Gà Ri là giống gà địa phương có từ lâu đời trên đất nước ta và được nuôi phổ biến ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, phổ biến nhiều nhất ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ và trung Nam Bộ.
Ngoại hình : Qua nhiều năm, gà Ri bị pha tạp nhiều, sắc lông không đồng nhất, gà mái có màu lông vàng, nâu, nâu nhạt, đen hoặc điểm các đốm đen ở đầu, cánh, cổ và chót đuôi.
28 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5287 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các giống gà đang nuôi ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
85
II Các giống ngan
1 Dòng R31 Pháp 1992
Kém phát
triển
2 Dòng R51 Pháp 1992 Phát triển tốt
3 Dòng R71 Pháp 1997 Phát triển tốt
4 Dòng siêu nặng Pháp 1997 Phát triển tốt
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006.
3.5.1.4. Các giống gà đang nuôi ở nƣớc ta
1) Gà Ri.
Gà Ri là giống gà địa phương có từ lâu đời trên đất nước ta
và được nuôi phổ biến ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, phổ
biến nhiều nhất ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ và trung Nam
Bộ.
Ngoại hình : Qua nhiều năm, gà Ri bị pha tạp nhiều, sắc lông
không đồng nhất, gà mái có màu lông vàng, nâu, nâu nhạt, đen hoặc
điểm các đốm đen ở đầu, cánh, cổ và chót đuôi. Gà trống có bộ lông
sặc sỡ nhiều màu, nhất là lông cổ và đuôi, nhưng đa số có màu vàng
đậm, tía. Đầu thanh đa số mào đơn (95%). Da chân vàng, chân có 2
hàng vẩy, thịt vàng, vẩy chân có khi màu đen gọi là chân chì. Gà Ri
mọc lông sớm, chỉ hơn 1 tháng con đã đủ lông như gà trưởng thành.
Phần lớn gà Ri có màu lông vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ,
thanh, có mào đơn . Gà trống có lông màu đỏ tía, cánh và đuôi có
lông đen, dáng chắc khỏe, ngực vuông và mào đứng.
86
Hình 3.9: Gà Ri
Khối lượng cơ thể lúc mới nở là 28g (Theo sử An Ninh và
đồng nghiệp- 2003), lúc 4 tháng tuổi gà trống trung bình đạt 1,7 kg,
gà mái 1,2 kg, khối lượng cơ thể khi 1 năm tuổi, con trống nặng 1,8 -
2,5 kg; con mái nặng 1,3 - 1,8 kg.
Gà Ri là giống phát dục sớm : 4- 4,5 tháng đã bắt đầu đẻ. Sản
lượng trứng đạt 120 - 150 quả/mái/năm. Nếu nuôi tốt, thực hiện chế
độ cai ấp khi có con có thể cho sản lượng 164 - 182 quả/mái/năm
(Theo kết quả nghiên cứu của viện chăn nuôi- 1970 ). Khối lượng
trứng 40 - 45 g, tỷ lệ trứng có phôi đạt 89 - 90%, tỷ lệ nở trứng ấp:
94% tỷ lệ nuôi con đến 2 tuần tuổi là 98% (Theo sử An Ninh và đồng
nghiệp - 2003 ).
Ưu điểm nổi bật nhất của gà Ri là gà mọc lông, phát dục sớm,
thịt trứng thơm ngon, thích nghi với khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, ít
mẫn cảm đối với bệnh cầu trùng, bạch lỵ, đường hô hấp. Nhưng tầm
87
vóc bé, trứng bé, sản lượng trứng thấp và tính đòi ấp cao. Vì vậy, gà
Ri thích hợp với chế độ nuôi quảng canh theo hướng cả thịt và trứng
ở từng hộ gia đình. Trong tương lai, khi mà trên đại trà ngành gà
nuôi các giống gà cao sản, nuôi thâm canh thì gà Ri sẽ được coi là
một đặc sản.
2) Gà Hồ.
