Các đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý cho các công ty trong nước thuộc khu vực tư nhân

1.1 Cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh Công ty phải đăng ký thành lập để được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh do SởKếhoạch - Đầu tưtại địa phương cấp 1 . 1.2 Công bốthông tin vềnội dung đăng ký kinh doanh Điều 21 của Luật Doanh nghiệp yêu cầu công ty phải công bốcác nội dung chủyếu của Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh trên báo địa phương hoặc báo hàng ngày của Trung Ương trong 03 sốliên tiếp trong thời hạn 30 ngày, kểtừngày được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh. 1.3 Thay đổi nội dung Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh Điều 19 của Luật Doanh nghiệp quy định công ty phải đăng ký thay đổi nội dung Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh trong những trường hợp sau: • thay đổi tên doanh nghiệp hoặc địa chỉtrụsởchính, chi nhánh 2 , văn phòng đại diện 3 ; • thay đổi mục tiêu và ngành nghềkinh doanh; • thay đổi vốn điều lệ; • thay đổi Tổng Giám đốc/Giám đốc Điều hành; hoặc • thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty.

pdf12 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý cho các công ty trong nước thuộc khu vực tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý cho các công ty trong nước thuộc khu vực tư nhân Trang 1 / 12 Các đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý cho các công ty trong nước thuộc khu vực tư nhân Ngày 9 tháng 04 năm 2003 Lưu ý: Báo cáo này bao gồm các hướng dẫn nhằm giúp các công ty tư nhân trong nước giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý. Mặc dù có thể các công ty sẽ không tuân theo tất cả hướng dẫn trình bày trong báo cáo này, chúng tôi đề nghị các công ty nên thực hiện theo các hướng dẫn càng nhiều càng tốt để giảm thiểu các rủi ro về mặt pháp lý có thể gặp phải. Báo cáo này chỉ sử dụng vì mục đích hướng dẫn chung. Không nên coi đây có thể thay thế cho các cố vấn chuyên môn. Mặc dù tin tưởng các thông tin là chính xác và hợp lý, công ty Mekong Capital không chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung được trình bày trong bản báo cáo này. 1. Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh 1.1 Cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh Công ty phải đăng ký thành lập để được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh do Sở Kế hoạch - Đầu tư tại địa phương cấp1. 1.2 Công bố thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh Điều 21 của Luật Doanh nghiệp yêu cầu công ty phải công bố các nội dung chủ yếu của Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh trên báo địa phương hoặc báo hàng ngày của Trung Ương trong 03 số liên tiếp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh. 1.3 Thay đổi nội dung Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh Điều 19 của Luật Doanh nghiệp quy định công ty phải đăng ký thay đổi nội dung Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh trong những trường hợp sau: • thay đổi tên doanh nghiệp hoặc địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh2, văn phòng đại diện3; • thay đổi mục tiêu và ngành nghề kinh doanh; • thay đổi vốn điều lệ; • thay đổi Tổng Giám đốc/Giám đốc Điều hành; hoặc • thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty. 1.4 Công bố thay đổi nội dung Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh Khi có thay đổi về nội dung của Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh, công ty phải thực hiện quy định công bố đại chúng như trình bày tại Phần 1.2 nêu trên. 1.5 Ngành nghề đăng ký kinh doanh Các ngành nghề kinh doanh liệt kê trong Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh phải đủ rộng để bao quát hết được mọi hoạt động của công ty, bao gồm cả các lĩnh vực hoạt động của các chi nhánh4. 1.6 Đăng ký hoạt động của chi nhánh Công ty phải đăng ký lập chi nhánh tại Sở Kế hoạch - Đầu tư địa phương nơi đặt chi nhánh5. Khi đăng ký lập chi nhánh, công ty nhận được Giấy Chứng nhận Đăng ký Hoạt động của chi nhánh do Sở Kế hoạch Đầu tư địa phương nơi đặt chi nhánh cấp. Vì tất cả các chi nhánh phải được liệt kê trong Giấy Chứng nhận Đăng 1 Xem Điều 12 của Luật Doanh nghiệp. 