Các chương trình đào tạo giáo viên ở châu Âu hiện nay

Tóm tắt. Công tác đào tạo giáo viên là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống giáo dục. Là hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu thế giới như hiện nay, các nước ở Châu Âu với những mô hình và chương trình đào tạo giáo viên hoạt động một cách hiệu quả đã có tác động to lớn đến chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như đến toàn bộ hệ thống giáo dục của khu vực và thế giới. Những kinh nghiệm phong phú từ các chương trình đào tạo giáo viên này có thể là bài học quý giá cho việc đổi mới công tác đào tạo giáo viên của Việt Nam hiện nay. Từ khó

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chương trình đào tạo giáo viên ở châu Âu hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 133-141 This paper is available online at CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở CHÂU ÂU HIỆN NAY Nguyễn Hoàng Đoan Huy Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Công tác đào tạo giáo viên là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống giáo dục. Là hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu thế giới như hiện nay, các nước ở Châu Âu với những mô hình và chương trình đào tạo giáo viên hoạt động một cách hiệu quả đã có tác động to lớn đến chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như đến toàn bộ hệ thống giáo dục của khu vực và thế giới. Những kinh nghiệm phong phú từ các chương trình đào tạo giáo viên này có thể là bài học quý giá cho việc đổi mới công tác đào tạo giáo viên của Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Đào tạo giáo viên, chương trình đào tạo giáo viên, chương trình đào tạo giáo viên ở Châu Âu. 1. Mở đầu Đào tạo giáo viên là một mảng hoạt động có tầm quan trọng bậc nhất trong hệ thống giáo dục ở mỗi quốc gia. Vì hơn ai hết, đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố trực tiếp quyết định đến chất lượng giáo dục và sự phát triển của thế hệ tương lai. Là một lục địa có nền văn hóa và giáo dục phát triển lâu đời nhất trên thế giới, lãnh thổ Châu Âu có những đặc trưng truyền thống và cũng đang không ngừng đổi mới trong việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo giáo viên, phục vụ cho nhu cầu của mỗi quốc gia đồng thời hướng đến mục tiêu thống nhất và đồng bộ hệ thống nhà trường đào tạo sư phạm trên toàn khu vực. Trong các bước phát triển của mình suốt những thập niên vừa qua, xã hội Châu Âu đã đối mặt với những thay đổi và thách thức trên những vấn đề liên quan đến văn hóa, kinh tế, xã hội và công nghệ; điều này đã làm nảy sinh sự thay đổi trong nhận thức về vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo ở đây. Ngay từ đầu những năm 90, giáo dục và đào tạo đã lại được xem là những ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chính sách ở phần lớn các nước thành viên Liên minh Chât Âu. Những cơ quan hàng đầu như Ủy ban Châu Âu, Bộ giáo dục của các quốc gia thành viên cũng như rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã Liên hệ: Nguyễn Hoàng Đoan Huy, e-mail: nguyenhoangdoanhuy@gmail.com. 133 Nguyễn Hoàng Đoan Huy cùng nhau trao đổi và thống nhất về vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên và công tác đào tạo lực lượng này trong phạm vi khu vực. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những yêu cầu của bối cảnh xã hội đặt ra đối với đội ngũ giáo viên và công tác đào tạo giáo viên ở Châu Âu Sự khác biệt về vai trò và vị trí xã hội của đội ngũ giáo viên cũng như những thay đổi trong bối cảnh thị trường lao động dành cho nghề giáo viên ở các quốc gia trong Liên minh Châu Âu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác đào tạo giáo viên ở khu vực này. Thật vậy, nghề giáo viên ở Châu Âu vốn chỉ được xếp hạng những ngành nghề có thu nhập vào loại thấp nhất trong những ngành nghề thuộc lĩnh vực học thuật; trong đó, đội ngũ giáo viên dạy ở các trường Trung học thường được nhận mức lương cao hơn so với giáo viên Tiểu học [1]. Bên cạnh đó, vị trí của người giáo viên vốn được xem là cán bộ công chức đang có xu hướng chuyển dần sang vị trí nhân viên phục vụ công cộng hoặc tư nhân. Chính sự thay đổi vị trí này cũng đã gây ảnh hưởng đến xu hướng phát triển mang tính chuyên nghiệp hóa của đội ngũ giáo viên hiện nay ở Châu Âu. Một số nước thành viên Liên minh Châu Âu tự đánh giá rằng đất nước họ đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt về đội ngũ giáo viên (ví dụ như Anh, xứ Wales và Thụy Điển). Tình trạng này có thể được hiểu là sự thiếu hụt về số lượng trường học và tổng số giáo viên, hoặc là sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên giảng dạy ở những môn học nhất định chẳng hạn như Toán, Khoa học tự nhiên, Công nghệ thông tin, Ngoại ngữ. . . , hoặc là sự thiếu hụt về một số loại hình nhà trường nào đó (trường dạy nghề, trường kĩ thuật, trường thương mại. . . ), và cũng có thể là sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên theo phân bố địa lí (giữa thành thị và nông thôn). Một số chuyên gia dự đoán trong tương lai không xa, rất nhiều quốc gia thành viên thuộc Liên Minh Châu Âu sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt giáo viên một cách tổng thể. Sắp tới, khu vực này cần có khoảng nửa triệu giáo viên đã qua đào tạo để có thể đáp ứng nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục ở đây. Để làm được điều đó đòi hỏi các nước này phải gấp rút bàn thảo về chính sách tuyển dụng cũng như xác định lại vai trò và vị trí của người giáo viên cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này. Tuy vậy, ở những quốc gia khác như Áo, Đức, Hy Lạp, Ai Len, Ý và Tây Ban Nha lại phải đối mặt với tình trạng thừa giáo viên bởi do các nước này thường xuyên được bổ sung nguồn nhân lực trẻ được đào tạo về chuyên ngành sư phạm. Điều này lại đặt ra yêu cầu cần phải có những sự thay đổi phù hợp trong chính sách tuyển chọn đội ngũ giáo viên. Nói tóm lại, tình trạng thiếu hụt ở một số nước Châu Âu và dư thừa đội ngũ giáo viên ở những nước khác trong cùng khu vực làm nảy sinh một vấn đề liên quan đến tính liên thông, linh hoạt và hợp lệ giữa các chương trình đào tạo giáo viên trên phạm vi toàn khu vực. Bên cạnh đó, chất lượng của đội ngũ giáo viên ở Châu Âu cũng đang là vấn đề đáng 134 Các chương trình đào tạo giáo viên ở Châu Âu hiện nay quan tâm. Hầu hết giáo viên hiện đang tham gia công tác giảng dạy ở các nước thành viên của Liên minh Châu Âu tốt nghiệp từ cuối những năm 1990 đều trải qua quá trình đào tạo thống nhất trong việc sử dụng nguồn thông tin và công nghệ truyền thông phong phú và đầy tiềm năng để phục vụ tốt nhất cho hoạt động dạy học. Tuy nhiên, chỉ rất ít giảng viên sư phạm hiện đang ứng dụng các công nghệ mới nói trên vào quá trình giảng dạy của mình. Do đó, sinh viên sư phạm hiện nay cũng có ít cơ hội để mở rộng khả năng hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng đa phương tiện trong môi trường học tập của mình [2]. Ngoài ra, có một thực tế vẫn đang tồn tại là trường phổ thông và đội ngũ giáo viên của họ không thể giải quyết một cách triệt để những nhiệm vụ đang không ngừng thay