Các biểu hiện hồi tưởng trong tiếng Hàn

1. Lý do chọn đề tài: Tiếng Hàn là một ngôn ngữ với hệ thống các cấu trúc ngữ pháp đa dạng và phong phú, trong đó biểu hiện hồi tưởng là một phạm trù linh hoạt với nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau.Trong quá trình học, chúng ta đã được tìm hiểu 17 cấu trúc biểu hiện hồi tưởng. Tuy nhiện sự khác biệt giữa các cấu trúc này không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn, khiến cho người học gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình lựa chọn và sử dụng.Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài này, nhằm mục đích giúp cho các bạn sinh viên đang học tập và nghiên cứu tiếng Hàn Quốc có cái nhìn hệ thống hơn, đồng thời phân biệt và sử dụng một cách thuận lợi các cấu trúc hồi tưởng.

pdf14 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các biểu hiện hồi tưởng trong tiếng Hàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 191 CÁC BIỂU HIỆN HỒI TƯỞNG TRONG TIẾNG HÀN SVTH:Đặng Thị Lệ Thu, Đặng Hương Ly, Nguyễn Thị Thu Hoài, Dương Nhị Hà, Phạm Thị Vân Anh (1H- 08) GVHD: ThS. Nghiêm Thị Thu Hương PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Lý do chọn đề tài: Tiếng Hàn là một ngôn ngữ với hệ thống các cấu trúc ngữ pháp đa dạng và phong phú, trong đó biểu hiện hồi tưởng là một phạm trù linh hoạt với nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau.Trong quá trình học, chúng ta đã được tìm hiểu 17 cấu trúc biểu hiện hồi tưởng. Tuy nhiện sự khác biệt giữa các cấu trúc này không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn, khiến cho người học gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình lựa chọn và sử dụng.Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài này, nhằm mục đích giúp cho các bạn sinh viên đang học tập và nghiên cứu tiếng Hàn Quốc có cái nhìn hệ thống hơn, đồng thời phân biệt và sử dụng một cách thuận lợi các cấu trúc hồi tưởng. 2. Phương pháp nghiên cứu – giới hạn đề tài: Trong bài báo cáo này, người nghiên cứu sẽ: 1) Giới thiệu, tổng hợp lại các cấu trúc ngữ pháp biểu hiện hồi tưởng đã được giới thiệu trong hai cuốn giáo trình của Đại học Kyung Hee & Đại học Seoul. 2) Đưa ra công thức, giải thích thành phần cấu tạo,trình bày hoàn cảnh ý nghĩa sử dụng trong mỗi trường hợp cụ thể cùng những ví dụ minh họa.Đồng thời sẽ có sự so sánh giữa các cấu trúc nhằm giúp người đọc phân biệt rõ và giảm thiểu sự nhầm lẫn (Bảng so sánh). Sau đây là các ký hiệu được sử dụng trong bảng so sánh của bài báo cáo(ký hiệu được sắp xếp lần lượt theo khả năng và tần suất sử dụng áp dụng trong mỗi cấu trúc): - O: có ý nghĩa sử dụng trong tiêu chí so sánh. - ∆: tần suất sử dụng ít hơn so với”0”. - X: không có ý nghĩa sử dụng trong tiêu chí so sánh. 3. Lịch sử nghiên cứu: Trong giáo trình Kyung Hee các cấu trúc chỉ biểu hiện hồi tưởng (중급 I, 고급 I) chưa được học một cách hệ thống và liền mạch bởi vậy sinh viên chưa nắm bắt