Các chất dinh dưỡng trong đất lúa nước

Thực vật khác với động vật ở chỗ chúng sử dụng các nguyên tố và ion riêng rẽ làm thức ăn . Đối với thực vật bậc cao 16 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu bao gồm: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, B và Cl. Sau này người ta bổ sung thêm 4 nguyên tố: Na, Si, Co và V. Na rất cần cho các cây quang hợp C4 có khảnăng thích nghi với điều kiện đất mặn: Cần tây, bina (spinach), củ cải đường và củ cải. Si rất cần cho lúa, mía. Co và V cần cho hoạt động sống của một số vi sinh vật.

pdf16 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chất dinh dưỡng trong đất lúa nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13 Chương 3 CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT LÚA NƯỚC Thực vật khác với động vật ở chỗ chúng sử dụng các nguyên tố và ion riêng rẽ làm thức ăn . Đối với thực vật bậc cao 16 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu bao gồm: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, B và Cl. Sau này người ta bổ sung thêm 4 nguyên tố: Na, Si, Co và V. Na rất cần cho các cây quang hợp C4 có khả năng thích nghi với điều kiện đất mặn: Cần tây, bina (spinach), củ cải đường và củ cải. Si rất cần cho lúa, mía. Co và V cần cho hoạt động sống của một số vi sinh vật. Trong số các nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu trên, C, H, O được lấy từ không khí và nước trong đất, các nguyên tố còn lại được cung cấp bởi đất. Các nguyên tố N, P và K được gọi là các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Các nguyên tố này được cây trồng hấp thụ nhiều nhất và được cung cấp thêm hàng năm qua phân bón. Các nguyên tố Ca, Mg, S là các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng vì chúng được cây trồng hấp thụ số lượng lớn sau N và K, ngang bằng hoặc lớn hơn P. Nhưng chúng không được xếp vào nguyên tố dinh dưỡng đa lượng vì nhìn chung hàm lưởng của các nguyên tố này trong đất hoặc trong phân bón (S có trong đạm sun phat, supelân…) đủ để cung cấp cho cây. Các nguyên tố Fe, Mn, Zn, Cu, B, Mo, Cl được gọi là các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng vì được cây hút với một lượng rất nhỏ chỉ tính bằng g/ha so với kg/ha đối với nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và trung lượng. Theo Achim Dobermann và Thomas Fairhurst (2000) trong số các nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu, trong điều kiện đất lúa nước có thể xuất hiện sự thiếu các nguyên tố sau đây: N, P, K, Ca, Mg, S, Zn, Si, Fe, Mn, Cu, B. 3.1 Sự thiếu nitơ (đạm) Nitơ (N) là thành phần chủ yếu của các aminoaxit, axit nucleic, nucleotit và diệp lục. Nó thúc đẩy sự sinh trưỏng của cây trồng và làm tăng diện tích lá, số gié trên một bông, tỷ lệ gié chắc trên một bông và hàm lượng protein trong hạt. Vì vậy N có ảnh hưởng đến tất cả các thông số góp phần tạo ra năng suất. Nồng độ N ở lá có quan hệ chặt chẽ với tốc độ quang hợp và