Lớp vỏ ngoài của hạt hay còn được gọi là lớp vỏ trấu, đây là lớp tế bào vách cứng chứa nhiề u Xenlulô tạo nên chất xơ làm cho vỏ ngoài của hạt cứng chắc có khả năng bảo vệ cho phần chủ yếu của hạt là nội nhũ và phôi mầm.
Lớp vỏ trong của hạt được gọi là lớp vỏ lụa vì chúng rất mỏng và bám rất chắc vào nội nhũ.
28 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4121 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và yêu cầu sinh thái của cây cà phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
87
quả và hầu như không có phần tách biệt là một lớp nhớt (nhầy) bám khá chắc vào phần
vỏ ngoài của hạt. Lớp nhớt này thường phải chà xát rất mạnh, hoặc ủ cho lên men mới
loại hết được. Vì vậy, trong công nghệ chế biến phải xử lý loại nhớt, nếu không loại hết
được thì phơi sấy rất lâu khô và khi đã khô trên vỏ ngoài của hạt sẽ dể hút ẩm làm ảnh
hưởng đến phẩm chất cà phê khi bảo quản.
Lớp vỏ ngoài của hạt hay còn được gọi là lớp vỏ trấu, đây là lớp tế bào vách cứng
chứa nhiều Xenlulô tạo nên chất xơ làm cho vỏ ngoài của hạt cứng chắc có khả năng
bảo vệ cho phần chủ yếu của hạt là nội nhũ và phôi mầm.
Lớp vỏ trong của hạt được gọi là lớp vỏ lụa vì chúng rất mỏng và bám rất chắc
vào nội nhũ.
Nội nhũ gồm hai lớp tế bào hình thành nên 2 lá mầm đó là phần chính của hạt.
Lớp ngoài gồm Cơ tế bào nhỏ, tạo một lớp cứng chắc hơn lớp tế bào phía trong, lớp tế
bào trong mềm được gọi là mô dinh dưỡng sát với phôi mầm.
Phôi mầm: Gồm có phôi rễ hình nón, đó chính là phần đầu của chóp rễ. Phần trục
thân còn rất nhỏ và đã có mầm mống của cặp lá đầu tiên còn nhỏ được cuộn lại.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra hoa làm quả:
+ Chế độ nước: Để cà phê ra hoa tập trung và nhiều hoa nhất thiết vùng trồng cà
phê phải có một mùa khô ngắn từ 2-3 tháng. Khi tưới nước cần bảo đảm ẩm độ đất từ
75-80% ở độ sâu (0-60cm), ẩm độ không khí 94-97%, thời kỳ ra hoa biện pháp tưới
phun rất có hiệu quả.
Khi quả đang phát triển cần ẩm độ đất 70-75%, ẩm độ không khí 80-85%, khi quả
chín ẩm độ đất khoảng 65%, ẩm độ không khí 65-70%.
+ Nhiệt độ: Thích hợp cho mỗi giống cà phê khác nhau, biến động từ 19-26OC
+ Dinh dưỡng: Cần bón thoả mãn nhu cầu N, K bón đúng thời điểm, kết hợp với
các khâu kỹ thuật khác như đánh tỉa chồi, tủ gốc, phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là bệnh
gỉ sắt để giữ cho bộ tán lá xanh bền.
Bài 7. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU SINH
THÁI CỦA CÂY CÀ PHÊ.
I. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
1. Giai đoạn sinh trưởng: Giai đoạn này được tính từ khi hạt nảy mầm đến trước khi
cây có hoa ( thời kỳ KTCB).
+ Thời kỳ vườn ươm:
Sự nảy mầm của hạt và thời kỳ cây trong vườn ươm: Sau khi gieo hạt khoảng 2-3
tuần rễ sẽ xuất hiện, tiếp theo khoảng 20-25 ngày trục thân vươn thẳng đẩy 2 lá mầm
còn
88
Hình 7.1. Quá trình nảy mầm của hạt cà phê
Nằm trong vỏ trấu vượt lên khỏi mặt đất. Sau 10-15 ngày lớp vỏ trấu bị hai lá
mầm đẩy rời ra, hai lá mầm xoè ngang được gọi là gia i đoạn "lá sò". Giữa hai lá sò là
một đỉnh sinh trưởng của thân cây cà phê, đến đây được xác định kết thúc quá trình nảy
mầm của hạt cà phê.
