Các giá trị văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng sông Cửu Long

1. Khái quát về các cộng đồng cƣ dân, các tộc ngƣời khu vực ĐBSCL Các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, sử học và dân tộc đã chứng minh, vùng ĐBSCL có con người sinh sống từ sớm, song lịch sử cư dân trải qua nhiều lớp với các bước thăng trầm khác nhau. Lớp cư dân có mặt đầu tiên ở Nam Bộ gắn với nền Văn hóa Óc - eo, địa điểm phát hiện đầu tiên của nền văn hóa tại thị trấn Óc-eo (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang); song có địa vực phân bố khá rộng: toàn vùng ĐBSCL, tập trung ở hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Trước thế kỷ XX, do thiếu thông tin và tư liệu, một số học giả người Pháp đã đưa ra kết luận rằng, nhà nước Phù Nam cũng chính là Chân Lạp (tiền thân của nhà nước Campuchia ngày nay), cả về mặt lịch sử và địa lý; từ đó, gắn nhà nước “Phù Nam - Chân Lạp” là của người Khơ - me51, nghĩa là tộc người này là lớp cư dân đầu tiên có mặt ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, về sau, dựa trên nhiều nguồn thông tin và tư liệu mới, nhất là tư liệu Khảo cổ học, giới nghiên cứu Sử học, Dân tộc học nước ta và nhiều nhà khoa học nước ngoài đã đưa ra kết luận ngược với các ý kiến trước đó: chủ nhân của nền văn hóa Óc - eo là cư dân nói tiếng thuộc Ngôn ngữ Nam Đảo (Đa Đảo hay Malaiô- Pôlinêdi), được thư tịch cũ chép là có "nước da ngăm, cao vừa phải, tóc quăn dợn sóng, tôn sùng Ấn Độ giáo". Cư dân sinh sống bằng thương nghiệp là chính, có quan hệ kinh tế-văn hóa với cư dân các nền văn hóa: Sa Huỳnh ở Trung Bộ, Đông Sơn ở Bắc Bộ Việt Nam và Xamrôngxen ở Cămpuchia, đặc biệt là phát triển mạnh buôn bán với người Ấn Độ và một số nước phương Tây. Thương cảng, đô thị Óc - eo có vị trí quan trọng trên đường hành thương quốc tế lúc bấy giờ. Văn hóa Óc - eo là tiền đề để hình thành Vương quốc Phù Nam - vương quốc rộng lớn và hùng mạnh qua 12 triều vua (theo thống kê sơ bộ của các nhà nghiên cứu); đạt độ cường thịnh nhất là vào các thế kỷ IV- VI, nhiều nước, trong đó có Chân Lạp (nhà nước được coi là đầu tiên của người Khơ -me, tồn tại khoảng thời gian từ năm 550 tới năm 802, trên phần phía Nam của bán đảo Đông Dương gồm cả Campuchia và một phần ĐBSCL hiện nay), phải phụ thuộc vào họ. Do nhiều nguyên nhân, từ giữa thế kỷ XI trở đi, vương quốc Phù Nam dần dần suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính hoàn toàn vào năm 627.

pdf20 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các giá trị văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
293 CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC TRƢNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Bùi Xuân Đính 1. Khái quát về các cộng đồng cƣ dân, các tộc ngƣời khu vực ĐBSCL Các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, sử học và dân tộc đã chứng minh, vùng ĐBSCL có con người sinh sống từ sớm, song lịch sử cư dân trải qua nhiều lớp với các bước thăng trầm khác nhau. Lớp cư dân có mặt đầu tiên ở Nam Bộ gắn với nền Văn hóa Óc - eo, địa điểm phát hiện đầu tiên của nền văn hóa tại thị trấn Óc-eo (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang); song có địa vực phân bố khá rộng: toàn vùng ĐBSCL, tập trung ở hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Trước thế kỷ XX, do thiếu thông tin và tư liệu, một số học giả người Pháp đã đưa ra kết luận rằng, nhà nước Phù Nam cũng chính là Chân Lạp (tiền thân của nhà nước Campuchia ngày nay), cả về mặt lịch sử và địa lý; từ đó, gắn nhà nước “Phù Nam - Chân Lạp” là của người Khơ - me51, nghĩa là tộc người này là lớp cư dân đầu tiên có mặt ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, về sau, dựa trên nhiều nguồn thông tin và tư liệu mới, nhất là tư liệu Khảo cổ học, giới nghiên cứu Sử học, Dân tộc học nước ta và nhiều nhà khoa học nước ngoài đã đưa ra kết luận ngược với các ý kiến trước đó: chủ nhân của nền văn hóa Óc - eo là cư dân nói tiếng thuộc Ngôn ngữ Nam Đảo (Đa Đảo hay Malaiô- Pôlinêdi), được thư tịch cũ chép là có "nước da ngăm, cao vừa phải, tóc quăn dợn sóng, tôn sùng Ấn Độ giáo". Cư dân sinh sống bằng thương nghiệp là chính, có quan hệ kinh tế-văn hóa với cư dân các nền văn hóa: Sa Huỳnh ở Trung Bộ, Đông Sơn ở Bắc Bộ Việt Nam và Xamrôngxen ở Cămpuchia, đặc biệt là phát triển mạnh buôn bán với người Ấn Độ và một số nước phương Tây. Thương cảng, đô thị Óc - eo có vị trí quan trọng trên đường hành thương quốc tế lúc bấy giờ. Văn hóa Óc - eo là tiền đề để hình thành Vương quốc Phù Nam - vương quốc rộng lớn và hùng mạnh qua 12 triều vua (theo thống kê sơ bộ của các nhà nghiên cứu); đạt độ cường thịnh nhất là vào các thế kỷ IV- VI, nhiều nước, trong đó có Chân Lạp (nhà nước được coi là đầu tiên của người Khơ -me, tồn tại khoảng thời gian từ năm 550 tới năm 802, trên phần phía Nam của bán đảo Đông Dương gồm cả Campuchia và một phần ĐBSCL hiện nay), phải phụ thuộc vào họ. Do nhiều nguyên nhân, từ giữa thế kỷ XI trở đi, vương quốc Phù Nam dần dần suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính hoàn toàn vào năm 627. Sau đó, vùng Văn hóa Óc-eo bị đợt biển tiến kéo dài, cả vùng chìm trong nước biển nên bị bỏ hoang. Khoảng thế kỷ XII, nước biển rút, để lộ ra vùng đồng bằng, ngày nay được gọi là ĐBSCL. Có ý kiến cho rằng, vào thời kỳ Vương quốc Khơ me hay đế chế Angkor cực thịnh (nửa sau thế kỷ XI), người Khơ - me từ Cămpuchia đã tiến xuống khai phá vùng ĐBSCL. Lại có ý kiến cho rằng, người Khơ - me có mặt tại vùng đất này trước người Việt chỉ chừng hơn 2 - 3 thế kỷ (người Khơ - me vào thế kỷ XIV - XVI; người Việt khoảng thế kỷ XVI- XVII) 52. 51 Trong báo cáo này, chúng tôi không viết “Dân tộc Khmer” như trong nhiều tài liệu, mà viết là “Khơ-me”, theo quy định của “Bảng Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam” do Tổng cục Thống kê thừa ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, công bố tại Quyết định 121/TCTK ngày 2- 3- 1979. Bảng Danh mục này hiện vẫn còn hiệu lực pháp lý. 52 Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb. Trẻ thành phố Hồ Chí Minh. 294 Tuy nhiên, cho đến nay, khảo cổ học đã chứng minh, các công trình kiến trúc bằng đá, biểu hiện của nền văn minh rực rỡ của các thời đại Angkor đều tập trung quanh khu vực Xiêm Riệp và Battambang, không tìm thấy dấu tích ở khu vực ĐBSCL Điều đó, chứng tỏ vào thời gian trên, người Khơ - me chưa từng ở, hoặc chỉ với các nhóm ít, lẻ tẻ ở khu vực này. Những địa danh như Moat Chruk (Châu Đốc), Phsar Dek (Sa