năng suất sinh học của cây trồng. * Ngưỡng giới hạn của N Ngay cả ở các đất lúa có độ phì nhiêu cao lượng N trong đất vẫn không đủ để cung cấp cho lúa. Sự thiếuN là dấu hiệu thiếudinh dưỡng dễ nhận thấy nhất ở cây lúa. Các lá già, đôi khi là tất cả các lá trở nên có màu xanh nhạt và úa vàng ở ngọn lá. Các lá sẽ bị chết do thiếu N nghiêm trọng, trừ các lá non thường xanh hơn, lá sẽ trở nên hẹp, ngắn, đứng thẳng và màu xanh hơi vàng chanh nhạt. Trên toàn bộ cánh đống có thể xuất hiện màu hơi vàng. Sự thiếuN thường xuất hiện ở các giai đoạn sinh trưởng quan trọng như đẻ nhánh và bắt đầu phân hoá hoa nhu cầu N rât lớn. Thiếu N làm giảm đẻ nhánh, lá nhỏ và cây ngắn, năng suất hạt giảm. Bảng 3.1 Khoảng tối thích và ngưỡng giới hạn của N trong cây lúa Giai đoạn sinh trưởng Bộ phận cây Tối thích (%) Ngưỡng giới hạn thiếu (%) Đẻ nhánh đến bắt đầu ra hoa Lá Y 2,9-4,2 <2,5 Trỗ Lá đòng 2,2-3,0 <2,0 Chín Rơm 0,6-0,8 Nguồn: Achim Dobermann và Thomas Fairhurst, 2000 Ghi chú: Lá Y: Là đã phát triển đầy đủ ở trên cùng * Nguyên nhân thiếu N: Sự thiếu N có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau: + Khă năng cung cấp N của đất kém. + Bón không đủ phân N vô cơ. 14 + Hiệu suất sử dụng phân N thấp (mất do bay hơi, phản nitrat hoá, thời gian và cách bón không đúng, rửa trôi, chảy tràn). + Điều kiện ngập nước thường xuyên làm giảm khả năng cung cấp N của đất (hệ thống đất trồng ba vụ lúa). + Sự mất N do mưa rào + Làm khô đất nhất thời trong thời lì sinh trưởng của lúa. + Sự cố định sinh học N2 do thiếu P trầm trọng. * Các trường hợp đất xuất hiện thiếu N: Sự thiếu N là hiện tượng phổ biến ở tất cả các đất trồng lúa giống mới và không bón đủ phân đạm vô cơ. Năng suất lúa tăng lên đáng kể tương ứng với lượng phân N bón vào đất ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ trên hầu hết các đất lúa có tưới và được cung cấp đủ các nguyên tố dinh dưỡng khác và các biện pháp phòng trừ dịch hại. Sự thiếu N cũng có thể xảy ra trên đất lúa được bón nhiều phân đạm nhưng bón không đúng thời gian hoặc không đúng cách. Các đất đặc biệt dễ xảy ra sự thiếu N bao gồm các loại sau: + Các đất có hàm lượng chất hữu cơ rất thấp (OC < 0,5%), chua và có thành phần cơ giới nhẹ. + Các đất có sự kìm hãm đặc biệt đối với khả cung cấp N: Đất phèn, đất mặn, đất thiếu P, đất ngập nước khó tiêu nước có khả năng khoáng hoá N hữu cơ và cố định N2 sinh học kém. + Các đất kiềm, đất tích vôi có hàm lượng chất hữu cơ thấp và khả năng mất đạm do bay hơi NH3 cao. * Biện pháp xử lý sự thiếu N + Sử dụng giống lúa, kỹ thuật gieo trồng, cấy thích hợp đối với từng loại đất. + Duy trì chế độ nước thích hợp nghĩa là giữ nước để ngăn cản sự nitrat hoá nhưng tránh sự mất N do chảy tràn bờ ngay sau khi bón phân. Sự thay đổi chế độ ẩm gây ra sự mất N nhiều hơn do nitrat hóa-phản nitrat hoá. Đất cần giữ ẩm nhưng không đọng nước trong thời kì đầu của sinh trưởng sinh dưỡng (trước đẻ nhánh). Tuy nhiên lúa yêu cầu