Các chế độ tiền tệ quốc tế

Quan hệmậu dịch giữa các nước dẫn đến hình thành các chếđộtiền tệquốc tế. Đó là 1 tập hợp những quy định thống nhất giữa các nước trong việc tổ chức và điều hành thống nhất các quan hệtiền tệ-tín dụng phát sinh giữa các nước nhằm thiết lập một trật tựcho các quan hệkinh tế-mậu dịch.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chế độ tiền tệ quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các chế độ tiền tệ quốc tế Quan hệ mậu dịch giữa các nước dẫn đến hình thành các chế độ tiền tệ quốc tế. Đó là 1 tập hợp những quy định thống nhất giữa các nước trong việc tổ chức và điều hành thống nhất các quan hệ tiền tệ- tín dụng phát sinh giữa các nước nhằm thiết lập một trật tự cho các quan hệ kinh tế- mậu dịch. Lịch sử các chế độ tiền tệ quốc tế điển hình: Chế độ tiền tệ quốc tế Pari 1867 Chế độ tiền tệ Genova 1922 Chế độ tiền tệ Bretton Woods 1944 Chế độ tiền tệ Jamaica 1977 Chế độ tiền tệ Europe 1979 1.Chế độ tiền tệ quốc tế Pari năm 1867 Song song với việc thực thi chế độ tiền vàng ở các nước, trên phạm vi quốc tế, một chế độ tiền tệ dựa trên tiêu chuẩn vàng đã được thiết lập. Đó là chế độ tiền tệ quốc tế Pari. Chế độ tiền tệ quốc tế này được xác lập vào năm 1867 tại Pari sau cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trên thế giới. Những nội dung chủ yếu của chế độ tiền tệ này là: - Thừa nhận vàng là tiền tệ thế giới, được chu chuyển và trao đổi tự do giữa các quốc gia. - Vàng là căn cứ để xác lập tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia của các nước. - Vàng thực hiện mọi chức năng của tiền tệ. Chế độ tiền tệ quốc tế Pari, về cơ bản là có sự đồng nhất. 2. Chế độ tiền tệ Genova (Italia) - Bối cảnh ra đời của chế độ tiền tệ Giê-nơ: Sau Thế chiến lần thứ I, việc khôi phục lại nền kinh tế ở các nước châu Âu trở nên cấp thiết. Nhu cầu thiết lập một trật tự mới trong các quan hệ mậu dịch, tín dụng, tiền tệ quốc tế nhằm nhanh chóng khôi phục lại nền kinh tế bị tổn thất trong chiến tranh trở nên vô cùng cấp thiết đối với các quốc gia ở châu Âu. Thực tế này đòi hỏi phải có những thoả thuận thống nhất giữa các nước để thiết lập một trật tự mới trong các quan hệ mậu dịch, tín dụng và tiền tệ quốc tế. - Nội dung của chế độ tiền tệ Giê-nơ: Chế độ tiền tệ Giê-nơ hình thành là kết quả của những thoả thuận giữa các nước tham gia Hội nghị tiền tệ-tài chính quốc tế tổ chức chức tại thành phố Giê-nơ (Italia) vào năm 1922. Qua hội nghị nhằm tổ chức lại các quan hệ tiền tệ-tài chính quốc tế, thúc đẩy các quan hệ mậu dịch và các quan hệ kinh tế quốc tế khác giữa các nước thành viên vào thời kỳ hậu chiến. Trong chế độ này các nước đã thoả thuận những nội dung chủ yếu sau đây: Một là, các nước chính thức thừa nhận vai trò đặc biệt quan trọng của đồng Bảng Anh (GBP) trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán và tín dụng quốc tế. Họ thừa nhận đồng Bảng Anh là phương tiện thanh toán và phương tiện dự trữ quốc tế, đánh giá nó ngang với vàng, coi đồng Bảng Anh là đồng tiền chủ chốt. Vì vậy, thực chất của chế độ tiền tệ này là chế độ bản vị Bảng Anh, một đồng tiền quốc gia do Ngân hàng Anh phát hành. Hai là, việc sử dụng đồng Bảng Anh trong thanh toán quốc tế về ngoại thương và các quan hệ kinh tế quốc tế khác không hạn chế. Các nước muốn có Bảng Anh thì phải chuyển vàng đổi lấy Bảng Anh của nước Anh. Chế độ tiền tệ Giê-nơ tạo nên nhiều lợi thế cho nước Anh trong lĩnh vực mẫu dịch, dịch vụ, thanh toán và tín dụng quốc tế. Điều đó đã làm cho Chính phủ Anh “lạm dụng” quyền phát hành đồng Bảng Anh, để rồi đẩy đồng tiền ây lâm vào tình trạng khủng hoảng liên tục, làm cho uy tín của nó trên trường quốc tế ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Đánh dấu sự kiện này chính là việc nước Anh đã tuyên bố chính thức phá giá đồng tiền nước mình với mức 33% so với đồng đô la Mỹ vào ngày 21-09-1931. Việc phá giá đồng Bảng Anh – xương sống của chế độ tiền tệ Giê-nơ cũng là sự “khai tử” đối với chế độ tiền tệ quốc tế này. 3. Chế độ tiền tệ Bretton-woods - Bối cảnh ra đời của chế độ tiền tệ Bretton-woods: Sự sụp đổ của chế độ tiền tệ Giê-nơ làm cho các quan hệ tiền tệ-tài chính quốc tế trở nên rối ren đã dẫn đến sự hình thành các liên minh tiền tệ do một số nước tư bản đầu sỏ cầm đầu. Đó là các khu vực tiền tệ như khu vực đồng Phơ-răng Pháp, khu vực đồng đô la Mỹ, khu vực đồng Bảng Anh. Khu vực đồng đô la do Mỹ cầm đầu tồn tại bên cạnh các “đối thủ không hơn kém” là khu vực đồng Bảng Anh và khu vực đồng Phơ-răng Pháp. Nhưng sau Đại chiến thế giới lần thứ II, Mỹ trở thành một cường quốc mạnh nhất thế giới về ngoại thương, về tín dụng quốc tế và là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng ¾ tổng dự trữ vàng của toàn bộ thế giới tư bản). Đây chính là những yếu tố tạo nên thế mạnh cho đồng đô la Mỹ trên trường quốc tế, đưa đồng tiền này “lên ngôi” đồng tiền chủ chốt của thế giới. Tháng 7 năm 1944, lợi dụng địa vị kinh tế và tài chính của mình trên trường quốc tế, Hoa Kỳ đã đứng ra triệu tập Hội nghị tiền tệ - tài chính quốc tế tại thành phố Bretton-woods với sự tham gia của 44 nước. Hội nghị đã ký kết một Hiệp định quốc tế bao gồm những thoả thuận của các nước về việc thiết lập các quan hệ tiền tệ - tài chính quốc tế mới cho thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần II. Được gọi là chế độ tiền tệ Bretton-woods. - Nội dung chủ yếu của chế độ tiền tệ Bretton-woods: Một là, chế độ tiền tệ Bretton-woods đã thừa nhận USD là đồng tiền chuẩn, làm trụ cột cho chế độ tiền tệ này. Nó được coi là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, đóng vai trò chủ chốt trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán và tính dụng quốc tế. Hai là, việc sử dụng USD trong thanh toán quốc tế về ngoại thương và các quan hệ đối ngoại khác không hạn chế, các đồng tiền của các nước khác phải liên hệ chặt chẽ với USD theo chế độ tỷ giá cố định. Theo chế độ tỷ giá này thì các nước thành viên phải chấp hành những quy định sau đây: + Phải xác định và công bố cho IMF tiêu chuẩn giá cả (nội dung vàng) của đồng tiền nước mình. + Không được tự ý tăng, giảm nội dung vàng của đồng tiền nước mình vượt quá mức ±10% nếu không được IMF đồng ý. + Ngân hàng trung ương của các nước thành viên của IMF phải can thiệp vào thị trường để giữ cho tỷ giá hối đoái thị trường không biến động vượt ra ngoài biên độ ±1% so với đồng giá vàng. Ba là, các nghiệp vụ về vàng được thực hiện theo 1 giá chính thức là 35 USD = 1 ounce vàng (1 ounce vàng = 31,1035 gram vàng nguyên chất). Đô la Mỹ được tự do chuyển đổi ra vàng theo giá đó. Vì vậy, để duy trì tỷ giá cố định của USD với đồng tiền các nước, ngân hàng trung ương của các nước thành viên cũng phải can thiệp vào thị trường vàng để giữ giá vàng chính thức luôn luôn ở mức 35 USD = 1 ounce vàng. Nếu giá vàng này biến động thì cũng có nghĩa là chế độ tỷ giá cố định cũng bị vô hiệu hoá. Bốn là, các nước phải thực hiện ngay các biện pháp thiết thực để loại trừ chế độ kiểm soát và quản chế ngoại hối, đồng thời thiết lập chế độ tiền tệ tự do chuyển đổi, nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các quan hệ thương mại và các quan hệ đối ngoại khác giữa các nước với nhau. Năm là, thiết lập một tổ chức tiền tệ quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ tiền tệ - tài chính quốc tế theo những nguyên tắc của chế độ tiền tệ Bretton-woods. Chế độ tiền tệ Bretton-woods đã lấy USD làm chuẩn. Thực chất, các nước đã cố định tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước mình theo đồng đô la. Tuy các nước vẫn phải xác định nội dung vàng của đồng tiền nước mình, nhưng chỉ là hình thức. Đồng tiền các nước không tự do chuyển đổi ra vàng, muốn có vàng thì các đồng tiền đó trước hết phải chuyển thành USD, tức là các nước sẽ phải có USD, từ USD sẽ chuyển được thành vàng theo tỷ giá chính thức (giá vàng chính thức) 35 USD = 1 ounce vàng. Vì lẽ đó, chế độ tiền tệ Bretton-woods được gọi là bản vị vàng-hối đoái dựa trên USD, còn gọi là chế độ bản vị đô la. Chế độ bản vị đô la đã làm cho sự liên hệ giữa đồng tiền các nước với vàng lại một bước nữa bị nới lỏng. Chế độ tiền tệ này đã hợp pháp hoá, biến đồng tiền quốc của Mỹ thành đồng tiền quốc tế. Chính vì thế đã khuyến khích Hoa Kỳ lạm phát đô la. Tình trạng này đã kéo theo sự lạm phát quốc tế, trước hết là ở những nước thành viên của chế độ tiền tệ này. Lạm phát ở trong nước và quốc tế làm cho uy tín của USD trên trường quốc tế giảm dần. Nhưng vấn đề quan trọng là ở chỗ, các nước “đồng minh” của Hoa Kỳ đã không chấp hành chế độ tỷ giá cố định, không can thiệp vào thị trường tiền tệ để giữ giá USD như đã cam kết, mà thả nổi tỷ giá trên thị trường. Đô la Mỹ càng bị mất giá, thì các nước càng tìm mọi cách chuyển nó ra vàng với số lượng ngày càng tăng. Để đối phó với tình trạng này, ngày 15-8-1971 Mỹ đã phải tuyên bố ngừng chuyển đổi USD ra vàng theo tỷ giá chính thức. Sau đó, ngày 18-12-1973, USD lại một lần nữa bị phá giá với mức 10%. Qua hai lần phá giá USD (17,89%) đã chứng tỏ rằng, những nội dung cơ bản của chế độ tiền tệ Bretton-woods gần như bị phá vỡ hoàn toàn. USD lại trở về vị trí đồng tiền quốc gia. Nhưng do tiềm lực kinh tế của Mỹ rất lớn, cho nên USD vẫn còn là một đồng tiền mạnh, đồng thời nó vẫn chiếm 1 tỷ trọng đáng kể trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia của các nước. 4. Chế độ tiền tệ Gia-mai-ca Chế độ tiền tệ Gia-mai-ca ra đời trên cơ sở Hiệp định được ký kết giữa các nước thành viên IMF tại Gia-mai-ca vào những năm 1976-1978. Chế độ tiền tệ này vận hành theo những nguyên tắc cơ bản sau đây: - Thừa nhận SDR là cơ sở của chế độ tiền của các nước. SDR trở thành một đơn vị tiền tệ tính toán quốc tế mới. Giá trị của nó được xác định theo phương pháp rổ tiền tệ, lúc đầu rổ tiền tệ gồm 16 đồng tiền mạnh nhất của thế giới. Hiện nay, tham gia “rổ tiền tệ” là 5 đồng tiền mạnh của những quốc gia có tiềm lực về kinh tế, tài chính. Như vậy, chế độ tiền tệ Gia-mai-ca thực chất là chế độ bản vị SDR. - Các nước thành viên được tự do lựa chọn thi hành chế độ tỷ giá hối đoái mà không cần đến sự can thiệp của IMF. - Thực hiện phi tiền tệ hoá vai trò của vàng. Không thừa nhận vàng trong chức năng là thước đo giá trị và là cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái của các đồng tiền quốc gia các nước. Chế độ tiền tệ Gia-mai-ca đến nay vẫn chưa đi đến cùng của sự hoàn thiện. Một số nguyên tắc của chế độ tiền tệ ấy vẫn chưa được chấp hành triệt để, chưa trở thành hiện thực. 1.5. Chế độ tiền tệ châu Âu Chế độ tiền tệ châu Âu là một chế độ tiền tệ quốc tế khu vực. Chế độ tiền tệ này trong bối cảnh mâu thuẫn giữa ba trung tâm thế lực quốc tế trong lĩnh vực thương mại, tiền tệ, tài chính ngày càng trở nên gay gắt. Nó được xây dựng trên cơ sở Hiệp định tiền tệ do các nước trên lục địa châu Âu ký kết vào tháng 3-1979. Nội dung cơ bản của chế độ tiền tệ này như sau: - Chế độ tiền tệ châu Âu không dựa trên SDR mà dựa vào ECU - một đơn vị tiền tệ quốc tế khu vực của các nước châu Âu. Giá trị của ECU được đảm bảo bằng dự trữ vàng và ngoại hối của các nước thành viên. Khác với chế độ tiền tệ Gia-mai-ca, chế độ tiền tệ châu Âu không dựa trên SDR mà dựa vào ECU - một đơn vị tiền tệ quốc tế khu vực của các nước thuộc khối EU. Đồng ECU có các chức năng tương tự như SDR, là hình thái tiền “bút tệ”. Giá trị của ECU được tính theo phương pháp “rổ tiền tệ”, nghĩa là giá trị của nó được dựa trên sức mua “tổng hợp” của các đồng tiền tham gia “rổ tiền tệ”. Khi “giá trị” của các đồng tiền tham gia “rổ tiền tệ” thay đổi, thì giá trị của toàn rổ cũng thay đổi và do đó, giá trị của ECU cũng được được xác định lại. Hiện nay đồng tiền chung châu Âu có tên gọi mới là EURO.