Đéc), Toek Khmau (Cà Mau) chỉ xuất hiện sau này khi người Khơ-me theo chân người Việt và người Minh Hương đến khai phá ĐBSCL từ giữa thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ IXX. Di tích xưa nhất chứng minh cho việc cư trú của người Khơ-me tại vùng đất này là các chùa chiền, đều có cùng niên đại, thời gian xuất hiện của người Hoa và người Việt, nghĩa là cách đây khoảng 300 năm53. Từ nửa sau thế kỷ thứ XV đến thế kỷ XVII, sau thời kỳ Angkor, lãnh thổ của vương quốc Chân Lạp chỉ bao quanh từ khu vực phía nam hồ Tonle Sap đến khu Mỏ Vẹt54 phía đông, và từ Stung Treng phía bắc đến Tà-keo về phía nam, mỗi khu vực do một tiểu vương chiếm cứ và tranh giành lẫn nhau. Nhiều nhóm cư dân Khơ-me từ phía thượng lưu sông Mêkông thuộc Campuchia hiện nay tiến xuống khai phá vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, sau đó, trong các thế kỷ XVI - XVII, nước Chân Lạp bị chia rẽ và từng bước bị suy vong, do sự can thiệp của người Xiêm, nên không còn kiểm soát được vùng đất ngập nước phía Nam thuộc Vương quốc Phù Nam xưa (vùng Nam Bộ hiện nay). Do sự áp bức, bóc lột hà khắc của quân xâm lược Xiêm, nhiều nhóm cư dân Khơ - me của Vương quốc Chân Lạp, gồm cả sư sãi, quan lại và trí thức đã trốn chạy sang ĐBSCL, tiến sâu về phía vùng ven biển của ĐBSCL, tụ cư trên các gò đất cao có nước ngọt. Kể từ năm 1698, người Khơ-me và các cư dân khác ở ĐBSCL nằm dưới sự kiểm soát của các chúa Nguyễn55. Như vậy, cần khẳng định rằng, chủ nhân ban đầu của vùng đất Nam Bộ nói chung, ĐBSCL nói riêng không phải là người Khơ - me, mà là các cư dân thuộc ngôn ngữ Mã lai- Đa Đảo.. Từ nửa sau thế kỷ XV trở đi, người Chăm từ vùng Trung Bộ chuyển vào Nam Bộ ĐBSCL sinh sống, sau đó người Việt (cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII), người Hoa (nửa sau thế kỷ XVII) dần dần chuyển cư đến đây (thành phố Hồ Chí Minh mới kỷ niệm 300 năm ngày thành lập vào năm 1998). 53 Vũ Đình Mười (2008), “Phù Nam: Các nghiên cứu và những vấn đề còn bỏ ngỏ”, Tạp chí Dân tộc học, số 1. Nguyễn Văn Huy: “Bàn về cộng đồng người Khmer tại miền Nam”, 5 April 2017, trên trang https://hoangnguyen7493.wordpress.com/2017/04/05/ban-ve-cong-dong-nguoi-khmer-tai-mien-nam/ (truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2019). 54 Khu vực giáp gianh giữa tỉnh Long An và tỉnh Svey Rieng, Campuchia ngày nay. 55 Mạc Đường (1983), “Vấn đề dân cư dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long những năm đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4, 1983, tr. 35-45, 51. Mạc Đường (1981), “Vấn đề dân cư dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long thời cổ đại”, Tạp chí Dân tộc học, số 4, 1981, tr.1-8, 44. Engelbert, Thomas (1993), “The Khmer in Southern Vietnam - Cambodians or Vietnamese?” in Nationalism and Ethnicity in Southeast Asia, Ingrid Wessel (ed.), Münster/Hamburg: LIT, 1993, pp. 166- 167 [Người Khơ- me ở miền Nam Việt Nam - người Campuchia hay người Việt Nam?]; Nguyễn Khắc Cảnh (1998), Phum, sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 29- 31. 