2 Chi nhánh được định nghĩa là đơn vị phụ thuộc của công ty, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty (ví dụ như các lĩnh vực hoạt động liệt kệ trong giấy phép đăng ký kinh doanh), kể cả chức năng đại diện ủy quyền. (Điều 25 của Luật Doanh nghiệp) 3 Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công ty, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của công ty và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của công ty. (Điều 25 của Luật Doanh nghiệp) 4 Xem Điều 14, 19 và 25 của Luật Doanh nghiệp; và Điều 3, 4, 5, 6 và 7 của Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ban hành ngày 03/02/2000 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. 5 Xem Điều 19 và 25 của Luật Doanh nghiệp. Các đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý cho các công ty trong nước thuộc khu vực tư nhân Trang 2 / 12 ký kinh doanh của công ty, nên công ty phải nộp hồ sơ xin thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch - Đầu tư nơi cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh cho công ty trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Hoạt động của chi nhánh6. Mọi thay đổi về hoạt động của chi nhánh phải được đăng ký tại Sở Kế hoạch - Đầu tư tại địa phương nơi đặt chi nhánh. 1.7 Lĩnh vực hoạt động của chi nhánh Lĩnh vực hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty7. 1.8 Giấy Chứng nhận Quyền Sở hữu Nhà ở, Quyền Sử dụng Đất ở Công ty cần được Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung Ương tại địa phương cấp Giấy Chứng nhận Quyền Sở hữu Nhà ở, Quyền Sử dụng Đất ở cho từng nhà xưởng mà công ty sở hữu8. Công ty phải đăng ký xin cấp giấy chứng nhận loại này tại Phòng Quản lý Địa chính và Nhà đất tại địa phương. Giấy Chứng nhận Quyền Sở hữu Nhà ở, Quyền Sử dụng Đất ở sẽ được cấp nếu đất và nhà xây dựng trên đất không thuộc diện tranh chấp và công ty có đủ các giấy tờ cần thiết, bao gồm chủ yếu các loại sau9: • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì: (i) Ý kiến bằng văn bản của Ủy Ban Nhân Dân cấp phường/xã về việc xây dựng nhà và tình trạng đất hiện hữu, và giấy xác nhận của cơ quan quản lý quy hoạch có thẩm quyền tại địa phương về tình trạng đất và nhà được xây trên đất; hoặc (ii) Quyết định giao đất và giấy xác nhận việc giao đất của cơ quan quản lý quy hoạch có thẩm quyền tại địa phương; • Bất cứ giấy tờ hợp lệ nào chứng thực quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, như hợp đồng mua bán nhà, các giấy tờ liên quan đến việc thừa kế; và • Giấy phép xây dựng, hoặc giấy xác nhận việc xây dựng nhà trên đất phù hợp với quy hoạch tổng thể khu vực, do Phòng Quản lý Quy hoạch Đô thị cấp tỉnh tại địa phương hoặc Văn phòng Kiến trúc sư trưởng thành phố có thẩm quyền cấp. Trong trường hợp nhà xưởng được phép thay đổi về quy mô, cấu trúc thì công ty phải đăng ký bổ sung tại cơ quan cấp Giấy Chứng nhận Quyền Sở hữu Nhà ở, Quyền Sử dụng Đất ở (cho riêng từng nhà xưởng). 1.9 Đăng ký con dấu Sau khi được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh, công ty phải đăng ký khắc con dấu và đăng ký mẫu dấu của công ty và của các chi nhánh trực thuộc tại Sở Công an tại địa phương10. Con dấu của chi nhánh phải được đăng ký tại Sở Công an địa phương nơi đặt chi nhánh. Thời gian thông thường để nhận được giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu là 10 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký. Con dấu sẽ có hiệu lực kể ngày được cấp giấy chứng nhận này. Trong trường hợp con dấu bị mất, công ty hoặc chi nhánh trực thuộc phải báo ngay cho cơ quan công an đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu để được đăng ký mẫu dấu mới. Thông báo phải bằng văn bản và phải gửi kèm theo giấy xác nhận của công ty hoặc của chi nhánh về việc hủy bỏ con dấu bị mất và giấy chứng nhận đăng ký mẫu của con dấu bị mất. Trong trường hợp con dấu bị mòn, hỏng, hoặc công ty hay chi nhánh của công ty có sự thay đổi về tổ chức hoặc đổi tên, công ty phải nộp lại con dấu cũ và làm thủ tục khắc và đăng ký mẫu con dấu mới tại Sở Công an địa phương. 1.10 Đăng ký mã số thuế Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, công ty phải đăng ký mã số thuế của công ty và của chi nhánh tại Cục Thuế địa phương nơi đặt trụ sở công ty11. Sau khi được cấp mã số thuế cho các chi nhánh trực thuộc, công ty phải kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế tại địa phương trực tiếp quản lý chi 6 Xem Điều 9, Nghị định số 02/2000/NĐ-CP, ban hành ngày 03/02/2000 về hướng dẫn thi hành đăng ký kinh doanh. 