đổi, nảy sinh và xuất hiện liên tục theo yêu cầu của xã hội. Giáo viên thiếu chủ động và không đủ năng lực để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của môi trường giáo dục (về vai trò tự quản của nhà trường và sự cập nhật trong chương trình dạy học). Những quan niệm truyền thống về vai trò của người giáo viên như dạy học đơn thuần là sự truyền đạt kiến thức đều đang trở nên lạc hậu nhưng vẫn khó thay đổi trong nhận thức của không ít cán bộ giáo dục. Những vấn đề đó khiến cho các nhà giáo dục ở Châu Âu nhận thấy sự cần thiết phải tiến hành những cải cách trong công tác đào tạo giáo viên. Ngành sư phạm cần phải trở thành một hệ thống mở và không ngừng phát triển để đáp ứng kịp thời với những thay đổi nhanh chóng của môi trường xung quanh. Công tác đào tạo giáo viên không còn đơn thuần chỉ là “sự chuẩn bị” cho sinh viên sư phạm một nghề dạy học mà phải mang lại cho họ cả những năng lực cần thiết và đón đầu những yêu cầu sắp tới của xã hội. 2.2. Hệ thống và mô hình đào tạo giáo viên ở Châu Âu hiện nay Trong một báo cáo của tác giả T. Sanders và cộng sự đã được công bố vào năm 1996, một bức tranh tổng quát và phân tích tương đối đầy đủ những nét đặc trưng tiêu biểu về Hệ thống các chương trình đào tạo giáo viên ở Châu Âu theo 5 tiêu chí, bao gồm: (1) Loại hình nhà trường; (2) Phân loại đội ngũ giáo viên; (3) Tiêu chí tuyển sinh của các chương trình đào tạo giáo viên; (4) Quy trình đào tạo giáo viên; (5) Bằng cấp, chứng chỉ sư phạm. Trên cơ sở những so sánh về các chương trình đào tạo giáo viên ở phần lớn các quốc gia trong Cộng đồng chung Châu Âu đó, tác giả đã đưa ra những cấu trúc cơ bản của hệ thống đào tạo giáo viên ở khu vực này như sau [3]: 1. Các chương trình đào tạo giáo viên trên toàn Châu Âu đều được phân chia theo các loại hình đào tạo dựa trên tiêu chí đào tạo giáo viên dành cho ba bậc học chính trong hệ thống giáo dục phổ thông bao gồm: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Cách phân loại thứ nhất bao gồm những chương trình đào tạo giáo viên dành cho các trường phổ thông kết hợp hai bậc học gồm Tiểu học và Trung học cơ sở và chương trình đào tạo giáo viên dành cho các trường Trung học phổ thông (Đan Mạch). Ở cách phân loại này, Thụy Điển là một ví dụ tương đối đặc biệt trong đó các chương trình đào tạo ở đây có đầu ra là đội ngũ giáo viên dạy 2 nhóm lớp khác nhau bao gồm: nhóm lớp từ 135 Nguyễn Hoàng Đoan Huy 1 - 7 và nhóm lớp từ 4 - 9. Cách phân loại thứ hai bao gồm những chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học và những chương trình đào tạo giáo viên Trung học (gồm THCS và THPT), chẳng hạn như ở Ai Len, Ý và Tây Ban Nha. Ở một số nước, thời gian đào tạo được quy định thống nhất trên tất cả các cơ sở đào tạo (ví dụ như Pháp) hoặc tùy thuộc vào các cơ sở đào tạo khác nhau, thời gian đào tạo ở những chương trình này cũng khác nhau (Tây Ban Nha). Cách phân loại thứ ba bao gồm những chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học, và những chương trình khác với mục tiêu chỉ đào tạo giáo viên THCS hoặc đào tạo giáo viên THCS và THPT. Bỉ, Đức và Hà Lan là những quốc gia điển hình đang sử dụng cách phân loại này. 2. Các chương trình đào tạo giáo viên giáo dục đặc biệt được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau trên toàn Châu Âu. Ở một số quốc gia, sinh viên sư phạm ngành giáo dục đặc biệt tham gia những chương trình đào tạo song song giữa một bên là chuyên ngành giáo dục Tiểu học và giáo dục Trung học cơ sở và một bên là chuyên ngành Giáo dục đặc biệt (Ví dụ như ở Áo). Giáo dục đặc biệt cũng có thế được tích hợp như một nội dung không thể thiếu trong chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học (Ví dụ như ở Phần Lan). Trong loại hình đào tạo giáo viên thứ 3 ở trên, các trường đại học còn tổ chức các khóa sau đại học dành cho chuyên ngành giáo dục đặc biệt (Ví dụ như ở Hà Lan và Thụy Điển). Ở nhiều quốc gia thuộc Châu Âu, các hình thức đào tạo giáo viên là người khuyết tật (ví dụ như giáo viên là người khiếm thị) cũng xuất hiện rất nhiều. 