Khoảng 20-25 ngày sau thân tăng trưởng và có đốt thân đầu tiên mang một đôi lá
thật thứ nhất. Sau 15-20 ngày sẽ có thêm một cặp lá. Cùng với sự tăng thêm các cặp lá
là sự tăng trưởng chiều cao cây, khi cây có từ trên 5-7 cặp lá chiều cao cây biến động
từ 20-30cm, tương đương thời gian là 6-8 tháng kể từ khi gieo hạt nảy mầm vào túi
bầu. Đây chính là những chỉ tiêu tiêu chuẩn của cây giống trong vườn ươm, ở thời kỳ
này bộ rễ cà phê phát triển trong phạm vi của túi bầu, chiều dài rễ cọc khoảng trên
20cm, xấp xỉ 30 cm. Vì vậy, túi bầu để ươm cây giống phải có chiều cao từ 25-30cm
mới phù hợp.
+ Những yêu cầu ngoại cảnh cần cho sự nảy mầm và cây trong vườn ươm:
Hạt cà phê không có tính ngủ và rất nhanh mất sức nảy mầm. Nếu hạt cà phê
phơi, sấy đến ẩm độ hạt thương phẩm là 12% thì hạt không còn khả năng nảy mầm. Để
hạt có tỷ lệ nảy mầm cao thì sau khi thu hái xát vỏ quả, loại nhớt đem ngâm ủ ngay là
tốt nhất. Điều kiện khi chưa làm được hoặc phải vận chuyển đi xa thì có thể bảo quản
hạt cà phê vối còn ướt 40-45% hàm lượng nước, bằng cách gói trong bột than ẩm và để
ở nơi mát sẽ kéo dài được khả năng nảy mầm 7 tháng, với cà phê chè cũng bằng cách
trên đã kéo dài khả năng nảy mầm của cà phê chè là 1 năm (Bouharmont 1971). Theo
kết quả nghiên cứu của Vander Vossen (1979) tại Kenya và của Couturon (1980) tại
Côtđivoa thì hạt cà phê có hàm lượng nước từ 40-41% được bảo quản trong các túi
Nilon thật kín và giữ ở nhiệt độ 150C-190C tỷ lệ nảy mầm vẫn có thể đạt tới 80% sau
89
thời gian 30 tháng. Tại Việt Nam bảo quản hạt cà phê giống bằng cách bảo quản ở
dạng cà phê thóc (còn vỏ trấu) trong môi trường ẩm độ không khí 85-90%, nhiệt độ từ
22-250C, ẩm độ trong hạt từ 22-25%, lớp hạt rải mỏng khoảng 10cm thì hạt vẫn có thể
nảy mầm khoảng 80-90% sau khi bảo quản 2-3 tháng. Một điều rất cần chú ý là hạt cà
phê không thể bảo quản trong tủ lạnh lâu ngày ở nhiệt độ 10OC ( hàm lượng nước trong
hạt là 40 - 41% được giữ trong Pôlythine thật kín)
* Nhiệt độ: Khi hạt nảy mầm nhiệt độ thích hợp là 30-32OC, nhiệt độ dưới 15OC
hạt không nảy mầm. Vì vậy, khi ủ hạt trong mùa Đông chú ý thúc mầm để hạt nhanh
chóng nảy mầm. Thời kỳ từ sau nảy mầm đến hết tuổi vườn ươm (sau 6-8 tháng) cần
nhiệt độ từ 24 đến 250C.
* Nước: Khi nảy mầm hạt cần hút một lượng nước để đảm bảo hàm lượng nước
khoảng 50% trọng lượng hạt, sau khi nảy mầm đến suốt trong thời kỳ vườn ươm cần
ẩm độ đất khoảng 70-75%, ẩm độ không khí từ 75-80%.
* Ánh sáng: Thời kỳ này cây cà cây ưa ánh sáng tán xạ, vì vậy vườn ươm giống
phải làm dàn che, đồng thời phải điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp theo tuổi cây trong
vườn ươm.