295 Như vậy, vùng đất Nam Bộ nói chung, khu vực ĐBSCL là nơi cộng cư lâu đời của ba tộc người thiểu số: Khơ-me, Chăm, Hoa với người Việt từ vài trăm năm nay. Quá trình xen cư tạo ra sự giao lưu, tiếp thu văn hóa giữa các tộc. Dưới đây là một số nét chính về các tộc Khơ-me, Chăm, Hoa và Việt. 2. Về các đặc điểm của các tộc ngƣời tác động đến việc xây dựng nông thôn mới 2.1. N ười Khơ- me 2.1.1.Địa bàn cư trú, hoạt động kinh tế và tác động đến việc xây dựng NTM Người Khơ - me (còn có các tên gọi khác: Khơ-me Crôm, Khơ-me Hạ, Khơ-me Dưới, Người Việt gốc Miên). Với 1.260.640 người (theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009), Khơ-me là tộc người có dân số lớn thứ năm trong 54 tộc ở Việt Nam, sau các tộc Việt (Kinh), Tày, Thái, Mường. Đồng bào cư trú tập trung tại 9 tỉnh, thành phố ĐBSCL, xếp theo thứ tự dân số năm 2009 là: Sóc Trăng (397.014 người), Trà Vinh (317.203 người), Kiên Giang (210.899 người), An Giang (90.271người); các tỉnh, thành có dưới 90.000 người là Bạc Liêu (70.667 người), Cà Mau (29.845 người), thành phố Hồ Chí Minh (24.268 người), Vĩnh Long (21.820 người), Cần Thơ (21.414 người), Hậu Giang (21.169 người), Bình Phước (15.578 người), Bình Dương (15.435 người)56. Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và môi trường tự nhiên của địa bàn cư trú, có thể chia người Khơ-me ở ĐBSCL theo ba vùng chính sau57: - Vùng nội đồng, nội địa: là vùng đồng bằng bằng phẳng, cư trú lâu đời nhất của người Khơ-me ở ĐBSCL, với minh chứng rõ nhất là những ngôi chùa cổ kính đang tồn tại. Hoạt động mưu chủ yếu của đồng bào là canh tác ruộng nước, kết hợp chăn nuôi, làm các nghề thủ công (đan lát, nuôi tằm, dệt vải, dệt chiếu, làm gốm, làm đường thốt nốt) và khai thác nguồn thủy sản trong các kênh rạch, đồng trũng. Một số địa phương có nghề chế tạo ghe, thuyền-phương tiện đi lại, vận chuyển chính của vùng sông nước; song người Khơ me ít tham gia vào dịch vụ buôn bán, trừ số ít sống ở các đô thị, quan hệ mật thiết với thương nhân người Việt, người Hoa. Do điều kiện trong vùng thuận lợi về giao thông và giao thương hàng hóa nên đời sống của đồng bào ở tiểu vùng này không có sự chênh lệch lớn so với người Việt. - Vùng ven biển: thuộc các tỉnh Trà Vinh, qua Sóc Trăng tới Bạc Liêu; là vùng cư trú tập trung nhất của người Khơ-me ở ĐBSCL; song điều kiện thiên nhiên không thuận lợi: thường bị ngập mặn, nhiễm phèn, thiếu nước ngọt, canh tác khó khăn. - Vùng núi biên giới Tây Nam: thuộc các tỉnh An Giang và Kiên Giang, là vùng đồng bằng xen núi, với các dãy núi Thất Sơn, núi Sập, núi Vọng Thê. So với đồng tộc ở vùng nội đồng, nội địa, người Khơ-me ở đây có hoạt động sinh tế đa dạng hơn, với đủ các ngành: trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, làm thuê và buôn bán. Đặc biệt, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, do hoạt động biên mậu phát triển nhanh chóng, có khá nhiều người Khơ-me tham gia hoạt động kinh tế 56 Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 2009, tr. 116-134. 57 Trần Văn Bổn (2002), Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 27-28; Vũ Đình Mười (2014), “Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia ở người Khơ-me vùng Nam Bộ”, Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr. 67-75. 