3.Một số hệ thống đào tạo giáo viên như ở Áo, Đức và Hà Lan đều được đặc trưng bởi những chương trình giáo dục và đào tạo nghề với trình độ phát triển rất cao trong khi những quốc gia khác lại không phát triển ở lĩnh vực này. Một số quốc gia có hệ thống chương trình đào tạo giáo viên chuyên dạy những môn thực hành nghề (vocational subjects) ở bậc Trung học cơ sở (Bỉ và Hà Lan). Những quốc gia khác lại có những chương trình dành cho giáo viên dạy riêng về thực hành trong bậc giáo dục nghề nghiệp (Áo và Đức). Giáo viên ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập có thể được đào tạo ở hệ thống giáo dục sau đại học thuộc các trường đại học lớn (Đức). Chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy những môn kĩ thuật vẫn chưa phát triển đầy đủ ở phần lớn các quốc gia trong Liên minh chung Châu Âu. 4. Để đào tạo đội ngũ giáo viên ở các bậc học như Tiểu học, THCS và THPT, ở Châu Âu hiện đang có những loại hình cơ sở đào tạo như sau: Một số quốc gia kết hợp tất cả các loại hình đào tạo giáo viên nói trên trong những cơ sở đào tạo đại học - University (Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Thụy Điển). Thay vì mang lại cho người học những lựa chọn khác nhau về nội dung và cấu trúc 136 Các chương trình đào tạo giáo viên ở Châu Âu hiện nay chương trình đào tạo dành cho những ai muốn dạy các bậc học khác nhau, hệ thống trường sư phạm chỉ phân biệt đào tạo giáo viên bậc Tiểu học, THCS hay THPT qua thời gian đào tạo của họ. Ngoài nước Pháp với thời gian đào tạo giáo viên Tiểu học và Trung học bằng nhau, các nước còn lại bao gồm Phần Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Điển đều có thời gian đào tạo giáo viên Tiểu học khác với thời gian đào tạo giáo viên Trung học. Cách phân loại cơ sở đào tạo giáo viên thứ hai là dựa trên mục đích đào tạo với đầu ra là giáo viên sẽ tham gia giảng dạy ở bậc học nào. Những giáo viên dạy Tiểu học và dạy ở một số loại hình trường phổ thông ở bậc THCS (lower secondary level) có thể được đào tạo từ những cơ sở đào tạo tương đương với bậc Trung cấp chuyên nghiệp (post-secondary level), chẳng hạn như ở Áo; hoặc ở những cơ sở đào tạo đại học và sau đại học (higher education) như ở Bỉ và Hà Lan. 5. Ở Anh Quốc và xứ Wales, chính phủ nước này vừa ra quyết định về việc cho phép một loại hình đào tạo giáo viên được tổ chức ngay tại trường phổ thông (được gọi là “school-based teacher training”) và thay đổi, thậm chí giảm nhẹ đi vai trò của những cơ sở đại học và sau đại học đối với hoạt động đào tạo giáo viên. 6. Các cơ sở đào tạo giáo viên ở Châu Âu tổ chức hoạt động giáo dục và đào tạo của mình theo những cách thức khác nhau: Ở một số quốc gia, ví dụ như Áo, chương trình đào tạo giáo viên Mầm non được tổ chức ngay trong các trường THPT (upper secondary level). Ở Áo và Đan Mạch, có những cơ sở giáo dục chỉ chuyên một mục đích đào tạo giáo viên (hệ thống các trường sư phạm). Ở Bỉ và Hà Lan, đào tạo giáo viên là một phần của cơ sở đào tạo đại học và sau đại học hoặc các trường Cao đẳng bách khoa (polytechnics). Ở các trường