* Chế độ dinh dưỡng: Cần bón đầy đủ và cân đối các nguyên tố đa lượng, đặc
biệt chú ý nguyên tố lân vì thời kỳ này cũng là thời kỳ bộ rễ cần phát triển đầy đủ.
+ Thời kỳ tăng trưởng (thời kỳ KTCB): Được tính từ khi cây cà phê đưa ra
vườn sản xuất đến trước khi xuất hiện hoa.
Giai đoạn này cây phát triển các cặp cành ngang trên thân cây để tạo nên khung
tán của cây và đó chính là các cành cho quả sau này. Tuỳ vào điều kiện thời tiết của
vùng sinh thái, từng mùa khác nhau trong năm cũng như chế độ dinh dưỡng mà tốc độ
ra lá mà phân cành sớm muộn khác nhau. Nếu chăm sóc tốt, khí hậu thuận lợi các
giống cà phê chè thấp cây một năm có thể phát sinh từ 10-12 cặp cành, các giống cà
phê chè cao cây và cà phê vối ít hơn, khoảng 8-10 cặp cành.
Trong giai đoạn tăng trưởng chiều cao và hình thành khung tán của cây cũng là
thời kỳ phát triển bộ rễ. Vì vậy, cần giữ ẩm và chăm sóc tốt để bộ rễ phát triển bình
thường. Một hoặc hai năm tiếp theo cây cà phê vẫn tiếp tục phát sinh cành và tăng
trưởng chiều cao cây, bộ rễ ăn sâu và rộng hơn. Trong thời gian này cây cần đủ dinh
dưỡng để phát triển tối đa về khung tán, thiếu dinh dưỡng cành kém phát triển, tán hẹp,
đốt cành ít cà phê chè ít phát sinh cành cấp 2, dẫn tới khả năng cho hoa quả kém vào
các năm sau.
Khâu công việc bắt buộc trong thời kỳ này là tạo bộ khung tán cân đối và quy
định độ cao phù hợp để tiện cho thu hoạch sau này.
2. Giai đoạn sinh trưởng và phát triển hoa quả: Chia làm 2 thời kỳ
2.1. Thời kỳ năng suất cao và ổn định: Từ khi cây bắt đầu ra hoa quả đến thời kỳ cho
90
năng suất cao và ổn định khoảng 15-25 năm tuỳ thuộc vào sự chăm sóc và ngoại cảnh.
Sau năm đầu cây cho hoa quả bói lần đầu, bộ rễ đã phát triển mạnh, hệ rễ tơ đã phát
triển thành mạng rễ trong vùng tán cây, rễ trụ gần mặt đất to dần. Vào năm thứ 4 hoặc
thứ 5 sau khi ra hoa các rễ trụ phần gần cuối của rễ cọc phát triển sâu theo chiều dày
tầng đất mặt và thu hút lượng nước khá lớn cho cây. Sức phát triển mạnh của bộ rễ đã
tạo điều kiện cho cành phát triển. Thời kỳ này đòi hỏi có sự đầu tư rất lớn các biện
pháp kỹ thuật.
2.2. Thời kỳ cây già cỗi: Đây là thời kỳ cuối của chu kỳ sinh học, được thể hiện ở chỗ
cành lá khô rụng dần, khả năng ra cành lá mới rất kém, cành mang quả gầy yếu vươn
dài chỉ còn lại một số chùm quả thưa thớt phía ngoài đầu cành, các chồi vượt mọc trên
thân ít, cằn cỗi, lá nhỏ và chuyển vàng. Bộ rễ bị thoái hoá, các rễ trụ ngắn dần, rễ tơ ít
thu nhỏ bán kính hoạt động và khả năng thu hút dinh dưỡng kém dần. Đồng thời nhiễm
sâu bệnh nhiều, năng suất giảm sút nhiều không đem lại hiệu quả kinh tế. Thời kỳ này
nên phá bỏ để cải tạo lạ i đất, vệ sinh đồng ruộng để trồng mới.
II. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY CÀ PHÊ
Cây cà phê có chu kỳ sinh học dài và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố ngoại
cảnh. Trong đó khí hậu và đất đai là những yếu tố sinh thái cơ bản mang tính quyết
định đến đời sống của cây.
