Trên thế giới, cá sấu là loài động vật có giá trị kinh tế cao. Da cá sấu là một mặt hàng rất có giá trị dùng để sản xuất các vật dụng: xắc tay, ví bỏ túi, thắt lưng, giày dép, va li. dành cho giới lắm tiền. Đặc biệt thịt của cá sấu có nhiều chất dinh dưỡng, Do đó cá sấu trong hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng vì sự săn lùng của con người. Vì vậy nuôi cá sấu, ngoài mục đích bảo tồn loài động vật hoang dã quí hiếm còn là nguồn lợi kinh tế; đặc biệt thích hợp vùng ven biển do lượng thức ăn (cá) có nhiều, giá rẻ. Điều mong mỏi của hầu hết những người chăn nuôi hiện nay là Chính phủ cần sớm có văn bản qui định việc xuất khẩu động vật hoang dã phát triển trong môi trường chăn nuôi. Có như vậy thì phong trào chăn nuôi động vật hoang dã quí hiếm như hươu, trăn, cá sấu mới trở thành ngành kinh tế mạnh tạo thu nhập cho người dân và thu hút ngoại tệ cho nước nhà.
46 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các giống cá sấu trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠNKHOA : SINH- KTNNGVHD: T.s Võ Văn ToànNhóm 4- Lớp Nông HọcAk31Lê Văn HùngTrần Thị Sáng HuyềnTrần Thị Thanh HươngNguyễn Duy KhánhHuỳnh Thị Thúy KiềuHà Thị Thanh LanGiới thiệuGiống và đặc điểm của giốngChọn giống và phối giốngChuồng trạiThức ăn và khẩu phần thức ănChăm sóc và nuôi dưỡngCông tác thú yGiá trị và thị trườngCác giống cá sấu trên thế giớiCá sấu Thái LanCá sấu Cu BaCá sấu Việt NamCá sấu ở ÚcTrên thế giới, cá sấu là loài động vật có giá trị kinh tế cao. Da cá sấu là một mặt hàng rất có giá trị dùng để sản xuất các vật dụng: xắc tay, ví bỏ túi, thắt lưng, giày dép, va li... dành cho giới lắm tiền. Đặc biệt thịt của cá sấu có nhiều chất dinh dưỡng, Do đó cá sấu trong hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng vì sự săn lùng của con người. Vì vậy nuôi cá sấu, ngoài mục đích bảo tồn loài động vật hoang dã quí hiếm còn là nguồn lợi kinh tế; đặc biệt thích hợp vùng ven biển do lượng thức ăn (cá) có nhiều, giá rẻ.. Điều mong mỏi của hầu hết những người chăn nuôi hiện nay là Chính phủ cần sớm có văn bản qui định việc xuất khẩu động vật hoang dã phát triển trong môi trường chăn nuôi. Có như vậy thì phong trào chăn nuôi động vật hoang dã quí hiếm như hươu, trăn, cá sấu mới trở thành ngành kinh tế mạnh tạo thu nhập cho người dân và thu hút ngoại tệ cho nước nhà.1.Giống và đặc điểm của giống Nguồn gốc: Cá sấu đang nuôi ở nước ta là giống cá sấu hoang dã đang được thuần hóa ở Việt Nam, Thái Lan và Cu Ba.Ở Việt Nam hiện đang nuôi 3 loài cá sấu: Cá sấu nước lợ (còn gọi là cá sấu hoa cà, cá sấu hoa, cá sấu lửa, cá sấu Đồng Nai) có tên khoa học là Crocodylus porosus. Thân có màu vàng ánh, sắc màu xanh là cây, có vẩy đen xen lẫn; đầu dài và thuôn. Con trưởng thành dài 6-8m. Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis), còn gọi là cá sấu Xiêm hoặc cá sấu Xiêm – Việt Nam. Thân có màu xám ánh sắc xanh, không có vẩy đen. Con trưởng thành dài 3-4m, đầu ngắn và rộng. Cá sấu Cu ba (Crocodylus rhombifer): thân có màu vàng sẫm pha nâu, có xen lẫn các chấm đen. Đầu dài và hơi thuôn. Con trưởng thành dài 2,5-3m, thích hợp với các vùng nước ngọt. Cá sấu nước ngọtCá sấu nước lợCá sấu Cu ba Hình thái: Cá sấu trưởng thành có chiều dài 2-5m. Đầu dẹt và bằng, mõm dài. Mắt nằm ở vị trí rất cao. Lỗ mũi và lỗ tai đều có van chắn nước. Chân to, ngắn, chân trước có 5 ngón, chân sau có 4 ngón. Đuôi cá sấu rất khoẻ, dẹt bên và có hình bơi chèo.Cá sấu tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 1-3 năm tuổi (trung bình mỗi năm tăng 35-45cm). Từ năm thứ tư trở đi cá sấu phát triển chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 8-15 cm. Ở điều kiện nuôi tốt, cá sấu thành thục sớm hơn nhiều so với cá sấu hoang dã, khoảng 4-5 tuổi cá sấu có thể sinh sản. Trứng cá sấuHình ảnh cá sấu2.CHỌN GiỐNG VÀ PHỐI GiỐNGChọn giống để làm hậu bịChọn giống bố mẹChọn con non để nuôi tăng trưởngChọn đôi và tỷ lệ ghép đực, cái2.1 Chọn giống con non để nuôi tăng trưởng Sau 1 - 2 tháng úm, chọn những con có tốc độ tăng trưởng nhanh, lớn đều, bụng không quá to hoặc quá ốm.Lựa chọn những con non khoảng 5 tháng tuổi (đã được đánh dấu cá thể mẹ của chúng).Thời điểm này cần xác định ADN của những cá thể được chọn nhằm bảo đảm những cá thể đó có thể đó có giống gen thuần chủng loài Crocodylus siamensis. 2.3 Chọn giống bố mẹ + Chọn theo hình dáng bên ngoài: Con đực và cái phải có hình dáng cân đối, không quá mập, không quá ốm, không bị dị tật.+ Chọn theo nguồn gốc cha mẹ chúng: Chọn con của những cặp bố mẹ đẻ từ lứa thứ ba trở đi và số trứng mỗi lần đẻ phải trên 30 trứng, tỷ lệ nở trên 70%.+ Chọn theo tình trạng sinh trưởng cá thể: chọn những con có tốc độ tăng trưởng trung bình không bị còi hoặc lớn quá nhanh. 2.2 Chọn giống để làm hậu bị Lựa chọn được tiến hành khi các cá thể đạt 3 năm tuổi. Lựa chọn những cá thể tăng trưởng tốt trong số những con đang nuôi lớn làm nguồn giống hậu bị, những cá thể này nên được nuôi dưỡng ở một chuồng riêng cho tới khi có thể bổ sung vào nguồn giống sinh sản. Quá trình chọn lựa phải rất thận trọng, tỉ mỉ và phức tạp, việc lựa chọn này nhằm giảm thiểu nguy cơ đồng huyết. 2.4 Chọn đôi và tỷ lệ ghép cặp đực, cáiMột con đực/1 con cái hoặc 1 con đực/2 - 3 con cái. Các con đực và con cái sống chung với nhau suốt năm trong cùng một chuồng, tự giao phối với nhau vào khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Cá thể trưởng thành sinh sản thường được giữ trong các chuồng riêng thành một quần thể tách biệt. Số lượng cá thể, tỷ lệ đực cái trong các chuồng tùy thuộc vào quyết định của từng trại, nhưng thường được xác định để có thể tối đa hóa năng lực sản xuất trứng và con non của các cá thể trong đàn. 2.5 PHỐI GiỐNG VÀ THỜI ĐiỂM PHỐI GiỐNG THÍCH HỢPPhối giốngỞ điều kiện nuôi tốt, cá sấu thành thục sớm hơn nhiều so với cá sấu hoang dã, khoảng 4-5 tuổi cá sấu có thể sinh sản.