Các đường may cơ bản

CÁC KIỂU CAN VẢI : Can là một phương pháp trong quá trình gia công, làm cho cac chi tiết được nối ghép với nhau theo yêu cầu kĩ thuật để tạo sản phẩm. Trong may mặc thường dùng các kiểu can như can rẽ, can lộn, can kê, can cuốn 1. Can rẽ ( Ký hiệu: ) a) Khái niệm: Can rẽ là cách nối vải đơn giản và thông dụng nhất trong may mặc. Trước khi can rẽ cần vắt sổ các mép vải để không bị tủa sợi. Can rẽ chỉ thực hiện một đường may ở mặt trái vải, khi may xong hai mép vải được là rẽ sang hai bên. b) Cách thực hiện: - Úp hai mặt phải vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau (H.6a) - May một đường song song và cách mép vải 1 đến 3cm (tùy phần chừa đường may của sản phẩm) (H. 6b)

pdf10 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 14192 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các đường may cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 Chương II: CÁC ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN I/ CÁC KIỂU CAN VẢI : Can là một phương pháp trong quá trình gia công, làm cho cac chi tiết được nối ghép với nhau theo yêu cầu kĩ thuật để tạo sản phẩm. Trong may mặc thường dùng các kiểu can như can rẽ, can lộn, can kê, can cuốn 1. Can rẽ ( Ký hiệu: ) a) Khái niệm: Can rẽ là cách nối vải đơn giản và thông dụng nhất trong may mặc. Trước khi can rẽ cần vắt sổ các mép vải để không bị tủa sợi. Can rẽ chỉ thực hiện một đường may ở mặt trái vải, khi may xong hai mép vải được là rẽ sang hai bên. b) Cách thực hiện: - Úp hai mặt phải vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau (H.6a) - May một đường song song và cách mép vải 1 đến 3cm (tùy phần chừa đường may của sản phẩm) (H. 6b) - Mở đôi mảnh vải, dùng móng tay cạo rẽ đôi đường can cho mép nằm về hai phía (H.6c). khi hoàn thiện sản phẩm may, phải dùng bàn là nóng là rẽ các đường can rẽ. Can rẽ có thể thực hiện bằng máy hoặc bằng tay (mũi thường, mũi đột thưa hoặc mũi đột mau) c) Yêu cầu kỹ thuật: - Mặt phải đường can phẳng, thẳng , không lộ chân chỉ. - Mặt trái hai mép vải cách đều và êm. d) Ứng dụng: Can rẽ thường áp dụng để may các đường chính của quần áo như đường giàng quần, dọc quần, đáy quần, đường sườn tay áo, sườn vai, sườn thân áo sơ mi, áo bà ba.v.v c) Hình 6 – Can reõ 19 2. Can lộn ( Kí hiệu : ) a) Khái niệm: Can lộn là cách nối hai mảnh vải bằng 2 đường may, đường thứ nhất ở mặt phải vải, đường thứ 2 ở mặt trái vải, giữ cho mép vải của sản phẩm được bền chắc không bị sổ ra. b) Cách may: - Đặt 2 mặt trái vải úp vào nhau, 2 mép vải trùng nhau (H.7a). - May đường thứ nhất cách mép vải 0,3 ÷ 0,5cm. may xong dùng kéo cắt hết các sợi vải bị tua ra cho gọn mép vải (H. 7b). - Lộn vải sang mặt trái, cạo sát đường may, gấp đôi vải theo đường may rồi may đường thứ hai cách mép gấp khoảng 0,5 ÷ 0,7cm (H.7c) 3. Can lật đè: ( Kí hiệu: ) a) Khái niệm: Can lật là cách may nối hai mảnh vải bằng hai đường may : đường thứ nhất may ở mặt trái sản phẩm, đường thứ hai may đè hai mép vải về một phía ở mặt phải sản phẩm. b) Cách may: - Đặt 2 mặt phải vải úp vào nhau, mép vải trùng nhau và may một đường cách mép vải 1cm. (H. 8a) - Lật sang mặt phải, đặt 2 mép vải ở dưới về một phía rồi cạo sát đường chỉ. May đường thứ 2 ở mặt phải cách dường thứ nhất 0,4 ÷ 0,7cm (H. 8b) Hình 7 – Can loän a) b) c) a) b) Hình 8 – Can laät ñeø 20 