1. Yếu tố khí hậu:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc, mang tính giới hạn đối với sinh
trưởng phát triển của cây cà phê. Phạm vi nhiệt độ thích hợp cho từng loài, từng giống
rất khác nhau.
Cà phê chè có thể sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 5-30OC, chịu
rét hơn loài cà phê vối. Nhiệt độ xuống tới 1-2OC trong một vài đêm chưa gây thiệt hại
đáng kể cho cây cà phê chè. Nhiệt độ thích hợp để cà phê chè sinh trưởng phát triển là
19-23OC, nhiệt độ trên 25OC làm cho quá trình quang hợp giảm dần, 30OC cây ngừng
quang hợp.
Cà phê vối ở nhiệt độ 5OC đã bị hại nghiêm trọng, 7OC cây ngừng sinh trưởng.
Nhiệt độ thích hợp là 24-26OC và sinh trưởng phát triển trong khoảng nhiệt độ 24-
30OC. Cà phê vối chịu rét kém nhưng chịu nóng tốt hơn cà phê chè.
Nhìn chung các loài cà phê có yêu cầu nhiệt độ khác nhau trong từng giai đoạn
sinh trưởng, phát triển.
Thời kỳ hạt nảy mầm nhiệt độ thích hợp là 30-32OC.
Thời kỳ vườn ươm và kiến thiết cơ bản từ 19-26OC.
Thời kỳ ra hoa nhiệt độ thích hợp cho cà phê chè là 19-23OC; nhiệt độ cao nhất là
29OC. Cà phê vối ra hoa thích hợp nhất từ 22-26OC, cao nhất là 32OC.
91
Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thích hợp là 9-12OC, ở biên độ nhiệt độ này cà
phê có hương vị thơm ngon hơn, tỷ lệ nhân/quả tươi cao hơn.
+ Nước: Cà phê là cây có nhu cầu nước khá lớn. Lượng mưa thích hợp cho cà
phê vối sinh trưởng phát triển tốt là 1.500-2.000mm, cà phê chè là 1.200-1.500mm và
phải có sự phân bố lượng mưa theo mùa, có một mùa khô ngắn là 2-3 tháng, đồng thời
sự chênh lệch về lượng mưa giữa các tháng mùa khô và mùa mưa càng rõ thì sự ra hoa
của cà phê tập trung và nhiều. Sự mẫm cảm với yếu tố nước thể hiện rõ nhất ở thời kỳ
ra hoa, kết quả.
Các nghiên cứu của nhiều tác giả (Dean 1939; Synevain 1959, De Castro 1960,
Nguyễn Sỉ Nghị 1982, Hoàng Thanh Tiệm 1993) đều thống nhất rằng: Thông thường
những năm trong các tháng mùa khô lượng mưa càng ít thì năng suất vụ thu hoạch
càng cao, hoặc trong những tháng quả đang phát triển gặp lượng mưa cao thì năng suất
vụ đó cao, kích thước hạt cũng lớn hơn.
+ Ẩm độ không khí: Tuỳ theo gia i đoạn sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu ẩm
độ khác nhau. Đối với vườn ươm cây giống cần ẩm độ không khí từ 75-80%. Ở vườn
sản xuất khoảng 70-80%, đặc biệt lúc cà phê nở hoa ẩm độ không khí cao từ 94-97%,
thời kỳ quả chín chỉ cần 65-70%.
+ Ẩm độ đất: Cà phê có thể sinh trưởng phát triển bình thường trong điều kiện
ẩm độ đất từ 65-75%. Ở thời kỳ KTCB ẩm độ cây héo từ 26-27%, giới hạn cần tưới là
30-31%. Ở thời kỳ kinh doanh ẩm độ cây héo từ 28-30%, giới hạn cần tưới là 32-34%.
Thời kỳ cây ra hoa làm quả cần ẩm độ đất cao từ 75-80% . Vùng Phủ Quỳ - tỉnh Nghệ
An, Cồn Tiên - Quảng Trị và một số vùng của Tây Nguyên ẩm độ không khí có thời
điểm xuống 40-50%, kèm với vận tốc gió lớn đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát
triển của cà phê.
