Diện tích đất theo mục đích sử dụng là diện tích của phần đất có cùng mục đích sử dụng trong phạm vi của đơn vị hành chính gồm đất nông nghiệp phân thành đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp (chia thành đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làmmuối, đất nông nghiệp khác; đất phi nồng nghiệp; đất chưa sử dụng; đất có mặt nước ven biển.
19 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chỉ tiêu về xã hội: Diện tích đất lâm nghiệp được giao và cho thuê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội
Diện tích đất lâm nghiệp được
giao và cho thuê Chỉ tiêu 2.2.2
Diện tích đất theo mục đích sử dụng là diện tích của phần đất có cùng mục đích sử dụng
trong phạm vi của đơn vị hành chính gồm đất nông nghiệp phân thành đất sản xuất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp (chia thành đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản
xuất), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác; đất phi nồng nghiệp;
đất chưa sử dụng; đất có mặt nước ven biển.
Diện tích đất được phân tổ theo đối tượng sử dụng đất và đối tượng được giao quản
lý đất. Đối tượng sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất; bao gồm hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư (đất đình, đền, am, từ
đường, nhà thờ họ...); tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài, cá nhân nước
ngoài. Đối tượng được giao quản lý đất là tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư (đất rừng
giao cho cộng đồng thôn bản), doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
được Nhà nước giao đất để quản lý.
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2005, các tổ chức và doanh
nghiệp nhà nước (các ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ, các lâm trường
quốc doanh đã chuyển đổi hoặc chưa chuyển đổi ...) sử dụng trên 65% diện tích đất lâm
nghiệp, trong khi tỷ lệ đất giao cho các hộ gia đình sử dụng chỉ chiếm 31% và giao cho cộng
đồng dân cư thôn bản (sử dụng theo phong tục tập quán như đất đình, đền, miếu, am, từ
đường, nhà thờ họ..) chiếm 2% tổng diện tích đất lâm nghiệp.
Biểu đồ 9: Diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng năm 2005
Đơn vị: ha
Hộ gia đình
3.470.878
31%
UBND xã
263.545
2%
Tổ chức kinh tế
3.542.411
31%
Tổ chức khác
3.797.730
34%
Cộng đồng dân cư
172.953
2%
Doanh nghiệp vốn
nước ngoài
501
0%
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 65
Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng dân cư quản lý để bảo về phát
triển rừng theo Luật với trên 581.000 ha là quá ít so với tổng diện tích rừng tự nhiên hiện có là
trên 10 triệu ha. Đất lâm nghiệp chưa sử dụng giao cho UBND xã quản lý (đất chưa sử dụng,
đất đã có mục đích sử dụng nhưng chưa giao, chưa cho thuê, đất do Nhà nước thu hồi tại khu
vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị) chiếm tỷ lệ quá lớn trên 2,8 triệu ha, cần phải có kế
hoạch để giao hoặc cho thuê, vì đất giao cho UBND xã quản lý thực chất là đất chưa có chủ.
Bảng 14: Diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng đến ngày 1/1/2005
Đơn vị: ha
Vùng
Tổng diện
tích ĐLN
theo
ĐTSD
Hộ gia
đình, cá
nhân
UBND
xã
Tổ chức
kinh tế
trong
nước
Tổ chức
khác
trong
nước
Liên
doanh
với
nước
ngoài
100%
vốn
nước
ngoài
Nhà
ĐT VN
ở
nước
ngoài
Cộng
đồng
dân cư
Tây Bắc Bộ 1.116.393 836.789 4.396 108.897 112.743 - - - 53.569
Đông Bắc Bộ 2.636.681 1.379.398 134.831 370.358 639.420 310 225 - 112.139
Đồng bằng
sông Hồng 98.195 27.526 9.634 10.800 50.216 20 - - -
Bắc Trung bộ 2.358.661 877.731 53.611 677.134 748.255 6 - - 1.923
Tây Nguyên 2.581.834 36.157 38.795 1.395.045 1.109.709 - 1 - 2.127
Nam Trung Bộ 1.450.432 179.248 19.167 626.842 612.179 - 9.801 - 3.195
Đông Nam Bộ 664.681 31.284 1.611 232.224 399.398 165 - - -
Đồng bằng
sông Cửu long 351.168 102.746 1.501 121.111 125.811 - - - -
Tổng 11.258.045 3.470.878 263.545 3.542.411 3.797.730 501 10.028 - 172.953
Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2006
Các vùng giao đất lâm nghiệp nhiều nhất cho các hộ gia đình là Tây Bắc Bộ (75%
diện tích theo đối tượng sử dụng), Đông Bắc( 52,3%) và Bắc Trung bộ (37,2%), trong khi
các vùng giao đất cho các hộ gia đình ít nhất là Tây Nguyên (1,4%) và Đông Nam bộ
(4,7%).