c) Yêu cầu kĩ thuật: Đường can thẳng, đều. d) Ứng dụng: Can lật dùng để may các đường cần may cứng cáp, chắc chắn như cầu vai, nách áo, blouson, quần jean 4. Can cuốn (Nối tiếp): a) Khái niệm: Can cuốn là cách may 2 mảnh vải với nhau trong đó mép vải trong đó mép vải được cuốn lại phía trong đường may b) Cách may: * Can cuốn phải ( Kí hiệu : ) - Can cuốn phải là cách can cuốn thực hiện bằng 2 đường may ở mặt phải vải. Hai đường may này song song với nhau và cách nhau 0,5 ÷ 0,7cm thể hiện ở mặt phải sản phẩm. - Cách may: + Đặt 2 mặt trái vải úp vào nhau, mặt phải ra ngoài, so le nhau 0,5 ÷ 0,7cm (H.9b) + Bẻ mép vải dưới gấp lên sát với miếng vải trên. + Úp 2 miếng vải đã gấp xuống, may đường thứ nhất cách mép gấp 0,5 ÷ 0,7 cm (H.9c). Hình 9 – can cuoán phaûi a) b) c) d) e) 21 + Mở đôi mảnh vải, cạo sát đường may, sửa cho mép gấp bọc kín mép vải và cách đều đường may thứ nhất (H. 9d ). Cũng có thể không úp vải xuống (như hình 9c) mà may ngay một đường sát mép vải gấp sau khi thực hiện bẻ mép vải (H. 9b). Cách may này có nhược điểm: đường chỉ thể hiện ở mặt phải vải là đường chỉ dưới sẽ không đẹp bằng đường chỉ trên. + May đường thứ hai sát mép gấp (H. 9e). * Can cuốn trái: May tương tự như may can cuốn phải nhưng thực hiện ở mặt trái vải, vì vậy ở mặt phải sản phẩm chỉ thể hiện một đường may. c) Yêu cầu kĩ thuật: Can cuốn phải, can cuốn trái dùng để may quần áo có yêu cầu bền, chắc và cứng cáp như ráp đáy quần và giàng quần của quần đùi, quần pijima ; may đường sườn; vòng nách sơ mi nam, quần áo bộ đội, quần jean II. CÁC KIỂU VIỀN VẢI: May viền vừa có tác dụng giữ mép sản phẩm để vải không bị tủa sợi đồng thời để trang trí làm tăng vẻ đẹp ở các kiểu túi quần áo, các kiểu cổ áo, nẹp áo, .v.v Có nhiều kiểu viền vải : viền gấp mép, viền bọp mép, viền cuốn mép (viền ve). 1. Viền gấp mép: a) Khái niệm: Viền gấp mép là cách gấp mép trực tiếp sản phẩm hai lần hoặc can nối thêm vải vào mép sản phẩm, sau đó gấp mép rồi may cố định mép gấp vào thân áo quần. b) Cách may: Có hai hình thức viền gấp mép: Viền gấp mép không nối vải và viền gấp mép có nối vải. * Viền gấp mép không nối vải (Kí hiệu: ) - Phần vải gấp vào là do khi cắt để dư ra ngoài nét vẽ chính. - Gấp mép vải lần thứ nhất rồi bẻ vào mặt trái vải 0,4 ÷ 0,6cm (H. 10a) ; - Gấp tiếp lần thứ hai, nếp gấp có kích thước tùy theo yêu cầu của sản phẩm hoặc tùy theo ý thích của người cắt (H. 10b) - May cố định bằng may tay (khâu luôn, khâu vắt, khâu chữ V (H. 10c) hoặc bằng may máy một đường sát mép gấp. 22 Viền gấp mép không nối vải chỉ thực hiện được trên những đoạn thẳng hoặc nơi cong như gấu áo, quần * Viền gấp mép có nối vải ( Kí hiệu: )) Trên các đường cong như vòng cổ, vòng nách áo ta không thể trực tiếp gấp mép vải được mà phải may nối vải để viền. Các bước thực hiện: - Vẽ và cắt vải viền theo hình dạng của mép vải viền. Muốn vậy phải đặt chổ cần viền (ví dụ: cổ áo) lên trên vải sẽ cắt nẹp viền, vẽ theo đúng đường cong sau đó cắt nẹp viền theo nét vẽ và có bề rộng khoảng 3cm. - May vải viền theo chổ cần viền: đặt mặt phải của vải viền úp xuống thân áo hoặc quần, hai mép vải viền và chổ cần viền trùng nhau, may một đường cách mép vải 0,3 ÷ 0,5 cm. Hình 11 – Vieàn gaáp meùp coù noái vaûi (daïng ñöôøng cong ) Hình 10 – Vieàn gaáp meùp noái vaûi 23 + Muốn vải viền lật ra mặt phải vải để