điều kiện ngập nước, đặc biệt trong các giai đoạn sinh trưởng sinh thực để giúp cho lúa có thể sinh truởng, hấp thu dinh dưỡng và cho năng suất tối đa. + Điều chỉnh sự thiếu của các nguyên tố dinh dưỡng khác (P, K, Zn) và giải quyết các vấn đề về đất khác (chiều sâu lớp rễ nông, các chất độc). Bón các nguyên liệu cải tạo đất (zeolit, vecmiculit) để nâng cao CEC cho các đất có CEC thấp. Các nguyên liệu này có thể bón trực tiếp vào đất hoặc trộn với phân N (ví dụ 20% lượng N được bón có thể được thay bằng zeolit). + Tăng cường bón phân hữu cơ (phân chuồng, phân ủ, tàn dư thực vật…) cho đất. + Bón phân N vô cơ cho lúa. Để đạt được năng suất 5 – 7 tấn/ha lượng phân N bón có thể dao động từ 80 – 150 kg/ha. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và thời gian bón N cho lúa phụ thuộc: Sự sinh trưởng của giống lúa, phương pháp gieo trồng, khả năng cung cấp N của đất, sự quản lý nước, loại phân N sử dụng, phương pháp bón, caácđặc tính vật lý và hoá học đất ảnh hưởng đến sự chuyển hoá phân N. 3.2 Sự thiếu phốt pho (lân) Phốt pho (P) là thành phần quan trọng của adenozin triphotphat (ATP), nucleotit, axit nucleic và photpholipit. Chức năng chính của nó là dự trữ năng lượng, vận chuyển và hợp nhất màng. Nó di động trong cây và thúc đẩy sự đẻ nhánh, phát triển của rễ, làm đòng và chín. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng ở đầu những giai đoạn sinh trưởng. Việc bón thêm phân P vô cơ cần thiết khi bộ rễ lúa kém phát triển và khả năng cung cấp P từ đất thấp. * Ngưỡng giới hạn Cây lúa bị thiếu P sẽ bị còi cọc và sự đẻ nhánh bị giảm rõ rệt. Các lá, đặc biệt lá già trở nên hẹp, ngắn, thẳng đứng và có màu xanh đen “bẩn”. Thân lúa gày khẳng khiu và sự phát triển của cây bị chậm lại. Số lá, bông và số hạt trên bông bị giảm xuống. Các lá non xuất hiện thì bình thường, nhưng các lá già chuyển sang màu nâu và chết. Màu đỏ và màu tía có thể phát triển trên lá nếu giống llúa đó có khuynh hướng tạo ra anthoxyanin. Các lá xuất hiện màu 15 xanh tái khi thiếu P và N đồng thời xảy ra. Sự thiếu P trung bình rất khó phát hiện trên đồng ruộng. Sự thiếu P thường kết hợp với sự rối loạn dinh dưỡng khác như độc Fe ở pH thấp, thiếu Zn, thiếu Fe và mặn ở các đất kiềm. Trong thời gian sinh trưởng của lúa (trước khi làm đòng), sự cung cấp P đủ, yêu càu về P hơn nữa hầu như không xảy ra khi nồng độ P trong lá là 0,2 – 0,4%. Để đạt năng suất hạt lớn hơn 7 tấn/ha yêu cầu >0,06% P trong rơm ở thời kỳ thu hoạch và >0,18% P trong lá đòng ở thời kỳ trỗ. Bảng 3.2 Khoảng tối thích và ngưỡng giới hạn của P trong cây lúa Giai đoạn sinh trưởng Bộ phận cây Tối thích (%) Ngưỡng giới hạn thiếu (%) Đẻ nhánh đến bắt đầu ra hoa Lá Y 0,20-0,40 <0,10 Trỗ Lá đòng 0,20-0,30 <0,18 Chín Rơm 0,10-0,15 <0,06 Nguồn: Achim Dobermann và Thomas Fairhurst, 2000 Ngưỡng giới hạn của P trong đất lúa phụ thuộc loại đất và mức năng suất lúa cần đạt được. Người ta thường sử dụng hàm lượng P xác định theo