Các bước trong kĩ thậy nuôi cấy mô- Tế bào thực vật

Tạo vật liệu khởi đầu: thường chọn chồi là bộ phận nuôi cấy thích hợp nhất khử trùng cấy trong môi trường khởi động để tái sinh Giai đoạn nhân nhanh: vật liệu khởi đầu được chuyển sang môi trường nhân nhanh có bổ sung Xitokinin để tái sinh 1 thành nhiều chồi. Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh: tách riêng các chồi cho vào môi trường tạo rể (bố sung Auxin) mỗi chồi ra rể thành 1 cây hoàn chỉnh. Giai đoạn ra cây: cây trong ống nghiệm đủ tiêu chuẩn (chiều cao, số lá, số rể) sẽ được chuyển sang môi trường tự nhiên. CÁC HÌNH THỨC NUÔI CẤY MÔ Nuôi cấy mô thực vật Nuôi cấy mô bằng tế bào trần NUÔI CẤY MÔ THỰC VẬT Nuôi cấy mô của cơ quan tách rời: VD: củ cà rốt cắt lát tách mảnh mạch rây xử lí+ nuôi cấy mô phôi phôi nảy mầm cây non trong ống nghiệm cây trưởng thành

doc13 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 18672 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các bước trong kĩ thậy nuôi cấy mô- Tế bào thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC BƯỚC TRONG KĨ THẬY NUÔI CẤY MÔ- TẾ BÀO THỰC VẬT Tạo vật liệu khởi đầu: thường chọn chồi là bộ phận nuôi cấy thích hợp nhất khử trùng cấy trong môi trường khởi động để tái sinh Giai đoạn nhân nhanh: vật liệu khởi đầu được chuyển sang môi trường nhân nhanh có bổ sung Xitokinin để tái sinh 1 thành nhiều chồi. Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh: tách riêng các chồi cho vào môi trường tạo rể (bố sung Auxin) mỗi chồi ra rể thành 1 cây hoàn chỉnh. Giai đoạn ra cây: cây trong ống nghiệm đủ tiêu chuẩn (chiều cao, số lá, số rể) sẽ được chuyển sang môi trường tự nhiên. CÁC HÌNH THỨC NUÔI CẤY MÔ Nuôi cấy mô thực vật Nuôi cấy mô bằng tế bào trần NUÔI CẤY MÔ THỰC VẬT Nuôi cấy mô của cơ quan tách rời: VD: củ cà rốt cắt lát tách mảnh mạch rây xử lí+ nuôi cấy mô phôi phôi nảy mầm cây non trong ống nghiệm cây trưởng thành Nuôi cấy từ mô hay cơ quan: VD: từ 1 mô lá tách tế bào nuôi cấy trên đĩa Pêtri điều kiện thuận lợi sẽ hình thành những cây non trồng chậu phát triển cây trưởng thành. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng: Từ 1 mô phân sinh của đỉnh sinh trưởng của rễ hoặc thân nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng sẽ tạo nên cây con Nuôi cấy mô sẹo từ hạt phấn( Auxin rất quan trọng): Nuôi cấy bao phấn có hạt phấn chín môi trường thuận lợi bao phấn chín sẽ phân hóa bằng cách: nhân sinh sản sẽ tiêu biến nhân sinh dưỡng sẽ nguyên phân tạo mô sẹo nuôi dưỡng cây đơn bội(n) xử lí cônxixin cây trưởng thành(đơn bội kép). Nuôi cấy mô và tế bào Thứ tư, 07 Tháng 4 2010 07:43 Đầu thế kỷ 20, Haberlandt đã nhấn mạnh tính toàn năng của tế bào soma ở thực vật và chỉ ra khả năng tạo ra cây hoàn chỉnh bằng con đường nuôi cấy mô và tế bào. Tuy nhiên, đến 50 năm sau việc tái sinh cây hoàn chỉnh từ tế bào đơn hoặc tế bào trần (protoplast) mới trở thành hiện thực. Nuôi cấy mô và tế bào là kỹ thuật nuôi cấy tế bào thực vật phân lập hay mảnh mô thực vật tách rời trên môi trường dinh dưỡng trong điều kiện vô  trùng. Sau đó, các mô cấy được cho