Câu 4: Các công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế. Cho ví dụ
minh hoạ.
Trả lời:
- KN: Chính sách thương m ại quốc tế là hệ thống các chính sách, công cụ và biện
pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của
một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
Để thực hiện các mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia,
người ta sử dụng các công cụ chủ yếu sau: Công cụ thuế quan và công cụ phi thuế quan.
1. Công cụ thuế quan
Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất hay nhập khẩu của
mỗi quốc gia.
Thuế quan bao gồm: Thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu
69 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 4303 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các công cụ chủ yếu trong chính sách thương
mại quốc tế.
Câu 4: Các công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế. Cho ví dụ
minh hoạ.
Trả lời:
- KN: Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các chính sách, công cụ và biện
pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của
một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
Để thực hiện các mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia,
người ta sử dụng các công cụ chủ yếu sau: Công cụ thuế quan và công cụ phi thuế quan.
1. Công cụ thuế quan
Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất hay nhập khẩu của
mỗi quốc gia.
Thuế quan bao gồm: Thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu
1.1 Thuế quan xuất khẩu
Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu.
Thuế xuất khẩu hiện nay ít được các quốc gia áp dụng vì hiện nay cạnh tranh trên thị
trường quốc tế đang diễn ra quyết liệt, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh
mở rộng nên Nhà nước chỉ đánh thuế đối với một số mặt hàng có kim ngạch lớn, mặt
hàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia...
Tác động của thuế quan xuất khẩu:
Tác động tích cực:
- Thuế xuất khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
- Thuế xuất khẩu làm hạn chế xuất khẩu quá mức những mặt hàng khai thác từ tài nguyên
thiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, những mặt hàng ảnh
hưởng tới an ninh lương thực quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.
Tác động tiêu cực:
- Thuế xuất khẩu tạo nên bất lợi cho khả năng xuất khẩu của quốc gia do nó làm cho giá
cả của hàng hoá bị đánh thuế vượt quá giá cả trong nước làm giảm sản lượng hàng hoá
xuất khẩu, đặc biệt là đối với nước nhỏ.
- Thuế xuất khẩu làm giảm sản lượng xuất khẩu, điều này dẫn đến các nhà sản xuất thu
hẹp quy mô sản xuất dẫn đến tình trạng thật nghiệp gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống
kinh tế xã hội.
- Một mức thuế xuất khẩu cao và duy trì quá lâu có thể làm lợi cho các đối thủ cạnh tranh
dựa trên cơ sở cạnh tranh về giá cả.
1.2 Thuế quan nhập khẩu
Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá nhập khẩu
Tác động của thuế quan nhập khẩu:
Tác động tích cực:
- Thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm do hàng nhập khẩu bị giảm bớt, tạo thêm công ăn việc làm cho
nâng cao đời sống xã hội
- Thuế nhập khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
- Thuế nhập khẩu tạo điều kiện cho những ngành công nghiệp còn non trẻ, có khả
năng cạnh tranh còn yếu trên thị trường quốc tế phát triển
- Thuế quan nhập khẩu có thể điều chỉnh hàng hóa từ thị trường nước ngoài vào thị
trường trong nước
- Thuế nhập khẩu có tác động tác chính sách phân phối thu nhập giữa các tầng lớp
dân cư: từ người tiều dùng sản phẩm nội địa sang nhà sản xuất trong nước và Chính phủ,
Chính Phủ có thể sử dụng nguồn thu này để làm phúc lợi xã hội, tạo điều kiện cho người
nghèo có cuộc sống tốt hơn.
Tác động tiêu cực
- Thuế nhập khẩu làm cho giá trị hàng hoá trong nước cao vượt hơn mức giá nhập
khẩu và chính người tiêu dùng trong nước phải trang trải cho gánh nặng thuế này. Điều
đó đưa đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng nhập khẩu và làm
hạn chế mức nhập khẩu thiệt hại lợi ích người tiêu dùng.
- Thuế quan nhập khẩu khuyến khích một số doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả
trong nước gây tổn thất cho nhà sản xuất và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia.
- Về lâu dài thuế quan nhập khẩu sẽ tạo ra những vấn đề buôn lậu, trốn thuế tạo ra
nền sản xuất nội địa kém hiệu quả, gây ảnh hưởng đến xấu đến đời sống xã hội.
