Càng nhiều người biết đến công ty và dịch vụ-sản phẩm mà bạn đang cung
cấp, bạn càng có khả năng bán được hàng.
Để quảng bá sản phẩm của bạn và công ty bạn, bạn sẽ phải thu hút và hướng
khách vào thăm sản phẩm của mình từ những nguồn thích hợp. Chẳng hạn
như đặt banner quảng cáo trên các trang Web khác hay đưa tên sản phẩm
của bạn vào các công cụ tìm kiếm được ưa chuộng như Google, Lycos,
Yahoo! hay Vinaseek của Việt Nam.Nên nhớ rằng thế giới trực tuyến là một
chuỗi những cộng đồng liên kết chặt chẽ với nhau.
8 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các bước cơ bản khi bắt tay vào làm E-Marketing, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các bước cơ bản khi bắt
tay vào làm E-marketing
Dưới đây là một số chỉ dẫn cơ bản để các bạn có thể tham khảo khi muốn
bắt tay vào làm E-marketing:
Các bước cơ bản khi bắt tay vào làm E-marketing
1. Xây dựng hình ảnh sản phẩm
Càng nhiều người biết đến công ty và dịch vụ-sản phẩm mà bạn đang cung
cấp, bạn càng có khả năng bán được hàng.
Để quảng bá sản phẩm của bạn và công ty bạn, bạn sẽ phải thu hút và hướng
khách vào thăm sản phẩm của mình từ những nguồn thích hợp. Chẳng hạn
như đặt banner quảng cáo trên các trang Web khác hay đưa tên sản phẩm
của bạn vào các công cụ tìm kiếm được ưa chuộng như Google, Lycos,
Yahoo! hay Vinaseek của Việt Nam. Nên nhớ rằng thế giới trực tuyến là một
chuỗi những cộng đồng liên kết chặt chẽ với nhau.
Bạn cũng nên lưu ý một điều quan trọng là phải quảng cáo và thu hút PR vào
trang Web bạn. Quảng cáo có thể tốn kém, nhưng rất hiệu quả và bạn có thể
kiểm soát chặt chẽ thông điệp mà bạn muốn nhắn gửi. PR cũng rất hay
nhưng bạn không kiểm soát thông điệp chặt bằng quảng cáo.
Liên hệ với các phóng viên báo chí trong và ngoài lãnh vực Internet mà có
khả năng viết bài về ngành của bạn. Bạn có thể xây dựng một danh sách các
mối quan hệ và gửi cho họ các thông tin thường xuyên, gửi email mời họ
vào xem sản phẩm của bạn. Đưa ra một lý do cụ thể để họ vào trang Web.
Nhưng nhớ là trang Web của bạn phải thật sự có cái đó.
2. Tương tác trực tiếp
Ngoài việc xây dựng hình ảnh sản phẩm, nhiều chuyên gia tiếp thị muốn
khuyến khích các hành động trực tiếp từ người truy cập. Kỹ thuật tương tác
trực tiếp được sử dụng để khuyến khích người tiêu dùng đặt hàng, yêu cầu
thêm thông tin, nhận điện thoại...Tiếp thị trực tiếp cũng cho phép việc theo
dõi và kiểm tra các thông điệp bán hàng và khả năng bán hàng ngay một
cách hiệu quả.
3. Truyền đạt thông tin
Bạn đã biết về tầm quan trọng của việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của
bạn cho khách hàng tiềm năng. Nhưng trên mạng Internet, bạn phải cung cấp
thêm thông tin. Để thành công trên Internet, bạn phải cung cấp thông tin và
dịch vụ nhiều hơn so với các kênh khác. Người truy cập chỉ quay trở lại sản
phẩm của bạn khi họ được lợi gì đó.
Giới thiệu hàng hoá của bạn càng chi tiết càng tốt. Khi mọi người hiểu rõ
sản phẩm hay dịch vụ của bạn thì họ càng có xu hướng mua của bạn. Nếu
sản phẩm và dịch vụ của bạn phức tạp hay trừu tượng, thì bạn nên tìm cách
sáng tạo để cho người tiêu dùng “nếm thử” mặt hàng. Làm theo phong cách
độc đáo và vui nhộn để họ nhớ lâu.
Trong tiếp thị cổ điển thì việc thử sản phẩm thường quan trọng đối với việc
phát triển bán hàng lâu dài. Vì Internet có thể chuyển tải hình ảnh, âm thanh,
chuyển động và tương tác với người sử dụng nên nó là kênh thông tin rẻ và
hiệu quả để chào hàng.