tái sinh thành cây hoàn chỉnh. Người ta đã xây dựng được các quy trình tương đối hoàn chỉnh để tái sinh cây cho một số loài như thuốc lá, khoai tây, mía, hoa lan, một số cây ăn quả v.v. Đối với phần lớn cây trồng trên đồng ruộng, như bông và đậu lấy hạt thì việc thiết lập các quy trình để áp dụng rộng rãi khó hơn nhiều. Ở những loài cây này tần số tái sinh thấp và kết quả tái sinh từ nuôi cấy không chỉ thay đổi theo loài mà còn phụ thuộc vào kiểu gene trong một loài, nguồn mô cấy, tuổi và sức khoẻ của mô cấy, môi trường dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác. Nhìn chung, công nghệ nuôi cấy mô và tế bào cho phép nhân nhanh những kiểu gene có giá trị hay vật liệu chọn giống trong một môi trường có kiểm soát. Một số khả năng ứng dụng của nhân nhanh đối với cây trồng là: Nhân quy mô lớn kiểu gene dị hợp tử, nhân kiểu gene tự bất hợp, nhân bố mẹ bất dục trong chương trình chọn giống lai, nhân vật liệu sạch bệnh, bảo quản và trao đổi nguồn gene quốc tế... Ở đây chỉ giới thiệu sơ lược một số kỹ thuật nuôi cấy in vitro liên quan trực tiếp tới quá trình chọn giống. (1) Nuôi cấy phôi, noãn và thụ phấn in vitro Các nhà chọn giống chủ yếu đã và đang tận dụng biến dị di truyền hiện có trong nguồn gene trồng trọt bằng cách sử dụng nhiều sơ đồ lai và chọn lọc khác nhau. Tuy nhiên với thâm canh và độc canh, một ít kiểu gene chọn lọc về những tính trạng có ý nghĩa kinh tế biến dị di truyền ngày một giảm trong nguồn gene trồng trọt. Thậm chí trong một số trường hợp, nguồn biến dị đối với một số tính trạng có ý nghĩa kinh tế không đủ thoả mãn, ví dụ: tính kháng bệnh vàng lụi, sâu đục thân, chịu mặn ở lúa... Để khắc phục những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất, nhà chọn giống cần có nguồn gene kháng sâu bệnh từ các loài hoang dại thân thuộc hoặc không thân thuộc. Một khó khăn lớn khi sử dụng các loài hoang dại để lai với cây trồng là tính bất hợp khi lai. Trong một số trường hợp, các phôi lai từ các tổ hợp lai giữa các loài có quan hệ xa nhau thường yếu và không có khả năng sống do sự cung cấp dinh dưỡng từ nội nhũ không đầy đủ và chúng thường bị chết trong một thời gian ngắn sau khi hình thành hợp tử và không thể phát triển thành hạt có khả năng sống. Vì vậy, nuôi cấy phôi hay cứu phôi là một phương pháp để khắc phục hàng rào bất hợp, bảo đảm để phôi non sinh trưởng, nảy mần, và phát triển thành cây con. Thông qua sử dụng phương pháp này người ta đã tạo ra nhiều con lai khác loài ở nhiều loại cây trồng như lúa mì, lúa nước, đại mạch, bông, đậu, đỗ, các loài cây ăn quả, cây cảnh và nhờ vậy nhiều gene có ích đã được chuyển vào cây trồng. Noãn đã thụ tinh đôi khi được nuôi cấy để cứu phôi từ các tổ hợp lai xa mà không cần tách phôi ra khỏi noãn. Noãn chứa phôi lai non được tách ngay sau khi thụ tinh trong điều kiện vô trùng rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng. Bằng con đường nuôi cấy noãn phôi có thể nuôi cấy ở giai đoạn sớm hơn so với nuôi cấy phôi tách rời. Hơn nữa, phôi phát triển trong noãn có môi trường hoá học và lý học thuận lợi hơn phôi nuôi cấy bên ngoài