“Các con buôn” làm giàu trên mạng xã hội thế nào?

Trong việc bán hàng trên các trang mạng xã hội, loại hình này có tính tương tác cao, dễ tiếp cận khách hàng nhưng khả năng lan truyền thông tin rất lớn, đôi khi không thể kiểm soát được, nhất là những thông tin "không tốt". Việc bán hàng trên mạng xã hội đã phổ biến từ rất lâu, bằng việc người bán tự đăng tải hình ảnh sản phẩm lên "tường nhà" (wall) của họ nhằm tiếp thị đến bạn bè, người quen. Hiện nay một số trang mạng xã hội như Zing Me, Go.vn còn có những công cụ hỗ trợ dành cho người sử dụng thiết lập gian hàng của họ trên các trang này, giúp họ dễ tiếp cận với khách hàng tiềm năng từ cộng đồng mạng.

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu “Các con buôn” làm giàu trên mạng xã hội thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Các con buôn” làm giàu trên mạng xã hội thế nào? Nhằm thu hút thêm nhiều người sử dụng, các trang mạng xã hội tại Việt Nam liên tục đưa ra nhiều tiện ích, hỗ trợ miễn phí cho các cửa hàng tiếp thị sản phẩm. Tuy nhiên, người bán cũng nên thận trọng. Trong việc bán hàng trên các trang mạng xã hội, loại hình này có tính tương tác cao, dễ tiếp cận khách hàng nhưng khả năng lan truyền thông tin rất lớn, đôi khi không thể kiểm soát được, nhất là những thông tin "không tốt". Việc bán hàng trên mạng xã hội đã phổ biến từ rất lâu, bằng việc người bán tự đăng tải hình ảnh sản phẩm lên "tường nhà" (wall) của họ nhằm tiếp thị đến bạn bè, người quen. Hiện nay một số trang mạng xã hội như Zing Me, Go.vn… còn có những công cụ hỗ trợ dành cho người sử dụng thiết lập gian hàng của họ trên các trang này, giúp họ dễ tiếp cận với khách hàng tiềm năng từ cộng đồng mạng. Bán hàng trên mạng xã hội Anh Tùng ở Tân Bình (TPHCM), chủ gian hàng thời trang Shortshopvn, cho hay ngoài các trang mà anh đang bán hàng trực tuyến như vatgia.com, chodientu.vn, enbac.com, 5giay.vn, anh còn thiết lập gian hàng của mình trên các mạng xã hội như Facebook, Go.vn. Theo anh Tùng, việc bán hàng trên mạng xã hội khá dễ dàng, khi quan tâm đến món hàng nào đó, khách hàng có thể đặt hàng thông qua hình thức phản hồi hoặc góp ý, cửa hàng sẽ hẹn khách thời gian, địa điểm cụ thể để giao hàng và nhận tiền. "Trung bình một tuần có khoảng 50 lượt ghé thăm gian hàng của tôi trên Facebook, khách hàng cũng đến từ trang này là chủ yếu, chiếm khoảng 80% trong tổng số khách hàng hiện nay. Còn khách từ trang Go.vn hay các mạng xã hội khác cũng có nhưng chưa nhiều", anh Tùng nói. Còn theo anh Quốc Anh, chủ gian hàng thời trang, đồ lưu niệm Hula, chỉ tính riêng lượng người biết đến gian hàng của anh trên Zing Me đã hơn 10.000 người, trong đó trung bình một ngày có khoảng 200-300 lượt ghé thăm trang web của Hula từ mạng xã hội này. Một trong những lý do để anh quyết định đưa gian hàng lên mạng xã hội chính là việc được tiếp thị sản phẩm miễn phí. Trong khi đó, để tiếp cận đến hàng triệu khách hàng tiềm năng thì cửa hàng sẽ phải tốn khá nhiều kinh phí nếu sử dụng các kênh tiếp thị trực tuyến khác. Hiện nay khách