Bên cạnh thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu còn có một số loại thuế quan đặc thù:
- Hạn ngạch thuế quan: là một biện pháp quản lý xuất nhập khẩu với 2 mức thuế
xuất nhập khẩu; hàng hoá trong hạn ngạch mức thuế quan thấp, hàng hoá ngoài hạn
ngạch chịu mức thuế quan cao hơn.
- Thuế đối kháng: là loại thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc nhà sản
xuất xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp.
- Thuế chống bán phá giá: : Là một loại thuế quan đặc biệt được áp dụng để ngăn
chặn, đối phó với hàng hoá nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường nội địa tạo ra sự
cạnh tranh không lành mạnh.
Ngoài ra còn một số loại thuế khác như: Thuế tối huệ quốc, thuế phi tối huệ quốc,
thuế thời vụ...
2. Các công cụ phi thuế quan
2.1 Hạn ngạch
Hạn ngạch là việc hạn chế số lượng đối với một loại hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu
thông qua hình thức cấp giấy phép.
Phân loại: gồm hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu.
Hạn ngạch xuất khẩu quy định một lượng hàng hoá lớn nhất được phép xuất khẩu
trong một thời hạn nhất định
Hạn ngạch nhập khẩu quy định lượng hàng hoá lớn nhất được nhập khẩu vào một
thị trường nào đó trong 1 năm.
Hạn ngạch xuất khẩu thường ít được sử dụng, hạn ngạch nhập khẩu phổ biến hơn và
thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhập khẩu gây thiệt hại trong nước.
Tác động chung của hạn ngạch
- Chính phủ có thể kiểm soát chặt chẽ lượng hàng xuất nhập khẩu
- Chính phủ không có được nguồn thu như thuế nếu chính phủ không tổ chức bán
đấu giá hạn ngạch
- Hạn ngạch có thể dẫn đến độc quyền trong kinhdoanh dẫn đến các tiêu cực trong
tìm kiếm cơ hội để có được hạn ngạch
- Gây tốn kém trong quản lý hành chính, bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Tác động của hạn ngạch xuất khẩu:
Đối với nước xuất khẩu:
- Hạn ngạch xuất khẩu làm giảm lượng hàng xuất khẩu, làm giảm quy mô sản xuất
dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng, thu nhập người lao động giảm, ảnh hưởng đến đời
sống kinh tế xã hội.
- Hạn ngạch xuất khẩu làm giảm thu ngân sách của nhà nước
- Hạn ngạch xuất khẩu nhằm đảm bảo lượng cung hàng hoá cho thị trường trong
nước
- Tác động tới người tiêu dùng: Hạn ngạch xuất khẩu làm hạn chế sản lượng xuất
khẩu, cung hàng hoá tại thị trường trong nước sẽ tăng lên làm giá cả hàng hoá thị trường
trong nước giảm, tăng cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng.
Đối với nước nhập khẩu:
- Hạn ngạch xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu làm hạn chế hàng hoá từ nước ngoài
thâm nhập vào nước nhập khẩu, tạo điều kiện cho nhà sản xuất nước nhập khẩu mở rộng
quy mô, tạo việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động
- Đối với người tiêu dùng: Nó sẽ làm giảm lượng hàng nhập khẩu vào quốc gia nhập
khẩu sẽ làm hạn chế mức tiêu dùng đối với hàng nhập khẩu.
Tác động của hạn ngạch nhập khẩu
Đối với nước nhập khẩu:
- Hạn ngạch nhập khẩu làm cho giá hàng nhập nội địa tăng lên và tạo điều kiện cho
các nhà sản xuất trong nước mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho người lao động
- Hạn ngạch nhập khẩu nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp còn non trẻ, chưa đủ
khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế phát triển
- Hạn ngạch nhập khẩu làm giảm lượng hàng nhập khẩu, dẫn tới lượng tiêu dùng
trong nước giảm làm giảm lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích ròng của xã hội do cơ
hôi lựa chọn ít hơn và mua với giá đắt hơn.
Đối với nước xuất khẩu
- Sản lượng sản xuất hàng hoá ở nước xuất khẩu cũng bị giảm do đó quy mô sản
xuất trong nước giảm làm gia tăng thất nghiệp, giảm thu nhập của người lao động
- Lượng cung hàng hoá bị áp dụng hạn ngạch sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho người
tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn, và giá hàng hoá có thể giảm xuống gia tăng lợi ích
của người tiêu dùng.
2.2 Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn kỹ thuật là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh
phòng dịch, tiêu chuẩn đo lường, quy định về an toàn lao động, bao bì đóng gói cũng như
các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái, quy định một tỷ lệ nguyên vật liệu nhất
định trong nước để sản xuất một loại hàng hoá nào đó.
