Việt Nam với lợi thế là một trong những nước nằm trong giải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới. Đó là cơ sở rất lớn để đất nước chúng ta phát triển ngành công nghiệp điện mặt trời.
Việt Nam với lợi thế là một trong những nước nằm trong giải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới. Đó là cơ sở rất lớn để đất nước chúng ta phát triển ngành công nghiệp điện mặt trời.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các dự án điện mặt trời ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các dự án điện mặt trời ở Việt Nam
Việt Nam với lợi thế là một trong những nước nằm trong giải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới. Đó là cơ sở rất lớn để đất nước chúng ta phát triển ngành công nghiệp điện mặt trời.
Việt Nam với lợi thế là một trong những nước nằm trong giải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới. Đó là cơ sở rất lớn để đất nước chúng ta phát triển ngành công nghiệp điện mặt trời.
Một số dự án điện mặt trời đã được lắp đặt tại Việt Nam:
Dự án điện mặt trời nối lưới đầu tiên ở Việt Nam trên nóc tòa nhà Bộ Công Thương. Dự án có công suất 12kWp gồm 52module x 230Wp.Sử dụng pin của hãng SolarWorld. Do CHLB Đức tài trợ, công ty Altus của Đức và Trung tâm Năng lượng mới ĐHBK Hà Nội kết hợp triển khai.
Dự án Phát điện hỗn hợp Pin mặt trời- Diesel ở thôn Bãi Hương, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Dự án gồm có 166 tấm pin mặt trời công suất 28KW và 2 máy phát có tổng công suất 20KW do Công tySystech lắp đặt. Tổng vốn đầu tư 412.000USD trong đó chính phủ Thụy Điển tài trợ 332.000USD, còn lại do tỉnh Quảng Nam đầu tư.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình. Tổng công suất 154KW
Dàn pin mặt trời tại Trung tâm Y tế Tam Kỳ (Quảng Nam). Công suất 3kWp, trị giá 720 triệu đồng. Do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ 50% hoàn thành T5/2010
Dự án tại Xã Thượng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Công suất 11kWp, trị giá 160.000USD.
Dự án do quỹ Suez Foundation tài trợ
Tòa nhà của Tập đoàn Tuấn Ân (Q.Bình Tân, TP.HCM). Công suất 12.6kWp.
Dàn pin công suất 5kWp tại đảo Hòn Chuối, Cà Mau. Trong khuôn khổ dự án Solar Campus Vietnam
Trường tiểu học cấp hai Minh Châu, Quan Lạn và Trạm Y tế Minh Châu. Dàn pin công suất 1.3kWp .
Trong khuôn khổ dự án Solar Campus Vietnam
Trạm điện mặt trời thông minh công suất 1500w - Đảo Ngọc Vừng, T. Quảng Ninh
Pin mặt trời cho các đảo Trường Sa. Trên quần đảo hiện có tới 4.093 tấm pin mặt trời 220wp.
Dự án thử nghiệm “Ứng dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió cung cấp điện cho quần đảo trường sa”. Dự án được thực hiện trong thời gian 24 tháng với tổng kinh phí đầu tư 5,8 tỷ đồng.
Tập đoàn First Solar xây dựng nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Ngày 22/03/2011, Tập đoàn công nghệ năng lượng mặt trời First Solar, Inc. của Hoa Kỳ chính thức khởi công nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời với bốn dây chuyền sản xuất tại khu công nghiệp Đông Nam thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà máy sản xuất với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD dự kiến sẽ được đưa vào sản xuất thương mại trong 6 tháng cuối năm 2012 và sẽ thu hút khoảng 600 lao động. Trong thời gian xây dựng, nhà máy sẽ cần khoảng 2.000 người tham gia làm việc trên công trường. Hàng năm, dựa trên hệ thống gồm bốn dây chuyền sản xuất, nhà máy sẽ sản xuất các mô-đun năng lượng mặt trời phim mỏng, sử dụng công nghệ tiên tiến của First Solar với tổng công suất trên 250MW và qui mô sản xuất của nhà máy còn có thể được mở rộng trong tương lai. First Solar dự kiến sẽ lắp đặt các mô-đun 3MW trên nóc nhà máy.