Ở nước ta, cá sấu thường đẻ vào đầu mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 10; mùa giao phối xảy ra sớm hơn, từ tháng 10 đến tháng 3.Thời điểm phối giốngMỗi năm cá sấu đẻ một lứa vào mùa sinh sản.Trong mùa sinh sản cá sấu thường phát ra tiếng kêu đặc thù. Lứa đẻ đầu tiên khoảng 20 trứng, từ lứa thứ 2 trở đi sẽ đẻ đều đặn 30-40 trứng. Trứng cá sấu có vỏ vôi rắn chắc. Đẻ trứng vào tổ xong, cá sấu đào một hố cách tổ khoảng 1 mét, nằm trong đó canh trứng, thỉnh thoảng quẫy đuôi cho nước bắn lên tổ giữ cho tổ luôn luôn ẩm.Tuỳ theo loài cá sấu và nhiệt độ mà trứng sẽ nở sau 65-75 ngày. Nhiệt độ 31-32 độ C trong tổ ấp là tốt nhất với tất cả các loài cá sấu. Trong quá trình ấp trong tổ, cá sấu mẹ thường kiểm tra tổ một cách cẩn thận và sẽ bới đất phủ lên trứng khi trứng sắp nở hoặc khi nghe thấy tiếng kêu của cá sấu con mới nở. Với tỷ lệ ấp nở là 75-85%, một con cá sấu cái mỗi năm trung bình cho 25-35 con. Trong suốt một đời, một con cá sấu cái có thể đẻ khoảng 1.500-1.700 trứng.Chuồng nuôi cá sấu bố mẹChuồng nuôi cá sấu nonChuồng nuôi cá sấu thương phẩmCHUỒNG TRẠI3. CHUỒNG TRẠI3.1 Chuồng nuôi cá sấu bố mẹ:Phải có phần diện tích mặt nước chiếm khoảng 1/2 diện tích chuồng hoặc trại nuôi, xung quanh có trồng cây xanh tạo bóng mát để cá sấu lên làm ổ và đẻ trứng. Bên trên phần mặt nước cần bố trí một phần diện tích có mặt đất xốp hoặc cát để cá sấu làm ổ. Giữa phần mặt nước và mặt đất cần xây một gờ bê tông có cạnh được làm tròn, nhẵn để tránh làm xước da bụng cá sấu, đồng thời ngăn không cho đất hoặc cát trôi xuống phần diện tích nước. Chuồng phải có tường bao quanh, chiều cao khoảng 2m. Móng và thành gần mặt nước được xây kiên cố, nền đáy được đổ cát, mực nước sâu từ 80 - 100cm.Diện tích chuồng tiêu chuẩn nên từ 5 - 7m2. Tỷ lệ thả tối ưu 3 cá sấu cái/1 cá sấu đực vào một chuồng. Trong mùa sinh sản của cá sấu, chuồng nuôi cần được cung cấp lá cây mục hoặc cỏ bố trí theo từng mô rải rác. 3.2 Chuồng nuôi cá sấu non(dưới 3 tháng tháng tuổi)Được xây dựng kiên cố, tốt nhất là được kết cấu bằng bê tông, cốt thép. Kích thước mỗi chuồng 1mx1,2m. Nền chuồng được xây dốc khoảng 20 độ về phía sau, tạo điều kiện cho cá sấu lên phơi nắng và xuống nước. Phần mặt nước của chuồng có diện tích chiếm 50%, sâu khoảng 2cm. Phần nền được xây dựng trơn nhẵn. Vách chuồng cao khoảng 90cm. Mỗi chuồng nên nuôi khoảng 20 cá thể.3.3 Chuồng nuôi cá sấu thương phẩm:Chuồng nuôi cá sấu từ trên 3 tháng tuổi cần có kết cấu xây dựng bằng bê tông cốt thép, phía ngoài có hàng rào dây thép gai, cỡ lưới phi 6, cao 1,5m. Kích thước chuồng 10mx6m. Chuồng có phần mặt nước nông dần khoảng 7mx6m, mực nước sâu từ 40cm đến 50cm, phần trên cạn có diện tích 3mx6m. Nền chuồng được xây dựng trơn, nhẵn. Đối với cá sấu nuôi để xuất khẩu lấy da thì mật độ nuôi khoảng 40 - 50 con/chuồng. Đối với cá sấu nuôi lấy thịt thì mật độ nuôi nên từ 60 - 70 con/chuồng.Chuồng nuôi cá sấu thương phẩm4. Thức ăn và khẩu phần ănTốt nhất là thức ăn còn tươi sống. Mỗi tuần 1 lần cho cá sấu ăn động vật còn xương như cá còn nguyên con, chuột, gà, vịt còn lông xương. Nếu chỉ cho cá sấu bố mẹ ăn thịt cá, phổi, lòng, ruột heo bò, thiếu canxi, trứng cá sấu đẻ ra vỏ mềm, không nở được. Người ta trộn vỏ tôm, vỏ sò nghiền nhuyễn vào thức ăn của cá sấu để bổ sung calci. Cách cho ăn: phải cho cá sấu ăn thức ăn tươi, cắt thành các mảnh nhỏ để cá sấu dễ nuốt và không để ruồi nhặng bâu.