+ Ánh sáng : Những nghiên cứu của Trung tâm cây ăn quả Phủ Quỳ cho thấy cà
phê quang hợp tốt khi cường độ ánh sáng từ 23.000 - 27.000 lux. Theo Nutman tại
Kenia (Trung Phi) cường độ ánh sáng thích hợp cho quang hợp của cây cà phê chè
khoảng 1/3 cường độ ánh sáng lúc 12 giờ vào những ngày trời quang mây (đạt 0,6
calo/cây). Những vùng có độ cao từ 800m, có vĩ độ thấp như một số vùng của Tây
Nguyên (110 vĩ Bắc) hoặc những vùng tuy cao độ thấp nhưng ở vùng vĩ độ cao như
Sơn La, Mộc Châu, Lạng Sơn, Mù Cang Chải cũng có thể bỏ cây che bóng và trồng
mật độ thưa hơn. Tuy nhiên, nếu bố trí mật độ cây che bóng thích hợp vẫn có tác dụng
tốt. Cà phê vối tuy chịu được ánh sáng trực xạ khá hơn cà phê chè, nhưng việc trồng
cây che bóng và làm dàn che cho vườn ươm vẫn là những biện pháp kỹ thuật cần thiết
ngay ở Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai.
+ Gió: Gió là tác nhân cộng hưởng với các nhân tố khác gây ảnh hưởng xấu cho
cây cà phê. Gió làm tăng sự bốc thoát hơi nước, giảm ẩm độ đất và ẩm độ không khí,
đặc biệt vào mùa khô nóng cũng như khô lạnh đều làm mất cân bằng nước, đồng thời
92
làm mất theo một lượng đạm và hydrat-cacbon. Bởi vậy, việc trồng đai rừng chắn gió,
tủ gốc có tác dụng hạn chế ảnh hưởng xấu của gió Tây nóng cũng như gió Đông Bắc.
Các tỉnh phía Bắc cần chú ý phòng chống sương muối và tủ gốc chống rét cho cà
phê. Các tỉnh Bắc miền Trung do có gió Tây nóng cần tủ gốc chống nóng, trồng cây
che bóng và đai rừng chắn gió là rất cần thiết.
Vùng Tây Nguyên gió Đông Bắc thịnh hành và vận tốc lớn vào mùa khô từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau, đây là thời kỳ cà phê nở hoa nên việc trồng cây che bóng, tủ
gốc, trồng đai rừng rất cần thiết để tạo được vi khí hậu của vườn cây được ôn hòa hơn.
+ Độ cao vùng sinh thái: Khi độ cao tăng lên 100m nhiệt độ sẽ giảm 1OC, đồng
thời chất lượng và cường độ ánh sáng thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sinh
trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của cà phê. Nên độ cao thích hợp nhất cho
cà phê là 800-2.000m, ở độ cao này cà phê đặc biệt thơm ngon như ở Kenia, Colombia,
Ethyopia, Tanzania đều có độ cao 1.300-2.100m. Tuy nhiên độ cao từ 500m cũng đủ
cho năng suất phẩm chất ổn định. Ở nước ta có một số vùng như Đà Lạt tỉnh Lâm
Đồng, cao nguyên Mộc Châu tỉnh Sơn La, Ngọc Linh (Gia Lai, Kon Tum) có độ cao
1.000m là nơi lý tưởng để sản xuất cà phê chè có chất lượng cao.
2. Đất trồng cà phê:
+ Cà phê có thể trồng trên các loại đất có nguồn khác nhau như:
Đất nâu đỏ phát triển trên đá Bazan, trên đá vôi.
Đất Bazan có nguồn gốc núi lửa.
Đất Feralit (Latosols) đỏ trên đá Diabaze, đá Gneiss, đá Granit, đá Diorit, trên
phiến thạch sét, sa phiến thạch.
Đất xám trên đá Granit
Đất tốt là điều kiện cần thiết để cây cà phê cho năng suất cao, chu kỳ kinh tế dài.
Các nghiên cứu của Nguyễn Sĩ Nghị cho thấy: Cà phê được trồng trên đất tốt cho sản
lượng cao liên tục trong 30 năm, đất xấu cà phê sớm tàn lụi. Ở nông trường Đoàn Kết
(huyện Krongbuk) là vùng đất tốt, bằng phẳng, đến nay vườn cà phê đã gần 60 năm
tuổi vẫn còn cho năng suất trên 3 tấn/ha (TS. Công Huyền Tôn Nữ Tuấn Nam 1999).