hàng từ kênh tiếp thị mới này mới chỉ đem lại cho Hula khoảng 5- 10% trong tổng số khách hàng. Tuy nhiên, chủ cửa hàng kỳ vọng trong thời gian sắp tới, khi mà lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng nhanh ở Việt Nam, thì lượng khách hàng từ kênh này sẽ tăng lên 20-30%. Cơ hội tiếp thị đến khách hàng tiềm năng Các chuyên gia thương mại điện tử cho rằng, trước đây, khi các gian hàng có các đợt khuyến mãi, giảm giá… chủ gian hàng sẽ phải tự gửi thông tin cho khách hàng của mình dưới hình thức thư điện tử (e-mail) hoặc tin nhắn SMS qua điện thoại di động trong trường hợp đã có dữ liệu về khách hàng mục tiêu. Còn khi có nhu cầu về món hàng, dịch vụ nào đó thì khách hàng thường phải tự tìm kiếm thông tin trên các trang mua bán trực tuyến, chợ điện tử… Khi đó, thông tin giữa người mua và người bán là một chiều. Trong khi đó, với những tiện ích của mạng xã hội, các chủ gian hàng có thể chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình. Người sử dụng mạng xã hội sẽ tự động nhận được bất kỳ thông tin mới nào về gian hàng XYZ nếu họ đã nhấp chuột vào biểu tượng thích (like) trên tường nhà của gian hàng này trước đó. Ngoài ra, các chủ gian hàng còn dễ đo lường được hiệu quả của việc tiếp thị trên mạng xã hội bằng cách xem thống kê về lượng khách ghé thăm, lượng khách thích sản phẩm cũng như số lượng khách phản hồi hay truy cập trang web từ đường dẫn trên mạng xã hội khi họ nhấp chuột vào món hàng… Ông Nguyễn Văn Đức Trọng, Giám đốc phát triển kinh doanh của Zing thuộc Công ty VNG – chủ sở hữu mạng xã hội Zing Me, cho biết tất cả các cửa hàng, dù có hoạt động kinh doanh trực tuyến hay không, cũng đều được hỗ trợ bán hàng trên Zing Me. Theo đó, Zing Me sẽ cung cấp cho các cửa hàng một trang "hâm mộ" (fanpage) để có thể bán và tiếp thị sản phẩm của mình. "Zing Me sẽ hỗ trợ các gian hàng trong việc thiết kế giao diện, quản lý fanpage và tư vấn cách thức kinh doanh, hay cung cấp các công cụ để chủ cửa hàng chủ động trong việc tích hợp trang web, ứng dụng bán hàng vào trang này. Người sử dụng Zing Me nếu nhấp chuột vào sản phẩm trên fanpage sẽ được dẫn đến trang web của cửa hàng", ông Trọng nói. Để được cấp fanpage, chủ gian hàng chỉ cần hoàn tất những thông tin theo mẫu đăng ký trên trang web open.zing.vn/fanpage, với thời gian xét duyệt từ một đến hai ngày. Tuy nhiên, theo các chủ gian hàng, các trang mạng xã hội hiện nay chỉ mới là nơi để tiếp thị chứ chưa thực sự là địa điểm bán hàng hữu hiệu bởi vì còn thiếu các công cụ về thanh toán trực tuyến như giỏ hàng, cổng thanh toán… Tuy nhiên, theo đại diện một số mạng xã hội Việt Nam, mục tiêu của họ không phải là trang mua bán trực tuyến mà chỉ là nơi hỗ trợ các gian hàng trong việc quảng bá, tiếp thị hàng hóa, dịch vụ đến người sử dụng. Trên các mạng xã hội, chủ gian hàng và khách hàng có thể tự thỏa thuận với nhau về việc thanh toán bằng nhiều hình thức như chuyển khoản, qua cổng thanh toán hay ví điện tử như Nganluong.vn, Payoo… Theo ông Trọng, VNG sẽ có những sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các chủ gian hàng cũng như thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt và chia sẻ kinh nghiệm bán hàng trên mạng xã hội, từ những cửa hàng đã thành công trong việc kinh doanh theo hình thức này. Về phía Go.vn, đại diện trang mạng xã hội này cho biết các chủ cửa hàng hiện có thể thiết lập gian hàng miễn phí trên shop.go.vn. Trong thời gian sắp tới, Go.vn sẽ đưa ra nhiều công cụ hỗ trợ các gian hàng đẩy mạnh việc tiếp thị đến người sử dụng. Xây dựng hình ảnh cho gian hàng Ông Lâm Tuấn Kiệt, chuyên viên tiếp thị của Công ty Phan Thị – doanh nghiệp kinh doanh truyện tranh và đồ chơi trẻ em, hiện có gian hàng trên Facebook và Go.vn, cho hay việc đầu tư gian hàng trên các trang mạng xã hội không cần công phu lắm nếu đã có sẵn một trang web bán hàng trực tuyến. Chủ gian hàng chỉ cần sao chép nội dung, hình ảnh từ trang web chính sang tường nhà, trang hâm mộ trên mạng xã hội là được. Việc còn lại là thu hút người sử dụng đến với gian hàng mình bằng cách kết bạn thật nhiều (add friend) hay đăng tải lên những thông tin thú vị, hữu ích để thu hút nhiều người thích, hâm mộ (like). Còn anh Quốc Anh chia sẻ rằng các cửa hàng cần chăm chút cho nội dung thông tin gian hàng của mình, cụ thể là thường xuyên trả lời các ý kiến đóng góp, thắc mắc từ phía khách hàng, hoặc tạo ra những sự kiện, cuộc thi, trò chơi với các giải thưởng là sản phẩm của gian hàng mình để gắn kết với khách hàng… Có như vậy mới khuyến khích nhiều người ghé thăm gian hàng của mình. "Để làm những việc nói trên, chủ gian hàng cần có nhân sự chuyên lo việc cập nhật hình ảnh sản phẩm, thường xuyên vào mạng để chăm sóc khách hàng. Nhân viên đó cũng phải am hiểu về thương mại điện tử, truyền thông xã hội. Tuy nhiên, với tiềm lực và chi phí có hạn, các gian hàng đang gặp khó khăn về vấn đề này", anh Quốc Anh nói. Anh Tùng của Shortshopvn cho biết thêm, khách hàng trên các trang mạng xã hội rất thích những hình ảnh thật khi xem hàng, ví dụ những hình ảnh mô tả các mặt hàng thời trang của gian hàng phải đi kèm với người mẫu thật, không nên sử dụng những hình ảnh tải từ Internet , hay các hình ảnh đã qua thủ thuật chỉnh sửa nhiều. Bên cạnh đó, ông Kiệt cho rằng nội dung thông tin khi đưa lên mạng xã hội phải đơn giản, ngắn gọn. Hình ảnh phải bắt mắt, thu hút người xem, bên cạnh đó là nguồn sản phẩm độc đáo, tránh viết những bài quảng cáo quá dài, khô khan mà không có hình ảnh sản phẩm đi kèm. Theo các chuyên gia, chủ gian hàng cần lưu ý khi kinh doanh trên mạng xã hội là mọi hoạt động đều diễn ra dựa trên sự tương tác hai chiều giữa họ và người sử dụng. Chủ gian hàng dù muốn cũng khó mà kiểm soát được thông tin phản hồi trên tường nhà hay trang hâm mộ của mình dù thông tin đó tốt hay xấu. Do vậy, các gian hàng không nên có những động thái "dội bom" thư, gửi thư rác với nội dung là hình ảnh sản phẩm mới, các đường link về trang web cửa hàng đến cho nhiều người sử dụng mạng xã hội, làm cho họ cảm thấy phiền phức. Lúc đó, hiệu quả sẽ trở thành hậu quả, gian hàng