Ở cở nuôi thương phẩm, để đỡ mất công sức khoảng 2 ngày mới cho cá sấu ăn một lần; nhiều người một tuần chỉ cho ăn 5 ngày.- Lượng thức ăn cho cá sấu ăn hàng ngày là xấp xỉ 1/70 trọng lượng thân và có thể dồn lại mỗi tuần cho ăn 3 lần.5. Chăm sóc, nuôi dưỡng5.1 Chăm sóc cá sấu mới nở, còn non: - Sát trùng rốn, da: dùng thuốc sát trùng jode hoặc thuốc đỏ chấm bông gòn thoa vào vùng cuống rốn, sau đó nhúng cá sấu con vào dung dịch muối pha nước (tỉ lệ 100 g muối pha 10l nước ) rồi lấy ra ngay. Cho uống thuốc phòng bệnh.Giữ ấm và bảo vệ cá sấu con.Tắm nắng cá sấu con: khoảng 30 - 40 phút.- Thay nước cho cá sấu con: Mỗi ngày nên thay nước cho cá sấu con một lần, Sau 1 tháng tuổi có thể thay nước 1 tuần 2, 3 lần.Thức ăn chăm sóc sấu non:Cá sấu sau khi nở 5 – 7 ngày bắt đầu cho ăn. Thức ăn có thể là gan heo bò, cá lóc bỏ xương, tép nhỏ phải lặt bỏ đầu nhọn. Thức ăn cho cá sấu con phải sạch tươi, không ăn thức ăn đã biến chất. Để giúp cá sấu con tăng sức đề kháng và có chất dinh dưỡng phụ ngoài thức ăn trong mồi nên trộn thêm Vitamin C và Vitamin tổng hợp. Các loại thuốc bổ, thuốc trị bệnh dành cho cá, tôm có thể dùng cho cá sấu con. 5.2 Chăm sóc cá sấu trưởng thành Khi cá sấu được một tuổi (khoảng 80 – 100 cm). Mỗi ngày cho cá sấu ăn 1 lần vào lúc 5 – 6 giờ chiều. Không nên cho sấu ăn vào buổi trưa vì thời gian không thích hợp cá sấu ít ăn, thức ăn thừa sẽ bị ánh sáng mặt trời làm biến chất.Lượng thức ăn cho cá sấu cỡ 80 – 100 cm vào khoảng 100 – 150g/con/ ngày. Trên bãi ăn nếu hôm sau hết sạch mồi thì lần cho ăn tiếp theo tăng dần lên 2 kg, 3 kg thấy bãi ăn thừa mồi thì dừng lại. Nếu thừa nhiều thức ăn, hôm sau ngưng hẳn 1 ngày.- Người nuôi cần để ý đến cặp mắt cá sấu. Nếu phát hiện thấy mắt đỏ, có vành trắng là mắt sấu bị bệnh, phải chữa ngay. Chất lượng thức ăn: Thức ăn tươi, sạch giúp cá sấu khỏe mạnh, mau lớn. Vệ sinh chuồng trại: Nên giữ ao chuồng sạch sẽ là tốt nhất. 3 – 5 ngày hay lâu nhất là 10 ngày nên thay nước một lần. 5.3 Chăm sóc cá sấu bố mẹ:- Trên mặt đất chuồng cá sấu bố mẹ phải bằng phẳng không được để những cục gạch đá to, khúc cây, cạnh góc, khi cá sấu rượt đuổi những thứ này có thể làm thương tổn vùng bụng, ngực cá sấu. Nếu vào mùa sinh sản, có thể làm vỡ trứng trong bụng cá sấu.Khi thay nước (khoảng 1 tháng 1 lần) nên vệ sinh sạch sẽ đáy ao vì thức ăn do cá sấu lôi rớt làm chìm dưới đáy, lâu ngày sinh nhiều loại vi khuẩn độc hại ảnh hưởng đến cá cá sấu. - Thức ăn cho cá sấu bố mẹ:+ Tốt nhất là thức ăn còn tươi sống.