+ Lý tính đất: Các nghiên cứu cho rằng với cây cà phê thì tính chất vật lý của
đất quan trọng hơn là nguồn gốc địa chất. Một số chỉ tiêu về lý tính đất trồng cà phê
như sau:
* Độ dày tầng canh tác: Có độ dày >1m. Mạch nước ngầm thích hợp là >1,5m,
nếu mạch nước ngầm quá thấp rễ cây không khai thác được nước còn nếu cao quá sẽ
làm bộ rễ dễ bị thoái hoá, đất chặt thiếu oxy.
* Một số chỉ tiêu lý tính đất khác: Đất có tính chất vật lý lý tưởng là đất có độ
xốp trên 60%, dung trọng khoảng 0,9g/cm3, tỷ trọng đạt 2,54g/cm3. Đất có kết cấu hạt
(có cấu tượng đoàn lạp), cấp hạt đất > 0,25mm đạt trung bình 66 %. Thành phần cơ
93
giới thích hợp cho cây cà phê là đất sét pha thịt, tỷ lệ sét vật lý đạt > 60% là tốt (Vũ
Cao Thái, Nguyễn Tử Siêm, Lê Đình Sơn).
Bảng 7.1. Tiêu chuẩn đánh giá lý tính đất trồng cà phê
Chỉ tiêu Cấp I Cấp II
Độ dốc (00 )
Tầng dày tầng canh tác (cm)
Độ xốp (%)
Sét vật lý (%)
< 5
> 100
> 60
> 60
5 - 15
70 - 100
50 - 60
40 - 50
Các nghiên cứu về lý tính đất trồng đối với đời sống cây cà phê cho chúng ta có
cách nhìn đúng đắn về đất trồng trong quy hoạch mở rộng diện tích vùng trồng cà phê.
Độ dốc càng lớn độ xói mòn đất trong mùa mưa càng nhiều, nên không nên trồng
cà phê trên đất có độ dốc > 150. Khi trồng cà phê trên đất dốc cần đặc biệt quan tâm
việc chống xói mòn đất trong vườn cà phê nhất là vườn KTCB bằng cách trồng xen cây
họ đậu, mật độ trồng thích hợp, trồng âm và tạo bồn, tủ gốc trong vườn cà phê.
+ Hoá tính đất : Tuy hoá tính đất chưa phải là yếu tố số một như tính chất vật lý
của đất nhưng từ thực tế các vườn trồng cà phê trong cả nước thì hiện nay không thể
khuyến cáo nông hộ trồng cà phê trên các loại đất nghèo dinh dưỡng. Đất Bazan là đất
Bảng 7.2. Kết quả nghiên cứu về xói mòn trên đất dốc
Độ dốc (0) Lượng mưa (mm) Trọng lượng đất bị mất (tấn /ha)
7-8
10-12
1.520
1.520
50,2
113,1
( Hồ Công Trực và Lương Đức Loan 1997)
thích hợp nhất để trồng cà phê nhưng do quá trình canh tác kém đã làm cho đất Bazan
thoái hoá xấu dần. Tiêu chuẩn phân cấp độ phì để trồng cà phê (Vũ Cao Thái ) .
Bảng 7.3: Tiêu chuẩn phân cấp độ phì đất Bazan trồng cà phê
Cấp
Chỉ tiêu
I II III
Hữu cơ tổng số (%)
Đạm tổng số (%)
P205 dt (mg/100gđ)
K20 dt (mg/100gđ)
> 3,5
> 0,2
> 6,00
> 25
2,5 - 3,5
0,12 - 0,20
3,0 - 6,0
10,0 - 25
< 2,5
< 0,12
< 3,0
< 10,0
Ghi chú:
Cấp I: Độ phì đảm bảo cho cà phê sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao
94
Cấp II: Cà phê sinh trưởng phát triển trung bình
Cấp III: Cà phê sinh trưởng phát triển xấu.
Đất Bazan cấp I và II thoả mãn được cả hai yêu cầu lý, hoá tính để trồng cà phê.