được các nét nghĩa khác nhau, các sắc thái riêng biệt của từng cấu trúc. Trong số những đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Hàn Quốc từ trước đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào về đề tài này một cách cụ thể và hệ HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 192 thống. Chúng em triển khai đề tài này với mục đích giúp đỡ các bạn sinh viên trong khoa dễ dàng nắm vững được biểu hiện hồi tưởng trong tiếng Hàn. 4. Kết quả đạt được Bài báo cáo này mang lại cho các bạn cái nhìn hệ thống và đầy đủ hơn về biểu hiện hồi tưởng trong tiếng Hàn đồng thời giúp các bạn có thể phân biệt được các cấu trúc chỉ biểu hiện hồi tưởng và dễ dàng sử dụng linh hoạt các cấu trúc đó trong từng hoàn cảnh sử dụng cụ thể. Bảng thống kê các biểu hiện hồi tưởng trong giáo trình trường Đại học Kyung Hee và trường Đại học Seoul STT Giáo trình Cấu trúc Trường Đại học Kyung Hee Trường Đại học Seoul 1 - 더군요 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách chung cấp 1, bài 4 – trang 64 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, quyển 4, bài 9- trang 75 2 - 더라 Không đề cập Không đề cập 3 - 더라고(요) Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách chung cấp 1, bài 6 – trang 96 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, quyển 4, bài 34 – trang 267 4 - 던데요 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, cao cấp 1, bài 6 – trang 93 Không đề cập 5 - 데요 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách cao cấp 1, bài 6 – trang 93 Không đề cập 6 - 던가요? Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách cao cấp 1, bài 6 – trang 92 Không đề cập 7 - 더니 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách chung cấp 2, bài 4 – trang 63 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, quyển 3, bài 24 – trang 175 8 - 았/었더니 Không đề cập Giáo trình tiếng Hàn Quốc, quyển 3, bài 25 – trang 182 9 - 다고 하더니 Không đề cập Giáo trình tiếng Hàn Quốc, quyển 4, bài 7 – trang 58 10 - 다고 했더니 Không đề cập Không đề cập 11 - 더니 만 Không đề cập Giáo trình tiếng Hàn Quốc, quyển 4, bài 15 – trang 122 12 - 더라니 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách cao cấp 1, bài 6 – trang 92 Không đề cập 13 - 았/었더라면 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách chung cấp 2, bài 7 – trang 117 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, quyển 4, bài 29 – trang 232 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 193 14 - 던 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách chung cấp 1, bài 5 – trang 80 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, quyển 3, bài 20 – trang 147 15 - 았/었던 Không đề cập Không đề cập 16 -다고 하던데요 Không đề cập Giáo trình tiếng Hàn Quốc, quyển 3, bài 26 – trang 190 17 -(으)려던 참이다 Giáo trình tiếng Hàn Quốc, sách chung cấp 2, bài 3 – trang 49 Không đề cập Nhận xét: Có rất nhiều cấu trúc biểu hiện hồi tưởng trong hai cuốn giáo trình của Đại học Kyung