đại học (university) trên khắp Châu Âu, các cách thức đào tạo giáo viên bao gồm: - Chương trình đào tạo được tổ chức trong các khoa sư phạm (Phần Lan). - Những quốc gia khác chọn hình thức trường sư phạm (school of education) thuộc một trường đại học đa ngành (university). - Các chương trình đào tạo sư phạm chia nhỏ nội dung chương trình ra thành những chuyên đề thuộc các khoa, bộ môn không liên quan đến nhau (trường hợp này xảy ra ở phần lớn các trường đại học của Đức trong đó sinh viên sư phạm cùng học chung phần đại cương về lí thuyết giáo dục). - Ở một số quốc gia khác, nhiệm vụ đào tạo giáo viên được chia cho những cơ sở đào tạo khác nhau bao gồm: trường đại học chịu trách nhiệm về phần đại cương và lí luận ban đầu; mạng lưới các trường phổ thông ở địa phương cũng như các viện sư phạm sẽ tham gia vào việc trang bị cho sinh viên phần thực hành (ví dụ như ở Áo với mô hình đào tạo giáo viên THPT và ở Đức với hệ thống đào tạo giáo viên hai giai đoạn). 137 Nguyễn Hoàng Đoan Huy 7. Thời gian đào tạo mà sinh viên sư phạm phải trải qua cũng khác nhau, từ các khóa học ngắn hạn (ví dụ khóa đào tạo giáo viên cho các trường dạy nghề và trường kĩ thuật) đến các chương trình kéo dài 5 năm hoặc lâu hơn (ví dụ như ở Pháp, Đức và Tây Ban Nha). Ngoài một số ngoại lệ khác, tất cả các chương trình đào tạo giáo viên bậc Tiểu học và Trung học hiện nay đều có thời gian đào tạo tối thiểu là 3 năm (Xem Bảng 1). Bảng 1. Thời gian và loại hình chương trình đào tạo giáo viên ở một số nước Châu Âu [4] Quốc gia Thời gian đào tạo Loại hình đào tạoĐồng thời Liên tiếp Thay thế (tích hợp) Anh 3 - 5 năm • • Pháp 5 - 6 năm • Đức 6+ năm • Hungary 4/5 năm • • Ý 5 năm • Hà Lan 4 năm • • • Tây Ban Nha 5 - 7 năm • • Thụy Điển 4.5 - 5.5 năm • Thụy Sĩ 4 năm • 8. Các chương trình đào tạo đều có những hình thức tổ chức và cấu trúc chương trình khác nhau, bao gồm: Mô hình đào tạo đồng thời với các nội dung chương trình khác nhau về nghiệp vụ sư phạm (các phân môn về Giáo dục học, Phương pháp dạy học, Thực hành dạy học. . . ) được giảng dạy song song với những ngành cơ bản khác. Mô hình đào tạo tích hợp với những nội dung không chỉ được giảng dạy đồng thời mà còn theo những cách thức tích hợp chú trọng vào những chuyên đề về nghiệp vụ cũng như phối kết hợp các môn lí thuyết và thực hành. Một số chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học sử dụng mô hình đào tạo tích hợp và mô hình mô đun hóa (chẳng hạn ở các nước Bắc Âu). Mô hình đào tạo nối tiếp trong đó trước tiên người học phải tham gia các môn học hoặc học phần về khoa học cơ bản và đôi khi là những chuyên đề về giáo dục học, sau đó sinh viên tiếp tục được học các môn học về nghiệp vụ và thực hành dạy học. Một số mô hình đào tạo giáo viên bậc Trung học đều sử dụng mô hình nối tiếp này. Mô hình đào tạo theo mô đun thường cung cấp những đơn vị học phần theo mô đun để sinh viên sư phạm có thể lựa chọn theo nhu cầu của mình. Một số quốc gia Bắc Âu đang sử dụng rất thành công mô hình đào tạo này. Một mô hình đào tạo rất đặc biệt cũng đang được sử dụng hiện nay là sự kết hợp giữa 2 mô hình được gọi là “một giai đoạn” và “hai giai đoạn”: 138 Các chương trình đào tạo giáo viên ở Châu Âu hiện nay - Trong mô hình “một giai đoạn”, sinh viên sư phạm buộc phải hoàn thành chương trình học của mình tại cơ sở đào tạo để có được chứng chỉ hành nghề giáo viên tại các trường phổ thông. - Trong mô hình “hai giai đoạn”, ban đầu, sinh viên sẽ được học các học phần lí thuyết tại các cơ sở đào tạo sư phạm (giai đoạn một); sau giai đoạn này, sinh