Các chỉ số trên thị trường chứng khoán

Chỉ Số The Trin Index Đây là chỉ số đo tỷ lệ lên và xuống của số lượng cổ phần hằng ngày. Nếu hôm nay thị trường lên và số lượng cổ phần của các công ty lên thì đó là dấu hiệu thị trường nói chung có chiều hướng đi lên thật sự, không phải chỉ có market index lên mà thôi. Market index là những chỉ số như là the Dow Jones Industrial Average, hay là the Nasdaq Composite. Lý luận phía sau của chỉ số TRIN là cho dù market đang đi lên hiện tại, sự kiện này được hiển hiện qua các market indices, nhưng thật sự rằng market có lên hay không? Vì trên lý thuyết, các chỉ số như Dow và Nasdaq chỉ có vài chục công ty trong đó thôi.

pdf12 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chỉ số trên thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các chỉ số trên thị trường chứng khoán Chỉ Số The Trin Index Đây là chỉ số đo tỷ lệ lên và xuống của số lượng cổ phần hằng ngày. Nếu hôm nay thị trường lên và số lượng cổ phần của các công ty lên thì đó là dấu hiệu thị trường nói chung có chiều hướng đi lên thật sự, không phải chỉ có market index lên mà thôi. Market index là những chỉ số như là the Dow Jones Industrial Average, hay là the Nasdaq Composite. Lý luận phía sau của chỉ số TRIN là cho dù market đang đi lên hiện tại, sự kiện này được hiển hiện qua các market indices, nhưng thật sự rằng market có lên hay không? Vì trên lý thuyết, các chỉ số như Dow và Nasdaq chỉ có vài chục công ty trong đó thôi. Thí dụ như chỉ số Dow chỉ có 30 công ty. Nếu 30 công ty này đều lên hết và tất cả các stocks trên thị trường NYSE đều rớt thì chỉ số DOW vẫn LÊN. Đó là một điều sơ hở khi nhìn market index để đo sức mạnh thị trường hiện tại. Người phát minh ra chỉ số này muốn biết rằng một khi thị trường lên, bao nhiêu cổ phần của thị trường hôm nay cùng lên. Nếu con số cổ phần lên nhiều đồng chung với market index thì sự kiện thị trường lên mới là điều đáng tin. Bằng không thì nên xem xét lại. Khi thấy TRIN lên cao hơn 1 thì đó có nghĩa là phần lớn số cổ phần hôm nay đi xuống, và nếu TRIN nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là phần lớn số cổ phần hôm nay đi lên. Khi TRIN lớn hơn 1.2 thì đó là hiện tượng oversold trong thị trường. Còn nếu TRIN mà nhỏ hơn 0.7 thì đó là hiện tượng overbought. Chỉ số Accumulation/Distribution Index Đây là chỉ số đo lực mua và bán của thị trường qua tổng số lượng mua bán hằng ngày. Trong thị trường chứng khoán, lực mua và bán thường được biểu hiện qua con số lượng của các cổ phần được trao đổi hằng ngày (daily total volume). Traders suy luận rằng nếu sức mạnh của thị trường vào ngày nào đó được coi là mạnh thì tổng số lượng (total volume) của các cổ phần trao đổi trong ngày đó phải gia tăng. Sự gia tăng của tổng số cổ phần của một ngày thị trường lên được tượng trưng bằng chỉ số Accumulation (thâu vào). Có nghĩa là nếu ngày đó thị trường lên và tổng số lượng cổ phần (total volume) của ngày đó cũng tăng theo thì đó là một điều tốt. Và, ngược lại, nếu tổng số cổ phần lại đi xuống trong khi thị trường lại đi lên là một điều đáng ngại, vì nó nói lên sự kiện người ta không