Các vùng có tỷ lệ đất lâm nghiệp giành cho các tổ chức kinh tế và sự nghiệp của nhà
nước nhiều nhất là: Tây Nguyên (97%), Đồng bằng sông Cửu Long (73%) và Đông Nam Bộ
(50%).
Bảng 15: Diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng giao quản lý đến ngày 1/1/2005
Đơn vị: ha
Vùng Tổng diện tích giao quản lý Cộng đồng dân cư UBND xã
Tây Bắc Bộ 652.874 269.874 383.000
Đông Bắc Bộ 888.909 8.393 880.516
Đồng bằng sông Hồng 16.100 60 16.040
Bắc Trung bộ 777.188 243.247 533.942
Tây Nguyên 491.900 10.815 481.085
Nam Trung Bộ 574.492 48.899 525.593
Đông Nam Bộ 5.181 - 5.181
Đồng bằng sông Cửu long 3.861 - 3.861
Tổng 3.410.505 581.287 2.829.218
Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2006
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 66
Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội
Số liệu thống kê về hiện trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
(GCNQSDĐLN) cuối năm 2004 cho thấy cả nước mới cấp giấy CNQSDĐLN cho gần một
triệu hộ gia đình và tổ chức với 43,6% đất lâm nghiệp (đến 30/9/2007 được 62%), trong đó
diện tích được cấp giấy cho hộ gia đình là trên 2 triệu ha và cho tổ chức là gần 3 triệu ha. Tỷ
lệ diện tích được cấp GCNQSDĐLN cao nhất là vùng miền núi phiá Bắc với 66,4%, tiếp theo
là Đông Nam Bộ với 62,7%, Bắc Trung Bộ là 38,4%; vùng cấp GCNQSDĐLN ít nhất là Tây
Nguyên 24,1%, Duyên hải Nam Trung Bộ 32% và Đồng bằng sông Hồng 32,3%. Vùng cấp
nhiều giấy chứng nhận QSDĐLN nhất cho các hộ gia đình là vùng núi phiá Bắc với 2 triệu
ha trên 4,28 triệu ha đất lâm nghiệp và cấp ít nhất là Đông Nam Bộ với 255 ha/ 482.025 ha
và Tây Nguyên với 30.267ha / 3.053.834 ha đất lâm nghiệp.
Bảng 16: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (Đến
31/12//2004)
Kết qủa cấp GCN Cấp GCN cho hộ Cấp GCN cho tổ chức
Vùng
Tổng
số hộ,
tổ
chức
Tổng
diện
tích Số
GCN
Diện
tích
Tỷ
lệ
%
Tổng
số
GCN
Diện
tích
Tổng
số
GCN
Diện
tích
Toàn quốc 996.825 12.402.248 764.449 5.408.182 44 760.592 2.681.230 3.857 2.958.937
Miền núi Trung du 499.303 4.286.548 559.632* 2.972,52 66 556.468 2.007.704 3164 964.820
Đồng bằng Bắc
Bộ
1399 91.285 9.706 29.501 32 9.700 26.555 6 2.947
Bắc Trung Bộ 214.207 2.340.968 141.419 899.285 38 141.292 438.403 127 460.882
DH Nam Trung
Bộ
42.836 1.776.207 34.459 568.476 32 34.178 155.922 281 412.554
Tây Nguyên - 3.053.834 3.869* 821.063 24 3638 30.267 231 790.796
Đông Nam Bộ - 482.025 865 302.228 63 846 255 19 301.973
ĐB sông Cửu
Long
239.080 371.371 14.499 47.089 6,8 14.470 22.124 29 24.965
Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường 2005
* Số liệu diện tích giao của vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên không khớp do thiếu số liệu một số tỉnh
Hiện nay giữa hai Bộ Nông nghiệp
và PTNT và Bộ Tài nguyên - Môi trường
đang thống kê tình hình giao và cho thuê đất
khác nhau, Bộ NN&PTNT thống kê diện
tích rừng và đất lâm nghiệp được giao và
cho thuê theo các chủ rừng (tổ chức, doanh
nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình, hợp tác