kết hợp trang trí, phải đặt vải viền ở mặt trái áo. Khi may xong đường thứ nhất, mặt phải vải viền đuợc gấp sang mặt phải của áo. + Muốn vải viền ở mặt trái áo, đặt vải viền ở mặt phải của áo. Khi may xong đường thứ nhất, vải viền được gấp sang mặt trái áo. - May viền mép vải (H.11b): + Cắt những xơ vải, tỉa mép đường cong cho đều và dùng mũi kéo bấm (cắt) đường cong sâu khoảng 0,3 cm, cách khoảng 2 cm bấm một lần để khi bẻ vào trong (vòng tròn to hơn) phần viền không bị căng, dúm. + Gấp vải viền vào trong, dùng ngón tay miết cho sát đường may. Gấp mép vải viền (nếu vắt sổ thì không phải gấp), lược cho phẳng êm rồi khâu vắt hoặc khâu chữ V hoặc may máy sát mí mép gấp. - Viền gấp mép có nối vải cũng được thực hiện đối với các chi tiết có dạng đường thẳng như nối cạp quần, gấu quần Cách may như đối với đường cong, chỉ khác vải viền được cắt thẳng và trước khi gấp vải viền để may đường thứ hai không phải bấm mép vải (H.12a,b). a) b) Hình 12: Vieàn gaáp meùp coù noái vaûi. 2. Viền bọc mép: Kí hiệu: a) Khái niệm: Viền bọc mép là cách dùng một vải khác cắt chéo sợi, cùng màu hoặc khác màu với sản phẩm, may bọc kín mép vải giữ cho mép vải không bị tủa sợi đồng thời trang trí cổ áo, nách áo cho sản phẩm thêm đẹp. b) Cách may: Mép vải để viền bọc, khi cắt không chừa đường may. * Cắt vải viền và nối vải viền: - Cắt một dải vải chéo sợi (canh xéo) cùng màu hoặc khác màu với vải của sản phẩm, rộng 2 – 3 cm (H.13a). Nếu dải vải ngắn, không đủ kích thước chỗ viền thì phải nối vải. Cần phải nối vải theo đường chéo để khi viền không bị cộm (H.13b,c). 24 a) b) Hình 13: Caùch caét vaûi vieàn vaø noái vaûi vieàn. * May viền bọc mép: - Đặt mặt phải của mép vải viền úp vào mặt phải của sản phẩm, mép vải trùng nhau và may đường thứ nhất cách mép vải 0,3 cm hoặc có thể to hơn tuỳ theo yêu cầu của đường viền (H.14a). - Kéo mép vải trùm qua mép viền, dùng hai ngón tay vẽ cho tròn mép vải. - Gấp mép dải vải bọc cuốn kín mép sản phẩm, mép gấp chờm qua đường may thứ nhất 0,1 – 0,2 cm (H.1b). - Lật vải sang mặt phải, dùng đường may thứ hai may lọt khe vào đường may thứ nhất để nẹp viền (H.14c). a) b) c) Hình 14: Viền bọc mép. Nếu vải viền mỏng và mềm, có thể may như sau: - Gấp đôi vải viền (theo chiều dọc) may đường thứ nhất đính 2 mép vải viền với mép sản phẩm. Chú ý vừa may vừa kéo mép vải viền cho giản ra một chút thì đường viền mới ôm, tròn và đẹp (bề rộng vải viền phải rộng hơn cách may trên). - Lật vải viền sang mặt trái sản phẩm trùm qua mép viền, dùng hai ngón tay vẽ mép cho tròn và mép gấp đôi của vải viền chờm qua đường may thứ nhất 0,1 – 0,2 cm. - May đường thứ hai lọt khe đường may thứ nhất ở mặt phải. Cách này nhanh hơn vì không phải gấp mép vải viền. c) 25 c) Yêu cầu kỹ thuật: - Mũi chỉ lọt khe, thẳng đều. - Đường viền tròn, chắc, đẹp. d) Ứng dụng: Viền bọc dùng để viền và trang trí cổ áo, miệng túi áo, tay áo 3. Viền cuốn mép (viền vẽ): a) Khái niệm: Viền cuốn mép là cách xe tròn mép vải cuộn lại thật nhỏ để dấu mí vải tủa sợi vào trong rồi may quấn quanh mép hoặc khâu vắt, hoặc may máy. b) Cách may: - Dùng ngón tay trái và ngón trỏ xe cuốn mép vải vào thật nhỏ và thật kín sang mặt trái vải. - Dùng kim và chỉ quấn quanh mép vải từ bên trái vải. Mũi ghim trên vải cách nhau 0,3 cm và kéo chỉ hơi sát để nổi mũi vải lên. - Có thể dùng mũi khâu