Hee và Đại học Seoul. Tuy nhiên, không phải cấu trúc nào cũng đồng thời xuất hiện và đề cập đầy đủ trong cả hai giáo trình. Bài cáo cáo này là sự tổng hợp các cấu trúc của hai nguồn tài liệu trên. PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH A. Khái niệm Hồi tưởng là suy nghĩ lại những việc đã xảy ra trong quá khứ mà chủ ngữ đã trực tiếp trải qua, trực tiếp chứng kiến hoặc cảm nhận. B. Phân loại - Các cấu trúc hồi tưởng trong bài báo cáo này được chia làm hai phần dựa trên vị trí ngữ pháp của cấu trúc đó trong câu, gồm: Nhóm 1: Biểu hiện hồi tưởng ở đuôi kết thúc câu(종결어미) như”– 더군(요)”, “– 더라”. Nhóm 2: Biểu hiện hồi tưởng ở đuôi liên kết câu (연결어미) như”– 더니”,”– 았/었더니” C. Cách sử dụng I. Nhóm 1: Biểu hiện hồi tưởng ở đuôi kết thúc câu (종결어미) 1. A/V – 더군(요) N - (이) 더군(요) a. Cấu trúc - Chỉ dùng với ngôi thứ 3, với các động từ, tính từ, 이다, 아니다, 되다 - Chủ ngữ là ngôi thứ 1 thì luôn luôn đi với tính từ chỉ cảm giác. - Hình thức biểu hiện ở cấu trúc này dễ bị nhầm với biểu hiện cảm thán trong các cấu trúc cảm thán như: - 네(요), - 군(요)tuy nhiên chúng em không xét ở bài báo cáo này. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 194 b. Ý nghĩa - Dùng khi nghĩ và nói về một sự việc mà mình đã trực tiếp nhìn, nghe thấy hoặc cảm thấy. ● 어제 전화했을 때 그 분은 회의 중 이시더군요. Hôm qua lúc tôi gọi điện thì anh ấy đang bận họp. ● 나는 그 영화가 재미있더군요. Tôi thấy bộ phim đó cũng hay. 2. A/V – 더라 N - (이) 더라 a. Cấu trúc - Là cách diễn đạt cảm thán ở dạng 반말. b. Ý nghĩa Dùng khi nhớ lại một sự việc đã trực tiếp trải qua trong quá khứ nhưng lại không nhớ chính xác sự việc ấy. - Trường hợp 1: Cảm thán: Người nói nhớ lại sự thực đã trực tiếp trải qua trong quá khứ và nói lại với người khác. Cần xuống giọng ở cuối câu. • 그 사람이 한국어를 잘 하더라. Cậu ấy nói tiếng Hàn giỏi thật. - Trường hợp 2: Nói một mình: Khi người nói không nhớ rõ sự việc mà mình đã biết hoặc trực tiếp trải qua trong quá khứ. Thường đi với các đại từ nghi vấn như: 누구, 뭐, 언제, 어디, 어떻게,.và đặc biệt có sự lên giọng ở cuối câu. • 어제 만난 사람의 이름이 뭐더라 Tên của người hôm qua mình đã gặp là gì nhỉ?. • A:저 누군지 아세요? Có biết tôi là ai không?. B: 누구시더라 Ai nhỉ 3. A/V – 다라고(요) N – (이) 더라고(요). a. Cấu trúc - Có các dạng thức cơ bản là:”– 더라고 (생각했어)요”hoặc là”– 더라고 (느꼈어) 요”. b. Ý nghĩa - Hồi tưởng lại sự thực mà mình mới nhận thức được thông qua một kinh nghiệm nào đó HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 195 ● 순한 사람이라고 생각했는데 화가 나니까 대단하더라고(요). Cứ nghĩ là người hiền lành nhưng thấy nó cáu thì cũng ghê lắm. ● 어제 날씨가 춥더라고(요). Hôm qua thời tiết lạnh thật. Bảng so sánh giữa”- 더군(요)”,”–더라”,”-더라고(요)” Mức độ cảm thán Cung cấp thông tin cho người nghe Sự thật mà người nghe biết - 더군(요) Ì X Không có liên quan - 더라 O Ì Không có liên quan - 더라고(요) X O X 4. A/ V – 던데요 N – (이) 던데요 a. Cấu trúc - Đây là dạng kết hợp giữa”더”mang ý nghĩa hồi tưởng và”– 데요”mang nghĩa giải thích vấn đề. b. Ý nghĩa - Dùng khi thông báo một sự thật mà sự