Nguồn gốc của gà Hồ từ làng Lạc Thổ, Thị trấn Hồ, xã Song
Hồ, huỵện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sự hình thành và phát triển
gà Hồ gắn liền với tập quán cổ truyền, với nền văn hiến vùng quê
Kinh Bắc cổ kính. Nơi sản xuất ra tranh Ðông Hồ, đã đi vào lịch sử
và được lưu truyền cho đến ngày nay. Gà Hồ cũng được nuôi phổ
biến ở một số huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ và một số vùng khác ở
miền Bắc (Theo Lê Hồng Mận, Hoàng Hoa Cương- 1994 ).
Đặc điểm ngoại hình: Gà Hồ có tầm vóc khá to so với các
giống gà địa phương khác. Đặc điểm của con trống theo thành ngữ
chọn giống của dân địa phương là : Đầu công, mình ốc, cánh võ trai,
đuôi nơm (chính cái nơm úp cá, để đạp mái dễ) da bụng, cổ màu đỏ,
mào xuýt (mào kép), diều cân ở giữa; quản ngắn, đùi dài (cho thịt
đùi nhiều) chân tròn, ngón tách nhau, da vàng, thịt ngon, lông mã
lĩnh hay mận chín. Lông gà mái màu lá chuối hay màu võ nhãn,
màu đất thó. Gà trống da vàng, màu lông mận chín hay mận đen,
ngực nở, chân cao vừa phải, mào xuýt, thân hình chắc chắn. Khối
lượng mới nở 45 g/con, lúc trưởng thành con trống nặng 4,5 - 5,5
kg/con; con mái nặng 3,5 - 4,0 kg/con. Bắt đầu đẻ lúc 185 ngày tuổi.
Một năm đẻ 3 - 4 lứa, mỗi lứa đẻ được 10-15 quả trứng. Khối lượng
trứng 50-55 g/quả.
88
Hình 3. 10: Gà Hồ
Tuổi đẻ của gà Hồ muộn 7,5 - 8 tháng. Sản lượng trứng 55 -
57 quả/năm/mái, khối lượng trứng 55 - 58 g (Theo Hội chăn nuôi
Việt nam - 2002). Trong đó, tỷ lệ trứng có phôi là 80%, tỷ lệ ấp nở
70%, tỷ lệ nuôi sống đến 2 tuần tuổi 80% (Theo sử An Ninh và đồng
nghiệp - 2003). Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận - 2003 gà Hồ có
sản lượng trứng đạt 60 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng ấp 70 - 80%.
Gà Hồ có thân hình vạm vỡ và là giống gà địa phương có từ
lâu đời nên cũng có những ưu điểm của gà địa phương. Thịt, trứng
thơm ngon, sức chống chịu với ngoại cảnh tốt, nhưng sản lượng
trứng thấp. Do đó, gà Hồ được xếp vào nhóm ― gà hướng thịt ― của
Việt nam.
3) Gà Mía.
Gà Mía có nguồn gốc ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện,
tỉnh Hà Tây (nay thuộc xã Sơn tây - Hà Tây )
Đặc điểm ngoại hình: Gà Mía là giống gà duy nhất ít bị pha
tạp so với các giống gà nội khác. Ngoại hình gà Mía hơi thô: Mình
ngắn, đùi to và thô, mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ
sắc lông gà trống màu tía, ga mái màu nâu xám hoặc vàng. Nói
89
chung màu lông gà Mía tương đối thuần nhất. Tốc độ mọc lông
chậm, đến 15 tuần tuổi mới phủ kín lông ở gà trống.
Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 32g (Theo sử An Ninh và
đồng nghiệp- 2003). Lúc 4 tháng tuổi (giết thịt) bình quân con trống
đạt 2,32 kg, con mái 1,9 kg, Gà 6 tháng tuổi con trống đạt 3,1 kg,
con mái 2,4 kg (Theo tài liệu quỹ gen - 2001). Khi trưởng thành gà
nặng 3 - 3,5 kg; gà trống đạt tới 5 kg (Lê Hồng Mận, Hoàng Hoa
Cương - 1994). Theo hội chăn nuôi Việt nam khối lượng gà mái
trưởng thành 2,5 -3 kg; trống 3,5 - 4 kg.