+ Mỗi tuần 1 lần cho cá sấu ăn động vật còn xương như cá còn nguyên con, chuột, gà, vịt còn lông xương+Người ta trộn vỏ tôm, vỏ sò nghiền nhuyễn vào thức ăn của cá sấu để bổ sung calci. +Cá sấu mẹ sau khi đẻ, mỗi tuần nên cho nó ăn một con vịt để cá sấu mau lấy lại sức.6. CÔNG TÁC THÚ Y Cá sấu thuộc loài có sức đề kháng cao, ít khi bị bệnh, nhất là khi nuôi trong điều kiện vệ sinh thích hợp và được ăn đầy đủ. Thông thường chỉ loại cá sấu con dưới 1 năm tuổi mới có thể chết do bệnh tật. Một số bệnh thường gặp ở cá sấu6.1 Bệnh thiếu đường trong máu Nguyên nhân: Khi chuyển mùa từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm cá sấu thường bị giảm lượng đường trong máu một cách nghiêm trọng. Triệu chứng: Lúc đó mắt cá sấu có hiện tượng bị giãn đồng tử, mũi hếch lên phía cao, toàn thân run rẩy và mất các phản xạ thăng bằng. Chữa trị: dùng ống thông để đưa đường vào miệng cá sấu với tỉ lệ 3g/1kg trọng lượng cá sấu hoặc cứ 1kg trọng lượng cá sấu cho 2g đường pha trong 12ml nước. 6.2. Bệnh thiếu canxi Nguyên nhân: Hiện tượng thiếu canxi do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn. Triệu chứng: Khi bị thiếu canxi trong cơ thể, cá sấu có biểu hiện: miệng cá sấu bị mềm, yếu, răng mọc thiếu và không đều. Chữa trị: Khi mắc bệnh, cần cho cá sấu ăn thức ăn có cả xương (cá, chuột... nguyên con) hoặc thức ăn có phối trộn thêm chất canxi như bột xương đã sấy khô, xương nghiền nhỏ. Chú ý đảm bảo tỉ lệ canxi: phosphor trong thức ăn là 1,5 hoặc 2:1 (trong nội tạng và thịt không có xương chỉ có tỉ lệ canxi: phosphor là 1:12). 6.3 Bệnh do vi khuẩn Vi khuẩn có thể gây cho cá sấu viêm ruột non, viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm mắt liệt tay chân.- Cá sấu bị bệnh viêm họng. Nguyên nhân: Do nguồn nước, thức ăn bị nhiễm trùng. Triệu chứng: Khi đó, vòm họng bị đỏ, cá sấu ăn ít hoặc bỏ ăn. Chữa trị: Bằng tetracyline 20-40mg/kg trọng lượng cá sấu phối hợp với vitamin C và tiến hành vệ sinh sát trùng bể nuôi. - Cá sấu bị bệnh viêm đường hô hấp. Triệu chứng: cá sấu thường ho, hắt hơi và chảy nước mũi. Chữa trị: bằng cách lau nhẹ nhàng miệng cá sấu, rửa xúc bằng nước ôxy già và nước muối, bôistreptomycine. Tiêm chloramphenicol vào miệng hoặc tiêm vitamin C trong 7 ngày - Cá sấu bị bệnh liệt chân. Nguyên nhân: Do mật độ nuôi quá cao, thức ăn và nguồn nước bị bẩn cũng khiến cá sấu xuất hiện bệnh liệt chân. Triệu chứng: Khi đó con vật sẽ nhắm mắt bất động, có thể tiêu chảy ra máu. Chữa trị: Bằng Chloramphenicol phối hợp với tetracyline và vitamin B1 Phòng bệnh tốt nhất là giữ nước trong bể nuôi và thức ăn sạch. 6.4 Bệnh kí sinh trùng. Nguyên nhân: Đó là do động vật nguyên sinh thuộc nhóm Coccidia gây ra. Chúng sống kí sinh ở bên trong tế bào của vật chủ và gây ảnh hưởng đến màng ruột. Triệu chứng: Ở cá sấu mới nở còn yếu rất dễ bị bệnh đi kiết có máu kèm theo. Chữa trị: trộn 1,5g sulphochloropyrazine vào 1kg thức ăn, cho ăn liên tiếp 3 bữa . Ngoài các bệnh thông thường, người nuôi cần chú ý đến các hiện tượng cá sấu còi, nuôi lâu không lớn, thân bị lệch và hiện tượng vẹo xương sống để có biện pháp phòng trị kịp