thật đó là kinh nghiệm, kèm theo cho người nghe một cảm nhận bất ngờ. ● 내가 보기에는 그 회사의 경영 상태가 점점 더 안 좋아지는 것 같던데요. - Theo cách nhìn của tôi thì tình trạng kinh doanh của công ty đó có vẻ như không trở nên tốt hơn. ● 그 동안 오해를 받고 있었던 강 사장님은 오히려 덤덤하던데요. Trưởng phòng Kang bị hiểu nhầm trong thời gian qua mà vẫn bình thản. 5. A/V – 데요 N – (이) 데요 a. Cấu trúc - Dùng trong khẩu ngữ b. Ý nghĩa - Dùng khi nói cho người khác biết cảm nhận hay kinh nghiệm của bản thân ngay lúc đó. ● 꽤 힘든 생활을 한다고 들었는데 실제로 만나 보니 자기 나름대로 잘 정응하고 있는 것같데요. - Nghe nói nó sống vất vả lắm nhưng gặp thực tế thì nó đã thích nghi rất tốt theo cách riêng của mình. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 196 ● 비가 오니까 길이 더 막히데요. 그래서 차를 돌려서 집에 세워 놓고 지하철을 타고 왔어요. Trời mưa nên đường tắc hơn. Bởi thế tôi đã quay xe về để ở nhà và đi tàu điện ngầm tới. 6. A/V – 던가(요)? a. Cấu trúc - Là dạng câu hỏi người nói tự hỏi bản thân khi vì câu hỏi của người nghe về sự việc đã qua. - Nếu gắn”았/었”thể hiện hành động đã được hoàn thành b. Ý nghĩa - Dùng khi muốn nhấn mạnh điều hồi tưởng về bản thân. - Dùng khi hỏi kinh nghiệm của đối phương và đối phương hồi tưởng lại kinh nghiệm đó. ● 내가 왜 친구에게 그런 거짓말을 했던가(요)? Tại sao tôi lại nói dối bạn bè như vậy chứ? ● 어디서 이런 걸 공짜로 주던가(요)? Ở đâu cho không cái này? II. Nhóm 2: Biểu hiện hồi tưởng ở đuôi liên kết câu (연결어미) 1. A/V – 더니 N – (이) 더니 a. Cấu trúc - Đây là dạng kết hợp giữa”더”mang ý hồi tưởng và”(으) 니”mang ý giải thích. Mệnh đề trước là nguyên nhân dẫn tới kết quả của mệnh đề sau. - Chủ ngữ của mệnh đề trước thường là ngôi thứ 3. Mệnh đề sau không dùng tương lai. b. Ý nghĩa - Dùng khi người nói muốn giải thích một sự việc mang tính liên tục dựa trên kinh nghiệm trực tiếp ở quá khứ. ● 연습을 열심히 하더니 이제 잘하는군요. Anh ấy do cố gắng luyện tập nên giờ nói rất giỏi. ● 둘이 싸우더니 말도 안 해요. Hai người vì cãi nhau mà không nói một lời nào. c. So sánh với một số biểu hiện tương tự HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 197 - Có thể dùng tương đương với cấu trúc”아/어서”, được thể hiện qua bảng so sánh sau: Nhấn mạnh Người nói trực tiếp nhìn và cảm nhận - 더니 (결과) Kết quả vế sau Ì - 아/어서 (이유) Lý do vế trước Không có liên quan ● 어릴 때 부터 노래를 좋아하더니 가수가 되었어요. (Nhấn mạnh ở vế trước, trực tiếp trải nghiệm và nghĩ về sự thực”đã rất thích các bài hát từ lúc còn nhỏ). ● 어릴 때부터 노래를 좋아해서 가수가 되었어요. (Nhấn mạnh ở vế sau. Lý do trở thành ca sĩ là”vì thích các bài hát”. Và không trực tiếp trải nghiệm cũng không sao) - Mệnh đề trước có nội dung hồi tưởng về một sự việc đã từng diễn ra trước mắt và theo thời gian, có một kết quả khác mang nội dung của sự thay đổi diễn ra ở mệnh đề sau. Trước và sau”- 더니”là hai nội dung khác biệt nhau. Cái này có thể thay thế, tương đương với”- 는데”. ● 처음에는 김치가 맵더니 지금은 안 매워요. Ù 처음에는 김치가 매운데 지금은 안 매워요. ● Ban đầu thì thấy kim chi cay lắm nhưng bây giừ thì thấy không cay nữa. Bảng so sánh”– 더니”và”- 는데” Vế câu trước Vế câu sau Người nói trực tiếp cảm nhận. đánh giá – 더니 Qúa khứ Là việc đến sau O - 는데 Qúa khứ, hiện tại, tương lai Qúa khứ, hiện tại, tương lai Không liên quan ● 어제는 길이 복잡하더니 오늘은 그렇지 않아요. (Người nói nghĩ lại tình huống ở quá khứ mà mình đã trực tiếp cảm nhận rồi so sánh với hiện tại, chứ không phải được nghe hay được biết từ một nguồn tin nào). ● 어제는 길이 복잡했는데 오늘은 그렇지 않아요. (So sánh đơn thuần một tình huốn trong quá khứ với hiện tại). 