noãn. Thụ phấn và thụ tinh in vitro gồm việc thu nhập noãn chưa thụ tinh, cấy noãn trên môi trường dinh dưỡng trong điều kiện vô trùng, và thụ phấn cho noãn với các hạt phấn tươi. Ống phấn xuyên qua thành noãn và túi phôi sẽ thụ tinh cho tế bào trứng. Phương pháp này đã được áp dụng để tạo con lai giữa các loài mà ống phấn không thể sinh trưởng và xuyên vào noãn bình thường sau khi thụ phấn. (2) Nuôi cấy bao phấn và sản xuất cây đơn bội: Trong phần lớn các chương trình chọn giống việc tạo giống mới cải tiến bao gồm việc gieo trồng quần thể F2 lớn và chọn lọc các dòng mong muốn trong các thế hệ phân ly từ F2 đến F7 để cuối cùng tạo ra các dòng đồng hợp tử. Nuôi cấy bao phấn hay hạt phấn là một kỹ thuật hữu hiệu để tạo ra các dòng đồng hợp tử ngay từ thế hệ đầu tiên (dòng đơn bội kép), do đó tiết kiệm nguồn lực và rút ngắn thời gian cần thiết để tạo ra giống mới. Nuôi cấy bao phấn là kỹ thuật nuôi cấy in vitro các bao phấn chứa tiểu bào tử hay hạt phấn chưa thành thục trên môi trường dinh dưỡng để tạo ra cây đơn bội. Số nhiễm sắc thể của cây đơn bội được nhân đôi để tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử hoàn toàn, gọi là thể đơn bội kép. Việc nuôi cấy bao phấn rất có ích đối với nhà chọn giống vì thế đơn bội kép có thể được sử dụng để làm các dòng thuần ở cả cây tự thụ phấn và cây giao phấn. Thời gian cần thiết để tạo ra một giống hay một dòng tự phối bằng phương pháp đơn bội kép được rút ngắn nhiều thế hệ so với phương pháp truyền thống. Các dòng đơn bội kép tạo ra cơ hội duy nhất để cải thiện hiệu quả chọn lọc đối với nhiều tính trạng vì trong quần thể không có phương sai trội, đồng thời gene lặn cũng biểu hiện ra kiểu hình. Kỹ thuật này đã được áp dụng thành công ở Trung Quốc trong việc tạo ra giống lúa và lúa mì. Tuy nhiên, hạn chế trong việc áp dụng rộng rãi phương pháp này là khả năng nuôi cấy khó và tính đặc thù cao của kiểu gene. Ví dụ, các nhà chọn giống lúa Indica không thể sử dụng kỹ thuật này có hiệu quả bằng các nhà chọn giống lúa Japonica do các kiểu gene Indica khó nuôi cấy hạt phấn còn bị ảnh hưởng bởi giai đoạn phát triển của bao phấn, điều kiện sinh lý của cây cho phấn, điều kiện xử lý trước khi nuôi cấy, môi trường dinh dưỡng, điều kiện nuôi cấy và hiệu quả lưỡng bội hoá bằng colchicine. (3) Biến dị dòng soma và chọn lọc dòng tế bào: Ban đầu nuôi cấy mô được sử dụng làm kỹ thuật mới để tạo sinh khối và phương pháp nhân giống lý tưởng để sản xuất hàng loạt cây dồng nhất và như bố mẹ ban đầu của các giống ưu tú. Tuy nhiên, với thời gian các công trình nghiên cứu ở nhiều loài cây trồng có giá trị kinh tế người ta thấy rằng tế bào và mô được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thường xuất hiện các biến đổi di truyền bao gồm số lượng và cấu trúc nhiếm sắc thể, sự sắp xếp lại trong nhiễm sắc thể, đột biến gene v.v. Các biến dị này được truyền lại cho cây khi tái sinh. Tập hợp các biến dị di truyền hình thành do quá trình nuôi cấy được gọi là biến dị dòng soma (somaclonal variation) (Larkin và Scowcroft, 1983). Biến dị dòng soma chịu ảnh hưởng bởi loài