7 Xem Điều 25, Luật Doanh nghiệp. 8 Khái niệm “nhà ở” trong các văn bản pháp lý về nhà đất được hiểu là bao gồm chung tất cả các công trình xây dựng, như là nhà xưởng. 9 Để có thêm thông tin xin tham khảo: (i) Điều 10 và 17 của Nghị định số 60-CP ban hành ngày 05/07/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị; và (ii) Thông tư số 57 TC/TCT do Bộ Tài Chính ban hành ngày 23/09/1996 về hướng dẫn thi hành việc bổ sung Điều 10 của Nghị định số 60-CP. 10 Để có thêm thông tin xin tham khảo Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ban hành ngày 24/08/2001 về quản lý và sử dụng con dấu. 11 Để có thêm thông tin xin tham khảo Thông tư số 79/1998/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 12/06/1998 về hướng dẫn thi hành quy định về mã số thuế. Các đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý cho các công ty trong nước thuộc khu vực tư nhân Trang 3 / 12 nhánh. Thời gian thông thường để được cấp mã số thuế là 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký. Mã số thuế được dùng cho thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.11 Chứng thực mức Vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định) Theo Điều 6 của Luật Doanh nghiệp, đối với các công ty kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu về mức vốn pháp định (mức vốn điều lệ tối thiểu) thì các công ty này phải cung cấp bằng chứng góp đủ mức vốn quy định này, hoặc do Phòng Đăng ký Kinh doanh thẩm tra xác nhận, hoặc từ các chứng từ hợp lệ về vốn góp của Công ty. Một số ngành nghề điển hình đòi hỏi phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là: • Sản xuất hoặc gia công vàng dùng làm đồ trang sức, mỹ nghệ (05 tỷ đồng); sản xuất vàng thỏi (50 tỷ đồng); • Công ty chứng khoán (môi giới: 03 tỷ đồng; tự doanh: 12 tỷ đồng; quản lý danh mục đầu tư: 03 tỷ đồng; bảo lãnh phát hành: 22 tỷ đồng; và tư vấn đầu tư chứng khoán: 03 tỷ đồng); • Hoạt động bảo hiểm (công ty bảo hiểm: 20 tỷ đồng; môi giới bảo hiểm: 01 tỷ đồng); • Tổ chức tín dụng (ngân hàng cổ phần thương mại: 70 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính: 50 tỷ đồng). 1.12 Chứng chỉ hành nghề Theo Điều 6 của Luật Doanh nghiệp, đối với các công ty kinh doanh các ngành nghề mà luật, pháp lệnh hoặc nghị định đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề thì các cán bộ quản lý chủ chốt của công ty đó phải có chứng chỉ hành nghề được yêu cầu12. Chứng chỉ hành nghề là văn bằng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các hiệp hội chuyên nghiệp cấp cho những cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định13. Những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề bao gồm14: • Dịch vụ pháp lý; • Dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; • Dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y; • Dịch vụ thiết kế công trình; • Dịch vụ kiểm toán; • Dịch vụ môi giới chứng khoán. 2. Điều lệ Công ty 2.1 Bản Điều lệ mẫu Chúng tôi đề nghị các công ty tham khảo bản các vấn đề mà bản Điều lệ công ty nên đề cập đến trong báo cáo: “Đề nghị về cách thực hiện việc quản trị doanh nghiệp (corporate governance) tại Việt Nam” của Công ty Mekong Capital. Quỹ Doanh nghiệp Mekong cũng có mẫu Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty Cổ phần bằng cả tiếng Anh và Việt. Các doanh nghiệp nếu có yêu cầu đều có thể được cung cấp miễn phí. 2.2 Phê duyệt của cổ đông về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty Bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào đối với Điều lệ công ty đều phải được sự chấp thuận của Đại hội Cổ đông. Hiện nay, công ty cổ phần không phải đăng ký bản Điều lệ Công ty sửa đổi tại Sở Kế hoạch - Đầu tư tại địa phương, ngoại trừ trường hợp các công ty được thành lập trước ngày 01/01/2000 phải nộp bản Điều lệ Công ty sửa đổi (theo đúng Luật Doanh nghiệp) cho Sở Kế hoạch - Đầu tư tại địa phương. 2.3 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh nêu trong Bản Điều lệ Công ty phải đủ phải đủ rộng để bao quát hết được mọi hoạt động của công ty được liệt kê trong Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của công ty15. 