phương pháp Olsen (NaHCO3 0,5M ở pH 8,5) và hàm lượng P xác định theo phưong pháp Bray-1 (NH4F 0.03M + HCl 0,025M) để làm chỉ thị về P dễ tiêu trong đất lúa ngập nước (P xác định theo Olsen hay được sử dụng hơn). Ngưỡng giới hạn của P theo phương pháp Olsen đối với lúa dao động từ 5 mg P kg-1 ở các đất chua đến >25 mg P kg-1 ở các đất tích vôi. Đối với các đất thấp trồng lúa có ít hoặc không có CaCO3, P theo Olsen có thể được phân loại như sau: < 5 mg P kg-1 (tình trạng P thấp): Cần thiết phải bón phân lân 5-10 mg P kg-1 (tình trạng P trung bình): Có thể cần phải bón phân lân >10 mg P kg-1 (tình trạng P cao): Chỉ cần bón thêm phân lân khi năng suất lúa rất cao (> 8 tấn ha-1) Đối với các đất thấp trồng lúa có ít hoặc không có CaCO3, P theo Bray-1 có thể được phân loại như sau: < 7 mg P kg-1 (tình trạng P thấp): Cần thiết phải bón phân lân 7-20 mg P kg-1 (tình trạng P trung bình): Có thể cần phải bón phân lân >20 mg P kg-1 (tình trạng P cao): Chỉ cần bón thêm phân lân khi năng suất lúa rất cao (> 8 tấn ha-1) Ngưỡng giới hạn của sự thiếu P trong đất khi phân tích theo Bray-2: <12-20 mg P kg-1 Theo Mehlich-1: <5-7 mg P kg-1. * Các nguyên nhân gây thiếu P: Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: + Khả năng cung cấp P của đất thấp. + Bón không đủ phân lân vô cơ. + Hiệu suất sử dụng phân P bón cho lúa thấp do khả năng cố định P của đất cao hoặc do mất do xói mòn (đối với ruộng lúa ở vùng đất dốc). + Sự cố định P ở dạng các phốt phát Ca do bón vôi quá nhiều. + Sử dụng quá nhiều phân N cùng với việc bón không đủ P. + Sự khác nhau của cây trồng về phản ứng với sự thiếu P và phản ứng đối với phân P. + Phương pháp trồng cấy khác nhau (sự thiếu P khi gieo thẳng lúa lớn hơn do mật độ lúa cao và hệ thống rễ ở nông). * Các trường hợp đất xuất hiện thiếu P Sự thiếu P là hiện tượng phổ biến trong tất cả các hệ sinh thái lúa nước chủ yếu và là yếu tố hạn chế sinh trưởng chính đối với lúa trên đất phèn nơi có khả năng cố định P rất lớn. Các đất đặc biệt dễ xảy ra hiện tượng thiếu P bao gồm những loại sau: + Đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo chất hữu cơ và có trữ lượng P thấp. + Đất dốc chua, sét, bị phong hoá mạnh có khả năng cố định P cao (đất Ultisols – là đất có tầng argillic hoặc tầng kandic và độ bão hoà bazơ thấp ở các tầng dưới tầng mặt, đất Oxisols – là đất có hoặc tầng oxic trong phạm vi 150 cm của lớp đất khoáng trên mặt và không có tầng kandic trong độ sâu này, hoặc có một tầng kandic nằm dưới tầng mặt có 40 % 16 sét hoặc hơn trong phạm vi 100 cm của lớp đất khoáng trên mặt. đặc điểm mấu chốt của tầng oxic và kandic là có CEC (pp CH3COONH4 < 16 mđ/100 g sét hoặc ECEC < 12 mđ/100 g sét, ít khoáng vật đang phong hoá) + Đất trũng thấp, bạc màu + Đất tích vôi, đất mặn, đất sodic (là đất có chứa nhiều ion Na hoặc ở dạng naCl hoặc ở dạng Na+ trao đổi). + Đất hình thành do núi lửa + Đất than bùn + Đất phèn có chứa nhiều Al và Fe hoạt