Tuổi đẻ muộn 7 - 8 tháng, sản lượng trứng 50 - 55
quả/mái/năm, khối lượng trứng 50 - 55 g (Theo hội chăn nuôi Việt
Nam - 2002). Tỷ lệ trứng có phôi 88%; tỷ lệ ấp nở 83%, tỷ lệ nuôi
sống đến 8 tuần 98% (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003). Gà
Mía có sản lượng trứng trung bình 70 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng có
phôi và ấp nở đạt 70 - 75% (Theo Bùi Đức Dũng, Lê Hồng Mận -
2003).
Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức
khoẻ tốt, thích hợp trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ
muộn, sản lượng trứng thấp nên hiện nay gà Miá được nuôi theo
hướng thịt và ở một số vùng như Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình
Định, chủ yếu để lai với một số giống gà nội và nhập nội khác tạo
gà lai nuôi thịt.
4) Gà Đông Tảo.
Gà Đông Tảo là giống gà địa phương có nguồn gốc từ thôn
Đông Tảo, xã Cấp Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Hiện
nay nó được phát triển nhiều ở một số địa phương trong tỉnh Hưng
yên, ngoài ra còn được nuôi ở Tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình,
Hà Nam...
Gà Đông Tảo có tầm vóc thô: Đầu to, mào nụ, mắt sâu, chân
to xù xì có nhiều hàng vảy, xương to, nhiều thịt nhưng thịt không
90
mịn, da đỏ ở bụng và cổ (gà trống ); da màu trắng đục (gà mái ).
Lông của con trống có màu mận chín (màu mã lĩnh) chiếm đa số,
con mái có hai màu lông điển hình: lông xám xen kẻ đốm đen, nâu
(dân địa phương gọi là lá chuối khô), chiếm đa số và lông nõn chuối
(màu nõn chuối) chiếm số ít. Nói chung, màu lông gà Đông Tảo
cũng ít bị pha tạp như gà Mía và tốc độ mọc lông chậm. Khối lượng
cơ thể lúc mới sinh là 33g (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp-
2003). Gà thịt lúc 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình con trống
đạt 2,5 kg, con mái đạt 2 kg. Gà đẻ lúc 4 tháng tuổi con trống trung
bình đạt 4,8 kg, con mái 3,5 kg (Theo tài liệu quỹ gen vật nuôi -
2001). Lúc trưởng thành mái nặng 2,5 - 3 kg, trống nặng 3,5 - 4 kg
(Theo Hội chăn nuôi Việt Nam - 2002).
Hình 3.11: Gà Đông Tảo
Sản lượng trứng trong 10 tháng đẻ 68 quả mái, tỷ lệ có phôi
90%, tỷ lệ trứng ấp nở 68% (Theo tài liệu quỹ gen vật nuôi - 2001),
khối lượng trứng 55 - 57 g, tỷ lệ trứng có phôi 88%, tỷ lệ ấp nở 70%,
tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi 85% (Theo sử An Ninh và đồng
nghiệp - 2003).
Gà Đông Tảo có ưu điểm: Tầm vóc lớn, khối lượng trứng to.
Nhưng có nhược điểm xương to, đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm, gà
con mọc lông chậm. Hiện nay, gà Đông Tảo được nuôi theo 2
91
hướng: Hướng thịt và gà trống thường được dùng để lai với gà Ri,
Gà Lương Phượng, gà Kabir tạo con lai lấy thịt có tốc độ sinh
trưởng nhanh và chất lượng thịt thơm. Đây là vốn gen quí dùng để
lai với các giống gà khác sẽ cho gà broiler có năng suất cao.
5) Gà Mán.
Gà Mán là vật nuôi truyền đời của đồng bào Dao, H’Mông,
Nùng ở các huyện khác nhau của tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh phía
Bắc.
Về đặc điểm ngoại hình nổi bật của gà Mán là có chân màu
vàng, trên da có những chấm xanh, màu hoa mơ. Lông màu hoa mơ
hoặc nâu thẩm. Con trống trưởng thành màu đơn rất phát triển, thân
dài, ngực rộng và sâu, lông đuôi cong dài. Gà Mán có nhiều màu
sắc: xám, vàng, nâu đất. Đặc biệt, hầu hết các con mái trưởng thành
(80%) các ― bộ râu ― rất phát triển đó là một chùm lông vũ mọc dưới
cằm của gà. Chùm lông này phát triển trở thành một đặc điểm ngoại
hình đặc trưng của gà Mán để phân biệt với các giống gà khác.