296 vùng biên như buôn bán ở các chợ cửa khẩu, chợ biên giới, bốc vác thuê, chở hàng và bán hàng thuê 58 . Sau bao thế kỷ cộng cư cùng các tộc người Việt, Hoa và Chăm, đến nay, người Khơ-me vẫn có xu hướng sống với nhau thành các cụm dân cư riêng, số cụm dân cư có người Khơ - me sống xen kẽ với người Việt, người Hoa và người Chăm thành các thôn ấp rất ít 59. Người Khơ - me vùng núi biên giới Tây Nam chịu nhiều ảnh hưởng và có nhiều nét tương đồng với cư dân đồng tộc ở nước láng giềng Campuchia, do có tiếp xúc lâu đời và thường xuyên. Nhìn chung, về phương diện kinh tế gắn với địa bàn cư trú, trong ba vùng, chỉ ở vùng biên giới, người Khơ - me có các hoạt động mưu sinh đa dạng, nên có thu nhập cao hơn một chút, do vậy có cuộc sống ổn định hơn; còn vùng ven biển do đất đai nhiễm mặn, chua phèn, khó canh tác; nguồn thủy hải sản ven biển bị khai thác cạn kiện; ngư dân thiếu vốn nên không thể đóng thuyền vươn khơi đánh bắt, do vậy cuộc sống rất khó khăn. Trong khi đó, ở vùng nội đồng - nội địa, hoạt động mưu sinh của đồng bào cơ bản ổn định với sản xuất nông nghiệp ruộng nước là chủ yếu, kết hợp với làm một số nghề thủ công và dịch vụ nhỏ. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn trong mưu sinh của đồng bào từ lâu nay là thiếu ruộng đất canh tác. Khu vực ĐBSCL ruộng đồng thẳng cánh cò bay, song bị tư hữu hóa từ rất sớm. Do nhiều nguyên nhân, một số đông hộ gia đình nông dân, đông nhất là người Khơ - me không có ruộng đất, một số có ruộng nhưng đã phải cầm cố, nên suốt đời phải đi làm thuê cho các điền chủ 60. Về lý do bán nhượng, có đến 53% số hộ do bị ốm đau, tai nạn; 18,4% vì việc cưới, việc tang; số còn lại vì các lý do khác 61. Số liệu điều tra của Đề tài “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khơ- me, Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020” cho biết cũng có tình trạng tương tự về sở hữu đất đai: trong 600 hộ người Khơ - me, Chăm được điều tra, số hộ không có đất sản xuất chiếm 66,17% (người Khơ-me là 42,75%, người Chăm 16%). Điều này liên quan trực diện đến tình trạng nghèo của phần đông các hộ gia đình (Bảng 3). Bảng 3: Hộ nghèo theo tình trạn đất sản xuất dân tộc Khơ- me, Chăm - An Giang Tình trạng đất đai Tổng số hộ Hộ nghèo Hộ không nghèo Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Không đất sản xuất 397 106 26, 7 291 73, 3 Có đất sản xuất 203 50 24, 6 153 75, 4 Nguồn: Nguyễn Công Nguyện (2015),“Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khơ- me, Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020”, Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Bộ, Viện KHXH vùng Nam Bộ. 58 Bùi Xuân Đính, Nguyễn Ngọc Thanh (Đồng chủ biên, 2013), Một số vấn đề cơ bản về kinh tế- xã hội ở các vùng biên giới Việt Nam, sđd, tr. 60-62, 67- 68. 59 Phan An (1985), “Nghiên cứu về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Dân tộc học, số 3. 60 So với phần lớn các tộc người thiểu số ở nước ta, việc làm ruộng nước của người Khơ - me tương đối thuận lợi 61 Bùi Xuân Đính, Nguyễn Ngọc Thanh (Đồng chủ biên, 2013), Một số vấn đề cơ bản về kinh tế- xã hội., sđd,. 