Các định chế xã hội của người Kơho trong quá trình phát triển (Nghiên cứu trường hợp ở Thị trấn Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng)

TÓM TẮT: Trong khuôn khổ bài viết, dựa trên kết quả các đợt khảo sát thực địa của tác giả tại các bon người Chil, người Lạch là những nhóm địa phương của người Kơho tại xã Lát và thị trấn Lạc Dương từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2014, kết hợp giữa khảo sát định lượng gồm 280 hộ gia đình với các quan sát, phỏng vấn sâu tại cộng đồng. Tác giả cố gắng phác họa những đổi thay cơ bản của một số định chế xã hội người Kơho ở thị trấn Lạc Dương hiện nay so với trước đây, nêu lên các bối cảnh, các quá trình và các yếu tố dẫn đến sự biến đổi này. Trong đó tập trung vào hai định chế căn bản là già làng và hệ thống quản lý xã hội và dựa trên luật tục trong quá trình phát triển.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 72 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các định chế xã hội của người Kơho trong quá trình phát triển (Nghiên cứu trường hợp ở Thị trấn Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 3( 28) - Thaùng 5/2015 113 CÁC ĐỊNH CHẾ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI KƠHO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN (Nghiên cứu trường hợp ở Thị trấn Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) LÊ MINH CHIẾN(*) TÓM TẮT: Trong khuôn khổ bài viết, dựa trên kết quả các đợt khảo sát thực địa của tác giả tại các bon người Chil, người Lạch là những nhóm địa phương của người Kơho tại xã Lát và thị trấn Lạc Dương từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2014, kết hợp giữa khảo sát định lượng gồm 280 hộ gia đình với các quan sát, phỏng vấn sâu tại cộng đồng. Tác giả cố gắng phác họa những đổi thay cơ bản của một số định chế xã hội người Kơho ở thị trấn Lạc Dương hiện nay so với trước đây, nêu lên các bối cảnh, các quá trình và các yếu tố dẫn đến sự biến đổi này. Trong đó tập trung vào hai định chế căn bản là già làng và hệ thống quản lý xã hội và dựa trên luật tục trong quá trình phát triển. Từ khóa: định chế xã hội, già làng, luật tục, người Kơho, biến đổi xã hội ABSTRACT: In the article, based on the result of field surveys in the Chil and Lach’s hamlets of Lat village and Lac Duong town carried out from May to September 2014, combined with the quantitative survey of 280 households with observations, in-depth interviews in the community, the author tries to outline the fundamental changes of some social institutions of Koho people in Lac Duong town today compared with the past in order to highlight the background, the process and the factors that lead to these changes. In this article the author also focuses on two fundamental institutions as the village elderly and social management systems, the customary law in the development process. Keywords: social institution, the village elderly, customary law, Koho people, social change 1. MỞ ĐẦU(*) Kơho là một trong bốn dân tộc có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên sinh sống tập trung chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng. Theo thống kê năm 2009 Lâm đồng có khoảng 1.2 triệu dân trong đó dân tộc thiểu số có 286.258 người và người Kơho có 145.665 người ở tỉnh Lâm Đồng chiếm trên 90% dân số các dân tộc thiểu số của tỉnh, ngoài Lâm Đồng người Kơho còn sống rải rác ở các tỉnh lân (*)ThS, Trường Đại học Đà Lạt cận Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, cộng đồng Kơho cũng chịu sự tác động của nhiều chiều kích chính trị văn hóa xã hội từ bên ngoài vào một cách khác nhau song trên hết và quan trọng nhất, người Kơho đã và đang là “một hợp phần của văn hóa Tây Nguyên” nằm trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lạc Dương là một thị trấn huyện lỵ của tỉnh Lâm Đồng nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 15 km, nơi đây tập trung một bộ 114 phận đông đảo người Kơho sinh sống đã và đang chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa nhanh chóng từ thành phố Đà Lạt, một thành phố cao nguyên với 120 năm tuổi, là địa bàn cư trú lâu đời của người dân bản địa đã từng sinh sống lâu nay. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, đến nay Lạc Dương là một đô thị loại V theo tiêu chí phân loại đô thị ở Việt Nam. Huyện Lạc Dương có 19.298 người, trong đó các tộc người thiểu số bản địa chiếm tỷ lệ 78.1% dân số toàn huyện. Thị trấn có tổng diện tích đất tự nhiên 7.061 ha, qui mô dân số là 2.101 hộ với 9.213 người, trong đó nhóm tộc người Kơho tại chỗ có 1.156 hộ chiếm gần 56%. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan khách quan khác nhau của các quá trình xã hội như đô thị hóa, công nghiệp hóa, sự hội nhập và giao lưu quốc tế hay đời sống cộng sinh giữa các nhóm cư dân trở thành quy luật tất yếu tác động đến chuyển biến xã hội trong “xã hội” người Kơho. Ở đây hiện đang diễn ra những thay đổi nhanh chóng về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, truyền thống xã hội, nghề nghiệp, lối sống, đặc biệt là hệ thống các định chế xã hội. 2. GIÀ LÀNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ XÃ HỘI Trong quá khứ, làng cổ truyền của dân tộc Kơho là một thiết chế xã hội mang tính tự quản. Hệ thống “chức sắc” trong làng (bon) có vị trí và vai trò quan trọng trong điều hành “bộ máy” và tập thể cộng đồng mà họ “lãnh đạo”. Trước hết, đứng đầu là vị chủ làng (Tom Bon), người có uy tín, am hiểu phong tục tập quán, có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất, có khả năng tổ chức, điều hành công việc của làng từ đối nội đến đối ngoại bao gồm: Chủ trì các lễ hội lễ nghi tinh thần, giải quyết các bất đồng các vi phạm luật tục, tập hợp dân làng bảo vệ đất đai, nguồn lực kinh tế, đón tiếp hay hòa giải khi xung đột xảy ra với các làng khác, dòng họ khác. Chủ làng là người có nhiều quyền hành, nhưng không đứng trên hay tách rời cộng đồng mà thường là người đại diện cho lợi ích cho tập thể, ông không có nhiều đặc quyền đặc lợi, trong cuộc sống hằng ngày vẫn phải lao động kiếm sống như mọi người để nuôi mình và gia đình. Thứ hai, để thực hiện công việc của làng, chủ làng thường dựa vào ý kiến của các già làng có kinh nghiệm, được tôn trọng. Họ trở thành một tập thể quan trọng tham gia vào quá trình quản lý vận hành mọi hoạt động sống của làng. Đó là “Hội đồng già làng” họ tạo thành một cơ chế bao gồm những người đại diện cho các hộ gia đình trong làng. Đặc điểm già làng thường là người cao tuổi, am hiểu núi rừng, có tri thức bản địa phong phú, nằm vững phong tục tập quán, lịch sử của làng, được mọi người tin yêu kính trọng. Trong nhiều buôn làng Kơho, bên cạnh chủ làng, các già làng, còn tồn tại một số chức sắc khác như tộc trưởng, chủ nhà, chủ đất – người làm nhiệm vụ điều hành sử dụng và quản lý rừng, đất đai của cộng đồng. Thầy cúng hay thầy phù thủy theo cách gọi của các nhà nhân học, họ có nhiệm vụ giúp chủ làng, giúp cộng đồng trong các lễ quan trọng, trong giao tiếp giữa con người và thần linh, họ có chức năng như B.Maninowski gọi là vừa mang tính “công khai” vừa “tiềm ẩn” giống như lễ hội cầu mưa của nhóm cư dân trên các đảo ở Thái Bình Dương. Chủ làng và hội đồng già làng (hay già làng) điều hành quản lý công việc chung của làng Kơho bằng luật tục (tập quán pháp) 115 nhằm duy trì bảo vệ các giá trị cộng đồng, đảm bảo sự phát triển lành mạnh và trường tồn dân tộc mình. Người dân trong làng lo sợ nhất là bị ruồng bỏ hay bị đuổi ra khỏi cộng đồng, nên tuyệt đại bộ phận tuân thủ các quy