Gà Mán có tầm vóc tương đối lớn so với các giống gà nội
khác. Khối lượng cơ thể lúc sở sinh 34g, khi 24 tháng tuổi gà trống
có thể đạt 4,5 - 5kg, gà mái 3 - 3,5kg (Theo Bùi Hữu Đoàn - 2003).
Gà Mán thành thục sinh dục muộn, 200 ngày mới bắt đầu đẻ
quả trứng đầu tiên. Sản lượng trứng 48 - 50 quả/mái/năm . Khối
lượng trứng 50,34g/quả, trứng có phôi đạt tỷ lệ 95,35%, tỷ lệ nở
chiếm 85,66% ( Theo Bùi Hữu Đoàn - 2003 ). Gà Mán có bản năng
ấp rất cao và khéo, nuôi con khéo và kéo dài, tầm vóc lớn, nhưng đẻ
ít, khả năng tăng đàn chậm. Vì vậy mà gà Mán được nuôi để lấy thịt.
6) Gà Tàu vàng.
Được nuôi phổ biến ở các tỉnh miền Nam và hiện nay, phát
triển mạnh ở một số địa phương thuộc địa phận đồng bằng sông Cửu
Long, bị pha tạp nhiều.
92
Gà Tàu vàng có lông màu vàng, chân có lông màu đen ở bàn,
có khi ở cả ngón, gà mẹ có loại trui đuôi hoặc cũng có loại đuôi dài.
Khối lượng có thể lúc mới sinh 30g (Theo sử An Ninh và
đồng nghiệp - 2003) khi trưởng thành, gà trống nặng 3kg, mái nặng
2kg (Theo hội chăn nuôi Việt nam - 2002).
Sản lượng trứng 70 - 90 quả/mái/năm, nặng 45 - 50 g/quả.
Trong đó, tỷ lệ trứng có phôi 85%, tỷ lệ ấp nở 88%, tỷ lệ nuôi sống
đến 8 tuần tuổi là 95% (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003).
Theo kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản và sinh trưởng gà Tàu
Vàng ở Đồng Nai của Lâm Minh Thuận, Lâm Thanh Vũ (2003) thì
tỷ lệ trứng có phôi 93,5 - 97,6% ), tỷ lệ ấp nở 82,4 - 87,9%.
7) Gà Ác.
Gà Ác được thuần dưỡng phát triển đầu tiên ở các tỉnh Trà
Vinh, Long An, Kiên Giang. Đặc điểm ngoại hình: Thân hình nhỏ,
nhẹ, thịt xương màu đen, lông trắng tuyền xù như bông, mỏ, chân
cũng màu đen, mào cơ phát triển, màu đỏ tím khác với các giống gà
khác chân có 5 ngón nên còn gọi là gà ― Ngũ trảo ― và có lông chiếm
đa số.
Gà trên 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình 640 -760 g.
Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 110 -120 ngày, sản lượng trứng 70 - 80
quả/mái/năm, trứng nặng 30 - 32 g (Theo hội chăn nuôi Việt nam -
2002), tỷ lệ trứng có phôi 90%, tỷ lệ ấp nở /trứng xấp xỉ 64%. Gà
mái có thể sử dụng tới 2,5 năm (Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng
Mận - 2003)
Gà Ác có khối lượng nhỏ, tỷ lệ ít nhưng lại là loại gà thuốc,
bồi dưỡng (tỷ lệ sắt trong thịt cao hơn gà thường 45%, tỷ lệ axít
amin cao hơn 25%). Gà Ác được nuôi chủ yếu để hầm với thuốc bắc
hoặc ngâm rượu để bồi bổ sức khoẻ và trị bệnh.
93
8) Gà Nòi ( còn gọi là gà chọi).
Số lượng không nhiều, rải rác nhiều nơi, thường tồn tại chủ
yếu ở những địa phương có phong tục truyền thống văn hoá ― chơi
chọi gà ― như tỉnh Hà tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Huế, Thành Phố Hồ
Chí Minh ( huyện Hoóc Môn )
Đặc điểm ngoại hình: Chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt
(mào kép) màu đỏ tía; cựa sắc và dài (con trống có lông màu mận
chín pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu). Tích và dái tai màu đỏ, con
mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và
chân màu chì, mắt đen có vòng đỏ.