Những quy định này xuất phát từ các đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội nhằm bảo
vệ lợi ích của người tiêu dùng và phản ánh trình độ phát triển đạt được của văn minh
nhân loại.
Về mặt kinh tế những quy định này có tác dụng có tác dụng bảo hộ đối với thị
trường trong nước, hạn chế và làm méo mó dòng vận động của hàng hoá trên thị trường
quốc tế
Tiêu chuẩn kỹ thuật có thể là cản trở xuất nhập khẩu vì mỗi quốc gia có thể có
những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, nhiều quốc gia đã áp dụng để hạn chế nhập khẩu, đặc
biệt là các nước phát triển
2.3 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Là hình thức quốc gia nhập khẩu đòi quốc gia
xuất khẩu hạn chế xuất khẩu một cách tự nguyên nếu không sẽ bị trả đũa.
Thực chất đây là cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm
nhập của hàng ngoại tạo công ăn việc làm trong nước
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện mang tính miễn cưỡng được áp dụng cho các quốc gia
có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó.
2.4 Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp
đối với xuất khẩu trong nước hoặc cho vay ưu đãi với bạn hàng nước ngoài để mua sản
phẩm của mình
Trợ cấp xuất khẩu làm tăng sản lượng xuất khẩu, giảm cung thị trường nội địa dẫn
đến lợi ích người tiêu dùng bị giảm
Trợ cấp xuất khẩu dẫn đến chi phí ròng xã hội tăng lên do sản xuất thêm sản phẩm
xuất khẩu kém hiệu quả.
Ngoài các biện pháp trên chính phủ còn sử dụng biện pháp cấm xuất khẩu- nhập
khẩu; cấp giấy phép xuất nhập khẩu và một số biện pháp khác để thực hiện mục tiêu của
mình.
VD: Việt Nam áp dụng hạn ngạch để thực hiện mục tiêu trong chính sách thương
mại quốc tế:
Năm 1999, Việt Nam áp dụng hạn ngạch đối với 17 mặt hàng
Năm 2000...............................................................9 mặt hàng
Năm 2002...............................................................7 mặt hàng
Đến nay...................................................................2 mặt hàng: dầu mỏ và đường
Câu 5 (CSKTĐN): Các công cụ chủ yếu trong chính sách Đầu tư quốc tế. Cho
ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
Chính sách đầu tư quốc tế là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công
cụ và biện pháp thích hợp mà một Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động
đầu tư quốc tế nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển
kinh tế đối ngoại của quốc gia đó trong những khoảng thời gian nhất định.
Để khuyến khích và hạn chế đầu tư, các quốc gia thường sử dụng các công
cụ rất đa dạng, bao gồm các công cụ tài chính và phi tài chính.
- Các công cụ tài chính:
+ Các khuyến khích về thuế, ví dụ: các doanh nghiệp thuộc các địa bàn đặc
biệt (Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao) được ưu
đãi về thuế doanh thu, thuế thu nhập; hoặc miễn giảm thuế xuất - nhập
khẩu để khuyến khích sản xuất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
+ Hoàn trả thuế lợi tức: khi lợi nhuận được sử dụng để tái đầu tư, nhà đầu tư
nước ngoài được hoàn trả một phần hay toàn bộ thuế lợi tức đã nộp.
+ Thuế chuyển lợi nhuận về nước: thông thường vốn trả nợ cho nước ngoài
không phải chịu thuế, song khoản vay mượn này phải được kê khai
trong hồ sơ dự án đầu tư khi xin giấy phép. Lợi nhuận chuyển ra nước
ngoài thường bị đánh thuế ở một mức độ nào đó.
+ Thuế thu nhập cá nhân: thuế này được đánh vào những người có thu nhập
cao làm việc trong các dự án đầu tư nước ngoài.
- Các công cụ phi tài chính:
+ Quyền sử dụng đất: Luật không cho phép hoặc cho phép người nước ngoài
được quyền sử dụng đất, hoặc cho thuê đất với một thời hạn nhất định.
+ Quy định về thời gian thực hiện dự án
+ Quy định về ngành – lĩnh vực đầu tư: Những ngành – lĩnh vực mà các nhà
đầu tư nước ngoài được đầu tư tự do, những ngành - lĩnh vực đòi hỏi
một số điều kiện nhất định và những ngành – lĩnh vực được khuyến
khích đầu tư.