tính. * Biện pháp xử lý sự thiếu P + Sử dụng giống lúa có khả năng sử dụng hiểu quả lân: IR20, IR26, IR64, IR74. + Quản lý đất: đối với đất chuyên lúa (2 vụ lúa): giữ đất khô và làm đất với lớp nước nông (khoảng 10 cm) khoảng hai tuần sau khi thu hoạch. Làm đất sớm có tác dụng làm tăng cường sự oxi hoá và sự phân giải tàn dư hữu cơ của đất. Không làm như vậy đối với đất dốc trồng lúa vì làm đất sớm sau khi thu hoach trên đất dốc trồng lúa có thể làm giảm múc độ dễ tiêu của P đối với cây trồng. Trên các đất dốc và đất trũng, tưới nhờ mưa, độ phì nhiêu thấp và chua các tồn tại về độ phì (chua, độc Al, thiếu Mg, K, và các dinh dưỡng khác) phải được xử lý trước khi bón lân. + Bón phân lân: Hiệu quả của phân lân sử dụng phụ thuộc vào: Loại phân sử dụng, thời gian và phương pháp bón phân, khả năng cung cấp phân của đất, các đặc tính lý, hoá học đất có ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng lân, sự cung cấp các chất dinh dưỡng khác (ví dụ N, K), Sự quản lý nước, giống cây trông và hệ thống cây trồng. Đối với hệ thống lúa có tưới, để duy trì năng suất 5-7 tấn ha-1và bổ sung phần P bị lấy đi bởi hạt và rơm rạ lượng P cần phải bổ sung dao động từ 15 đến 30 kg P ha-1. Cần thiết phải điều chỉnh sự thiếu các chất dinh dưỡng khác (N, K, Zn), cố định các vấn đề của đất (độ sâu lớp rễ nông, các chất độc) và bảo đảm quản lý cây trồng thích hợp trước khi xảy ra phản ứng của cây đối với P. Một số đề nghị về bón P cho lúa như sau: - Nếu hầu hết rơm rạ được giữ lại trên cánh đồng và lượng P bón từ phân chuồng ít thì bón tối thiểu 2 kg P ha-1 trên một tấn hạt thu hoạch (có nghĩa là bón 10 kg ha-1 nếu năng suất đạt 5 tấn ha-1) để bù lại phần P do hạt lấy đi. - Nếu hầu hết rơm rạ bị lấy đi khỏi đồng ruộng và lượng P bón từ các nguồn khác nhỏ thì tối thiểu cần bón 3 kg P ha-1 trên một tấn hạt thu hoạch (có nghĩa là cần bón 15 kg P ha-1 nếu năng suất đạt 5 tấn ha-1). - Số lượng phân lớn được bón cho các đất có dự trữ P bị suy kiệt nghiêm trọng do P bị huy động trong một thời gian dài (đất lúa bạc màu). Lượng bón lớn để cải thiện khoảng từ 200 – 500 kg P ha-1 đươc sử dụng cho các đất chua mới được khai thác cho trồng lúa. - Đối với hệ thống lúa vùng cao trên các loại đất có khả năng hấp phụ P mạnh cần bón lót lượng lớn hoặc bón làm nhiều lần. Sự hấp phụ P bón vào sẽ giảm xuống khi số lượng P đã được hấp phụ tăng lên. Vì vậy phản ứng của cây trồng với P cũng tăng lên với lượng nhỏ bón liên tục. Ở các đất dốc chua vùng nhiệt đới ẩm (đất Ultisols, Oxisols), khi P phân tích theo phương pháp Mehlich-1 < 10 mg P kg-1 cần bón khoảng 20 kg P ha-1, khi Pphân tích theo Mehlich-1 > 10 mg P kg-1 chỉ cần bón khoảng 10-15 kg P ha-1. Đối với hệ thônggs lúa vùng cao, sự cố định P có thể bị giảm xuống khi bón phân P theo băng dưới hạt. Sự phát triển của rễ ở trong và gần băng phân sẽ tăng lên cùng với nồng độ P hoà tan tăng dần gần bề mặt rễ. - P bón cho lúa hoặc lúa mì có ảnh hưởng tồn