12 Theo khoản 12 tại Điều 3 của Luật Doanh nghiệp, “người quản lý doanh nghiệp” là: (i) chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân; (ii) thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; (iii) thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, thành viên Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc, các chức danh quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. 13 Xem Mục 1 của Điều 6, Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ban hành ngày 03/02/2000 về hướng dẫn thi hành một số điều khoản của Luật Doanh nghiệp. 14 Xem Mục 2 của Điều 6, Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ban hành ngày 03/02/2000 về hướng dẫn thi hành một số điều khoản của Luật Doanh nghiệp. 15 Xin tham khảo: (i) Phần 1.3 của bản báo cáo này; Điều 15 của Luật Doanh nghiệp; và (iii) Điều 10 của Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ban hành ngày 03/02/2000 về hướng dẫn thi hành một số điều khoản của Luật Doanh nghiệp. Các đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý cho các công ty trong nước thuộc khu vực tư nhân Trang 4 / 12 3. Cổ đông 3.1 Giới hạn chuyển nhượng cổ phần đối với cổ đông sáng lập Điều 58 của Luật Doanh nghiệp quy định các cổ đông sáng lập của công ty cổ phần phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán trong vòng 03 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh. 3.2 Phê duyệt của Đại hội Cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập Điều 58 của Luật Doanh nghiệp quy định, trong thời hạn 03 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh, bất kỳ sự chuyển nhượng của cổ đông sáng lập cho người hiện không phải là cổ đông công ty đều phải được sự chấp thuận của các Cổ đông bằng một trong hai cách sau: (i) biểu quyết tại Đại hội đồng Cổ đông (hàng năm hoặc bất thường); hoặc (ii) lấy ý kiến bằng văn bản16. 3.3 Sổ Đăng ký Cổ đông Điều 60 của Luật Doanh nghiệp quy định công ty cổ phần phải lập và lưu giữ Sổ Đăng ký Cổ đông kể từ ngày công ty được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh. Sổ Đăng ký Cổ đông có thể bằng văn bản hoặc tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai, trong đó phải có các nội dung chủ yếu sau đây: • Tên, trụ sở đăng ký kinh doanh của công ty; • Số và ngày cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của công ty; • Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và con dấu của công ty; • Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; • Tổng số cổ phần đã phát hành của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã huy động (bao gồm cả giá trị theo mệnh giá và giá trị vốn thặng dư do giá phát hành cao hơn mệnh giá); • Tên cổ đông, số chứng minh nhân dân/ số hộ chiếu (đối với cổ đông là cá nhân) hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với cổ đông là tổ chức), địa chỉ và số điện thoại liên lạc, tổng số cổ phần của từng loại hiện mỗi cổ đông sở hữu, và tóm tắt về thủ tục đăng ký/chuyển nhượng cổ phần (ví dụ như ngày đăng ký/chuyển nhượng cổ phần, số lượng cổ phần đăng ký/chuyển nhượng). 3.4 Phê duyệt về việc phát hành thêm cổ phần Theo Điều 70 của Luật Doanh nghiệp, việc phát hành thêm cổ phần của công ty phải được sự phê chuẩn của Đại hội Cổ đông. 3.5 Phê duyệt về việc mua lại cổ phần Theo Điều 65 của Luật Doanh nghiệp, bất kỳ việc mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã phát hành của mỗi loại phải được sự phê chuẩn của Đại hội Cổ đông. 4. Vốn Điều lệ 4.1 Thông báo về thay đổi vốn điều lệ công ty Theo Điều 19 của Luật Doanh nghiệp, mọi sự thay đổi về giá trị vốn điều lệ phải được thông báo cho Sở Kế hoạch - Đầu tư tại địa phương để đăng ký thay đổi nội dung Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh. Thông báo bằng văn bản gửi đến Sở Kế hoạch - Đầu tư tại địa phương phải: • được soạn thảo theo mẫu của Sở Kế hoạch - Đầu tư địa phương; • được ký bởi người đại diện theo pháp luật của công ty; và • có kèm theo quyết định thay đổi vốn điều lệ công ty của Hội đồng Thành viên công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn) hoặc của Đại hội đồng Cổ đông (đối với công ty cổ phần)17. 4.2 Tài sản được phép dùng để tăng vốn điều lệ công ty Theo Điều 3 của Luật Doanh nghiệp, tài sản góp vào để tăng vốn điều lệ công ty có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty. Theo Điều 23 của Luật Doanh nghiệp, trong 16 Để có thêm thông tin xin tham khảo Điều 77 của Luật Doanh nghiệp. 