Hình 3. 12: Gà nòi (gà chọi)
Gà trống 1 năm tuổi đạt 2,5 - 3 kg, gà mái 1,8 - 1,9 kg (Theo
hội chăn nuôi Việt nam -2002)...Khi trưởng thành gà trống 3-4kg, gà
mái 2 - 2,5kg (Theo Sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003 ).
94
Sản lượng trứng 50 - 70 quả/mái/năm, vỏ trứng màu hồng.
Khối lượng trứng 50 - 55 g/quả ( Theo sử An Ninh và đồng nghiệp -
2003 ).
Gà có sức khoẻ tốt nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm.
Được người dân nuôi để làm gà chọi trong các cuộc lễ hội. Một số
địa phương như vùng Hoóc môn và các tỉnh miền Đông thường cho
lai với gà ta để nuôi lấy thịt.
9) Gà Văn Phú.
Gà Văn Phú là giống gà địa phương được thuần dưỡng từ lâu
ở xã Văn Phú, Xã Sài Ngã, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú Thọ giống gà
này phân bố hẹp, chỉ chủ yếu ở một vài địa phương trong tỉnh.
Về đặc điểm ngoài hình, thể chất: gà Văn Phú có ngoại hình
cân đối, chân chì, cao, lông đen pha lẫn trắng ở cuống lông, mào
đơn, da trắng, xương nhỏ.
Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn thấp hơn gà Đông Tảo,
gà Hồ, Gà Mán. Một năm tuổi con trống nặng 3,2kg, mái nặng 2 -
2,3kg. Sản lượng trứng khá 80- 100 trứng/mái/năm, khối lượng
trứng 50 - 55 g. Tỷ lệ nở thấp, chỉ đạt trên 70% (Theo Bùi Đức Lũng
và Lê Hồng Mận - 2003 )
Gà Văn Phú là giống gà kiêm dụng được dùng chăn nuôi theo
cả hướng thịt và hướng trứng.
10) Gà “ ô “ (gà đen).
Gà ―ô ‖ được nuôi ở vùng biên giới Việt Trung như: Bản Mễ
thuộc huyện Bắc Hà, một số xã của huyện Mường Khương.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có tầm vóc nhỏ con, có nhiều màu
lông khác nhau, nhưng màu đen tuyền chiếm đa số, mào cờ (mào
đơn) màu đen nhạt, chân, da, thịt, xương, mề, mỡ màu đen khối
lượng gà lúc lên đẻ từ 1 – 1,3kg sản lượng trứng 90 - 100 quả/ mái/
năm. Ngoài ra còn có loại gà ― Ô ‖ to hơn (hướng thịt), màu lông
chủ yếu là màu vàng đất, xám, có lòng bàn chân, đa số mào trụ (mào
95
kép) màu hồng xám. Khối lượng cơ thể lúc trưởng thành con mái 2,8
- 3 kg, con trống 2,8 - 3,2 kg ( Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng
Mận - 2003) . Gà có sức sống và chống bệnh cao nhưng khối lượng
cơ thể nhỏ. Đây là loại gà được sử dụng hầm với thuốc bắc, ngâm
rượu để bồi bổ cơ thể cho người rất tốt.
11) Gà Tre.
Được nuôi ở các tỉnh Nam Bộ, vóc dáng nhỏ, thịt thơm ngon.
Sáu tháng tuổi trống nặng 800 - 850 g, mái nặng 600 - 620g. Đầu
nhỏ, mào hạt đậu, con trống thường có màu vàng ở cổ và đuôi, phần
còn lại màu đen, lông dài, lông con mái thường màu xám xen lẫn
màu trắng. Sản lượng trứng 50 - 60 quả / mái/ năm, nặng 21 - 22 g.
Gà Tre được dùng làm cảnh và thi chọi ở nhiều nơi trong nước ta
(Theo hội chăn nuôi Việt Nam- 2002).
12) Gà Rốt - Ri.