dư đến cây trồng sau, nhưng bón trực tiếp cho mỗi loại cây trồng vẫn có hiệu quả cao hơn. - Apatit hoặc photphorit có thể được bón rải cho các đất chua trước khi ngập lụt, pH đất thấp làm tăng khả năng giải phóng P của phân bón cung cấp cho lúa. 3.3 Sự thiếu kali Kali (K) có chức năng quan trọng trong việc điều chỉnh áp suất thẩm thấu, hoạt hoá enzim, điều chỉnh pH của tế bào, cân bằng cation-anion, điều chỉnh sự thoát hơi nước của khí 17 khổng vận chuyển các sản phẩm quang hợp. K làm tăng cường độ bền của thành tế bào. Kali có tác dụng làm tăng diện tích lá và hàm lượng diệp lục của lá, làm chậm tuổi già của lá vì thế góp phần làm tăng quang hợp và sinh trưởng của cây trồng. Khác với N và P, K không có tác động rõ rệt đế sự đẻ nhánh nhưng làm tăng số gié lua strên một bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng nghìn hạt. Thiếu K dẫn đến sự tích luỹ đường có khối lượng phân tử thấp không bền, axit amin, amin là những nguồn thức ăn thích hợp cho các mầm bệnh của lá. Kali có tác dụng làm tăng tính chống chịu của cây đối với các điều kiện khí hậu bất lợi, côn trùng và bệnh. * Ngưỡng giới hạn + Trong thời gian sinh trưởng sinh dưỡng đến khi trỗ, sự cung cấp kali thường đủ và phản ứng đối với kali bón cho lúa dường như không có khi nồng độ K trong lá trong khoảng giữa 1,8 và 2,6%. để tạo ra số lượng gié tối đa trên một bông lúa, hàm lượng K trong lá trưởng thành ở thời kỳ kéo dài lóng cần phải lớn hơn 2%. + Ngưỡng giới hạn của K trong rơm rạ ở khi thu hoạch trong khoảng giữa 1,0 và 1,5%, nhưng nếu năng suất lớn hơn 7 tấn/ha yêu cầu lớn hơn 1,2% K trong rơm khi thu hoạch và lớn hơn 1,2% K trong lá đòng khi trỗ. Cây lúa sinh trưởng tối thích khi tỷ lệ N:K trong rơm dao động từ 1:1 đến 1:1,4. Bảng 3.3 Khoảng tối thích và ngưỡng giới hạn của K trong cây lúa Giai đoạn sinh trưởng Bộ phận cây Tối thích(%) Ngưỡng giới hạn thiếu (%) Đẻ nhánh đến bắt đầu ra hoa Lá Y 1,8-2,6 <1,5 Trỗ Lá đòng 1,4-2,0 <1,2 Chín Rơm 1,5-2,0 <1,2 Nguồn: Achim Dobermann và Thomas Fairhurst, 2000 + Hàm lượng K chiết được bằng CH3COONH4 (K dễ tiêu) ở các đất lúa vùng trũng thấp dao động từ 0,05 đến 2 mđ/100g đất. Nồng độ giới hạn là 0,2 mđ/100g đất. Tuy nhiên, phụ thuộc vào thành phần cơ giới đất, thành phần lhoáng vật đất và lượng K được đưa vào đất từ các nguồn tự nhiên, ngưỡng giới hạn của K chiết được bằng CH3COONH4 có thể dao động từ 0,1 đến 0,4 mđ/100g đất. Số lượng của K liên kết chạt hoặc K cố định tăng lên cùng với hàm lượng sét, vì vậy ngưỡng giới hạn cũng rộng hơn ở các đất có chứa nhiều khoáng vật sét loại hình 2:1. Ngưỡng giới hạn có thể áp dụng chung như sau: - Ktrao đổi <0,15 mđ/100g đất: Tình trạng kali nghèo, phản ứng với phân kali rõ - Ktrao đổi: 0,15-0,45 mđ/100g đất: Tình trạng kali trung bình, phản ứng với phân kali không rõ - Ktrao đổi >0,45 mđ/100g đất: Tình trạng kali giàu, phản ứng với phân kali chỉ xuất hiện khi năng suất lúa rất cao (>8 tấn/ha) + Đối với các