2. V – 았/었더니 a. Cấu trúc HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 198 - Là đuôi kết hợp”았/었”+”더니”, thể hiện nguyên nhân, căn cứ (ở vế trước) làm nảy sinh kết quả (ở vế sau). - Có 2 dạng: + (내가) V – 았/었더니 (내가): (Chủ ngữ 2 vế đều là”tôi”) + (내가) V – 았/었더니 (다른 사람이): (Chủ ngữ vế trước khác vế sau) b. Ý nghĩa - Trường hợp chủ ngữ 2 vế đều là”tôi”: được dùng khi người nói nhớ lại hành động đã làm trong quá khứ và nhắc lại,”았/었더니”có thể tương đương với”아/어서”(thể hiện lý do). ● (내가) 어제 늦게 잤더니 아침에 일어나기가 힘들어요. Hôm qua vì ngủ muộn mà sáng nay tôi không tài nào dậy được. - Trường hợp chủ ngữ vế trước khác vế sau,”았/었더니”có thể tương đương với”(으)니까”(thể hiện kết quả). ● 어제 옷을 두 벌 샀더니 월급이 다 달아났어요. Hôm qua tôi đã mua 2 bộ quần áo nên lương tháng đã hết rồi. Bảng so sánh –았/었 더니 và –아/어서 Mệnh đề trước Mệnh đề sau Người nói trực tiếp cảm nhận, đánh giá V -았/었더니 X Nhấn mạnh nội dung kết quả O A/V -아/어서 Nhấn mạnh lý do,nguyên nhân X Không liên quan a. (내가) 아침을 많이 먹었더니 점심때도 배가 안 고파요. Vì tôi ăn sáng rất nhiều nên đến trưa vẫn không thấy đói.(Nhấn mạnh kết quả) b. (내가) 아침을 많이 먹어서 점심때도 배가 안 고파요. (Nhấn mạnh lý do ở vế câu trước). 3. A/ V – 다고 하더니 a. Cấu trúc “– 다고/라고/자고 하다(cách trích dẫn một câu chuyện đã được nghe) + “– 더니”(so sánh). Khi nói ngắn gọn”– 다/라/자 더니”chủ ngữ của câu không thể là ngôi thứ nhất”- 나”được và chủ ngữ của một nội dung trong 2 vế câu là giống nhau. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 199 b. Ý nghĩa Dùng khi muốn so sánh thông tin mình nghe được trong quá khứ đã trở nên khác với hiện tại. ● 오늘 흐리겠다고 하더니 날씨가 아주 좋은데요. Bảo là hôm nay thời tiết sẽ âm u mà giờ thời tiết lại tốt đấy chứ. ● 나만 상랑한다고 하더니 왜 다른 사람을 만나요? Anh bảo anh yêu mình tôi, sao còn gặp gỡ người khác? 4. A/V – 다고 했더니 a. Cấu trúc Có dạng sau: + (내가) - 다고/냐고/자고/라고 했더니 (다른사람이) + (다른 사람이) – 다고/냐고/라고/자고/ 하더니 (다른 사람이) b. Ý nghĩa - Biểu hiện kết quả sau một câu chuyện nào đó. - Trường hợp chủ ngữ là”tôi”, tôi nói với một người nào đó trước đây ● 같이 여행하자고 했더니 친구가 바쁘다고 했어요. Tôi đã rủ bạn cùng đi du lịch nhưng bạn lại bảo là bận rồi. - Trường hợp chủ ngữ là”người khác”, một người nào đó nói chuyện với một người nào đó khác nữa. ● 그 남자가 결혼하자고 했더니 여자가 안 된다고 대답했어요. Người đàn ông ấy nói muốn cùng kết hôn nhưng cô gái đã không đồng ý. Bảng so sánh giữa”–더니”,”- 다고 하더니”,”– 았/었더니”,”– 다고 했더니”. So sánh Kết quả Kinh nghiệm trực tiếp Câu chuyện đang nghe Chủ ngữ của vế trước Chủ ngữ của vế sau –더니 O O O Người khác Người khác –다고 하더니 O O Người khác Người khác –았/었 더니 O O Tôi Tôi – 다고 했 더니 O