297 Nghèo còn liên quan đến bình quân diện tích ruộng đất. Nhìn chung, bình quân diện tích đất càng lớn thì ít nghèo và ngược lại. Tuy nhiên, ngày nay, yếu tố ruộng đất không còn là lợi thế để thoát nghèo. Thực tế cho thấy, vẫn có một bộ phận hộ gia đình (24,6%) có đất sản xuất nhưng vẫn rơi vào tình trạng nghèo, thậm chí có đến 4,1% số hộ gia đình có bình quân nhân khẩu trên 2000 mét vuông, nhưng vẫn rơi vào hộ nghèo. Sở dĩ như vậy vì đất đai mới chỉ là một yếu tố tạo ra thu nhập (chủ yếu là bảo đảm lương thực); trong khi ngày nay, kinh tế thị trường đã tạo cho con người có nhiều việc làm cao hơn thu nhập từ làm nông nghiệp; các hộ gia đình, thậm chí là mỗi cá nhân có thể vừa làm nông nghiệp, vừa sống bằng các nghề phi nông nghiệp; thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp tăng lên. Cuộc sống, sự nghèo túng hay giàu có ngày càng ít phụ thuộc vào đất đai và nông nghiệp. Nhìn chung, đời sống của người Khơ - me khu vực ĐBSCL tương đối thấp. Điều này đã ảnh hưởng đến sự đóng góp của các gia đình vào việc xây dựng NTM. 2.1.2. Tổ chức xã hội và tác động đến xây dựng nông thôn mới a. Hôn nhân, gia đình, dòng họ Hôn nhân của người Khơ-me về cơ bản là một vợ một chồng, không có trường hợp đa thê, trường hợp đa thiếp cũng rất hiếm; nếu có trước đây chủ yếu xảy ra ở một số gia đình có rất nhiều ruộng đất62. Trước kia, mỗi phum là những đại gia đình, cũng là biểu hiện rõ nhất quan hệ dòng họ của người Khơ-me. Gần đây, số đại gia đình làm chung, ăn chung rất ít, mà chủ yếu gồm tiểu gia đình hạt nhân, bao gồm cặp vợ chồng và các con chưa lập gia đình. Một số ít là các gia đình hạt nhân mở rộng (một cặp vợ chồng và con cái chưa lập gia đình ở cùng với bố mẹ, hay chỉ bố hoặc mẹ). Cũng có trường hợp hai anh em đã kết hôn sống chung trong một gia đình. Hiện tượng này chỉ mang tính tạm thời, do một cặp vợ chồng mới cưới nhau, chưa có đủ điều kiện để tách ra ở riêng (chủ yếu vì lý do kinh tế). Tất cả các dạng gia đình này đều có nhà ở và cơ sở kinh tế (ruộng đất, trâu bò, công cụ sản xuất) riêng. Mặc dầu vậy, các tiểu gia đình này đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, khi gặp khó khăn hay lúc phải giải quyết, tổ chức những công việc lớn như ma chay, cưới xin, ốm đau bênh tật. Người Khơ - me theo chế độ gia đình phụ hệ, song tàn dư của chế độ mẫu hệ còn khá đậm nét, có nhà Dân tộc học lại cho là biểu hiện của chế độ gia đình song hệ, thể hiện trước hết ở việc lễ cưới thường được tổ chức ở nhà gái, cư trú sau lễ cưới là ở bên vợ (người chồng ở bên nhà vợ, nhà vợ lo làm nhà cho cặp vợ chồng), khá phổ biến và được ưa thích; khác với người Việt theo chế độ hôn nhân gia đình phụ hệ (cư trú sau khi cưới ở phụ nữ về nhà chồng) và người Chăm mang nặng dấu ấn chế độ hôn nhân mẫu hệ (sau lễ cưới, chàng trai ở hẳn bên nhà vợ) 63. Gần đây, sau lễ cưới, các cặp vợ chồng có thể chọn cư trú một trong hai bên, song thường chọn bên có điều kiện kinh tế tốt hơn; ở một số địa phương, xu hướng cơ bản đang tăng lên là cư trú bên chồng 64. Tàn dư của chế độ gia đình mẫu hệ con thể hiện ở việc người Khơ-me không phân biệt bà con họ bên cha và bà con họ bên mẹ, mà coi như nhau; tức một cá nhân 62 Vũ Đình Mười, “Dân tộc Khơ - me”, trong Viện Dân tộc học, Các dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2017, tập 3 (Nhóm Ngôn ngữ Môn/ Khơ - me), tr. 80. 63 Nguyễn Khắc Cảnh (1998), Phum, sóc Khmer ở đồng bằng.., sđd, tr. 50. 64 Vũ Đình Mười, “Dân tộc Khơ-me”, Tlđd, tr. 82. 