+ Quy định về hình thức đầu tư: Liên doanh, 100% vốn nước ngoài, BOT,
BTO, BT
+ Quy định về hình thức và tỷ lệ góp vốn: Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp
vốn dưới các hình thức khác nhau: tiền mặt, máy móc, quyền sở hữu
công nghiệp
+ Quy định liên quan tới sự chuyển vổn ra nước ngoài: Sau khi đóng thuế
đầy đủ, các nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển về nước các khoản như
lợi nhuận, giá trị chuyển nhượng các dịch vụ, gốc và lãi các khoản nợ
+ Quy định liên quan đến lao động: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được phép tự do tuyển dụng lao động hay không và phải tôn trọng
các nguyên tắc nào trong mối quan hệ chủ - thợ.
+ Thủ tục thẩm định các dự án đầu tư: Quy định các cấp có thẩm quyền, nội
dung thẩm định, ý kiến các ban ngành liên quan
+ Quy định về quyền sở hữu trí tuệ: Sự đảm bảo quyền sở hữu về sáng chế,
nhãn hiệu thương mại
Câu 6 (CSKTĐN): Các nguyên tắc và xu hướng cơ bản chi phối chính sách
KTĐN của mỗi quốc gia. Xu hướng chủ đạo hiện nay là gì và giải thích tại
sao?
Trả lời:
* Các nguyên tắc:
1. Nguyên tắc có đi có lại (nguyên tắc tương hỗ): trong mối quan hệ kinh tế
quốc tế, các bên dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng trên cơ sở
tương xứng nhau.
2. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (ngang bằng dân tộc): đây là chế độ mà một
nước dành cho tự nhiên nhân và pháp nhân nước ngoài trên lãnh thổ mình
một sự đối xử ngang bằng như đối với tự nhiên nhân và pháp nhân của
chính nước mình.
3. Nguyên tắc tối huệ quốc: các bên tham gia trong quan hệ buôn bán quốc tế
sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà
mình đã, đang và sẽ dành cho các nước khác.
* Các xu hướng:
1. Xu hướng tự do hoá thương mại
(Khái niệm)
Tự do hoá thương mại là quá trình chính phủ các quốc gia thực hiện
việc cắt giảm quá trình áp dụng các công cụ thuế quan và phi thuế quan, tiến
tới áp dụng tiêu chuẩn chung thống nhất đối với các biện pháp quy định tiêu
chuẩn kỹ thuật để điều tiết các hoạt động thương mại quốc tế.
(Mục tiêu)
Tự do hoá thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế
phát triển, đảm bảo mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu nhằm khai thác tối đa các lợi
thế quốc gia trong quá trình sản xuất và trao đổi thương mại.
(Cơ sở xuất phát)
Xu hướng tự do hoá thương mại bắt nguồn từ quá trình quốc tế hoá đời
sống kinh tế thế giới với những cấp độ là toàn cầu hoá và khu vực hoá, lực
lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia, sự phân
công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng và bề sâu. Điều này đòi hỏi các
quốc gia phải thực hiện tiến trình mở cửa kinh tế, tăng cường các mối quan hệ
giao lưu và hợp tác, trước hết là trong lĩnh vực thương mại, dựa trên cơ sở ký
kết các hiệp định song phương và đa phương.
Bên cạnh đó, xu hướng phát triển mô hình thị trường mở cửa ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới buộc các nước phải mở cửa nhằm tăng cường lợi ích
thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hoá phát triển, khai thác
lợi thế nguồn lực, đồng thời đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng trong
nước thông qua việc nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập khẩu.
Ngoài ra, sự phát triển về quy mô và phạm vi hoạt động của các công ty
đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới cũng là một cơ sở để thực
hiện điều chỉnh CSTMQT của các quốc gia theo xu hướng tự do hoá, đặc biệt
là đối với các nước đang và chậm phát triển.
(Nội dung)
Nội dung của xu hướng này là nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết
để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và áp dụng
theo các chuẩn mực chung thống nhất các công cụ phi thuế quan như hạn
ngạch, thủ tục hành chính, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách chống
bán phá giá, chống độc quyền và trợ cấp xuất khẩu nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động TMQT phát triển, đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu và mở
rộng nhập khẩu nhằm tăng cường lợi ích cho quốc gia và đảm bảo nguyên tắc
có đi có lại với các nước đối tác.