viên sẽ tiếp tục tham gia các môn thực hành ngay tại các trường phổ thông cũng như các khóa học đặc biệt liên quan đến phương pháp dạy học (giai đoạn 2 này ở Đức được gọi là Vorbereitungsdienst và ở Áo là Unterrichtspaktikum, đều mang nghĩa là giai đoạn thực tập giảng dạy). Mạng lưới các trường phổ thông thực hành và các viện sư phạm ở địa phương được phân chia hoạt động liên kết với từng trường đại học khác nhau trên địa bàn và chịu trách nhiệm chính trong giai đoạn 2. Việc đánh giá hoạt động của sinh viên thực tập sư phạm ở giai đoạn này là cơ sở để xác định sinh viên có đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên hay không [5]. Quan sát hình 1 sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về một trong những mô hình đào tạo giáo viên ở Châu Âu (cụ thể là ở Đức), trong đó một module đơn về đào tạo nghề và nghiệp vụ sư phạm được thiết kế trong tất cả các chuyên đề ở bậc Thạc sĩ. Module này là một sợ dây kết nối với chương trình học ở bậc Thạc sĩ, nơi đào tạo chuyên sâu hơn. Mô hình này được gọi là Mô hình đào tạo kết hợp. 9. Nội dung chương trình đào tạo giáo viên ở Châu Âu không có sự thống nhất trên toàn khu vực mà chịu sự quản lí nghiêm ngặt trên phạm vi quốc gia (ví dụ như Anh và xứ Wales) hoặc tùy thuộc hoàn toàn vào quy định của các cơ sở đào tạo (ví dụ như Phần Lan, Bồ Đào Nha và Thụy Điển). Ở đây, thời lượng chương trình dành cho sinh viên tham gia thực hành giảng dạy có thể là hầu như bằng không cho đến chiếm trọng số hơn 50% tổng thời gian đào tạo (Hà Lan). Bên cạnh đó, nhìn chung, các quốc gia thành viên trong Liên minh Châu Âu đều có những khác biệt cơ bản về hệ thống và mô hình các chương trình đào tạo giáo viên từ mục tiêu, nội dung, văn hóa dạy và học cho đến quy trình và hình thức đánh giá cũng như cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, cũng xét trên bình diện chung đó, có thể nhận thấy một cách rõ nét sự tương đồng một cách tương đối về nội dung chương trình đào tạo của hầu hết các mô hình đào tạo giáo viên ở khu vực này. Những thành phần cơ bản trong nội dung chương trình đó bao gồm những môn học, học phần hoặc chuyên đề thuộc các nhóm như sau: - Những môn học thuộc khoa học Giáo dục học: Lịch sử và triết lí giáo dục, tâm lí học giáo dục, xã hội học giáo dục, đánh giá trong xã hội học giáo dục,. . . - Những môn học chuyên ngành cơ bản liên quan đến chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông như Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa. . . - Những môn học về lí luận và phương pháp giảng dạy hoặc những môn về phương pháp luận liên quan đến những lĩnh vực khác nhau trong chương trình giảng dạy ở trường phổ thông như giáo dục trong môi trường đa văn hóa, nghiên cứu xã hội trong giáo dục, 139 Nguyễn Hoàng Đoan Huy Hình 1. Chương trình đào tạo theo Mô hình Magdeburg ở Đức giáo dục môi trường, giáo dục giới tính hoặc hoạt động học tập với việc ứng dụng công nghệ thông tin và giao tiếp. . . 3. Kết luận Mặc dù mỗi quốc gia ở Châu Âu đều có những trình độ phát triển và những thực tế khác biệt tương đối về công tác đào tạo giáo viên của mình, nhưng nhìn chung trên phạm vi toàn khu vực, đây vẫn được xem là nơi có sự tương đồng nhất định về một số khía cạnh và xu hướng phát triển chẳng hạn như hệ thống và mô hình chung mang tính truyền thống trong đào tạo giáo viên cùng với những ảnh hưởng của chúng đến thực trạng công tác này ở phần lớn các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu, hay sự giống nhau về cơ bản trong 140 Các chương trình đào tạo gi
Tài liệu liên quan