298 không coi mình thuộc hẳn bên cha hay bên mẹ, mà thuộc cả hai bên, đối xử như nhau với cả hai bên, trách nhiệm nuôi dưỡng bố mẹ già thuộc cả con trai, con gái, cả vợ và chồng; giúp đỡ anh em hai bên như nhau. Cách xưng hô cũng thể hiện sự bình đẳng cho cả hai bên: người lên chức ông đều được gọi là tà, người lên chức bà đều gọi là dây; và gắn thêm từ ngoại hay nội và từ tà hay dây (ông ngoại là tà ngoại, ông nội là tà nội; cũng như vậy đối với bà). Chị của cha và mẹ, vợ của anh trai cha và mẹ đều được gọi là thum, um; dì, cô, thím được gọi là ming, y. Về thừa kế tài sản, như đã đề cập ở trên, không có sự phân biệt con trai hay con gái, cháu nội hay cháu ngoại65. Sự cố kết trong dòng họ cũng khá bền chặt, thể hiện không chỉ trong giúp đỡ, cưu mang nhau khi khó khăn, hoạn nạn, khi mỗi gia đình có “công to việc lớn” mà còn ở việc mau bán, chuyển giao tài sản khi cần thiết. Tư liệu điều tra của Đề tài “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế- xã hội ở các vùng biên giới Việt Nam” cho biết, khi phải bán, nhượng đất đai, người Khơ - me thường chuyển cho anh em, họ hàng (21,4% số người được hỏi) và đồng tộc, hoặc chí ít là người cùng làng (50%), với hy vọng quan hệ họ hàng, đồng tộc, làng xóm sẽ có điều kiện để chuộc lại đất khi có điều kiện, chỉ có 28,6% bán nhượng cho người Việt 66. Trong gia đình người Khơ-me, quan hệ vợ chồng tương đối bình đẳng. Người vợ đảm đương nhiều công việc trong gia đình hơn chồng. Người chồng thường thay mặt gia đình trong quan hệ với bên ngoài. Trong việc quyết định những công việc lớn như cưới xin, ma chay, giỗ tết, dựng nhà hay mua sắm những tài sản lớn đều có sự bàn bạc và thỏa thuận giữa hai vợ chồng. Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, gia đình người Khơ-me ít khi có xung đột, trường hợp ly dị cũng hiếm khi xảy ra và trong trường hợp đó, tài sản riêng của ai người ấy giữ, tài sản chung được chia đều. Việc phân chia tài sản cho các con cũng rất công bằng, không phân biệt con trai hay con gái, đều như như nhau. Cha mẹ khi về già thường thích ở với con gái út, do vậy, người con gái này thường được ưu tiên hơn đôi chút. Người Khơ - me cũng có quan niệm có nhiều con là có phúc, có nhiều lao động, không phân biệt sinh con trai con gái, con nào tốt hơn con nào 67 . Các đặc điểm về hôn nhân, gia đình, dòng họ trên đây của người Khơ - me đã tác động đến sự đóng góp của các gia đình vào xây dựng các công trình công cộng, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Đó là: - Việc không phân biệt rạch ròi bên bố - bên mẹ, bên nội - bên ngoại, bên vợ - bên chồng có mặt tích cực là giúp các cộng đồng huyết thống và hôn nhân của người Khơ - me đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống; tạo ra sự cố kết khá bền chặt trong cộng đồng, có thể là một lợi thế để tuyên truyền, vận động các gia đình đồng thuận tham gia, đóng góp vào các phong trào chung. Tuy nhiên, sự cố kết bền chặt trên đây cũng tạo ra một “lực cản” hay “sức ỳ”, nếu một vài cá nhân, gia đình nào đó không thông hiểu chủ trương, chính sách, từ đó không ủng hộ, lôi kéo người khác theo mình, dẫn đến phản ứng dây chuyền trong cả cộng đồng. - Việc không phân biệt bên chồng - bên vợ, bên nội - bên ngoại dễ tạo ra sự ỷ lại của những người lười biếng, lợi dụng anh em của hai bên, không chăm chỉ làm việc, không ch