Các cách biến đổi từ loại trong tiếng Hàn Quốc

I. Giới thiệu sơ lược về từ loại trong tiếng Hàn Quốc. Tiêu chuẩn để phân chia từ loại trong tiếng Hàn chủ yếu căn cứ vào 3 yếu tố: ý nghĩa khái quát, chức năng ngữ pháp và hình thái.Theo tiêu chuẩn này tiếng Hàn gồm có 9 từ loại: Danh từ, đại từ, số từ, động từ, tính từ, định từ, trạng từ, cảm thán từ và tiểu từ. 1) Danh từ: danh từ tiếng Hàn là từ loại về mặt ý nghĩa; biểu thị tên gọi cho các sự vật hiện tượng; về mặt chức năng chủ yếu có chức năng ngữ pháp làm chủ ngữ và bổ ngữ trong câu.Danh từ tiếng Hàn được phân thành danh từ chung va danh từ riêng. 2) Đại từ: đại từ là những từ dùng để thay thế, chỉ định danh từ trong những ngữ cảnh nhất định.Trong tiếng Hàn, đại từ có thể chia ra làm đại từ nhân xưng và đại từ chỉ định. 3) Số từ: số từ tiếng Hàn được chia làm hai loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự. 4) Động từ: động từ trong tiếng Hàn nếu theo tiêu chuẩn ý nghĩa khái quát thì được chia thành: động từ hành động, động từ chỉ quá trình, động từ chỉ quan hệ, động từ biểu hiện tâm lý, động từ chỉ sự khuyết thiếu.Còn nếu theo tiêu chuẩn chức năng ngữ pháp thi được chia thành động từ nội động và động từ ngoại động, căn cứ theo hành động và đối tượng thực hiện hành động thì chia thành động từ chủ động và động từ bị động. 5) Tính từ: tính từ trong tiếng Hàn có thể phân chia thành: tính từ biểu thị ý nghĩa cảm giác, tính từ biểu thị sự so sánh, tính từ biểu thị sự tồn tại, tính từ biểu thị sự đánh giá đối tượng, tính từ biểu thị trạng thái tâm lý, tính từ chỉ định. 6) Trạng từ(phó từ): trạng từ có thể được phân thành: trạng từ bổ nghĩa cho thành phần câu và trạng từ bổ nghĩa cho câu. 7) Định từ: định từ thì có: định từ chỉ tính chất trạng thái, định từ chỉ số lượng, định từ chỉ định. 8) Từ cảm thán (thán từ): là những từ biểu thị cảm xúc hay lời đáp của người nói.Từ cảm thán có thể chia thành: từ cảm thán biểu thị tình cảm của người nói, từ cảm thán biểu thị ý chí của người nói. 9) Tiểu từ: tiểu từ trong tiếng Hàn là những từ ngữ pháp, có tính hạn chế, phụ thuộc, trong câu chúng kết hợp với những từ có tính độc lập và biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa các từ đó.Tiểu từ trong tiếng Hàn được chia thành 2 loại: tiểu từ chỉ cách và tiểu từ đặc biệt

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các cách biến đổi từ loại trong tiếng Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 205 CÁC CÁCH BIẾN ĐỔI TỪ LOẠI TRONG TIẾNG HÀN QUỐC SVTH: Lê Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Thùy Linh GVHD: Lê Thu Trang I. Giới thiệu sơ lược về từ loại trong tiếng Hàn Quốc. Tiêu chuẩn để phân chia từ loại trong tiếng Hàn chủ yếu căn cứ vào 3 yếu tố: ý nghĩa khái quát, chức năng ngữ pháp và hình thái.Theo tiêu chuẩn này tiếng Hàn gồm có 9 từ loại: Danh từ, đại từ, số từ, động từ, tính từ, định từ, trạng từ, cảm thán từ và tiểu từ. 1) Danh từ: danh từ tiếng Hàn là từ loại về mặt ý nghĩa; biểu thị tên gọi cho các sự vật hiện tượng; về mặt chức năng chủ yếu có chức năng ngữ pháp làm chủ ngữ và bổ ngữ trong câu.Danh từ tiếng Hàn được phân thành danh từ chung va danh từ riêng. 