định vốn có một cách tự giác. Bước vào xã hội hiện đại nhất là xã hội thị dân, thiết chế cũ với vai trò chủ làng, chủ rừng, hội đồng già làng suy yếu. Các khái niệm chủ làng, chủ rừng trở nên mờ nhạt, không còn tồn tại trong cộng đồng. Già làng là những người có uy tín, vẫn đóng vai trò quan trọng nhất định trong công tác hòa giải, vai trò động viên tinh thần trong cộng đồng nhiều hơn, tiếng nói đại diện cho quyền lực trong cộng đồng như trong quá khứ có phần suy giảm nhất là tại các khu vực đô thị. Phỏng vấn ông B. J. Cán bộ Thị trấn, sinh năm 1972, ngày 24/08/2014 cho biết: “Trong thiết chế cộng đồng người Kơho ở thị trấn Lạc Dương hiện nay vai trò già làng, chủ làng, chủ rừng không còn nữa. Già làng trước đây có tiếng nói rất quan trọng nay còn ít, thay vào đó là những người trong cộng đồng, dòng họ lớn, giàu có, có trình độ, ăn nói tốt trong địa phương thì sẽ là những người có uy tín, nói bà con nghe theo. Già làng ở thị trấn vẫn còn nhưng uy tín không bằng trước đây, đang dần dần bị mất. Hiện nay có nhà thờ, người dân tin tưởng vào chức sắc tôn giáo hơn”. Đợt khảo sát tháng 08/2014, chúng tôi có nêu ra câu hỏi: “Khi giải quyết các ranh chấp/ xung đột mà không thể tự hòa giải được thì ông/bà thường tìm đến tổ chức, cá nhân nào?” Kết quả cho thấy rằng trong 280 người được hỏi là: Xung đột vợ chồng có 47.3% số người được hỏi nói là tìm đến người uy tín trong dòng họ, trong khi đó già làng chiếm 8.2%. Mâu thuẫn anh em, tỉ lệ là: 59.1% và 12.2%. Nguyên nhân vai trò, vị thế xã hội của các “chức sắc” vốn có ảnh hưởng quyết định đến đời sống cộng đồng trong truyền thống trước đây nay ít nhiều đã suy giảm đó là do các yếu tố cơ bản của chuyển biến thiết chế. Cụ thể: Cuộc sống người dân Kơho Lạc Dương đã định cư từ lâu, đời sống không quá phụ thuộc vào tự nhiên, rừng núi, nương rẫy, Chịu sự chi phối và ảnh hưởng của các định chế xã hội hiện đại, mang tính quan phương. Khi thị trấn thành lập, cách tổ chức quản lý công dân theo hình thức mang tính thiết chế, đô thị: Tổ dân phố, khu phố văn hóa, văn minh đô thị. Thị trấn là nơi có sự tiếp nhân và thường xuyên chịu sự tác động của các hoạt động kinh tế – chính trị – xã hội thông qua các quá trình như: Đô thị hóa ở địa phương xuất phát từ chủ trương hình thành khu công nghệ cao; các hoạt động du lịch ảnh hưởng do là yếu tố vùng ven thành phố Đà Lạt Trình độ dân trí so với nhiều địa phương trong tỉnh có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên (chiếm 60,2%). 3. LUẬT TỤC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Mỗi cộng đồng cư dân Tây Nguyên đều có một Luật tục riêng, nhằm duy trì các mối quan hệ xã hội bao gồm quản lý điều hành xã hội, kiểm soát, chế tài các hành vi con người. Luật tục cũng chính là thái độ ứng xử giữa con người với con người trong xã hội và con người với môi trường tự nhiên. Luật tục được các nhà khoa học nghiên cứu với nhiều tên gọi khác nhau: Luật phong tục (Customary Law), luật dân gian (Folk – Law), Luật truyền thống (Traditional Law), Luật địa phương ( Local 116 Law), nhưng dù dưới tên gọi nào đi nữa, Luật tục cũng cho thấy nó được hình thành trong quá trình phát sinh, phát triển của tộc người, được tích lũy và luân chuyển từ thế hệ này đến thế hệ khác, không ngừng được bổ sung hoàn chỉnh để trở thành dạng “ luật pháp đặc thù” của một dân tộc, đảm bảo cho dân tộc đó ổn định, phát triển bền vững. Luật tục có đặc điểm chung là sản phẩm của các xã hội cổ truyền gắn liền với những đặc điểm, điều kiện xã hội, địa lý tự nhiên của mỗi cộng động dân cư, gắn với tư duy là sự suy nghĩ, tình cảm, quan niệm về sở hữu, tâm linh, ứng xử văn hóa của cộng đồng. Có những nét tương đồng, có nét khác biệt giữa luật tục và pháp luật. Luật tục là của một tộc người, còn luật