dám mua mạnh tay vào ngày thị trường lên. Và có thể rằng người ta chỉ mua các stocks lớn nằm trong index cho nên thị trường vì đó mà lên, trong khi thật tế thì thị trường đã có dấu hiệu rạn nứt bên trong. Đó thường là dấu hiệu của một hướng đi lên (up trend) sẽ yếu dần. Ngược lại, nếu trong một ngày thị trường xuống mà tổng số lượng của ngày lại tăng, thì đó cũng là một điều đáng ngại. Điều này cho biết rằng người ta sẽ còn bán thêm nữa vào những ngày sắp tới, và đây có thể chỉ là giai đoạn đầu của hướng đi xuống (down trend). Đó là lực bán, hay còn gọi là Distribution (phân phối). Ngoài ra, nếu trong một khoảng thời gian nào đó, thị trường đã và đang đi xuống, và chỉ số này CÙNG ĐI SONG SONG với thị trường để đi xuống thì đó là dấu hiệu một bottom trong thị trường đang thành hình. Vì đây là dấu hiệu của lực bán trong thị trường đang giảm dần theo hướng đi của thị trường. Cách xài chỉ số này, cũng như hầu hết tất cả các chỉ số của TA, là dò tìm sự khác biệt giữa hướng đi của giá (price) và hướng đi của chỉ số. Khi có sự khác biệt giữa hai giá và chỉ số thì nên lưu ý, vì sức mạnh của hướng đi hiện tại của giá (price) đang giảm dần. Chỉ số này được khám phá ra bởi ông Marc Chaikin. Thí dụ bên dưới cho thấy rằng cổ phiếu của công ty Boeing tuy đang rớt, nhưng kể từ tháng 11, 2008 trở đi thì, tuy giá chưa có lên, nhưng có dấu hiệu đang được gom vì lằn Accumulation Ditribution hiện đang tăng mạnh. Chỉ báo Accumulation Distribution (A/D) - A/D sử dụng khối lượng giao dịch để xác nhận xu hướng giá hoặc cảnh báo sự vận động yếu kém và dẫn đến khả năng đảo chiều của đường giá.  Tích luỹ (Accumulation): khối lượng giao dịch được coi là tích luỹ khi giá đóng cửa hiện hành cao hơn giá đóng cửa của ngày hôm trước. Như vậy được gọi là “Ngày tích luỹ”.  Phân phối (Distribution): khối lượng giao dịch được xem là phân phối khi giá đóng cửa hiện hành thấp hơn giá đóng cửa ngày hôm trước. Nhiều nhà đầu tư gọi đây là “Ngày phân phối”. Vì thế, khi là một ngày tích luỹ thì khối lượng giao dịch được cộng thêm vào đường A/D. Tương tự như vậy, khi là một ngày phân phối khối lượng giao dịch trong ngày bị trừ đi giá trị đường A/D. A/D được sử dụng chính để đo lường phân kỳ của sự vận động giá và sự vận động của khối lượng giao dịch. Phân kỳ làm tăng giá từ vị trí #1 đến #2, phân kỳ làm giảm giá từ vị trí #3 đến #4 (mô hình 2 đỉnh) Những vấn đề liên quan đến khối lượng giao dịch:  Tăng và giảm giá được xác nhận với khối lượng giao dịch tăng  Tăng và giảm giá không được xác nhận hoặc có cảnh báo sẽ gặp nhiều khó khăn sắp tới khi khối lượng giao dịch giảm. Chỉ báo A/D là công cụ rất hiệu quả để xác nhận hướng di chuyển của đường giá và chỉ ra những cảnh báo về khả năng đảo chiều của đường giá. Chỉ số Advance & Decline Line Đây là một chỉ số so sánh số lượng stocks của thị trường lên (advance) và số lượng stocks của thị trường xuống (decline) trong ngày. Người ta bắt đầu bằng cách chọn một khoảng thời gian, chẳng hạn như 20 ngày, 50 ngày, hay 200 ngày. Vào ngày đầu tiên, người ta so sánh số lượng stocks lên so với số lượng stocks xuống. Thí dụ, vào ngày