làm cá ngạt thở. Khi yếu, cá chỉ còn ngoi
lên mặt nước để thở, đuôi bất động... Bệnh này thường phát ở cá giống và cá
thịt, nhất là cá nuôi trong lồng. Điều trị bệnh bằng cách tắm các dung dịch
Xanhmalachit, Formalin cho cá với liều lượng 1- 4g/m3 trong thời gian 30-
60 phút.
5. Bệnh sán lá đơn chủ
Sán ký sinh trên da và mang khiến da cá tiết da nhiều dịch nhờn ảnh hưởng
đến sự hô hấp. Da và mang bị sán ký sinh trùng gây ra viêm loét, tạo điều
kiện cho vi khuẩn, nấm và một số vi sinh vật gây bệnh. Bệnh này xuất hiện
chủ yếu ở cá giống. Điều trị bệnh bằng cách tắm cho cá bằng nước muối,
Formalin, thuốc tím hoặc phun vào nước với tỷ lệ 10 - 15g/m3 trong 1-2 giờ.