xã...) và hiện trạng cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lâm nghiệp hàng năm
cho mỗi loại chủ rừng trên, trong khi Bộ
TN-MT thống kê theo đối tượng sử dụng
đất và đối tượng quản lý đất và số lượng
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm
nghiệp nhưng chỉ cho 2 đối tượng là hộ gia
đình và tổ chức. Vì vậy hai bộ cần thảo
luận về các biện pháp phối hợp để tổ chức
thực hiện và theo dõi việc giao và cho thuê
rừng và đất lâm nghiệp tại các địa phương. Củi từ rừng nhận khoán của gia đình ở Bắc Kạn
(Trần Ngọc Hải)
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 67
Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội
Thu nhập bình quân đầu
người một tháng Chỉ tiêu 2.2.3
Thu nhập hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của
hộ nhận được trong kỳ báo cáo bao gồm: tiền công, tiền lương; tiền thu từ sản xuất nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); tiền thu khác được tính vào thu
nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyển
nhượng vốn nhận được).
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng cuả hộ gia đình trong kỳ báo cáo là tổng thu
nhập của hộ gia đình trong tháng báo cáo chia cho số thành viên của hộ gia đình trong tháng
báo cáo.
Do kinh tế Việt nam tăng trưởng khá và liên tục, nên thu nhập cuả các tầng lớp dân cư
tiếp tục được cải thiện.Theo điều tra mức sống hộ gia đình các năm 1996,1999, 2002 và 2004
tính chung trên phạm vi cả nước,thu nhập bình quân đầu người một tháng cho các vùng như
sau:
Biểu đồ 10: Thu nhập bình quân đầu người một tháng chung cho các năm 1996-2004
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
Thu nhập Chung Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ
Th
u
nh
ập
-
đơ
n
vị
: 1
00
0
VN
D 1996 1999 2002 2004
Nguồn: Tổng cục Thống kê 1996, 1999, 2002, 2004
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chung, thu nhập cho thành thị/ nông thôn và
cho mỗi vùng đều liên tục tăng từ 1996 đến 2004, trong đó tốc độ tăng thu nhập bình quân
đầu người năm 2004 so với năm 1996 là không nhiều giữa các vùng; tốc độ cao nhất ở vùng
Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng (2,2 lần) và thấp nhất ở vùng Tây Nguyên (1,47
lần), Tây Bắc (1,53 lần).Cách biệt về thu nhập bình quân đầu người một tháng của khu vực
thành thị và nông thôn theo thu nhập chung cho năm 2004 là 2,16 lần, năm 2002 là 2,26 lần,
năm 1999 là 3,7 lần và 1996 là 2,71 lần.
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 68
Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội
Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 cho thấy thu nhập bình quân đầu
người một tháng năm 2003-2004 đạt 484.400 đồng. Thu nhập của nhóm có thu nhập thấp
nhất (141.800 đồng) chỉ bằng 1/8 thu nhập của nhóm có thu nhập cao nhất (1.182.300
đồng).Thu nhập phân theo giới tính của chủ hộ cho thấy chủ hộ nam có thu nhập thấp hơn
chủ hộ nữ ở tất cả 5 nhóm và bình quân chung cho cả 5 nhóm (455.400 đồng so với 589.100
đồng).
Bảng 17: Tương quan giữa độ che phủ rừng và thu nhập bình quân chung và thu nhập
của nhóm 1 (nhóm có thu nhập thấp nhất)
Vùng Tây Bắc Tây Nguyên Bắc Trung Bộ Đông Bắc Duyên hải NTB
Độ che phủ rừng 80,2% 54,2% 47,8% 47,3% 38,3%
Thu nhập bình quân
(VND)
265.700 390.200 317.100 379.900 414.900
Thu nhập của nhóm
nghèo nhất (Nhóm 1 -
VND)
95.000 118.600 114.500 124.100 141.200
Tỷ lệ hộ nghèo* 51,93% 32,87% 36,45% 29,21% 27,09%
Nguồn: TCTK, Cục KL
Ghi chú: * Chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006-2010 là 200.000đ/ tháng đối với khu vực nông thôn
và 260.000đ/ tháng đối với khu vực thành thị theo giá thực tế
Các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long và cũng là
khu vực có ít rừng nhất có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (Đông Nam Bộ : 833.000
đồng và Đồng bằng Sông Hồng 488.200 đồng, Đồng bằng sông Cửu Long 471.100 đồng),
trong khi các vùng có tỷ lệ che phủ rừng càng cao, thì thu nhập càng thấp, đặc biệt rõ đối với
nhóm hộ có thu nhập thấp nhất; Riêng đối với Tây Nguyên do có thu nhập cao từ cà phê,
tiêu, cao su... nên thu nhập bình quân chung không hoàn toàn phù hợp với xu hướng nêu trên,
nhưng khá phù hợp với nhóm hộ có thu nhập thấp nhất.
Trong thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng theo nguồn thu, thu nhập từ lâm
nghiệp chỉ chiếm 1,27% (năm 2002)và gần 1,0% (năm 2004) của tổng thu nhập bình quân.
Đối với các vùng có nhiều rừng, tỷ lệ thu nhập từ lâm nghiệp cao nhất trong năm 2002/2004
đối với vùng Tây Bắc là 7,12%/ 6,1% và thấp nhất đối với vùng Nam Trung Bộ là 1,48%/
1,2%, Bắc Trung Bộ là 2,77%/ 2,23% và Tây nguyên là 3,0%/ 1,47%.
Du lịch sinh thái sẽ góp phần tăng thêm thu nhập trong tương lai
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 69
Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội
Bảng 18: Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2004
Thu nhập: đơn vị 1000 VND
Vùng
Diện tích
tự nhiên
(ha)
Diện tích
có rừng
(ha) /Tỷ lệ
che phủ
rừng
Thu
nhập
bình
quân
Nhóm
1
Nhóm
2
Nhóm
3
Nhóm
4
Nhóm
5
Cả nước 33.121.200 12.663.900 484,4 141,8 240,7 347,0 514,2 1.182,3
Thành thị 815,43 236,91 437,31 616,12 876,6 1914,06
Nông thôn 378,09 131,19 215,11 297,55 416,20 835,03
Vùng
Đống bằng Sông
Hồng
1.486.200 130.400/
8,8%
488,2 163,1 260,1 360,4 518,9 1139,5
Đông Bắc 6.402.400 3.026.800/47,3%
379,9 124,1 202,2 283,0 418,7 872,2
Tây Bắc 3.753.400 1.504.600/80,2%
265,7 95,0 148,5 194,0 281,9 611,5
Bắc Trung Bộ 5.155.200 2.466.700/47,8%
317,1 114,5 183,0 250,4 353,4 684,2
Duyên hải Nam TB 3.316.700 1.271.400/38,3%
414,9 141,2 233,9 326,5 458,7 917,7
Tây Nguyên 5.466.000 2.962.600/54,2%
390,2 118,6 199,7 292,2 442,1 903,9
Đông Nam Bộ 3.480.900 967.100/27,8%
833,0 233,7 421,6 598,6 881,5 2032,5
Đồng bằng sông
Cửu Long
4.060.400 334.300/
8,2%
471,1 158,8 262,8 361,0 506,9 1071,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2006 của TCTK
Ghi chú: Nhóm 1: nhóm có thu nhấp thấp nhất ( nhóm nghèo nhất), Nhóm 2: nhóm có thu nhập dưới trung
bình (cận nghèo); Nhóm 3:nhóm có thu nhập trung bình; Nhóm 4: nhóm có thu nhập khá; Nhóm 5: nhóm có
thu nhập cao nhất ( nhóm giầu nhất)
Nhược điểm chính trong thống kê thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng là chưa
thống kê đầy đủ được lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ mà các hộ gia đình khai thác quy mô
nhỏ, khai thác không hợp pháp hoặc không khai báođầy đủ khi thống kê. Ngoài ra các giá trị
môi trường do rừng của hộ gia đình mang lại cũng không được tính đến và chi trả đã làm
giảm thu nhập thực tế của hộ gia đình nông thôn có tham gia các hoạt động lâm nghiệp.
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 70
Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội
Số việc làm lâm nghiệp được tạo ra
trong năm của dự án 661 và khu vực
chế biến gỗ
Chỉ tiêu 2.2.4
Số việc làm lâm nghiệp được tạo ra trong năm là chỉ số quan trọng trong hệ thống chỉ
số FOMIS phản ánh khả năng thu hút lao động của ngành lâm nghiệp thông qua kết quả đầu
tư của ngành theo từng lĩnh vực lâm sinh (trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng), khai thác
(gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ), dịch vụ và chế biến lâm sản. Tuy nhiên, hiện nay chưa có số
liệu thống kê đầy đủ về số việc làm lâm nghiệp do hoạt động lâm nghiệp chỉ là một trong các
hoạt động tạo thu nhập cho người nông dân. Hơn nữa cho đến nay, thu nhập từ lâm nghiệp
chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong thu nhập của người dân, Vì vậy rất khó thống kê số việc làm trong
lâm nghiệp trừ cách quy số ngày công cần cho mỗi hoạt động trên 1 ha đất lâm nghiệp (trồng
rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng ...) để từ đó tính ra số việc làm mà ngành lâm nghiệp có thể
tạo ra. Tương tự, cũng khó thống kê số việc làm trong các làng nghề thủ công mỹ nghệ, vì
các làng nghề chủ yếu sử dụng lao động thời vụ hoặc lao động nông thôn làm thêm lúc nông
nhàn và cũng phải sử dụng phương pháp quy đổi số công cần để hoàn thành một sản phẩm để
tính ra số việc làm trong năm. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần xây dựng định mức
chính thức cho các hoạt động trên để làm cơ sở tính số việc làm trong lâm nghiệp và ký kết
hợp đồng kinh kế trong ngành.
Chỉ tiêu số hộ tham gia dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng và số lao động tham gia chế
biến gỗ có thể sử dụng để thay thế tạm thời khi chưa tính toán được đầy đủ số việc làm được
tạo ra trong ngành lâm nghiệp.
Số hộ tham gia dự án Trồng mới 5
triệu ha rừng do Cục Lâm nghiệp thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
cung cấp, là số hộ được tham gia hoạt
động trồng rừng theo chương trình trồng
mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, các hộ
này được nhận vốn theo giao khoán để
trồng rừng hoặc tham gia trồng rừng theo
nguồn vốn của dự án. Cả nước đã có hơn
389,5 nghìn hộ tham gia dự án, các hộ
thuộc địa bàn miền Bắc chiếm 76,3% tổng
số hộ tham gia, trong khi số hộ thuộc địa
bàn miền Nam chỉ chiếm 23,7%. Các vùng
có số hộ tham gia nhiều nhất là vùng Đông
bắc bộ chiếm hơn 40% tổng số hộ tham
gia, tiếp đến là vùng Bắc Trung bộ chiếm
30% tổng số hộ tham gia của cả nước.
Ươm giống phục vụ trồng rừng (GTZ)
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 71
Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội
Nếu so sánh với số hộ lâm nghiệp hiện có, cả nước mới có khoảng 12,7% số hộ được
tham gia dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng, trong đó các tỉnh phía Bắc có 17,2% số hộ, phía
Nam có 6,8% số hộ. Riêng 2 vùng có số hộ tham gia nhiều nhất là vùng Đông Bắc bộ đạt
22,2% và Bắc Trung bộ đạt 15,6% tổng số hộ lâm nghiệp thuộc vùng.
Số liệu số hộ tham gia dự án chỉ mới nêu được một khía cạnh về qui mô của dự án,
cần bổ sung số liệu về số việc làm đã được tạo ra, diện tích rừng thực tế đã trồng và giá trị
vốn đầu tư đã thực hiện mới có thể cung cấp bức tranh đầu đủ hơn về dự án.
Số lượng lao động tham gia chế biến gỗ là số liệu thống kê do Cục Chế biến nông lâm
sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp trên cơ sở số liệu
thu thập từ 2.526 cơ sở chế biến gỗ trong cả nước có công suất chế biến từ 200 m3 gỗ
tròn/năm trở lên theo các thành phần kinh tế như: doanh nghiệp nhà nước, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư
nước ngoài và các hình thức khác.
Bảng 19 cho thấy, cả nước có hơn 250,3 nghìn người tham gia hoạt động chế biến gỗ,
số lao động này tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố phía Nam với 229,1 nghìn người
chiếm 91,5% tổng số lao động tham gia, trong khi các tỉnh, thành phố phía Bắc chỉ chiếm
8,5%. Xét theo vùng thì số lao động chế biến gỗ tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Nam bộ
với 165,7 nghìn người chiếm 66,2% số lao động, tiếp đến là vùng Duyên hải Nam Trung bộ,
với 39,3 nghìn người chiếm 15,7% số lao động chế biến gỗ của cả nước.
Bảng 19: Số hộ tham gia dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng và số lao động tham gia chế
biến gỗ
Số hộ tham gia dự án Trồng
mới 5 triệu ha rừng Lao động chế biến gỗ Vùng, miền
Tổng số (hộ) % so với cả nước
Tổng số
(người)
% so với cả
nước
Cả nước 389.520 100% 250.340 100%
Miền Bắc 297.024 76,25% 21.161 8,45%
Đồng bằng sông Hồng 5.670 1,46% 7.698 3,08%
Đông Bắc 156.132 40,08% 4.540 1,81%
Tây Bắc 18.215 4,68% 712 0,28%
Bắc Trung Bộ 117.007 30,04% 8.211 3,28%
Miền Nam 92.496 23,75% 229.179 91,55%
Duyên Hải Trung Bộ 22.120 5,68% 39.326 15,71%
Tây Nguyên 28.169 7,23% 20.223 8,08%
Đông Nam Bộ 31.113 7,99% 165.689 66,19%
Đồng bằng sông Cửu Long 11.094 2,85% 3.941 1,57%
Nguồn: Cục Lâm nghiệp và Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối
Do chỉ thống kê các cơ sở chế biến có công suất từ 200 m3 gỗ tròn/năm trở lên, nên
số lao động của nhiều làng nghề nhất là ở phía Bắc có công suất chế biến nhỏ hơn chưa
được thống kê. Đây là một thiếu sót cần sớm khắc phục. Ngoài việc thống kê theo công suất
gỗ chế biến trong năm, cần bổ sung giá trị sản xuất do cơ sở tạo ra trong năm để có được
con số thống kê đầy đủ hơn về số lượng lao động tham gia vào hoạt động chế biến gỗ trong
cả nước cũng như các chỉ tiêu khác.
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 72
Chương
Các chỉ tiêu về môi trường
Chiến lược Phát triển Lâm
nghiệp Việt Nam 2006 – 2020:
o vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi
- Xác định và bảo vệ hiệu quả đa dạng sinh học và các khu bảo tồn
- Cải tiến hệ thống quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia.
Báo cáo Ngàn
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng:
Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học
nhằm thực hiện có hiệu quả
chức năng phòng hộ của ngành
lâm nghiệp là: Phòng hộ đầu
nguồn, phòng hộ ven biển,
phòng hộ môi trường đô thị,
giảm nhẹ thiên tai, chống xói
mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ
môi trường sống; tạo nguồn thu
cho ngành lâm nghiệp từ các
dịch vụ môi trường (phí môi
trường, thị trường khí thải
CO2, du lịch sinh thái, du lịch
văn hoá, nghỉ dưỡng…) để
đóng góp cho nền kinh tế đất
ớ
Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010: Bả
trường. Các mục tiêu cụ thể: 73
Trồng mới 5 triệu héc ta rừng, đồng
thời bảo vệ diện tích rừng hiện có
nhằm đưa độ che phủ của rừng lên
tới 43% tổng diện tích tự nhiên toàn
quốc, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ
thiên tai, tăng cường sự sẵn có của
tài nguyên nước, bảo tồn nguồn gen
và đa dạng sinh học.
h Lâm nghiệp 2005
Chương 6. Các chỉ tiêu về môi trường
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
74
Số lượng loài động, thực vật rừng có
nguy c