đó có tất cả là 6000 stocks lên và 2000 stocks xuống trong tổng số 8000 stocks của thị trường. Qua ngày thứ hai người ta cũng làm như thế, và kiếm được rằng 6200 stocks lên so với 1800 stocks xuống… Sang ngày thứ ba, thứ tư…v.v… Cứ thế mà làm cho các ngày sau đó. Sau thời gian 20 ngày thì có 20 dữ kiện (data) cho 20 ngày đã qua. Đem 20 dữ kiện này vẽ trên chart thì người ta sẽ có một lằn. Lằn đó gọi là A/D line, và người ta dùng hướng đi (lên/xuống) của lằn để so sánh với hướng đi của thị trường hiện tại. Khi hướng đi của thị trường cùng đi song song với hướng đi của A/D line thì mọi chuyện tương đối bình yên và hướng đi hiện tại có thể kéo dài. Ngược lại, nếu có sự khác biệt trong hướng đi của thị trường và hướng đi của A/D line, đặc biệt là hướng đi của A/D line, thì hướng đi của thị trường hiện tại sẽ có thể yếu dần. Phương cách phân tích thị trường qua các chỉ số momentum căn bản thường là tìm kiếm sự khác biệt giữa hai hướng đi của giá và của chi số đang xài. Một điều xin lưu ý: đây là một chỉ số bao gồm toàn thị trường. Chủ ý của nó là đo nhịp tim của thị trường, chứ không phải chỉ đo một market index nào đó thôi. Thành ra, khi nó và thị trường có hai hướng đi khác nhau như cái thí dụ bên dưới thì nó không hẳn hoàn toàn sai. Chỉ có điều là nó thường đòi hỏi một khoảng thời gian khá dài để hướng đi của market chuyển mình đi theo nó, nếu nó vẫn còn tiếp tục đi hiện tại. Thí dụ bên dưới cho thấy rằng chỉ số Dow Jones Industrial Average, tuy đang ở mức độ thấp trong khoảng thời gian 3 tháng qua, nhưng số lượng cổ phần tăng giá trong ngày CAO hơn số lượng cổ phần xuống. Điều này có thể làm ngạc nhiên một số người. Tuy nhiên, nếu ai có theo dõi US market trong thời điểm qua thì thấy rỏ rằng hầu hết những khó khăn trong US market được tạo ra bởi 3 sectors chính: Banking/brokerage, Housing, & Consumer Cylicles (Cars, computers....). Ngoài ra, cơ cấu của chỉ số DJIA là một PRICE-WEIGHTED index. Thành ra, chỉ cần một vài công ty lớn chuyển mình là chỉ số market index này giao động rất mạnh. Trong 30 công ty thành viên của chỉ số DJIA, thì có chừng phân nửa là banking/brokerage/insurance và technology. Đây là 3 sectors bị ảnh hưởng nhiều nhất trong giai đoạn vừa qua. Chỉ Số Advance Decline Ratio Chỉ số này đo mức tỷ lệ giữa số lượng stocks lên và xuống của ngày. Có nghĩa rằng sau khi thị trường đóng cửa, người ta lấy số lượng stocks lên của ngày CHIA cho số lượng stocks xuống của ngày. Nếu kết quả của bài toán chia này mà lớn hơn 1, nghĩa là số stocks lên nhiều hơn stocks xuống thì đó là dấu hiệu bullish trong market. Con số này càng lớn thì thì trường có nhiều dấu hiệu bullish. Ngược lại, nếu con số này dưới 1, thì có nghĩa là số lượng cổ phần đi xuống cao hơn con số cổ phần đi lên. Và đó là dấu hiệu của một market đang yếu dần, hay là đang đi xuống. Điểm đặt thù của những chỉ số gọi là market breadth là hầu như lúc nào nó cũng đi trước hiện tượng market xoay chiều. Tuy nhiên, yếu điểm chính của nó là timing. Có nghĩa là mặc dầu thấy được có một divergence giữa chỉ số và hướng đi của market, nhưng bao giờ market xoay chiều để đi theo chỉ số thì không bao giờ chính xác cả. Chỉ Số Chaikin Oscillator Đây là một chỉ số momentum của lằn Accumulation/Distribution line đã được nói phía trên. Chỉ số này được cấu tạo bằng cách lấy lằn 10-day exponential moving average trừ với lằn 3-day moving average của lằn A/D line. Khi chỉ số Chaikin Oscillator vượt lên khỏi lằn zero line trên chart, thì đó là dấu hiệu của một buy signal. Ngược lại, nếu lằn Chaikin oscillator mà đi xuống qua lằn zero line trên chart thì đó là một sell signal. Ngoài hai dấu hiệu trên, traders còn kiếm hiện tượng divergence giữa giá (price) và chỉ số Chaikin oscillator. Divergence là hiện tường khi giá (price) và chỉ số momentum (trong trường hợp này là Chaikin oscillator) không đi cùng một hướng. Nếu giá đi lên, nhưng momentum indicators lại đi xuống thì đó có nghĩa là sức mạnh của giá đang giảm và giá sẽ xoay chiều trong một thời gian ngắn. Chỉ Số Chaikin Volatility Đây là chỉ số đo mức độ thay đổi của trading range trong giá. Trading range có nghĩa là khoảng cách giữa hai điểm cao nhất và thấp nhất của giá trong ngày (high – low). Nếu khoảng cách này càng ngày càng rộng ra thì đó là dấu hiệu của một một giao động mạnh (volatility expansion) trong thị trường. Chỉ số này càng tăng thì đó là dấu hiệu của một cái bottom đang thành hình, nếu thị trường đang đi xuống. Ngược lại, nếu khoảng cách này càng ngày càng thu hẹp lại thì đó là dấu hiệu một cái đỉnh (top) đang thành hình khi thị trường đang đi lên. Hiện tượng này người ta gọi là COMPLACENCY IN THE MARKET. Complacency có nghĩa là bình an, không lo âu, pha lẫn chút ơ thờ. Trong thị trường, khi người ta trở nên ơ thờ thì đấy có nghĩa là cái đỉnh đang thành hình. Ngược lại, nếu người ta đang trong tột cùng của sợ hãi thì đấy cũng có nghĩa rằng cái bottom đang thành hình. Một phương pháp khác cũng cùng lập luận này là chỉ số VIX của option market. Khi VIX lên đến mức cực cao thì đó là một cái bottom trong market. Chú thích: Tại sao gọi là cái đáy (bottom) đang thành hình khi volatility tăng? Traders suy luận rằng trong giai đoạn đầu của một cái down trend người đầu tư thường không chấp nhận đây là điểm khởi đầu của một down trend. Trong tiếng Anh và trong danh từ nhà nghề, người ta gọi đó là DENIAL STAGE. Denial có nghĩa là chối bỏ, không chấp nhận. Người đầu tư trong thị trường khi đã quen với hướng up trend của stocks, của market thì thường rất khó chấp nhận một sự thật không đẹp đang thành hình. Họ thường bào chữa với nhiều lý do khác nhau. Trong giai đoạn này, người ta sẽ tiếp tục mua khi stocks rớt. Nhiều người còn lợi dụng cơ hội này để mua thêm vì cho là rẻ. Sau đó thì stocks lại tiếp tục đi xuống. Stocks càng xuống thì họ càng mua thêm. Cho đến một điểm nào đó thì họ: 1. bắt đầu sợ và 2. hết tiền. Đây là giai đoạn thứ hai mà traders gọi là “va chạm thực tế.” Trong giai đoạn này, người đầu tư hết còn mua thêm, và bắt đầu lo ngại. Một số đã bắt đầu bán ra. Khi hiện tượng này xảy ra thì giá stocks lại càng xuống mạnh. Xuống mạnh vì bấy giờ chưa có người mua nhiều. Professional traders vẫn còn đứng bên ngoài. Khi giá xuống sâu thêm nữa thì