2) Đại từ: đại từ là những từ dùng để thay thế, chỉ định danh từ trong những ngữ cảnh nhất định.Trong tiếng Hàn, đại từ có thể chia ra làm đại từ nhân xưng và đại từ chỉ định. 3) Số từ: số từ tiếng Hàn được chia làm hai loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự. 4) Động từ: động từ trong tiếng Hàn nếu theo tiêu chuẩn ý nghĩa khái quát thì được chia thành: động từ hành động, động từ chỉ quá trình, động từ chỉ quan hệ, động từ biểu hiện tâm lý, động từ chỉ sự khuyết thiếu.Còn nếu theo tiêu chuẩn chức năng ngữ pháp thi được chia thành động từ nội động và động từ ngoại động, căn cứ theo hành động và đối tượng thực hiện hành động thì chia thành động từ chủ động và động từ bị động. 5) Tính từ: tính từ trong tiếng Hàn có thể phân chia thành: tính từ biểu thị ý nghĩa cảm giác, tính từ biểu thị sự so sánh, tính từ biểu thị sự tồn tại, tính từ biểu thị sự đánh giá đối tượng, tính từ biểu thị trạng thái tâm lý, tính từ chỉ định. 6) Trạng từ(phó từ): trạng từ có thể được phân thành: trạng từ bổ nghĩa cho thành phần câu và trạng từ bổ nghĩa cho câu. 7) Định từ: định từ thì có: định từ chỉ tính chất trạng thái, định từ chỉ số lượng, định từ chỉ định. 8) Từ cảm thán (thán từ): là những từ biểu thị cảm xúc hay lời đáp của người nói.Từ cảm thán có thể chia thành: từ cảm thán biểu thị tình cảm của người nói, từ cảm thán biểu thị ý chí của người nói. 9) Tiểu từ: tiểu từ trong tiếng Hàn là những từ ngữ pháp, có tính hạn chế, phụ thuộc, trong câu chúng kết hợp với những từ có tính độc lập và biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa các từ đó.Tiểu từ trong tiếng Hàn được chia thành 2 loại: tiểu từ chỉ cách và tiểu từ đặc biệt. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 206 II. Một số cách biến đổi từ loại 1. Danh từ hóa 1) 동사+기 ● Cấu tạo: có chức năng gắn vào sau động từ, tính từ để tạo thành danh từ hoặc mệnh đề danh từ. Không được dùng vĩ tố chỉ thì trước ‘-기’. Tuy nhiên khi là vĩ tố do ‘-기’ kết hợp tạo thành (기 때문에, 기로서니) thì được dùng vĩ tố chỉ thì. ● Cách biến đổi: động từ, tính từ bỏ 다 rồi thêm 기 ● Ý nghĩa: ‘-기’ chủ yếu có nghĩa ‘과정성’ (có tính chất quá trình) hoặc ‘미완결성’ (có tính chất chưa kết thúc). a) Kết hợp với động từ, tính từ để tạo thành danh từ cố định. 말하기, 듣기, 달리기, 뛰기, 보기 Ví dụ: 듣기가 말하기보다 어렵습니다. Môn nghe khó hơn môn nói. 김 선수는 초등학교 때도 달리기 선수였습니다. Vận động viên Kim hồi tiểu học cũng là vận động viên chạy. 