Các câu hỏi nhận định về phần chung tư
pháp quốc tế
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
1- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa các bên có quốc tịch khác
nhau.
Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan
hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các
bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
2- Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nhận định trên là sai vì tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh mang bản chất
dân sự có yếu tố nước ngoài.
3- Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư
pháp quốc tế
Nhận định trên là sai chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước
ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế
7 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các câu hỏi nhận định về phần chung tư pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các câu hỏi nhận định về phần chung tư
pháp quốc tế
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
1- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa các bên có quốc tịch khác
nhau.
Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan
hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các
bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
2- Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nhận định trên là sai vì tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh mang bản chất
dân sự có yếu tố nước ngoài.
3- Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư
pháp quốc tế
Nhận định trên là sai chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước
ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế
4- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ có tài sản liên quan đến quan
hệ nằm ở nước ngoài.
Nhận định trên là sai ngoài quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước
ngoài còn có các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt
Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài .
5- Tất cả các quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế.
Nhận định trên là sai Tất cả các quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài đều thuộc
đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế.
6- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn được hiểu là quan hệ dân sự có ít
nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan
hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các
bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài
7- Quan hệ dân sự giữa công dân, tổ chức Việt Nam không thể chịu sự điều chỉnh
của tư pháp quốc tế Việt Nam
Nhận định trên là sai quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức
Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài điều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp
quốc tế Việt Nam
8- Xung đột pháp luật phát sinh khi các bên trong quan hệ dân sự có quôc tịch
khác nhau.
Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều
chỉnh
- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
Nhận đinh trên chưa thỏa mãn đầy đủ 2 điều kiện trên để phát sinh xung đột pháp
luật
9- Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở
nước ngoài.
Nhận định trên là sai Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan
hệ dân sự nằm ở nước ngoài và Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các
hệ thống pháp luật có liên quan
10- Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện
tượng xung đột.
Nhận định trên là sai hiện tượng xung đột mất đi khi không còn điều kiện làm phát
sinh xung đột.
11- Quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước
ngoài
Nhận định trên là đúng quy phạm xung đột một bên là quy phạm chỉ ra việc áp
dụng pháp luật của chính quốc gia ban hành ra quy phạm đo đó quy phạm xung
đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài
12- Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng.
Nhận định trên là sai Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng
khi hội đủ các điều kiện sau
- Phái có sự thỏa thuận giữa các bên.
- Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều
ước quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các
bên mang quốc tịch.
- Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.
13- Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên
trong hợp đồng đương nhiên được áp dụng.
Nhận định trên là sai Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và
nghĩa vụ các bên trong hợp đồng phải
- Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều
ước quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các
bên mang quốc tịch.
- Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.
14- Theo tư pháp quốc tế Việt Nam bồi thường ngoài hợp đồng luôn được pháp
luật của nước xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi hiện diện hậu quả hành vi.
Nhận định trên là sai theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng "1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp
luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế
của hành vi gây thiệt hại.
2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc
biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc
tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải
của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.
3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là
công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam."
15- Các điều ước về tư pháp quôc tế mà Việt Nam là thành viên là nguồn có hiệu
lực pháp lý cao nhất của tư pháp quốc tế Việt Nam
Nhận định trên là đúng theo khỏan 2 điều 759 BLDS 2. Trong trường hợp điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định
khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
16- Chỉ cần áp dụng 1 hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật
Nhận định trên là sai vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng nhất định do đó
việc giải quyết xung đột pháp luật áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau
17- Phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật
Nhận định trên là sai
18- Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp
luật
Nhận định trên đúng vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng khác nhau nên
Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật
19- Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể sẽ làm phát
sinh xung đột pháp luật
Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều
chỉnh
- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
Do đó Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể giữa các
hệ thống pháp luật có liên quan về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mới
phát sinh xung đột pháp luật. Pháp luật các nước quy định khác nhau một vấn đề
cụ thể về quan hệ hành chính, quan hệ hình sự thì không làm phát sinh xung đột
pháp luật.
20- Chỉ khi nào áp dụng quy phạm xung đột mới làm phát sinh xung đột pháp luật
Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều
chỉnh
- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
21- Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản hệ thuộc nhân thân là quan trọng nhất
Nhận định trên là sai Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản không có hệ thuộc nào quan
trọng nhất.
22- Hệ thuộc nhân thân chỉ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân
Nhận định trên là sai Hệ thuộc nhân thân được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ
nhân than và quan hệ thừa kế
23- Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được xác định theo pháp luật
nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại
Nhận định trên là sai theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng "1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp
luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế
của hành vi gây thiệt hại
24- Khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án chỉ áp dụng quy
phạm xung đột trong pháp luật nước mình
Nhận định trên là sai ngoài ra còn áp dụng các quy phạm xung đột được các quốc
gia thỏa thuận xây dựng trong các điều ước quốc tế hoặc qua thừa nhận các tập
quán quốc tế
25- Khi áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật thì quy
phạm pháp luật xung đột sẽ dẫn chiếu đến quy phạm thực chất hoặc quy phạm
pháp luật trong nước.
Nhận định trên là sai các quy phạm pháp luật quốc gia được áp dụng để điều chỉnh
quan hệ của tư pháp quốc tế khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột của tư
pháp quôc tế. Còn các quy phạm thực chất của tư pháp quốc tế trực tiếp được áp
dụng nhằm điều chỉnh quan hệ tư pháp quôc tế mà không cần sự chỉ dẫn của quy
phạm xung đột.
26- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là kết quả của việc áp dụng quy phạm
xung đột để chọn luật áp dụng
Nhận định trên là sai, về nguyên tắc khi quy phạm xung đột trong pháp luật quốc
gia hoặc quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế dẫn chiếu đến pháp luật nước
ngoài thì thì pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng. tuy nhiên pháp luật nước
ngoài chỉ được áp dụng trong các trường hợp trên nếu hậu quả của việc áp dụng
pháp luật nước ngoài đó không làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng của quốc gia.
Nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài ảnh hưởng đến trậ tự công
cộng của quốc gia thì cơ quan có thẩm quyền của quốc gia phải từ chối áp dụng
pháp luật nước ngoài