vắt hoặc may máy để viền (H.15a, b). a) b) c) Yêu cầu kỹ thuật: - Đường viền tròn nhỏ (0,3 – 0,4 cm) không tủa sợi vải, đều đặn. - Các mũi vải nổi hơi cong và đều nhau (nếu may quấn chỉ). d) Ứng dụng: - Viền cuốn mép được áp dụng trên vải mỏng như viền quanh áo gối, khăn mùi xoa, ... - Nếu may máy, áp dụng để may gấu áo sơ mi, nữ nhất là vạt bầu III. CÁC KIỂU XẾP LI VÀ CHIẾT LI: Hình 15: Viền cuốn mép 26 Xếp li (pli) và chiết li (pince) là cách may để tạo độ rộng, các đường cong làm cho trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể. Xếp li và chiết li thực hiện ở một số chi tiết (vai áo, ngực áo, lưng quần, là những cách trang trí làm tăng vẽ đẹp của y phục). 1. Các kiểu xếp li: a) Khái niệm: Li là các nếp gấp ở một số vị trí của y phục, nhưng không may đính hoặc chỉ may một đoạn ngắn. b) Cách tính vải: Li làm tăng độ rộng. Muốn xếp li ở phần nào thì chừa thêm vải ở phần đó. Ví dụ: xếp li (hoặc chun) ở cầu vai trước và sau thì thêm vải để xếp li ở vai áo trước và sau; còn nách và thân áo vẫn giữ nguyên. Cách tính vải chừa ra để xếp li: Vải xếp li = bề rộng li x 2 x số li sẽ xếp. Ví dụ: xếp 3 li 1 cm, phần vải để xếp li = 1cm x 2 x3 = 6 cm. c) Các kiểu xếp li: * Li sóng: Các nếp vải được xếp cách đều nhau cùng chiều hoặc chun (dún) cho nổi sóng, được áp dụng trên áo đầm trẻ em, áo sơ mi có cầu vai, cầu ngực, tay bồng, tay măng sét, rèm cửa, áo gối. a) Li sóng đều b) Chun dún Hình 16.a, b: Li sóng. Li sóng có 2 dạng đều và không đều. - Li sóng đều (xếp li cùng chiều) (H.16a): Gấp từng sóng vải đều nhau, theo cùng một chiều. Ghim kim hoặc may lược cố định các nếp gấp hoặc vừa xếp li vừa may chặn ngang cách mép vải 0,3 – 0,5 cm. Là (ủi) kĩ để các li sóng thẳng nếp. - Li sóng không đều (chun, dún) (H. 16b): may hai đường chỉ hơi thưa, đường thứ nhất cách mép vải 0,3 cm, đường thứ hai cách đường thứ nhất 0,7 cm. Cầm đầu chỉ của hai đường may rút nhẹ để vải dún lại cho đến khi đủ kích thước, lại mũi cố định đầu chỉ. Dàn các nếp nhún cho tương đối đều. Khi may ráp vào sản phẩm, may ở giữa hai đường chỉ; sau khi may xong rút bỏ hai đường chỉ dún. 27 * Li tròn (H. 17): Một li tròn gồm hai li sóng nhưng hai nếp gấp hướng về hai phía tạo khoảng vải ở giữa nổi lên ở mặt phải vải. Li tròn thường áp dụng ở áo đầm trẻ em, khoảng giữa thân sau áo phần ráp với cầu vai, khăn phủ giường. * Li sâu (H.18): Là mặt trái của li tròn; nếp gấp của hai li sóng hướng vào nhau tạo khoảng vải ở giữa nổi lên ở mặt trái vải. Hình 17: Li tròn Hình 18: Li sâu Li sâu thường áp dụng để may quần âu, áo đầm trẻ em, rèm cửa * Li nổi gân (H.19): Là cách may tạo những nếp vải nhỏ nổi trên áo để trang trí. Các nếp vải này rộng 0,5 – 2 cm. Gấp vải theo đường thẳng, may ở mặt phải vải những đường song song với mép gấp. Hình 19: Li nổi gân 2. Chiết (pince): Là nếp gấp vải nhưng đươc may đính suốt chiều dài của nếp gấp. Chiết làm giảm độ rộng ở phần này, giữ nguyên độ rộng ở phần khác, tạo dáng cho sản phẩm. Ví dụ: Chiết eo làm giảm độ rộng của eo, trong khi độ rộng của ngực và mông vẫn giữ nguyên, áo sẽ có độ cong. Cách vẽ chiết (H.20): Mỗi chiết li thường có 3 đường vẽ thành hình đuôi chuột. Vẽ đường giữa trước, 2 đường phụ bằng bề rộng li. Ví dụ li 3 cm, mỗi bên li là 1,5 cm, khi may gấp vải theo đường chính giữa và may theo đường bên cạnh. Hình 20: Cách vẽ chiết