cây, kiểu gene trong loài và mô cấy, chế độ nuôi cấy, thời gian nuôi cấy in vitro, và tính ổn định của genome. Như vậy bản thân nuôi cấy mô và tế bào là một nguồn biến dị di truyền quan trọng, mới mẻ và phong phú trong các điều kiện đã thích ứng và rất có ích cho sự cải thiện giống cây trồng. Một số thể biến dị dòng soma có ích đã được phân lập, đó là khả năng để kháng virus Fiji, bệnh đốm vàng viền nâu và bệnh sương mai ở mía (Heinz và cộng sự, 1977); khả năng kháng bệnh đốm lá nhỏ ở ngô (Bretell và Ingram, 1979); kháng sương mai ở khoai tây (Shepard và cộng sự, 1980); chịu hạn và chịu lạnh ở lúa (Lê trần Bình và cs, 1996). Một ưu điểm của biến dị di truyền trong quá trình nuôi cấy là khả năng chọn lọc dòng tế bào in vitro. Có thể nuôi cấy và xử lý hàng triệu tế bào trong một không gian hạn chế, chẳng hạn trong đĩa petri và chọn lọc bằng cách xử lý tế bào nuôi cấy trong điều kiện bất lợi là tác nhân chọn lọc. Cũng có thể kết hợp xử lý đột biến trong nuôi cấy để tăng tần số biến dị di truyền. Tuy nhiên, chỉ những tính trạng biểu hiện ở mức tế bào mới có thể xác định được bằng cách sàng lọc tế bào nuôi cấy, bao gồm các đặc tính như kháng thuốc diệt cỏ, chịu mặn hay chịu kim loại như sắt, nhôm, axit amin tương đồng, chịu nhiệt độ thấp, các yếu tố dinh dưỡng và khả năng kháng độc tố do các tác nhân gây bệnh tạo ra. Các kiểu gene phân lập kháng với các điều kiện bất lợi này có thể được sử dụng trực tiếp trong chương trình chọn giống. Comments Viết nhận xét mới 3.4.           Nuôi cấy mô tế bào thực vật Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một lĩnh vực của công nghệ sinh học thực vật. Dựa trên tính toàn năng của tế bào và khả năng phân hóa và phản phân hóa của chúng mà người ta có thể tái sinh cây từ một tế bào hay một mẫu mô nào đấy. Điều kiện cần thiết của nuối cấy in vitro Điều kiện trước tiên là vô trùng. Tất cả các khâu nuôi cấy đều được thanh trùng: dụng cụ nuôi cấy, mẫu nuôi cấy, môi trường (giá thể) và các thao tác nuôi cấy…Sự thành công hay thất bại của công việc nuôi cấy mô là phụ thuộc vào việc vô trùng. Nếu có một khâu nào đó không vô trùng thì mẫu nuôi cấy lập tức bị nhiễm trùng và sẽ chết. Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô là phòng thí nghiệm chuyên jóa cao với các thiết bị chuyên dụng, bao gồm một phòng chuẩn bị mẫu, phòng cấy mẫu, phòng nuôi cây và nhà lưới để đưa cây ra đất. Tùy theo quy mô và mục đích mà diện tích các bộ phân khác nhau. Các thếit bị quan trọng nhất của phòng nuôi cấy mô gồm có nồi hấp vô trùng dụng cụ và mẫu nuôi cấy, máy cấy vô trùng để thao tác cấy mẫu, phòng nuôi có đủ ánh sáng nhân tạo và điều hòa nhiệt độ …để nuôi cây… Môi trường nuôi cấy là giá thể có đầy đủ chất dinh dưỡng, các hoạt chất như vi lượng, vitamin, chất điều hòa sinh trưởng. Tùy theo từng loại cây và cơ quan nuôi cấy mà người ta đã có các môi trường riêng cho chúng. Ví dụ: Môi trường cơ bản nhất là môi trường MS (Murashige Skoog) cho nhiều đối tượng cây trồng, môi trường Anderson cho cây thân gỗ nhỏ, môi trường Gamborg cho nuôi cấy tế bào trần, môi trường CHU cho