4. Thông tin phản hồi
Nghiên cứu thị trường trên Internet không chỉ rẻ mà còn giúp công việc kinh
doanh của bạn phát triển thị trường, điều chỉnh sàn phẩm, hoàn thiện dịch vụ
khách hàng và sớm phát hiện ra các xu hướng và nhu cầu tiêu dùng mới.
Sử dụng sản phẩm của bạn để tìm các thông tin phản hồi. Bạn có thể xem
khách hàng thích gì, ghét gì và thu thập các ý kiến đóng góp để hoàn thiện
sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Bạn hãy thử tiến hành một cuộc nghiên cứu thị trường miễn phí hay chi phí
không đáng kể trên sản phẩm của bạn để thu thập ý kiến cho các vấn đề tiếp
thị sản phẩm của bạn. Những cuộc nghiên cứu thị trường như vậy nếu tiến
hành theo các truyền thống thường mất hàng ngàn đô và hàng tuần mới có
kết quả. Nhưng bạn đừng quên là phải cho lại người đóng góp ý kiến cái gì
đó.
Bạn cũng có thể sử dụng hàng trăm cơ sở sữ liệu trên mạng để tăng hiểu biết
của mình về phân khúc thị trường mới hay sản phẩm mới.
5. Tầm quan trọng của nội dung
Nội dung là yếu tố quyết định thành công trên Internet. Đó là “món chính”
của sản phẩm của bạn. (Mẫu mã thiết kế hay hình ảnh sinh động chỉ là “món
tráng miệng”) Để thu hút mọi người vào xem sản phẩm của bạn, bạn phải có
thông tin gì đó, thông tin thích hợp được đưa ra vào đúng thời điểm và đúng
cách.
Bạn phải cân nhắc xem người truy cập muốn biết thông tin gì về công ty
bạn. Có lễ là họ không quan tâm đến lịch sử công ty cách đây mấy chục
năm, mà họ muốn biết những xu hướng mới trong ngành của bạn, các bí
quyết hữu ích, các hướng dẫn liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn
hay xem những nguồn thông tin thực tiễn khác.
Rõ ràng là bạn phải biết hướng nội dung của thông tin này có lợi cho sản
phẩm và dịch vụ của bạn. Phải khéo léo làm việc này để cho thông tin này tự
nhiên. Làm cho nội dung có ý nghĩa, thực tế và có ích cho đối tượng truy cập
và họ sẽ quay trở lại sản phẩm của bạn nhiều lần nữa. Họ có thể thậm chí
biết ơn bạn nữa.
Nên bố trí người trong tổ chức của bạn chịu trách nhiệm về cập nhât nội
dung. Một khi bạn đã đưa ra người chịu trách nhiệm về nội dung, thì họ có
thể nhờ những người khác trong các bộ phận liên quan giúp họ viết ra nội
dung cụ thể. Nhưng phải có một người chịu trách nhiệm sau cùng. Cuối
cùng là bạn phải cân nhắc xem sản phẩm của mình nên cập nhật theo thời
gian như thế nào – hàng ngày, hàng tuần, hay hàng tháng.
Riêng tại Việt Nam, E-marketing cũng đang trở thành một trào lưu tất yếu.
Tuy hiện nay rất nhiều công ty đã sử dụng hình thức này để quảng bá sản
phẩm của mình, xong vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Đối với người
dân Việt Nam thì việc mua bán qua mạng đang là một cái gì đó xa xỉ phẩm.
Một bài toán rất đỗi đơn giản, thường thì các sản phẩm rao bán qua mạng để
mua bạn cần phải có thẻ tín dụng. Mà ở nước ta có bao nhiêu người biết đến
tác dụng của thẻ tín dụng chứ chưa dám nói đến là sở hữu cho mình một
chiếc thẻ.
Không những thế xuất phát từ đặc tính con người Việt rất cẩn thận, đặc biệt
là người Hà Nội, rất cẩn thận trong việc chi tiêu của mình, do vậy hiện nay
thực sự các mặt hàng được rao bán qua mạng vẫn đang là một món hàng
được liệt vào danh sách hàng không đảm bảo. Mà loại hàng xờ vào được,
mặc thử được, quan trọng hơn là mua bán phải được mặc cả…… Tất cả
những điều đó đã làm giảm đi sức phát triển của E-marketing.
Tuy nhiên thị trường Việt Nam là một thị trường mở và rất sôi động, không
có lý do gì để một hình thức kinh doanh tốt như vậy bị bỏ phí. Những năm
gần đây, số lượng máy tính sử dụng cũng như số người truy nhập Internet
tăng lên đáng kể, càng ngày càng có nhiều Doanh Nghiệp có website riêng
để quảng bá cho đơn vị, sản phẩm, dịch vụ của mình. E-marketing đang từng
bước được khai thác, áp dụng trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam.