Các chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

Tóm tắt Sau hơn 10 năm gia nhập WTO, cùng với việc tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam (đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển. Song bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn. Việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách khung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ theo công ước khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển(UNCTAD) là hết sức cần thiết để có thể đạt được mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam “đạt mốc một triệu doanh nghiệp”. Trong những năm qua, chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp theo khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD được Nhà nước quan tâm, song việc thực hiện tại các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiệu quả. Trong bài viết này, bên cạnh đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp theo khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cải thiện chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
286 CÁC CHÍNH SÁCH TRAO ĐỔI VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thùy Dung Trường Đại học Luật Hà Nội Tóm tắt Sau hơn 10 năm gia nhập WTO, cùng với việc tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam (đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển. Song bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn. Việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách khung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ theo công ước khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển(UNCTAD) là hết sức cần thiết để có thể đạt được mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam “đạt mốc một triệu doanh nghiệp”. Trong những năm qua, chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp theo khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD được Nhà nước quan tâm, song việc thực hiện tại các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiệu quả. Trong bài viết này, bên cạnh đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp theo khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cải thiện chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp, doanh nghiệp, đổi mới công nghệ. 1. Đặt vấn đề Làn sóng khởi nghiệp đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt Nam kể từ năm 2010, song phải cho đến khi Việt Nam chọn năm 2016 là “năm khởi nghiệp quốc gia”, khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp mới được đưa vào văn bản chính thức đầu tiên. Trong đó, khái niệm “Doanh nghiệp khởi nghiệp là loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới” (Quyết định số 844/QĐ–TTg). Thực tiễn đã chứng minh ở nhiều nước trên thế giới, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã ảnh hưởng không nhỏ ở các mức độ khác nhau đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đổi mới sáng tạo được coi như là một giải pháp phù hợp, một cách ứng phó hiệu 287 quả để tranh thủ các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại, trong đó có sự đổi mới của doanh nghiệp khởi nghiệp. Sau hơn 10 năm gia nhập WTO, hiện nay Việt Nam đang tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đánh dấu sự hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam. Quá trình hội nhập vào các FTA đã và đang đem lại nhiều cơ hội, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam có những sản phẩm mới, có những ý tưởng mới muốn phát triển rộng rãi trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và cơ hội sẵn có, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức cần sự giúp đỡ của Nhà nước. Với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam “đạt mốc một triệu doanh nghiệp” đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong đó có chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ theo công ước khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD. Tuy các chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp được Nhà nước quan tâm, nhưng vẫn còn những lỗ hổng khiến các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp cải thiện chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới. Nhằm thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách tài chính như chính sách thuế, chính sách tín dụng nhà nước và chính sách tài chính hỗ trợ gián tiếp thông qua mô hình vườm ươm doanh nghiệp Tuy nhiên, để các doanh nghiệp khởi nghiệp phát huy được tiềm năng, trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhiều chính sách cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện. 2. Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Kể từ khi bắt đầu cho đến nay, có khá nhiều định nghĩa khác nhau về khởi nghiệp sáng tạo hay doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong Tiếng Anh, khởi nghiệp sáng tạo (startup) được hiểu là việc một cá nhân hay tổ chức của con người đang trong quá trình bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi là giai đoạn đầu lập nghiệp. Còn theo Mandela Schumacher – Hodge, thuật ngữ “doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo - startup” không dùng thông báo một loại hình của doanh nghiệp, mà chủ yếu dùng để miêu tả trạng thái phát triển của doanh nghiệp (Schumacher - Hodge, M, 2016). Một cách tiếp cận khác theo Neil Blumanthal “doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một công ty hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp không phải là hiển nhiên và dĩ nhiên không có gì đảm bảo thành công cả” (Neil Blumanthal, 2013). Như vậy, theo định nghĩa của các học giả phương Tây, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể hiểu là một tập hợp các nguồn nhân lực tạm thời, để đi tìm 288 kiếm một mô hình mới và nhanh chóng xây dựng mô hình kinh doanh/ tổ chức có quy mô và có thể nhân rộng tại các thị trường khác nhau; và thường tận dụng công nghệ làm lợi thế cạnh tranh. Tại Việt Nam, khái niệm “khởi nghiệp sáng tạo” được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, theo đó chỉ rõ “Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”.(Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2017). Có thể hiểu, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phải dựa trên công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng phân khúc thị trường mới. Tức là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không chỉ phải có những đổi mới so với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải có những đổi mới sáng tạo so với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn là những công ty đang trong quá trình kinh doanh nói chung và gắn với các hoạt động đổi mới khoa học – công nghệ, nói đến những điều thế giới chưa từng làm. Trên cơ sở đó, để khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, việc Nhà nước ban hành các chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 3. Chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo khung chính sách hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD Với mục tiêu bao trùm là đóng góp cho sự phát triển toàn diện và bền vững của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, UNCTAD (2012) đã xây dựng một khung Công ước về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Khung chính sách nhằm phát triển bền vững (bao gồm xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới và phát triển bền vững môi trường) cho một quốc gia trong quá trình xây dựng và hoàn thiện môi trường khởi nghiệp, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp mới phát triển. Khung chính sách hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD đề xuất sáu nội dung cơ bản liên quan đến khởi nghiệp cần ưu tiên đầu tư và được xác định có tác động trực tiếp đến hoạt động khởi nghiệp của một quốc gia. Cụ thể gồm: (1) xây dựng chiến lược khởi nghiệp quốc gia; (2) Tối ưu hóa môi trường pháp lý; (3) Tăng cường giáo dục tinh thần khởi nghiệp và phát triển các kỹ năng (trọng tâm là các kỹ năng mềm và các năng lực chuyên môn cần có); (4) Tạo điều kiện trao đổi và đổi mới công nghệ; (5) Hỗ trợ tiếp cận tài chính; (6) Nâng cao nhận thức về khởi nghiệp và thiết lập các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, các hiệp hội hỗ trợ. (UNCTAD, 2012) Theo khung chính sách hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD, chính sách tạo điều kiện trao đổi và đổi mới công nghệ được coi là một trong sáu nội dung cơ bản liên quan đến khởi nghiệp. Trong đó chỉ rõ, khởi nghiệp và công nghệ luôn hỗ trợ lẫn nhau. Tại 289 các nước đang phát triển, cả hai yếu tố này đều quan trọng tùy vào mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ ứng dụng công nghệ và khả năng đổi mới của doanh nghiệp. Các quốc gia có thể áp dụng các giải pháp như: (i) Hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cho khu vực tư nhân; (ii) Tăng cường mạng lưới liên kết, cụm công ty, cụm ngành nhằm phổ biến công nghệ và đổi mới; (iii) Xây dựng cầu nối giữa cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, các trường đại học và khu vực tư nhân; và (iv) Hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ cao (Nguyễn Hoàng Quy, 2017). Trên thực tế Việt Nam đã có các chính sách thực hiện các hoạt động trên. 4. Cơ sở pháp lý và thực trạng thực hiện chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam Thực hiện khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành đã ban hành nhiều chính sách quan trọng. Bao gồm: - Luật Khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013; - Luật Đầu tư ngày 26/11/2014; - Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19/6/2017; - Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/06/2017; - Luật giáo dục đại học ngày 19/11/2018; - Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Chính phủ về Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020; - Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. - Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 về việc phê duyệt Đề án“Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; - Thông tư số 01/2018/TT-BKHCN ngày 12/4/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Quy định tổ chức quản lý Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; Những chính sách tạo điều kiện trao đổi và đổi mới công nghệ ở Việt Nam đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Cụ thể: Một là, hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cho khu vực tư nhân Cùng với các quy định “mở” của nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cho khu vực tư nhân. Mục đích của hoạt động là: hỗ trợ truyền thông về đổi mới sáng tạo, xúc tiến thương mại xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ thông tin, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được quy định tại điểm c, khoản 2 điều 17, Luật Hỗ 290 trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017; Luật đầu tư 2014; khoản c, điểm 5, Mục II, Nghị quyết Số: 35/NQ-CP; điểm 3, điểm 7 mục III, Quyết định Số: 844/QĐ-TTg; điểm b, khoản 2; điểm h, khoản 5, điều 3; điểm c, khoản 1, 2 điều 13; Điểm đ, khoản 2 điều 15 thông tư Số: 01/2018/TT-BKHCN Nằm trong xu thế chung của việc ứng dụng khoa học công nghệ tại Việt Nam, sự ra đời và thành công của các mô hình doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực vận tải, thương mại điện tử... trên môi trường internet đã có tác động rộng lớn đến xã hội và cuộc sống con người. Đặc biệt là sự phát triển của các loại hình dịch vụ “taxi công nghệ” như Uber, Grab, Go - Viet đã và đang làm thay đổi nhận thức về một loại hình dịch vụ không chỉ từ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, người sử dụng dịch vụ mà còn từ các ngành quản lý. Số liệu từ Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, năm 2014, trước khi ứng dụng taxi công nghệ nở rộ, tổng lượng xe taxi truyền thống trên toàn quốc vào khoảng 50.000 xe. Riêng tại Hà Nội, năm 2015 có tới 20.000 xe taxi hoạt động. Tuy nhiên, “Sau hơn 2 năm thực hiện thí điểm theo Quyết định 24/QĐ- BGTVT ngày 7/1/2016 của Bộ Giao thông Vận tải về ứng dụng khoa học công nghệ quản lý vận tải hành khách theo hợp đồng, taxi công nghệ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, đem lại những lợi ích trực tiếp và thiết thực, được nhân dân ủng hộ” (Quan Toàn, 2018). Từ cuối năm 2018, các hãng xe công nghệ lần lượt mở rộng kinh doanh sang giao đồ ăn, đồ uống tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong đó Grab mở thêm dịch vụ giao đồ ăn bằng xe máy với tên gọi Grab- Food, Go-Việt mở thêm Go-Food (Hà Nội mới, 2019). Có thể nói, những chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ phát triển nhanh chóng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, song cũng là một trong những rào cản đối với các doanh nghiệp truyền thống đã xuất hiện trước đó. Hai là, tăng cường mạng lưới liên kết, cụm công ty, cụm ngành nhằm phổ biến công nghệ và đổi mới Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ sản xuất, trong đó hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động và tăng cường mạng lưới liên kết giúp các đơn vị tìm kiếm các đối tác và phát huy hết được khả năng của mình tạo ra lợi thế cạnh tranh và về chất lượng và giá thành. Quá trình liên kết này cũng được các chính sách Nhà nước hỗ trợ về quá trình đào tạo, kết nối, hỗ trợ sản xuất và xây dựng chuỗi giá trị; kết nối các doanh nghiệp, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế được quy định tại điều 19, Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa; khoản n, điểm 3, Mục II, Nghị quyết Số: 35/NQ-CP; điểm 4, điểm 8 mục III, Quyết định Số: 844/QĐ-TTg; Nghị định số 38/2018/NQ-CP 291 Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 28 năm xây dựng, phát triển, cả nước hiện có 328 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập, thu hút được hơn 120 tỷ USD vốn FDI, 800.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, và giải quyết việc làm cho hơn 3 triệu lao động. Riêng trong năm 2017, các khu công nghiệp, khu chế xuất đóng góp hơn 2 tỷ USD vào ngân sách nhà nước, 110 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, cả nước có thêm 625 cụm công nghiệp, tổng diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch của các cụm công nghiệp đang hoạt động là 19.000 ha, thu hút hơn 10.000 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 137.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 538.000 lao động (Đức Tuấn, 2018). Phát triển cụm liên kết ngành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp là lựa chọn chính sách của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mục tiêu trực tiếp ở Việt Nam hiện nay, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới chỉ là thu hút, tập trung các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể ở địa phương được tổ chức theo mô hình kết nối mạng hoặc mô hình vệ tinh cần được củng cố, phát triển theo hướng củng cố hạ tầng kỹ thuật và môi trường, tăng cường các mối liên kết giữa các doanh nghiệp để tạo dựng và phát triển chuỗi giá trị. Ba là, xây dựng cầu nối giữa cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, các trường đại học và khu vực tư nhân Nhiều năm qua, số kết quả nghiên cứu của các viện/trường đại học đến được với doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường còn hết sức khiêm tốn, phản ánh thực tế là vẫn còn nhiều trở ngại cho mối liên kết hợp tác viện/trường đại học và doanh nghiệp được quy định tại khoản 6, điều 6, Luật Khoa học và công nghệ 2013; khoản 4, điều 36, Luật chuyển giao công nghệ 2017; khoản 6, điều 12 Luật giáo dục Đại học sửa đổi, bổ sung một số điều luật 2018; Theo thống kê, Việt Nam hiện có chưa đầy 10% kết quả nghiên cứu, tức chỉ khoảng 2.000 kết quả có tiềm năng ứng dụng thực tế (Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ, 2013). Báo cáo kết quả khảo sát hoạt động khoa học công nghệ tại 149 cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2011 - 2016 của một nhóm nghiên cứu độc lập được trình bày tại hội thảo quốc gia cho thấy, khu vực các trường đại học đóng góp hơn ½ (50,08%) tổng số nhân lực khoa học công nghệ của cả nước, giai đoạn 2011-2015 tổng số sản phẩm khoa học công nghệ của khối các trường đại học chiếm hơn 2/3 trong cả nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017). Đối với các sáng chế, giải pháp hữu ích có nguồn gốc nước ngoài được các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Sở hữu trí tuệ Quốc gia, tính đến tháng 10 năm 2018, đơn vị này đã cấp khoảng 12.000 văn bằng bảo hộ (Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, 2018). 292 Theo thống kê, mỗi năm số hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng thực hiện thành công chỉ khoảng 20 - 30 hợp đồng. Nếu kể cả các khai thác theo thỏa thuận giữa các nhóm nghiên cứu với các doanh nghiệp không qua các hợp đồng chuyển nhượng, con số khai thác thành công các kết quả nghiên cứu cũng chỉ tính theo đơn vị hàng trăm. So với con số tiềm năng khoảng 20.000 kết quả nghiên cứu, 13.000 nhu cầu đổi mới công nghệ mỗi năm, có thể thấy việc khai thác thương mại kết quả nghiên cứu, sáng chế trong nước là quá nhỏ so với tiềm năng. Thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ, các bên đối tác (chẳng hạn giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu, giữa các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển) có thể cùng được hưởng lợi từ việc tiếp cận, chuyển giao hoặc mua bán các công nghệ phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển của mình. Tại Việt Nam, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng chưa thật sự quan tâm đến R&D trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phát triển công nghệ. Điều này thể hiện qua việc thực hiện chính sách và các quy định khoặc khuyến khích các công ty tư nhân dành 10% doanh thu trước thuế cho các hoạt động R&D của doanh nghiệp, hoặc sự đầu tư của doanh nghiệp cho các hoạt động đổi mới, tiếp cận công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh. Theo kết quả khảo sát, thì ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn, đặc biệt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin¸còn tuyệt đại đa số doanh nghiệp không quan tâm nhiều lắm đến đầu tư cho lĩnh vực R&D. Vì thế, tổng mức đầu tư toàn xã hội cho khoa học công nghệ hiện chưa đến 1% GDP, con số này ở các nước phát triển là 3 - 4%. Trong khi đó, Nghị quyết 20/NQ-TW về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đặt ra phải đầu tư cho khoa học công nghệ tối thiểu 1,5% GDP vào năm 2015 và 2% vào năm 2020. Bốn là, hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ cao Việc hỗ trợ các DN nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế luôn có nhiều hoạt động sôi nổi và thiết thực trong phạm vi cả nước. Các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ cao nhận được những ưu đãi về cơ sở hạ tầng, ưu đãi đầu tư được quy định tại điều 17, 19, 20, 21, Luật đầu tư; giảm thuế thu nhập cho các cá nhân được quy định tại khoản b, điểm 3, Mục II, Nghị quyết số: 35/NQ-CP; Nghị định số 38/2018/NQ-CP Theo báo cáo của Thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 2016 – 3018, thành phố đã đào tạo được 4.137 doanh nghiệp, đã hỗ trợ tư vấn về năng suất chất lượng, sở hữu trí tuệ, đổi mới công nghệ, sử dụng quỹ khoa học - công nghệ, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, đổi mới sáng tạo... cho hơn 1.442 doanh 293 nghiệp; đã hỗ trợ 179 dự án thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu và quản lý năng lượng... Một số kết quả hỗ trợ triển khai kết quả nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ cho gia công, chế tạo các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nổi bật như: Công nghệ thiết kế ngược và tính toán tối ưu hóa khung xương xe buýt cho ngành ôtô (SAMCO Củ Chi); công nghệ chế tạo bộ giảm tốc và khóa cửa an toàn của thang máy, chuyển giao cho các DN sản xuất thang máy (Thiên Nam, Thiên Long); công nghệ chế tạo khuôn dập liên hoàn chi tiết kim loại trong ngành điện - điện tử, khuôn ép nhựa hai màu trong ngành n
Tài liệu liên quan