Các loại đất khác phát triển trên đá Gneiss, đá phiến có tính chất tương tự đất trên đá
Bazan nhưng có một số giới hạn về cấu trúc, độ xốp, độ phì nhiêu kém đất Bazan, khả
năng sinh trưởng và cho năng suất cà phê chỉ từ khá đến trung bình.
Đất đỏ vàng hay đất cát xám phát triển trên đá Granit, đặc biệt là đất xám bạc
màu phát triển trên đá Granit ít thích hợp với cây cà phê.
* Tóm lại: Trong yêu cầu về đất trồng cà phê một số chỉ tiêu về lý tính và hoá
tính đều phải coi trọng nhưng đặc biệt các chỉ tiêu về tầng dày đất mặt không nên lấy
chiều dày tối thiểu là 70cm làm chuẩn mà phải chọn các tầng dày đất mặt dày hơn.
Đồng thời có cấu trúc đoàn lạp (hạt kết) cấp hạt đất > 0,25mm. Độ xốp > 60%, dung
trọng đạt 0,9 g/cm3; tỷ trọng đạt 2,54g/cm3. Đất gần nguồn nước và có mạch nước
ngầm thích hợp là 1,5m.
Bài 8. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG CÀ PHÊ.
I. KỸ THUẬT VƯỜN ƯƠM GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỮU TÍNH
Phương pháp nhân giống hữu tính đã và đang được áp dụng rộng rãi trong sản
xuất. Vườn ươm cây giống có những ưu điểm sau:
* Định hướng được quy trình sản xuất đặc biệt là sự lựa chọn giống phù hợp.
* Rút ngắn được thời kỳ cây con, biết tuổi cây, thuận tiện cho chăm sóc.
* Tạo được sự đồng đều của cây giống.
* Nâng cao hệ số nhân giống giảm chi phí.
- Chọn cây lấy hạt làm giống:
Lựa chọn những cây có tiềm năng cho năng suất, phẩm chất tốt phù hợp với sở
thích của thị trường và có khả năng chống chịu tốt. Cần chọn chọn lấy những cá thể tốt
không sâu bệnh có năng suất cao trong vườn cây tốt.
Cách chọn hạt: Chọn các hạt cà phê còn vỏ thóc, hạt có hình bán nguyệt (chọn
quả có 2 hạt). Các hạt đã được chọn lọc nên đem gieo ươm ngay thì sẽ có sức sống tốt
hơn khi đã phơi và bảo quản ở những độ ẩm khác nhau. Tuỳ vào ẩm độ trong hạt và
kích thước hạt mà số lượng hạt giống trong 1 kg hạt cà phê thóc làm giống sẽ khác
nhau, cà phê vối: 2.000 - 2.500 hạt/1kg, cà phê chè giống thấp cây như Catura,
Catimor, Catuai: 3.000 - 3.500 hạt/1kg. Cà phê chè giống cao cây (Typica, Bourbon,
Mundo Novo) 2.000 - 2.200 hạt/1kg. Ẩm độ hạt nhỏ nhất để hạt cà phê còn có thể nảy
mầm được là 22 - 25%.
Hạt cà phê rất nhanh mất sức nảy mầm. Vì vậy, nếu phải vận chuyển đi xa cần
95
phải áp dụng các phương pháp bảo quản hạt trong bột than và nơi nhiệt độ thấp 15 –
190C. Đồng thời cần tránh sự lây nhiễm các bệnh hại hạt do nấm gây ra.
- Các công tác chuẩn bị trồng cà phê:
Để cây cà phê con sinh trưởng phát triển tốt, giảm được chi phí sản xuất, khi làm
vườn ươm cần chú ý các vấn đề sau:
Nơi làm vườn ươm cần gần vườn sản xuất, gần nguồn nước, khuất gió và thuận
tiện cho vận chuyển, đất bằng phẳng.
Chọn đất tốt làm bầu, đất có hàm lượng mùn >3%, tơi xốp thoát nước, không
chọn đất có nhiều sét quá hoặc quá nhiều cát; đặc biệt tránh những đất có sỏi sạn, đủ
ẩm (70%).
+ Lượng đất và phân bón chuẩn bị cho 1 túi bầu như sau: Đất có độ ẩm 70%,
khoảng 1.700 - 1.800g. Ph