이 문제를 이해할 수 있도록 보기를 주세요. Hãy lấy ví dụ để có thể hiểu vấn đề này. b) Trường hợp danh từ hóa câu văn Kết hợp với các trợ từ ‘이/가, 은/는, 을/를, 에, 로, 기’ làm chủ ngữ, tân ngữ, phó từ trong câu, ngoài ra nhiều yếu tố ngữ pháp khác được gắn vào sau ‘-기’ tạo thành những cấu trúc như ‘-기 위해서, 기 마련이다’ Ví dụ: 나는 너를 만나기 위해서 여기까지 왔다. Tôi đã đến tận đây để gặp bạn đấy. 열심히 공부해서 장학금을 받기가 쉽습니다. Vì học hành chăm chỉ nên việc nhận học bổng là rất dễ dàng. 평일에 공부만 하니까 주말에 놀이하기가 너무 필요합니다. Vì ngày thường chỉ có học nên đi chơi vào cuối tuần là rất cần thiết. c) Trường hợp 기 đóng vai trò của vĩ tố kết thúc câu. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 207 Bởi vì 기 diễn tả quá trình của hành động và có nghĩa có tính chất động nên được dùng sau thân động từ và được đặt ở cuối câu đóng vai trò vĩ tố kết thúc câu. Được dùng trong tục ngữ, biểu ngữ công cộng hoặc khi ký thuật lại sự kiện thông thường. Ví dụ: 누위서 떡 먹기. (Nằm ăn bánh Ttok) 지각하지 않기 (không đi trễ) 2) 동사+(으)ㅁ ● Cấu tạo: Là vĩ tố chuyển thành dạng danh từ gắn vào sau động từ, tính từ, động từ 이다 để làm cho chúng trở thành dạng danh từ. ● Cách biến đổi: động từ không có 받침 thì bỏ 다 và dùng ㅁ, động từ có 받침 thì bỏ 다 và dùng 음. ● Ý nghĩa: chủ yếu dùng nhiều trong câu văn thuộc thể văn viết. a) Kết hợp với thân động từ cố định làm danh từ. Ví dụ: 웃다 → 웃음 날마다 그의 웃음을 볼 수 있어서 즐겁니다. Tôi vui vì có thể thấy nụ cười của người đó mỗi ngày. 울다 → 울음 그 아이의 울음때문에 잠을 못 잤어요.. Vì tiếng khóc của đứa trẻ đó mà tôi đã không thể ngủ được.) 믿다 → 믿음 그 회사원의 능력에 대해 믿음이 있습니다. Tôi có niềm tin về năng lực của nhân viên đó.b) Trường hợp một câu hoặc một mệnh đề trở thành một cụm danh từ: thường chỉ đi với các việc đã kết thúc rồi hoặc việc còn đang diễn ra trong hiện tại, không đi với việc trong tương lai. Ví dụ: 그가 한국 사람임을 알았다. Tôi biết anh ấy là người Hàn Quốc 그가 결혼했음을 모르고 있었다. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 208 Tôi không biết anh ấy đã kết hôn. 자세히 준비함으로써 시험을 쉽게 합격했어요. Tôi đã thi qua một cách dễ dàng nhờ việc chuẩn bị kĩ lưỡng. c) Trường hợp xuất hiện ở cuối câu để thông báo một điều gì đó, cho biết một điều gì đó đã được quyết định trước rồi hoặc là dùng khi ghi lại một điều gì đó một cách đơn giản để tránh bị quên. Dùng trong câu cảnh báo, báo cáo, từ điển, pháp lệnh. Ví dụ: 관계자 이외에는 들어오지 못함. (không phận sự miễn vào.) 성적이 우수하여 이 상장을 줌. (tặng giấy khen này cho thành tích xuất sắc) 이번 MT 는 Cuc Phuong 에 들어감. (MT lần này đi Cúc Phương.) 