nuôi cấy bao phấn… Các bước tiến hành Quá trình nuôi cấy mô gồm các bước sau: - Tạo vật liệu khởi đầu cho việc nuôi cấy. Tùy theo từng loại cây mà chọn các bộ phận nuôi cấy thích hợp. Trong nhiều trường hợp, bộ phận nuôi cấy thích hợp nhất là chồi. Bước tiếp theo là khử trùng mẫu, thường bằng hóa chất khử trùng. Sau đó người ta đưa mẫu đã khử trùng vào môi trường khởi động để tái sinh cây. - Bước thứ hai là nhân nhanh. Chuyển mẫu vào môi trường nhân nhanh có hàm lượng xytokinin cao hơn để tái sinh thật nhiều chồi. Hệ số nhân phụ thuộc vào số lượng chồi tạo ra trong ống nghiệm. - Bước thứ ba là tạo cây hoàn chỉnh. Người ta tách các chồi riêng ra và cho vào môi trường tạo rễ có hàm lượng auxin cao hơn. Mỗi chồi khi ra rễ là thành một cây hoàn chỉnh. Cuối cùng, khi cây trong ống nghiệm đủ tiêu chuẩn, người ta đưa ra đất trồng. Trước khi đưa ra trồng ngoài đất, người ta thường chuyển ra khay đất đặt trong nhà lưới có điều chỉnh ánh sáng, độ ẩm thích hợp cho cây thích nghi dần với môi trường ngoài ống nghiệm thì tỷ lệ sống cao hơn… Trên đây là tóm tắt toàn bộ quy trình vi nhân giống in vitro chung của các cây trồng. Tùy theo từng loại cây mà có các quy trình nhân giống riêng mang tính đặc thù cho giống. Muốn có quy trình nhân giống riêng thì phải tiến hành các nghiên cứu riêng cho từng giống. Ứng dụng nuôi cấy in vitro Nhân giống vô tính: Đây là một lĩnh vực ứng dụng của nuôi cấy mô hiệu quả nhất hiện nay. Ưu việt của phương pháp này là trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng cây giống lớn đồng đều về hình thái và di truyền để phủ kín diện một diện tích đất nhất định mà các phương pháp nhân giống khác không thể thay thế được. Ngoài ra nó không phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, có thể tiến hành quanh năm. Phương pháp này càng ưu việt trong trường hợp muốn nhân nhanh các giống trồng quý hiếm hoặc không thể nhân bằng các phương pháp khác… Làm sạch bệnh để phục tráng giống: các cây trồng đặc biệt là các cây nhân giống vô tính thường bị thoái hóa rất nahnh do nhiễm bệnh, đặc biệt là virus. Người ta có thể nuôi cấy mô phân sinh là mô không mang mầm bệnh để tạo cây sạch bệnh và giống đã được phục tráng. Tạo giống: Có thể nuôi cấy hạt phấn để tạo cây đơn bội (1n). Từ các cá thể đơn bội, ta có thể nhị bội để tạo dòng đồng hợp tử tuyệt đối chỉ sau 1 thế hệ mà bằng con đường tự phối thì phải mất 5-7 thế hệ. Người ta có thể nuôi cấy tế bào trần (tế bào đã loại bỏ thành tế bào) và dung hợp các tế bào trần tức là trộn lẫn chất nguyên sinh của hai tế bào để tạo ra hợp tử bằng lai vô tính giữa hai tế bào trần (lai soma) và tái sinh cây thu được cây lai có đặc tính của bố và mẹ… Ngoài ra có thể sử dụng nuôi cấy mô tế bào để nghiên cứu di truyền, biến dị, nghiên cứu sinh lý, hóa sinh… Nuôi cấy bao phấn là quá trình sử dụng bao phấn nuôi cấy để tạo cây con đơn bội Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn do Guha and Maheshwari nghiên cứu năm 1964. Kỹ thuật này có thể ứng dụng tạo cá thể đơn bội cho hơn 200 loài cây trồng, bao gồm cà chua, lúa, thuốc lá, lúa mạch, cây