Gà Rốt - Ri là một nhóm giống được lai tạo giữa gà Rhode
Island kiêm dụng trứng thịt với gà Ri của ta tại Viện chăn nuôi vào
những năm 70, năm 1985 được công nhận là nhóm giống. Gà có
lông nâu nhạt, mào đơn, chân vàng. Khối lượng gà lúc 9 tuần tuổi
660 g/con, 19 tuần tuổi 1,5 kg/con đến 44 tuần tuổi đạt 1,9 kg/con.
Tuổi đẻ trứng đầu là 135 ngày. Khối lượng trứng 49 g/quả. Năng
suất trứng 1 năm đạt 180 - 200 quả/mái.
Hình 3.13: Gà Rốt Ri
96
Vỏ trứng màu nâu nhạt gần giống màu trứng gà Ri. Giống gà
này được nuôi giữ tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương
(Từ Liêm, Hà nội), dùng để lai với một số giống gà nội và gà nhập
nội ( gà thả vườn) tạo ra con lai năng suất cao.
13) Gà Tam Hoàng.
Nhập vào nước ta từ Trung Quốc và Hồng Kông gồm 2 dòng:
882 và Jiangcun.
Gà có màu lông vàng, mỏ vàng, chân vàng, có thân hình chắc:
ngực nở, bầu bĩnh, nhanh nhẹn, thích kiếm mồi, thịt thơm ngon.
Tính chống chịu bệnh tật cao. Lông gà con mới nở không đồng nhất
về màu sắc, màu lông biểu hiện chính là màu vàng (62%) sau đó đến
màu xám (23%) và một số màu khác với tỷ lệ ít, khoảng cách sai
khác giữa màu lông mất dần theo tuổi. Gà trưởng thành chủ yếu là
màu vàng. Da chân vàng, mào đơn đỏ, ngực nở, đùi to.
Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 35g (Theo sử An Ninh và
đồng nghiệp- 2003). Dòng 882 màu lông vàng hoặc lốm đốm đen, đa
số có cườm cổ, ở 11 tuần tuổi trống nặng 1,4 - 1,45 kg, mái nặng 1,2
kg. Dòng Jiangcun lông màu vàng tuyền, ở 11 tuần tuổi con trống
1,3 kg; con mái nặng trên dưới 1kg ( Theo hội chăn nuôi Việt nam -
2002). Nếu được nuôi tốt dòng Jiangcun đạt 1,8 kg/ con/ 11- 12 tuần
tuổi (Theo Nguyễn Thiện - 1999) gà mái lúc 5 tháng tuổi đã đẻ bói,
lúc gần 7 tháng tuổi tỷ lệ đẻ đạt trên 60%. Sản lượng trứng dòng
Jiangcun đạt 170 quả/ mái/ năm, dòng 882 đạt 156 quả/ mái/ năm.
(Theo Hội chăn nuôi Việt nam - 2002). Khối lượng trứng 51 - 52 g/
quả, tỷ lệ trứng có phôi đạt 95%, tỷ lệ nở so với trứng có phôi đạt
83% ( Theo Nguyễn Thiện - 1999). Tỷ lệ nuôi sống đến 2 tuần tuổi là
95%.
97
Hình 3.14: Gà Tam Hoàng
Gà Tam Hoàng có những đặc điểm nổi bật là: tỷ lệ nuôi sống
cao, chống chịu bệnh tật, chịu khó kiếm mồi, phẩm chất thịt và
trứng thơm ngon, sản lượng trứng và thịt cao hơn các giống gà nội
Việt Nam, hợp với thị hiếu của người nuôi và tiêu dùng ở Việt nam.
Do đó, gà Tam Hoàng được nuôi khắp 3 miền: Bắc - Trung - Nam
với số lượng trên triệu con để lấy thịt và trứng.
14) Gà Sasso.
Gà Sasso là dòng gà thịt của Pháp nhập vào nước ta từ năm
2002, được nuôi nhiều ở Tam Ðảo (Vĩnh Phú), trại thực nghiệm
Liên-Ninh (Hà Tây) và một số nơi ở miền Bắc. Dòng trống: con
trống lông màu nâu, con mái lông màu trắng. Dòng mái lông màu
nâu. Dòng thương phẩm có lông màu nâu vàng hoặc nâu đỏ; chân,
mỏ và da màu vàng. Khối lượng lúc 9 tuần tuổi nặng 2,5 kg/con.