3) So sánh 2 cách biến đổi trên Giống nhau: ● Đều dùng để danh từ hóa động từ tính từ. ● Đều có 3 trường hợp sử dụng: tạo danh từ cố định, làm cho cả câu trở thành một cụm và trường hợp xuất hiện ở cuối câu. Khác nhau: ● 기 thường được dùng để chỉ một sự việc có tính quá trình nhưng chưa được hoàn chỉnh lắm, còn (으)ㅁ thì thường được dùng để chỉ sự việc đã biết, đã xảy ra. Ví dụ: 오빠와 같이 다음주에 엄마생신바티를 준비하기를 시착했어요. (Tôi cùng với anh trai đã bắt đầu việc chuẩn bị bữa tiệc sinh nhật mẹ vào tuần tới.) Trong câu ví dụ trên”việc chuẩn bị tiệc sinh nhật mẹ”là một sự việc có tính quá trình vì mới được bắt đầu.Vì vậy chỉ có thể sử dụng 기 chứ không dùng được (으)ㅁ. Ngược lại trong câu ví dụ: 내가 어떻게 남자친구를 헤어졌음을 기억하고 있었습니다. (Tôi vẫn nhớ việc đã chia tay bạn trai như thế nào.) Trong câu này việc chia tay bạn trai đã là việc xảy ra rồi nên chỉ có thể dùng (으)ㅁ chứ không dùng được 기. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 209 ● (으)ㅁ có thể đi với 겠, 았/었 còn 기 thì không. 2. Phó từ hóa 동사+게 Cấu tạo: được dùng sau động từ, tính từ, động từ 이다, trong câu có chức năng làm phó từ.Không được dùng vĩ tố chỉ thì phía sau. Cách biến đổi: động từ, tính từ bỏ 다 rồi thêm 게. Ý nghĩa: phó từ hóa động từ, tính từ để bổ nghĩa cho động từ chính trong câu.Nghĩa không thay đổi so với động từ, tính từ tạo nên. a) Trường hợp kết hợp với tính từ. Ví dụ: 일요일에는 집안을 깨끗하게 치웁니다. Chủ nhật tôi lau dọn nhà cửa sạch sẽ. 그동안 돈을 낭비하게 써서 지금 후회했습니다. Trong thời gian qua vì tiêu tiền một cách lãng phí nên giờ thấy hối hận. 대학생일 때 그녀는 간단하게 살았습니다. Khi là sinh viên cô ấy đã sống rất giản dị. b) Trường hợp kết hợp với động từ. Có thể hoán đổi với 도록 Diễn tả thực hiện hành động phía sau để có thể thực hiện được hành động của động từ ở trước 게. Ví dụ: 돈을 아껴쓰게 기차를 타세요. Hãy đi tàu để tiết kiệm tiền. 승진할 수 있게 열심히 일하십시오. Hãy làm việc chăm chỉ để có thể thăng chức. 친구가 오기 전에 점심을 만들게 시장에 갔어요. Trước khi bạn đến đã đi chợ để nấu bữa trưa. 3. Động từ hóa 명사+하다 Cấu tạo: đứng sau một số danh từ để tạo động từ(diễn đạt chức năng vị ngữ.) Ý nghĩa: mang nghĩa giống với danh từ đứng trước 하다. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 210 Ví dụ: 심심할 때 부모님이나 친한친구에게 전화하곤 합니다. Khi buồn tôi thường gọi điện cho bố mẹ hoặc bạn bè thân thiết. 그는기숙사에 살아서 요리할 수 없어요. Vì sống ở kí túc xá nên cô ấy không thể nấu ăn. 비가 오면 집에 있어서 숙제하겠습니다. Nếu trời mưa tôi sẽ ở nhà rồi làm bài tập. 4) Tính từ hóa 1) 명사+답다 ● Cấu tạo: là vĩ tố tạo tính từ được gắn vào sau danh từ chỉ người, địa điểm, danh từ trìu tượng. ● Ý nghĩa: được sử dụng với nghĩa: có vẻ, đúng vẻ, đúng kiểu nào đó;mang một tư cách gắn liền với cái tên của nó. Ví dụ: 그남자는 교수답게 이야기를 합니다. Người con trai đó nói chuyện đúng kiểu giáo sư. 내 친구의 어머니는 남쪽다운음식을 자주 만듭니다. Mẹ của bạn tôi thường nấu những món ăn kiểu Nam bộ. 자식은 자식답게 행동하세요. Con phải hành động cho đúng là một người con. 2) 명사/부사/동사+스럽다 Cấu tạo: là vĩ tố tạo tính từ được gắn vào sau danh từ chỉ người. Ý nghĩa: được sử dụng với nghĩa: trông như là, cho thấy là; mang một ý nghĩa một giá trị nào đó. Ví dụ: 이렇게 바보스러운일을 하지 마세요. Đừng làm những việc như thằng ngốc như vậy. 회사에 다닐 후에 그녀는 부담스러운졌어요. Sau khi đi làm cô ấy trở nên rất đáng ngưỡng mộ. 우리엄마는 내새웃이 촌스럽다고 말슴했어요. Mẹ nói rằng cái áo mới của tôi trông quê mùa. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 211 3) So sánh –답다 và –스럽다. Giống nhau: ● Là vĩ tố tạo tính từ ● Gắn vào sau danh từ Khác nhau: ● -스럽다 chỉ đi được với danh từ chỉ người còn –답다 có thể đi với cả danh từ chỉ địa điểm và danh từ trìu tượng. ● -답다 có ý nghĩa là danh từ đi trước và mang những tư cách, giá trị của danh từ đó còn –스럽다 thì có ý nghĩa là không phải là danh từ đi trước nhưng mang những đặc điểm giống như danh từ đó. Ví dụ: 여자인데 남자스러운일을 해서 힘이 들었어요. Là con gái mà làm việc như con trai nên đã vất vả lắm. Trong câu ví dụ này chỉ sử dụng được 스럽다 vì danh từ đi trước la“con trai”nhưng thực tế là con gái chứ không phải con trai, chỉ là làm những việc giống con trai mà thôi. Còn như trong ví dụ: 여자인데 여자다운일을 하세요. Là con gái hãy làm những việc của một người con gái. Trong ví dụ này danh từ đi trước 답다 là 여자(con gái) và thực tế đúng là con gái nên chỉ sử dụng được 답다. Kết luận về từ loại và cách biến đổi từ loại trong tiếng Hàn Quốc Trong tiếng Hàn Quốc cũng giống như nhiều ngôn ngữ khác thì từ được chia làm nhiều loại và mỗi từ loại lại có chức năng nhiệm vụ riêng của nó, không thể thiếu được. Có nhiều cách để biến đổi từ từ loại này sang từ loại khác. Trong bài chúng tôi vừa liệt kê, vừa đưa ra những trường hợp có thể sử dụng cùng với những ví dụ đơn giản dễ hiểu về một số cách biến đổi từ loại mà người học tiếng Hàn Quốc cần biết. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành so sánh những cách biến đổi trong cùng một loại để thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng. Tài liệu tham khảo Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn Quốc (Lý Kính Hiển) 100 mẫu câu ngữ pháp tiếng Hàn thông dụng. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 212 III. Phần kết luận Để học tốt được ngoại ngữ nói chung và tiếng Hàn nói riêng phải trải qua cả một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục và bền bỉ. người học phải không ngừng bồi dưỡng làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình về các mặt: từ vựng, ngữ phápbên cạnh đó, việc tìm hiểu những vấn để liên quan đến ngôn ngữ bản thân đang học cũng rất quan trọng, tạo cơ sở để người học hiểu sâu hơn cũng như tiếp thu kiến thức đa chiều về ngôn ngữ đó. Hán ngữ có ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ Việt Nam cũng như Hàn Quốc. Nhận ra sự tương đồng trong cả ba ngôn ngữ là một lợi thế giúp người học ngoại ngữ có thể trau dồi một cách dễ dàng hơn về từ vựng, phát âm cũng như thuận lợi trong quá trình đọc-hiểu, kĩ năng dịch IV. Tài liệu tham khảo 1.”Các nước trên thế giới – Hàn Quốc”_ Rob Bowden: Nhà xuất bản Thế Giới và Nhà xuất bản Kim Đồng. 2.”Từ điển Hàn – Việt”_Nguyễn Thị Tố Tâm: Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa. Internet:
Tài liệu liên quan