đất lúa vùng trũng, thấp có khả năng cố định và giải phóng K không trao đổi cao, hàm lượng K chiết được bằng CH3COONH4 thường nhỏ (< 0,2 mđ/100g đất) và không có phân tích đất nào đáng tin cậy để đánh giá khả năng cung cấp K của đất. + Mức độ bão hoà K của đất (% Ktrao đổi so với CEC) là chỉ thị về khả năng cung cấp K tốt hơn so với số lượng K chiết được bằng CH3COONH4 vì nó được tính toán trong mối quan hệ giữa K với các cation trao đổi khác. Dựa vào mức độ bão hoà K có thể đánh giá tình trạng K của đất như sau: - Độ bão hoà K <1,5% Tình trạng kali nghèo, phản ứng với phân kali rõ - Độ bão hoà K: 1,5-2,5% Tình trạng kali trung bình, phản ứng với phân kali không rõ - Độ bão hoà K >2,5% Tình trạng kali giàu, không có phản ứng với phân kali * Các nguyên nhân gây thiếu K: Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: + Khả năng cung cấp K của đất thấp + Bón không đủ phân kali khoáng + Lấy hoàn toàn rơm ra khỏi đồng ruộng + Hiệu suất tái sử dụng phân kali thấp do khả năng cố định K cao hoặc mất do rửa trôi. 18 + Tồn tại một lượng lớn các hợp chất khử trong các đất tiêu kém (ví dụ: H2S, các axit hữu cơ, Fe2+) làm cho sinh trưởng của bộ rễ và sự hấp thụ K bị chậm lại. + Các tỷ số Na:K, Mg:K, Ca:K trong đất lớn. * Các trường hợp xuất hiện thiếu K + Đối với cây trồng: - Bón quá nhiều phân phân N hoặc phân N và P và bón ít phân K - Trong trường hợp lúa gieo thẳng, ở thời kì đầu của các giai đoạn sinh trưởng khi mật độ cây trồng lớn, hệ thống rễ phân bố nông. - Sự khác nhau của cây trồng về tính mẫn cảm đối với sự thiếu K và phản ứng với phân kali: Yêu cầu K của lúa lai cao hơn các giống lúa thường. Lúa lai yêu cầu tỷ lệ N:K trong cây hẹp hơn. Bón thêm kali cho lúa lai có tác dụng duy trì hệ thống rễ khoẻ mạnh, làm tăng sự hình thành các rễ trên bề mặt và làm hạt trở nên chắc hơn. + Đối với đất: - Đất nghèo kali: (-) Đất thành phần cơ giới thô có CEC thấp và trữ lượng K nghèo, ví dụ: Đất cát (-) Đất chua bị phong hoá mạnh có CEC thấp và trữ lượng K nghèo, ví dụ: Đất vùng cao chua (đất Ultisols hoặc Oxisols), đất vùng thấp trũng bạc màu. - Đất cây hấp thụ K kém: (-) Đất sét vùng trũng, thấp có khả năng cố định K cao do sự tồn tại một lượng lớn khoáng vật sét loại hình 2:1. (-) Đất có hàm lượng K cao nhưng tỷ lệ (Ca+Mg)/K rất lớn, ví dụ đất tích vôi hoặc đất phát sinh trên đá macma siêu bazơ. Tỷ lệ (Ca+Mg)/K lớn làm cho sự hấp phụ K trở nên mạnh hơn, do đó làm giảm nồng độ K trong dung dịch đất. (-) Các đất phèn cuz đã bị lọc rửa có hàm lượng cation bazơ thấp. Sự thiếu K có thể xảy ra ở cả trên các đất phèn có hàm lượng K cao. (-) Các đất tiêu kém và khử mạnh, trên các đất này sự hấp thụ K từ đất kém do sự có mặt của H2S, các axit hữu cơ và nồng độ cao của Fe2+. (-) Đất hữu cơ có trữ lượng K thấp * Biện pháp xử lý sự thiếu K + Tận dụng nguồn K trong nước tưới + Làm tăng khả năng hấp thụ K của cây bằng cách cải thiện đất để duy trì hệ thống rễ
Tài liệu liên quan