thời.Phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh trong chăn nuôi cá sấu cần phải được nhấn mạnh vì tính chất quan trọng của nó. Có đến trên 50% trường hợp cá sấu con bị nhiễm bệnh không thể chữa được hoặc nếu có chữa được thì cũng còi cọc kinh động. Việc phòng bệnh cho cá sấu phải quan tâm đến các vấn đề: -Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nguồn nước, chuồng nuôi, mật độ nuôi nhốt - Giải quyết thích hợp các yếu tố về môi trường sống: ánh sáng, nhiệt độ, tiếng động 7. Giá trị và thị trường. - Giá trị. Da cá sấu vốn đã quý nên sản phẩm làm từ da cá sấu vừa sang trọng vừa đắt tiền. Da cá sấu có hai phần là da lưng và da bụng. Để làm ví nam, dây đồng hồ, thắt lưng trơn và bóp. Thịt cá sấu có nhiều chất dinh dưỡng Thịt cá sấu màu trắng hồng, thớ thịt gần giống thịt bê, ăn ngon ngọt, mềm, dẻo và có vị thơm tự nhiên. Về giá trị dinh dưỡng, trong thịt cá sấu có từ 75 - 76,6% nước, 21 - 22% protein, 1 - 1,4% lipit, 1,3% các chất khoáng. So với các loại thịt thường dùng như thịt lợn, bò, gà, thịt cá sấu ít chất béo hơn và có nhiều chất khoáng hơn, có thể dùng cho mọi người, mọi lứa tuổi. Những nghiên cứu khoa học còn cho thấy, hệ miễn dịch của cá sấu hoạt động rất mạnh, giúp chúng tự chữa lành các vết thương nhanh chóng và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh. Xương cá sấu cũng được phối hợp với một số loại dược thảo để nấu cao trị các chứng đau nhức khớp xương, biếng ăn, viêm xoang, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Thịt cá sấu được chế biến thành nhiều món ăn rất hấp dẫn như món steak cá sấu, chả giò cá sấu, gỏi cá sấu, ca ri cá sấu, thịt cá sấu xào lăn, tẩm sâm, om măng, nấu cháo, nướng. Nhiều nơi còn nghiên cứu chế biến thịt cá sấu phối hợp với một số loại dược thảo, hạt sen, tạo thành những món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao.- Thị trường. Hiện nay, thị trường thế giới cần 2 triệu tấn da cá sấu là 600-700USD. Đó là chưa kể nhiều nước nuôi cá sấu như ở Thái Lan, Cuba để kinh doanh du lịch đã thu nguồn ngoại tệ đáng kể. Trại nuôi cá sấu lớn nhất của Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông là 57400 con (2001). Ở nước ta đang nuôi cá sấu nước ngọt (sấu xiêm Crodylus siamensis) cá sấu nước lợ (cá sấu hoa, sấu lửa C. prosus) và cá sấu Cuba (C. thombifer). Nhiều hộ nuôi cá sấu có hiệu quả như ông Nam Trường Sơn ở Buôn Ma Thuật, ông Phạm Văn Mười ở Quận Gò Vấp, TPHCM nuôi 300 con trên diện tích 700m2. Ông Nguyễn Hữu Thọ ở Long Xuyên, An Giang là một doanh nghiệp tư nhân, trang trại nuôi một vạn con cá sấu nhỏ, 4000 con cá sấu thịt, giá trị chung khoảng 15-20 tỷ đồng. Giá thịt cá sấu thời điểm này khoảng 185.000 đồng một kg (cân nguyên con). Nếu đã lột da, giá chỉ khoảng 160.000 đồng. Riêng da đắt hơn, 500.000 đồng cho mỗi miếng có chiều ngang rộng 10 cm. Một con cá loại 10kg, tiền da bán được 1,7 triệu đồng. Nhưng với con 20kg, tiền da lên tới 3,4-3,5 triệu đồng. Mỗi con cá sấu giống có giá bán khoảng 1,4 triệu đồngCHÂN THÀNH CẢM ƠN