O O Tôi, người khác Người khác HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 200 5. V – 더니만 a. Cấu trúc Là dạng rút gọn của đuôi liên kết câu “– 더니마는”. Là sự kết hợp giữa đuôi liên kết câu “– 더니”và bổ trợ từ “- 마는”. b. Ý nghĩa Nội dung của vế trước là nguyên nhân dẫn đến nội dung được đề cập ở vế sau, kết quả nảy sinh bởi một sự việc trong quá khứ. ● 몇 끼를 굶었더니만 눈앞이 핑핑 돌렸어요. Nhịn mấy bữa rồi nên hoa mắt chóng mắt ● 감기가 심하더니만 결국 입원까지 했어요. Bị cảm cúm nặng nên phải nhập viện. Sự việc xảy ra ở hiện tại khác với sự việc đã từng có kinh nghiệm trong quá khứ. ● 그렇게 꿈꾸더니만 드디어 꿈을 이루었구나. Đã mơ là như thế và cuối cùng cũng đạt được mơ ước. 6. V – 더라니 a. Cấu trúc Thường đi với “어쩐지”(thảo nào). Đuôi kết thúc thường là câu cảm thán: “- (았/었) 구나”. b. Ý nghĩa Dùng khi phán đoán kết quả của một việc nào đó và quả thật nó đùng là như vậy. ● 한 동안 전화를 밭지 않더라니 집을 오래 떠나있었구나. Không nhận điện thoại suốt một tiếng liền, hóa ra là rời khỏi nhà lâu rồi ● 어쩐지 민수 씨가 점심 식사를 안 먹더라니 학생 식당에서 친구와 함께 먹었구나. Min Su đã ăn cơm cùng bạn ở nhà ăn rồi, thảo nào mà lại không ăn cơm trưa nữa. 7. A/V – 았/었더라면 ~ A/V – 았/었던들 a. Cấu trúc Là sự kết hợp với”– 았/었”để giả định một sự việc ở mệnh đề trước, nội dung vế sau là một nhận xét, ước đoán mang tính giả định. b. Ý nghĩa Diễn tả một giả đinh ở mệnh đề trước rồi đưa ra kết quả dự đoán ở mệnh đề sau. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 201 Mệnh đề sau diễn tả sự tiếc nuối, hối tiếc, dịch là: giá màthì đâu có. ● 자네가 없었더라면 (없었던들) 내 인생이 얼마나 괴로웠를 까? Nếu như không có em thì cuộc sống của anh cô đơn biết chừng nào phải không em? - Hối hận, lấy làm tiếc vì trong quá khứ sự việc đã không xảy ra như thế. Thường có các kiểu câu như “– 았/었더라면 좋았을 텐데”,”– 았/었더라면 좋았을 걸(그랬어요)”. ● 시험공부를 열심히 했더라면 좋았을 걸 그랬어요. Nếu mà chăm chỉ ôn thi thì đã tốt ● 드른 음식을 시켰더라면 좋았을텐데 Biết thế gọi món khác (tiếc vì đã không gọi món khác từ trước). 8. V – 던 a. Cấu trúc V- 던 b. Ý nghĩa - Dùng để diễn tả trạng thái, tập quán, hành động lặp lại trong quá khứ. - Hành động trong quá khứ đã được tiến hành nhưng chưa hoàn thành, có thể dùng với những từ chỉ thời điểm trong quá khứ như: 어제, 아까, 지난 주에, 저번에 ● 아까 제가 읽던 신문을 못 보셨어요? 책상 위에 두었는데 잠깐 나갔다가 오니까 없어졌네요. Anh có thấy tờ báo tôi đang đọc dở vừa nãy không? Tôi để nó trên bàn rồi đi ra ngoài một lát mà giờ biến đâu mất rồi. - Việc trong quá khứ đã thường xuyên làm nhưng hiện tại không làm. Thường phù hợp khi đi với các từ biểu hiện sự lặp đi lặp lại như: 자주, 여러번, 지금까지, 계속 ● 옛날 조상들이 쓰던 물건 중에 뭐가 있으세요? Trong số những đồ vật mà tổ tiên ta hay dùng ngày xưa có những thứ gì? 9. A/V – 았/었던 a. Cấu trúc A/V- 았/었던 b.Ý nghĩa - Nói về một việc bắt đầu trong quá khứ và cũng đã kết thúc trong quá khứ. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 202 - Hành động bắt đầu trong quá khứ và kết thúc tại một thời điểm trong quá khứ, không còn liên quan đến hiện tại. Thường dùng với các từ chỉ một thời điểm cụ thể như: 어제, 아까, 지난주에 저번에 ● 지난 학기에 배웠던 것인데 잊어버렸어요. Là cái kìa trước đã học nhưng quên hết rồi. - Hành động thường xuyên làm trong quá khứ,so với”던”thì mức độ nhấn mạnh về sự hoàn thành là cao hơn. ● 엄마가 자주 불러 주셨던 노래가 생각납니다. Tôi nghĩ đến bài hát mà mẹ đã thường hay hát cho nghe - Dùng cho định ngữ thời quá khứ của tính từ. ● 그 는 예뻤던 여자가 이었어요. Cô ấy đã từng là cô gái rất đẹp. c. So sánh các biểu hiện tương tự: “– 았/었던”và”– (으)ㄴ” Cảm nhận về sự hoàn thành Thái độ về việc hồi tưởng Khi nói về việc gần nhất với quá khứ – 았/었던 O Thường thì không dùng. Nhưng cũng tùy thuộc vào cảm nhận, thái độ của người nói mà cũng có thể dùng – (으) - (으)ㄴ – 았/었던 > – (으)ㄴ X X Có thể dùng Bảng so sánh”– 던”và”– 았/었 던” Việc chưa hoàn thành(Một việc bắt đầu trong quá khứ và vẫn chưa kết thúc) Việc đã hoàn thành(Việc bắt đầu trong quá khứ và đã hoàn thành xong rồi) Tính đời thường của hành động – 던 O X O – 았/었 던 X O O 10. V – 다고 하던 a. Cấu trúc - “– 다고/ 라고 하다”(nghe được từ người khác) +”– 던데”(điều đã được nghe đó trở thành sự lý giải cho tình huống). b. Ý nghĩa - Nghĩ lại một điều gì đó trong quá khư đã được nghe từ người khác, vế câu trước là giải thích tình huống cho vế câu sau. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 203 ● 인사동에 외국인 관광객이 많이 간다고 하던데 저는 아직 못 가봤어요. Nghe nói là ở khu phố Insa có nhiều khách nước ngoài đến mà tôi vẫn chưa được đến đó. ● 우리반 학생들이 같이 영화보자고 하던데 시간이 없을 것같아요. Lớp mình bảo là đi xem phim cùng nhau nhưng mà chắc là không có thời gian. 11. V – (으) 려던 참이다. a. Cấu trúc - Còn được dùng dưới dạng”– (으)려던 참에” - Dùng với thì hiện tại hoặc quá khứ. b. Ý nghĩa - Mang ý nghĩ”vừa mới có ý định .”, đang định bắt đầu một hành động nào đó đúng vào thời điểm nói. ● A: 연락을 드리려던 참이었는데 연락을 주셨네요. Vừa lúc tôi định liên lạc với anh thì anh liên lạc trước. B: 그려셨어요? 확인한 일이 있어서 먼저 연락을 드렸어요. Vậy sao? Vì có việc cần xác nhận nên tôi liên lạc với anh. ● 내가 나가려던 참에 친구가 왔어요. Tôi đang định ra ngoài thì bạn đến. Phần III: KẾT LUẬN Tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ có nhiều biểu hiện ngữ pháp phong phú và đa dạng. Điều này đã tạo ra những thuận lợi cho người sử dụng có thể linh hoạt hơn trong việc vận dụng nó để biểu đạt ý kiến của riêng mình..Không giống như tiếng Việt, biểu hiện hồi tưởng của tiếng Hàn Quốc như đã đề cập ở trên, đa dạng hơn,phong phú hơn, được chia thành nhiều dạng ứng với từng hoàn cảnh và điều kiện khác nhau.Chính điều này đã khiến cho người học- đặc biệt là người mới làm quen với tiếng Hàn Quốc gặp phải một số khó khăn trong việc hiểu rõ bản chất của cấu trúc và ý nghĩa dẫn đến việc nhầm lẫn khi sử dụng.Trong khuôn khổ,phạm vi có hạn,bài báo cáo trên đây đã tổng hợp một cách cơ bản nhất những biểu hiện hồi tưởng thường gặp trong tiếng Hàn,ý nghĩa,cách sử dụng,qua đó so sánh, rút ra một vài điểm khác biệt đặc trưng giữa chúng nhằm giúp người học hiểu rõ hơn về cách sử dụng cũng như tránh khỏi những nhầm lẫn vẫn thường hay mắc phải. Tro
Tài liệu liên quan