(Các biện pháp)
Tự do hoá thương mại được thực hiện thông qua việc xây dựng một lộ
trình phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, đáp ứng được
các cam kết với các nước đối tác và quy định của các tổ chức thương mại
quốc tế. Điều này được thực hiện trên cơ sở các thoả thuận song phương và đa
phương giữa các quốc gia nhằm nới lỏng dần các công cụ bảo hộ mậu dịch đã
và đang tồn tại trong quan hệ thương mại quốc tế. Việc hình thành các liên kết
quốc tế và tổ chức kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho tự do hoá thương
mại, trước hết là trong khuôn khổ các tổ chức đó.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần xác định phương hướng và triển khai hoàn
thiện hệ thống pháp luật, chính sách phù hợp theo thông lệ quốc tế và đảm bảo
tính minh bạch dựa trên yêu cầu về tiến trình tự do hoá và hội nhập. Thông tin
về tự do hoá thương mại và hội nhập cần được tuyên truyền đến toàn bộ các tổ
chức kinh tế trong nước để làm cơ sở cho việc điều chỉnh hoạt động sản xuất
kinh doanh một cách phù hợp và có hiệu quả.
Các ngành, các lĩnh vực cần được khảo sát thực tế để xác định khả năng
cạnh tranh và điều kiện phát triển của các tổ chức trong nước. Từ đó Nhà nước
đưa ra định hướng phát triển và các biện pháp hỗ trợ phù hợp về tổ chức, điều
kiện sản xuất kinh doanh, xác định mô hình và lĩnh vực hoạt động... nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế đó duy trì và nâng cao được sức
cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
2. Xu hướng bảo hộ mậu dịch
(Khái niệm)
Bảo hộ mậu dịch là quá trình chính phủ một quốc gia tiến hành xây
dựng và áp dụng các công cụ và biện pháp nhằm giảm bớt sức ép cạnh tranh
giữa các hàng hoá được sản xuất trong nước và các hàng hoá nhập khẩu.
(Mục tiêu)
Bảo hộ mậu dịch được thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích và chủ quyền
độc lập cho các quốc gia, trước hết là về mặt kinh tế trong quá trình phát triển.
Trong điều kiện hội nhập, một số ngành quan trọng và non trẻ cần có sự bảo
vệ và tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đó là những ngành có
ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia, hoặc có tiềm năng phát triển, đem lại lợi
ích cho quốc gia và khai thác tốt lợi thế so sánh của quốc gia.
Bên cạnh đó, việc thực hiện bảo hộ mậu dịch còn làm tăng nguồn thu
Ngân sách quốc gia, thực hiện quá trình phân phối lại giữa cá nhóm người
trong xã hội, và góp phần thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề thất nghiệp
trong nước thông qua bảo hộ các ngành sản xuất trong nước.
(Cơ sở xuất phát)
Xu hướng bảo hộ mậu dịch xuất phát từ điều kiện sản xuất, điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển của quốc gia. Chính phủ áp
dụng chính sách bảo hộ mậu dịch, hạn chế nhập khẩu nhằm giảm bớt áp lực
cạnh tranh cho các ngành sản xuất trong nước.
Cơ sở khác của xu hướng này là nguyên nhân về mặt lịch sử trong quan
hệ phát triển, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Một số chính phủ vẫn duy trì
chính sách bảo hộ mậu dịch đối với một hoặc một số loại hàng hoá nhất định
đối với từng đối tác cụ thể.
(Nội dung)
Nội dung của xu hướng này là Chính phủ tiến hành xây dựng hệ thống
các công cụ và biện pháp để hạn chế nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội và với xu thế chung của quá trình hội nhập. Việc tiến hành
triển khai thực hiện các công cụ và biện pháp này đòi hỏi tính đồng bộ, thống
nhất và đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả trong việc bảo vệ sự tồn tại và phát
triển ngành sản xuất trong nước.
(Các biện pháp)
Nhằm thực hiện bảo hộ mậu dịch, Nhà nước công bố hệ thống các công
cụ, biện pháp và mức độ áp dụng trong việc hạn chế nhập khẩu một cách cụ
thể; phổ biến đầy đủ quy hoạch tổng thể và chi tiết về danh mục các ngành
theo thứ tự ưu tiên.
Đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất được boả hộ, Nhà nước
tiến hành tư vấn các vấn đề như lựa chọn đầu vào sản xuất, lựa chọn phát triển
thị trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo cho các ngành
này phát triển trong điều kiện mức độ bảo hộ giảm dần.
Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp trên, Nhà nước cần xây
dựng một lộ trình cụ thể, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán về mặt
thời gian trong việc thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch.
*)