pháp là của một nhà nước quốc gia dân tộc. Luật tục phản ánh mối quan hệ cộng đồng được xây dựng trên cấu trúc, xã hội cổ truyền, là thói quen, kinh nghiệm của con người được hình thành trong quá trình tồn tại, vận đồng tại gia đình – dòng họ – buôn làng và có tính cố kết cao. Luật tục là hình thái sơ khai của luật pháp trong xã hội chưa có nhà nước, chưa phân chia giai cấp nhằm hướng dẫn, điều chỉnh, điều hòa các quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, cộng đồng này với cộng đồng khác. Luật tục được lưu giữ từ đời này sang đời khác thông qua trí nhớ, thông qua truyền miệng của người dân. Nó góp phần gìn giữ, củng cố sự ổn định của buôn làng và tạo nên các giá trị văn hóa cho từng dân tộc. Luật tục bên cạnh những mặt tích cực thì còn một đặc điểm nữa là có những hạn chế nhất định, đôi khi rất nghiệt ngã, thiếu dân chủ, thiếu khách quan mang nặng tính cảm tính, đối xử với con người trong bối cảnh xã hội mà con người sống gắn chặt với môi trường tự nhiên nên không tránh khỏi những vấn đề mang tính hủ tục. Ví dụ như những hình phạt quá khắc khe: phạt bằng đền bù trâu bò, ăn bằng máng dưới đất, hay khi bị kết tội là “ ma lai” bị đuổi ra khỏi cộng đồng, bị bệnh tật nặng nghi truyền nhiễm thì không được cộng đồng chăm lo chữa trị mà bị cách ly với xã hội. Điều này không phù hợp trong xã hội tiến bộ, hiện đại ngày nay. Luật tục Kơho được hình thành và đúc kết từ các giá trị nhân văn lâu đời được hình thành qua quá trình lao động, sáng tạo, và sống hòa đồng với thiên nhiên. Luật tục Kơho đề cập đến khá nhiều vấn đề mang tính “ toàn diện của luật pháp sơ khai” trong đó chứa đựng các nguyên tắc khai thác, sử dụng, bảo vệ rừng và đất đai, các quy định về sở hữu tài sản cá nhân, cộng đồng, mang tính giáo dục, định hướng hành động xã hội theo các chuẩn mực đạo đức, phân biệt thiện- ác, đúng-sai. Đồng thời có tính răn đe, xử phạt – động viên, khen thưởng áp đặt lên cá nhân và cộng đồng. Luật tục vận hành trong xã hội Kơho với nhiều quy định liên quan đến nhiều vấn đề tổ chức xã hội. Khoảng hơn 400 “ điều khoản” tập trung vào các chủ đề trong cuộc sống: quy định ứng xử với rừng, thần linh, lễ hội, cưới xin, ma chay và các hình phạt. Bước vào xã hội ngày nay, nhiều điều quy định trong luật tục không còn phổ biến. Xã hội tộc người Kơho ở trung tâm thị trấn Lạc Dương chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Mọi xét xử liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ công dân được thực hiện bởi cấp thấp nhất là các tổ hòa giải, tổ văn hóa khu phố, cao hơn là tòa án các cấp. Khảo sát, phỏng vấn 280 người tại Lạc Dương, mọi người đều khẳng định “ Tòa án phong tục” của người Kơho thị trấn hiện nay không còn hiện hữu. Ông B.J cho rằng “Luật tục còn giữ ít thôi, giải quyết theo 117 luật pháp hết, tình trạng con cô con cậu lấy nhau còn rất ít, tòa án phong tục thì không còn nữa.” Không còn tín ngưỡng theo kiểu cúng tế như trước đây, Đảng và nhà nước đưa ra chủ trương chính sách mang tính định hướng rồi, ma chay hay cưới xin đều thực hiện trong nhà thờ.” Đa số người dân được khảo sát cho rằng: Mọi cúng tế không theo nghi thức trước đây, người dân đã bỏ nhiều hủ tục như không còn ăn uống linh đình kéo dài nhiều ngày nữa, lể vật mang theo còn rất ít, chủ yếu là đi phong bì, việc chôn cất người chết không theo dòng họ rải rác như trước mà hình thức giống người Kinh. Qua nghiên cứu, quan sát và phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy luật tục tuy đã suy giảm nhiều, song một số vấn đề quan trong mang tính giáo dục, lưu truyền, truyền thống tộc người không hoàn toàn biến mất tại thị trấn. Hình thức lưu truyền là những lời răn dạy, khuyên bảo, những vật dụng cổ, hay các nghi thức quan trọng trong gia đình, dòng họ. Chiếc “ché” cổ của cộng đồng dòng họ không phải ai cũng được trao quyền nắm giữ. Khi tổ chức một nghi lễ quan trọng như mừng thọ hay lễ cúng trong đời sống thường nhật, mọi thành viên khi tham gia uống rượu cần vẫn phải có những câu khấn cầu nguyện hay tục “ xoay cần”, “chạm cần” như là một nét văn hóa vừa trang trọng vừa linh thiêng phải có. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có từ 50-80% những người được hỏi rằng khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến gia đình thì ít khi đưa nhau ra cơ quan công quyền có thẩm quyền để gia quyết mà chủ yếu thực hiện trong dòng họ với nhau. Điều này cho thấy yếu tố luật tục không “hiện” ra bên ngoài nhưng lại “ẩn” trong dòng họ, giải quyết những bất đồng khi không còn tòa phong tục thì vừa có những quy định riêng trong mỗi dòng họ và hầu như được “ thu xếp” ổn thỏa, chỉ những vấn đề nghiêm trọng mới đưa ra chính quyền để giải quyết. Cuối cùng tôn giáo và các thiết chế của tôn giáo xâm nhập cồng đồng Kơho những năm 30-40 của thế kỷ XX cũng như sự phát triển nhanh của đạo Tin lành và Thiên Chúa giáo góp phần làm biến đổi không chỉ thiết chế làng bản mà cả hệ thống chức sắc bon làng cùng hệ thống niềm tin, các tín ngưỡng truyền thống. 4. KẾT LUẬN Nhìn chung, trong quá trình tồn tại và phát triển trước khi chuyển sang xã hội đô thị, thị tứ bước đầu hình thành lối sống thị dân thì cộng đồng cư dân Kơho ở thị trấn Lạc Dương đã phải trải qua thời gian dài sống trong cơ cấu tổ chức xã hội cổ truyền mà nền tảng của nó là bon với các định chế cơ bản bao gồm luật tục và hệ thống “ chức sắc” như chủ làng, già làng, chủ đất. Sau ngày giải phóng quá trình di dân ồ ạt và nhiều chính sách vĩ mô thời kỳ này đã làm cho tình hình Tây Nguyên và Lâm Đồng có nhiều chuyển biến quan trọng, cục diện tổ chức xã hội có nhiều thay đổi. Ở thị trấn Lạc Dương được bổ sung thêm bằng tác động của các nhân tố đô thị hóa như ảnh hưởng văn hóa du lịch, quá trình phát triển của thành phố Đà Lạt, Xã Lát trở thành thị trấn cấp huyện ( Đô thị loại V). Bên cạnh đó, các sự xâm nhập tôn giáo ( Tin Lành, Thiên chúa giáo) có tác động không nhỏ góp phần làm thay đổi tổ chức xã hội truyền thống của cư dân thị trấn Lạc Dương. Do vậy, vấn đề đặt ra là toàn bộ hệ thống chính trị cần có sự quan tâm nghiên cứu để có những chính sách vĩ mô phù hợp với thực tiễn hiện đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng cho các cư dân bản địa Tây Nguyên nói chung, tộc người Kơho nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Ngọc Chiến (Chủ biên) (2005), Người K’ho ở Lâm Đồng, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bùi Minh Đạo (2011), Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững. Nxb KHXH, Hà Nội. 3. Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng (2003), Dân tộc Kơho ở Việt Nam, Nxb KHXH Hà Nội. 4. Mạc Đường (Chủ biên) (1983), Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng, Sở văn hóa tỉnh Lâm Đồng xuất bản. 5. Lê Văn Khoa – Phạm Quang Tú (2014), Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên, Nxb Tri Thức, Hà Nội. 6. Lê Văn Kỳ (Chủ biên) và đồng nghiệp (2005), Phong tục tập quán cổ truyền một số dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên, Viện KHXH Việt Nam, Hà Nội. 7. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu, (1998), Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Nhiều tác giả (1989). Những kết quả nghiên cứu kinh tế – xã hội Lâm Đồng, Nxb KHXH, Hà Nội. 9. Krajan Plin (2010), Luật tục người K’ho Lạch, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 10. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2010), Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. * Ngày nhận bài: 06/3/2015. Biên tập xong: 24/4/2015. Duyệt đăng: 04/5/2015.