17 Xem khoản 2 của Điều 14, Nghị định số 02/2000/NĐ-CP, ban hành ngày 03/02/2000 về hướng dẫn thực hiện đăng ký kinh doanh. Các đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý cho các công ty trong nước thuộc khu vực tư nhân Trang 5 / 12 trường hợp người có quyền, nghĩa vụ hoặc lợi ích liên quan đến việc góp vốn chứng minh được tài sản góp vốn được định sai so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ buộc người định giá phải định giá lại hoặc chỉ định tổ chức giám định để giám định lại giá trị tài sản góp vốn. 5. Người Đại diện theo Pháp luật của Công ty 5.1 Phê duyệt về người đại diện theo pháp luật của Công ty Theo điều 70 và Điều 85 của Luật Doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến việc bổ nhiệm, thay thế người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần được quy định như sau: • Khi Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty, thì Tổng Giám đốc sẽ đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trong những trường hợp này, bất cứ sự thay đổi nào về người đại diện theo pháp luật của công ty phải được sự chấp thuận của Hội đồng Quản trị. • Khi Điều lệ công ty quy định rõ Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty, thì bất kỳ thay đổi nào về người đại diện theo pháp luật của công ty cũng phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, tương tự các trường hợp sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty khác. 5.2 Đăng ký với Sở Kế hoạch – Đầu tư tại địa phương Điều 21 của Luật Doanh nghiệp quy định bất kỳ thay đổi về người đại diện theo pháp luật của công ty phải được thông báo bằng văn bản đến Sở Kế hoạch - Đầu tư tại địa phương để thay đổi nội dung Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh một cách thích hợp18. 6. Giấy Chứng nhận Ưu đãi Đầu tư 6.1 Cơ quan có thẩm quyền xét duyệt ưu đãi đầu tư Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền xét duyệt ưu đãi đầu tư, trong đó chỉ rõ các điều khoản ưu đãi áp dụng đối với công ty hoặc cụ thể từng dự án đầu tư công ty thực hiện. Thông thường, Luật Khuyến khích Đầu tư Trong nước (sửa đổi) và các quy định hướng dẫn thi hành Luật này được áp dụng để đăng ký xin ưu đãi đầu tư19. Ủy Ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương tại địa phương là cơ quan có thẩm quyền xét duyệt cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Công ty phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ hoặc hóa đơn để chứng minh tư cách được hưởng ưu đãi và xác định những hình thức ưu đãi được hưởng, như là Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của công ty, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án kèm theo quyết định phê duyệt dự án do cơ quan có thẩm quyền cấp, danh mục tài sản cố định của công ty bao gồm máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải chuyên dùng. Để có thêm thông tin về các chính sách ưu đãi hiện áp dụng đối với các công ty thuộc khu vực tư nhân trong nước, xin tham khảo báo cáo của Công ty Mekong Capital về “Chính sách ưu đãi về thuế dành cho doanh nghiệp tư nhân trong nước”. 7. Đại hội đồng Cổ đông 7.1 Thủ tục thông qua nghị quyết của công ty Mọi nghị quyết công ty cổ phần đều phải được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng Cổ đông được tiến hành hợp lệ (nghĩa là đáp ứng các yêu cầu về thời hạn thông báo triệu tập họp, số cổ đông và đại diện ủy quyền dự họp tối thiểu cần có để tiến hành họp,…) hoặc theo thể thức hợp lệ để lấy ý kiến bằng văn bản của cổ đông công ty. Nếu không, nghị quyết của công ty phải được biểu quyết lại để thông qua20. Cần lưu ý là trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua, cổ đông, thành viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc và các thành viên Ban Kiểm soát có quyền yêu cầu Tòa án xem xét và hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng Cổ đông trong trường hợp trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng Cổ đông không được thực hiện đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. 18 Để có thêm thông tin, xin tham khảo Điều 13 của Nghị định số 02/2000/NĐ-CP, ban hành ngày 03/02/2000 về hướng dẫn thi hành đăng ký kinh doanh. 19 Để có thêm thông tin xin tham khảo: (i) Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ban hành ngày 08/07/1999 về các quy định cụ thể thi hành Luật Khuyến
Tài liệu liên quan