Dòng trống, đàn ông bà có năng suất trứng 65 tuần đạt 180 quả, khối
lượng trứng 50 g/quả.
Gà Sasso có khả năng chống chịu bệnh tốt, chúng chịu được
nóng và độ ẩm cao. Gà lớn nhanh, lúc 2 tháng tuổi kể từ lúc bóc
trứng, nuôi đúng kỹ thuật gà đạt 2,2 - 2,5 kg/ con chất lượng thịt tốt:
thịt rắn, chắc, thơm ngon, có vị ngon đậm đà tương tự gà Ri của
98
Việt Nam. Đặc biệt, gà Sasso tận dụng được ngô, tấm, gạo, sắn và
thức ăn thừa của lợn. Gà đạt hiệu quả kinh tế cao kể cả nuôi thả
vườn và tập trung. Do đó, gà Sasso có thể nuôi được từ Bắc vào
Nam và hiện nay nuôi gà Sasso theo hướng thịt.
Tại xí nghiệp gà giống Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và trung tâm
nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đã nhập 4 dòng ông bà và gà bố mẹ
SA 31 L để lai tạo ra gà thịt (broiles) Các chỉ tiêu sản xuất của gà bố
mẹ SA 31L trung bình.
Hình 3. 15: Gà Sasso
+ Khối lượng cơ thể lúc giết thịt ( 9 tuần tuổi): 2390g
+ Khả năng nuôi sống 23 - 66 tháng tuổi : 92%
+ Sản lượng trứng/ 10 tháng đẻ: 159 quả/ mái
+ Tỷ lệ trứng giống: 95,5%; Tỷ lệ ấp nở: 80%.
+ Sản lượng trứng giống/ mái: 152 quả/ mái
+ Sản lượng gà con 1 ngày tuổi: 129 con/ mái
( Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận - 2003)
99
15) Gà Lƣơng Phƣợng.
Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng Hoa Trung
Quốc do lai tạo giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập nội,
được nhập vào nước ta từ sau năm 1997. Gà có màu lông đa dạng:
vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi. Lông cổ có màu vàng ánh
kim, búp lông đuôi có màu xanh đen. Dòng mái có màu đốm đen,
cánh sẻ là chủ yếu.
Dòng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt - đốm đen. Chân
màu vàng, mào đơn đỏ tươi. Thân hình cân đối. Gà có thân hình
chắc, thịt ngon. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh: 34,5 g, lúc 8 tuần
tuổi đạt 1,2 - 1,3 kg. Khối lượng gà lúc 20 tuần tuổi con trống 2,0 -
2,2 kg, gà mái 1,7 - 1,8 kg/con. Tuổi dẻ đầu tiên 140 - 150 ngày, sản
lượng trứng 150 - 170 quả/mái/năm.
Gà Lương Phượng có sức kháng bệnh tốt, thích hợp với mọi
điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. Nuôi công nghiệp, bán chăn thả và
chăn thả.
Hình 3.16: Gà Lƣơng Phƣợng
16) Gà Kabir.
Gà Kabir có nguồn gốc từ Israel, nhập vào nước ta tháng
7/1999 và được người nuôi Việt Nam ưa chuộng. Các dòng khác
100
nhau có ngoại hình và màu lông khác nhau:. Gà có màu lông nâu
vàng hoặc đỏ vàng, da , chân vàng, thân hình chắc, to hơn giống gà
hướng trứng. Khối lượng gà mới nở 41 g/con, lúc 8 tuần tuổi đạt 920
g/con, lúc 25 tuần tuổi gà trống nặng 2,8 kg, gà mái nặng 2,2 kg/con.
Năng suất trứng của đàn bố mẹ 170 quả /mái/70 tuần tuổi. Khối
lượng trứng 59 g/quả, tỷ lệ nuôi sống 97%. Khối lượng cơ thể lúc sơ
sinh 39g/ con, lúc 8 tuần tuổi đạt 1520g/ con (Theo Nguyễn Minh
Hoàn - 2003). Khi 20 tuần tuổi đạt 2 - 2,1kg / con (Theo Hội chăn
nuôi Việt nam , 2002), lúc 9 tháng tuổi trung bình 2100g/ con (Theo
Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận – 2003).
Hình 3.17: Gà Kabir
Sản lượng t