có thể bị người sử dụng tẩy chay. Vì bất kỳ người sử dụng mạng xã hội nào cũng có thể chặn thông tin từ gian hàng đó nếu cảm thấy bị làm phiền, hơn nữa còn có thể cảnh báo đến bạn bè và người quen của họ về gian hàng, hay tệ hơn là sẽ để lại "tiếng xấu" về gian hàng này. Thay vào đó, các chủ gian hàng nên có kế hoạch đầu tư thời gian hợp lý để tăng cường sự tương tác với các thành viên, khuyến khích họ chia sẻ thông tin hữu ích của hàng hóa, dịch vụ cho nhiều người. Hướng tới quyền lợi người tiêu dùng Chương trình bình chọn "Trang web thương mại điện tử được người tiêu dùng yêu thích nhất 2011" đã khép lại với kết quả được Ban tổ chức – Sở Công Thương TPHCM – đánh giá khá khả quan. Chương trình bình chọn năm 2011 đã thu hút 53 doanh nghiệp tham gia, với 66 trang web, đạt được hơn 10.400 lượt bình chọn hợp lệ từ người tiêu dùng. Trong buổi tổng kết, ông Trần Vinh Nhung, Phó giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho biết chương trình bình chọn năm 2011 đã có những điểm mới, cụ thể cho phép người tiêu dùng bình chọn qua hai hình thức là tin nhắn SMS và thư điện tử (e-mail), thay vì chỉ có qua e-mail như trước đây. Ngoài ra, Ban tổ chức đã không đặt ra những tiêu chí cứng nhắc như trước kia về các nhóm ngành nghề, với cuộc bình chọn mở rộng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Ông Huỳnh Ngọc Hưng, Giám đốc điều hành nhà sách trên mạng Vinabook.com – đơn vị đoạt giải trang web thương mại điện tử chuyên ngành sách được yêu thích nhất, nói rằng trong năm vừa qua công ty đã tập trung đầu tư mở rộng kho hàng tại Hà Nội, giúp cho việc giao hàng cho khách nhanh và tiện lợi hơn. Tổng công suất các kho hiện giờ gấp năm lần so với trước kia. Ngoài ra, nhà sách trực tuyến này còn bán thêm các sản phẩm như quà tặng, đồ lưu niệm… Bên cạnh đó, theo ông Hưng, trong năm 2011, công ty cũng đẩy mạnh nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin bằng việc đầu tư về phần cứng, phần mềm, các giải pháp quản lý về tài chính, kho vận logistics… với chi phí chiếm khoảng 20% trong tổng chi phí của công ty. Trong năm nay, Vinabook.com sẽ tham gia phân phối sách trực tuyến phiên bản điện tử (e-book), dự kiến vào khoảng quý 3-2012, do nhận thấy tốc độ tăng trưởng thị trường các thiết bị đọc sách điện tử như Kindle Fire, Nook, hay các dòng máy tính bảng như Samsung Galaxy Tab, Ipad… rất nhanh trong năm qua. Trong khi đó, ông Phạm Văn Phú, Giám đốc chi nhánh TPHCM của Công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam – doanh nghiệp đứng thứ hai về trang web thương mại điện tử kết hợp mô hình B2C và C2C được yêu thích nhất, cho hay trong năm 2012 này công ty sẽ tăng cường việc quản lý thông tin, nội dung trang web Vatgia.com, nhằm bảo đảm tính chính xác của thông tin và tạo sự yên tâm cho khách hàng. Bên cạnh đó, Vatgia.com cũng đưa ra những chính sách buộc các chủ gian hàng phải luôn cập nhật tình trạng về sản phẩm, cam kết bảo hành… để người tiêu dùng yên tâm khi xem và mua hàng trên Vatgia.com", ông Phú nói.
Tài liệu liên quan