phong lữ. Một số ưu điểm của phương pháp này như sau: -          Kỹ thuật khá đơn giản -          Ở một số loài sự phân chia tế bào dễ dàng ngay cả khi những tế bào hạt phấn chưa thực sự chín -          Tỷ lệ hạt phấn có phản ứng tốt với môi trường nuôi cấy cao (tần suất cảm ứng môi trường cao) -          Có thể sản xuất thể đơn bội với số lượng lớn va nhanh chóng. Trong những thí nghiệm sử dụng môi trường Datura innoxia, tần suất cảm ứng với môi trường của hạt phấn đạt tới 100% và trong điều kiện tối ưu có thể sản xuất hơn 1000 callus cây con từ một bao phấn. Có thể xác định kết quả trong vòng 24 giờ từ khi tế bào bắt đầu phân chia. Một số nhược điểm chính của tạo thể đơn bội bằng nuôi cấy bao phấn là: -          Đối với một số loài nhiều cây tạo ra không phải là đơn bội -          Ở cây ngũ cốc, chỉ thu được cây xanh rất ít; nhiều cây bạch tạng hoặc bị thể khảm -          Dễ vất bỏ đi những bao phấn có thể tạo được thể đơn bội   -          Để đạt được những kết quả mong muốn cần thiết phải có những định hướng cụ thể.   Theo Bộ môn CNSH Ứng dụng công nghệ nuôi cấy tế bào hạt phấn để tuyển chọn giống lúa Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên vừa thực hiện thành công chương trình tuyển chọn lại giống lúa bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào hạt phấn. Từ 20 giống lúa có triển vọng nhất tại Phú Yên, qua một quy trình nuôi cấy phức tạp và nghiêm ngặt, Trung tâm đã cho ra đời hàng loạt cây lúa mọc lên từ những hạt phấn. Sau khi tuyển chọn, hơn 200 cây có đặc tính tốt nhất, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đã được nuôi dưỡng để cho ra những khóm lúa và thu được những hạt lúa có chất lượng tốt để làm giống tiếp tục sản xuất. Theo Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên, đây là lần đầu tiên công nghệ nuôi cấy tế bào hạt phấn được áp dụng tại khu vực miền Trung. Công nghệ này giúp tìm lại những đặc tính ưu việt của giống lúa để loại bỏ những giống bị lai tạp sau một quá trình sản xuất lâu dài. Chọn tạo giống lúa AC5 bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn lúa Người đăng tin: admin | 15 Tháng ba 2010 | 237 lần xem | Phản hồi (0) I. Giới thiệu - Tên công trình: Chọn tạo giống lúa AC5 bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn lúa - Đơn vị chủ trì: Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, Xã Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương Điện thoại: 0320.3716570 Fax: 0320.3716385 - Lãnh đạo Viện Cây lương thực và cây thực phẩm PGS. TS. Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng TS. Đào Xuân Thảng, Phó Viện trưởng ThS. Ngô Doãn Đảm, Phó Viện trưởng - Tác giả: TS. Nguyễn Mạnh Đôn Trưởng ban, Ban Khoa học, Công nghệ và Kinh tế, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội - Đồng chủ nhiệm KS. Đào Thúy Nhuần, KS. Huỳnh Yên Nghĩa, ThS. Nguyễn Văn Doăng Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương - Đơn vị áp dụng công trình Các tỉnh phía Bắc đã sản xuất thử giống lúa AC5 như Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Điện Biên … Hiện tại, giống lúa AC5 