hổn loạn sẽ thành hình. Đó là lúc giá sẽ lên xuống khá mạnh. Giá lên là vì có một số người chấp nhận giá hiện tại để nhảy vào. Họ chấp nhận thua chút ít ở giá hiện tại để mua, vì họ tin rằng cái đáy của down trend sắp xuất hiện. Ngược lại, các người đầu tư đã mua lúc đầu thì bây giờ đang kiếm đường chạy ra. Mức thua lổ hiện tại đã quá sức chịu đựng của họ. Các nhà phân tích tâm thần gọi đây là breaking point, hay còn là điểm gãy của mức chịu đựng. Traders gọi đó là “when boys become men.” Chính xác hơn đây là lúc phân biệt giữa một tay nhà nghề và một người đầu tư bình thường. Lúc này mọi phân tích về công ty hay niềm tin đều được hủy bỏ. Lý trí hết còn là vật dùng để kiềm chế hành động. Cái đau của thua lỗ hiện quá lớn cho nên việc đầu tiên mà người ta làm bán quách nó đi. Bán nó đi sẽ mang lại cho họ một cảm giác nhẹ nhàng, thoát nợ. Áp lực tâm lý sẽ giảm đi rất nhiều, tuy rằng số tiền trong account không còn bao nhiêu. Tuy nhiên, đối với một người bình thường thì đó là một sự lựa chọn rất thường. Lúc đó người ta sẽ có rất nhiều lý do để bán. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì lý do chính vẫn là giảm áp lực tâm lý. Điểm thắng thua trong trading là đây. Traders nhìn vào mức giao động của giá để thấy tâm trạng của investors trong cuộc chơi và dùng nó như một dấu hiệu trong việc mua bán hằng ngày Chỉ Số Absolute Breadth Index (ABI) Chỉ số absolute Breadth Index (ABI) là một chỉ số đo sự khác biệt giữa tổng số cổ phần lên và xuống của ngày. Thí dụ thị trường hiện có cổ phiếu của 10 ngàn công ty khác nhau. Vào một ngày nào đó, có 8 ngàn công ty có cổ phiếu lên và 2 ngàn công ty có cổ phiếu xuống. Chỉ số ABI của thị trường vào ngày hôm đó sẽ là 6 ngàn (8000-2000 = 6000). Con số 6000 này có nghĩa gì? Con số Absolute Breadth Index (ABI) càng cao thì đó là dấu hiệu một giao động mạnh (high volatility) trong thị trường sắp xảy ra. Hiện tượng high volatility trong thị trường thường đi chung với sự kiện xoay chiều của hướng đi hiện tại (current trend). Đây là một chỉ số không thuộc về chỉ số tiên đoán hướng đi thị trường, mà là một chỉ số dùng để đo những DIỄN TIẾN bên trong thị trường. Dựa vào những diễn tiến này mà traders có thể tiên đoán hướng đi. Vì chỉ số này chỉ là một con số khác biết giữa số lượng stocks lên/xuống trong của thị trường cho nên lằn mức giao động của nó khá cao. Hình bên dưới cho chúng ta thấy sự giao động này của từng ngày qua. Để giảm mức giao động không cần thiết này, ông Norman G. Fosback, người tìm ra chỉ số này, thường xài weekly data của ABI và chia nó cho tổng số lượng cổ phiếu của thị trường. Khi đáp số của bài toán chia này cao hơn 40 thì đó là dấu hiệu bullish trong market. Tuy nhiên, đây là một phương cách được áp dụng khoảng 20 năm về trước. Thuở ấy, thị trường còn khá phôi phai. Hôm nay với những giàn máy computers tối tân, weekly data sẽ không kịp và chính xác như xưa. Thành ra thay vì chia, traders xài lằn moving average để smooth out mức giao động của ABI, và dùng độ nghiêng (slope) của lằn moving average để đo mức độ bullishness đang tìm ẩn trong thị trường.
Tài liệu liên quan