“Nhà máy của chúng tôi tại khu công nghiệp Đông Nam sẽ đóng vai trò chủ đạo trong kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng điện vào năm 2012 của First Solar và giảm hơn nữa chi phí điện năng lượng mặt trời”, ông Bruce Sohn, Chủ tịch công ty First Solar cho biết. “Chúng tôi hy vọng được làm việc chặt chẽ với các nhà chức trách của Việt Nam trong thời gian tới”
Nhà máy sẽ tận dụng quy trình sản xuất liên tục của First Solar, biến đổi tấm kính thành một mô-đun năng lượng mặt trời hoàn chỉnh chưa đầy 2,5 giờ. Nhà máy được thiết kế để tối đa hóa hiệu quả năng lượng, giúp thời gian thu hồi vốn từ năng lượng xếp đầu ngành và giảm dấu vết carbon (carbon footprint) của các mô-đun phim mỏng First Solar.
Nhà máy cũng sẽ bao gồm một nhà máy tái chế, một tính năng chính trong cam kết của First Solar để quản lý vòng đời tái sinh và trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Quá trình này hiện đang thu hồi lên đến 90% các vật liệu bán dẫn và thủy tinh của một mô-đun, theo trọng lượng, để sử dụng cho các tấm thu năng lượng mặt trời và các sản phẩm thủy tinh mới.
Tất cả các nhà máy của First Solar trên toàn thế giới đều được chứng nhận theo hệ thống ISO14001 về các chuẩn mực môi trường, ISO9001 về chất lượng và OHSAS 18001 về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp.
Dự án pin mặt trời - Diezel Bãi Hương tỉnh Quảng Nam
Dự án hệ thống hỗn hợp pin mặt trời - Diesel Bãi Hương là dự án sử dụng nguồn vốn từ Chương trình Năng lượng nông thôn Việt Nam- Thụy Điển do Chính phủ Thủy Điện tài trợ chi phí cho việc xây dựng nguồn điện và lưới điện phục vụ cho Thôn Bãi Hương, xã Tân Hiệp, Cù Lao Chàm, Thành Phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam
DỰ ÁN HỆ THỐNG PHÁT ĐIỆN HỖN HỢ PIN MẶT TRỜI – DIEZEL BÃI HƯƠNG
Dự án Hệ thống phát điện hỗn hợp Pin mặt trời - Diezel Bãi Hương là một trong những dự án đầu tiên tại Việt Nam sử dụng Điện mặt trời để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của toàn bộ người dân ở Thôn Bãi hương, Xã Tân Hiệp, Cù Lao Chàm, Tx Hội An, Tỉnh Quảng Nam. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 412.000 USD, trong đó chính phủ Thụy Điển tài trợ 332.000 USD, còn lại là của tỉnh Quảng Nam.
1) Quy mô và phạm vi của dự án
- Lập đề án thiết kế bản vẽ thi công Công trình.
- Mua sắm thiết bị và vật tư cho nhà máy và lưới điện
- Xây dựng lắp đặt và thử nghiệm toàn bộ công trình
2) Mô tả chi tiết dự án
Dự án được xây dựng trên tổng diện tích 1050m2.
Hệ thống phát điện của dự án Bãi Hương bao gồm:
- Hệ phát điện pin mặt trời PMT 28 KW
- Các máy phát điện Diezel 5,5+15KW chỉ phát điện khi điện từ hệ PMT và Bộ ác quy không đủ cung cấp cho các phụ tải
Các thiết bị chính của hệ phát điện PMT
- Hệ thống dàn pin mặt trời sử dụng các module pin mặt trời của hãng Sharp- Nhật Bản sản xuất với công suất 175Wp/module. Toàn bộ hệ thống dựng 165 module với tổng công suất tối đa 28,8KW
- Hệ thống điều khiển: hệ thống sử dụng 5 controller SMC600 và 7 Invecter SI5048 của hãng SMA -Đức
- Hệ thống Ác quy : hệ thống sử dụng ác quy 12V-100Ah của hãng Voltatech- Hàn Quốc. Tổng số lượng ác quy là 145 chiếc
3) Thông tin dự án
1. Tên dự án:“Dự án hệ thống phát điện hỗn hợp pin mặt trời – diezel Bãi Hương” .
Địa điểm xây dựng:Thôn Bãi Hương, xã Tân Hiệp, Cù Lao Chàm, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.
32. Chủ đầu tư: Ban quản lý các Dự án Công nghiệp tỉnh Quảng Nam
3. Nguồn vốn: Chương trình Năng lượng nông thôn Việt Nam – Thụy Điển do SIDA Thụy Điển tài trợ.
4. Tổng mức đầu tư dự án: 7 tỉ đồng.
5. Các bên tham gia:
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Hệ thống (Nhà thầu chính)
Công ty Cổ phần Kiến trúc CAC Việt Nam (Thiết kế)
6. Hình thức hợp đồng: EPC
7. Dự án kết thúc sau 180 ngày (06 tháng)
8. Một vài hình ảnh