đã được chuyển nhượng bản quyền cho Công ty TNHH Vĩnh Hoà sản xuất và kinh doanh giống tại các tỉnh Bắc Trung bộ. II. Nội dung công trình Giống lúa AC5 có nguồn gốc từ tổ hợp lai 10TGMS // C70 / CR203. Giống lúa AC5 được công nhận sản xuất thử (công nhận tạm thời) từ ngày 23/11/2005 theo Quyết định số 3277/QĐ-BNN-KHCN và được công nhận giống quốc gia tại Quyết định số 56/QĐ-BNN-TT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký ngày 08/01/2008 về việc công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới. Giống lúa AC5 được tạo ra bằng kết hợp lai hữu tính p với nuôi cấy bao phấn. Đây là giống lúa quốc gia đầu tiên được tạo ra bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn (AC = Anther Culture) ở Việt Nam. Giống lúa AC5 là giống lúa chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng ngắn (110 - 115 ngày), cho năng suất khá cao, ổn định (55 - 65 tạ/ha), năng suất cá biệt có thể đạt trên 70 tạ/ha. Giống có thể gieo cấy được 2 vụ trong năm với các hình thức gieo mạ dược, mạ sân hoặc gieo vãi. AC5 thuộc dạng hình cứng cây, chịu thâm canh, chống đổ tốt, khả năng đẻ nhánh khá. Đây là giống có tỉ lệ gạo xay xát cao, gạo có chất lượng tốt như hạt gạo dài, trắng, trong, hàm lượng protein cao, hàm lượng amylose thấp, cơm thơm, ngon, dẻo đậm. Tính mới: Ứng dụng nuôi cấy bao phấn để cố định nhanh dòng thuần, rút ngắn thời gian tạo ra dòng thuần và chọn lọc. Đây là một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy bao phấn. Sử dụng thành thạo ưu thế này của nuôi cấy bao phấn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn trong chọn tạo giống cây tự thụ như cây lúa. Trong điều kiện ở Việt Nam, kết hợp lai hữu tính để tạo ra sự đa dạng di truyền trong con lai và áp dụng nuôi cấy bao phấn để cố định nhanh các kiểu gen, lần đầu tiên đã tạo ra được một giống lúa mới được công nhận giống quốc gia. Tính sáng tạo: Trên cơ sở khảo sát khả năng nuôi cấy bao phấn của cây lúa, nhóm tác giả đã sử dụng lai hữu tính để chuyển khả năng dễ nuôi cấy bao phấn của một giống lúa (giống C70) sang một giống rất khó nuôi cấy bao phấn (giống CR203), từ đó đã nâng cao hiệu quả nuôi cấy bao phấn của con lai và đã tạo ra các donmgf thuần cho chọn lọc. Hiệu quả kinh tế: Giống AC5 có năng suất khá cao, khả năg chống chịu khá với một số sâu, bệnh hại chính, chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi, nên có thể giảm mức đầu tư trong sản xuất. Ngoài ra, cơm AC5 có mùi thơm, dẻo và vị đậm hơn Bắc thơm, được ưa chuộng và giá bán cao hơn Bắc thơm. Giống AC5 đã được nhiều tỉnh đưa vào cơ cấu giống lúa và có kế hoạch thay thế dần một phần diện tích các giống lúa thuần khác như Khang dân 18, Q5, Bắc thơm số 7. Theo Sở NN & PTNT Hải Dương, AC5 là giống lúa có chất lượng cao, thơm, ngon, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất bình quân khá cao (60 tạ/ha), năng suất cao có thể đạt 70 - 80 tạ/ha, khả năng đẻ nhánh khoẻ, chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh tương đối tốt, giá trị kinh tế cao, chất lượng thương phẩm tốt. Trong những năm tớ, H
Tài liệu liên quan