Trong giao tiếp, con người thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau bằng cách sử
dụng ngôn ngữ. Các hành động này tuy được thể hiện hết sức đa dạng nhưng đều
được gọi chung là các hành vi ngôn ngữ.
- Mối liên hệ giữa ngôn ngữ–hành vi con người là hiển nhiên, trong nghiên cứu
ngữ dụng học, loại hành vi này không thể bỏ qua.
9 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các hành vi ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các hành vi ngôn ngữ
1. Vài nét giới thiệu chung
- Trong giao tiếp, con người thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau bằng cách sử
dụng ngôn ngữ. Các hành động này tuy được thể hiện hết sức đa dạng nhưng đều
được gọi chung là các hành vi ngôn ngữ.
- Mối liên hệ giữa ngôn ngữ–hành vi con người là hiển nhiên, trong nghiên cứu
ngữ dụng học, loại hành vi này không thể bỏ qua.
2. Câu ngữ vi và động từ ngữ vi (ngôn hành)
* Austin xây dựng lí thuyết này bắt đầu từ những khái niệm câu ngữ vi và động từ
ngữ vi
Ví dụ:
(1a): Cháu chào bác ạ!
(1b): Tôi chúc anh lên đường may mắn!
(1c): Tôi khuyên anh nên nghỉ vài hôm.
→ “chào, chúc, khuyên” là những động từ ngữ vi.
2.1. Đặc điểm của câu ngữ vi
- Vị từ chính của câu biểu thị một hành động mà người ta thực hiện bằng cách nói
ra.
- Vị từ chính gắn liền với điểm gốc của hệ toạ độ dụng học: tôi, bây giờ, ở đây.
+ Chủ thểở ngôi thứ nhất
+ Bổ ngữ trực tiếp gắn với người đối thoại (ngôi thứ 2)
+ Thời: hiện tại (không có dạng phủ định)
+ Thức: Trần thuật
2.2. Hệ quả
Khi chúng ta phá ra câu như vậy, ở những điều kiện thích hợp thì chúng ta đồng
thời cũng thực hiện luôn hành động được gọi tên bằng vị từ chính. Và, những động
từ như thế được gọi tên là động từ ngữ vi.
2.3. Trong tiếng Việt
- Chủ thể: Là ngôi thứ nhất nhưng không phải bao giờ cũng được thể hiện bằng
một hệ đại từ thuần nhất.
Ví dụ:
Con chào bố!
→ “con”: ngôi thứ nhất, trỏ vào người nói.
- Đối tượng: Là ngôi thứ hai
=> Do không được ngữ pháp hoá cao nên sự lựa chọn không thuần nhất. Tuy
nhiên, chúng có cốt lõi thống nhất.
-Thời: không có thời
Nhưng, đặc trưng này của tiếng Việt được đảm bảo bằng việc đòi hỏi loại trừ khỏi
câu ngữ vi tất cả những yếu tố liên quan đến thời, thể, tình thái... nào khiến cho câu
không gắn với hành động của chủ thể.
Ví dụ: Tôi đanghỏi anh: Anh có lấy cắp tiền của tôi đem cho con bé đấy không?
2.4. Những từ không được coi là động từ ngữ vi
hỏi han – nịnh – nói dối – tâng bốc – mời mọc – mời chào
* Các câu ngữ vi không tham gia vào hoạt động đánh giá chân thực.
Tôi chào anh (-)
Hôm qua tôi chào anh (+)
3. Hệ quả và vấn đề còn chưa thống nhất
3.1. Austin: Tất cả các phát ngôn khi được sử dụng một cách nghiêm túc
trong giao tiếp hiện thực đều biểu thị những hành vi ngôn ngữ, những hành
động ngôn ngữ.
Như vậy, Austin đã đưa ra một ý kiến gần như trái ngược: Tất cả các câu đều là
câu ngữ vi.
Trong đó có:
- Ngữ vi hiển ngôn (thứ cấp)
Ví dụ:
Cháu chào bác ạ!
- Ngữ vi nguyên cấp
Ví dụ:
Mấy giờ rồi? Ăn đi!
→ Các phát ngôn có sự gắn bó với các hành động mà người ta thực hiện.
3.2. Phân biệt câu ngữ vi với những câu không phải là câu ngữ vi
Câu ngữ vi chỉ là một cách thức biểu hiện và nó có thể ảnh hưởng đến những sắc
thái khác nhau về giao tiếp.
Ví dụ:
Trời đang mưa
Tôi khẳng định là trời đang mưa.
4. Các kiểu hành vi ngôn ngữ cơ bản
4.1. Hành vi tạo lời
Lựa chọn từ ngữ, cấu trúc và phát âm theo một cách thức nhất định
4.2. Hành vi tại lời (hành vi ngôn trung)
Là những hành động được thực hiện ngay trong lời nói và bằng việc sử dụng ngôn
ngữ, phát ngôn.
Thường có các động từ ngữ vi tương ứng để gọi tên.
Ví dụ:
Hỏi, mời, chào, chúc, khuyên, ra lệnh, khẳng định...
4.3. Hành vi mượn lời
Tác động xa hơn đến tâm lí, hành vi, thái độ, tình cảm nảy sinh do người ta nói.
5. Hành vi tại lời và điều kiện thực hiện
Bao gồm: + Điều kiện ngữ cảnh tương thích
+ Điều kiện ngữ cảnh không tương thích, không phù hợp...
^ Hành động không thành công
^ Người nghe hiểu theo một cách khác
Ví dụ: Ra lệnh
-1→ Người nói ↔ người nghe: có quan hệ thứ bậc
-2→ Người nói cho rằng người nghe có khả năng thực hiện hành động. Bao gồm:
^ Khả năng tâm lí, thể chất (về mặt tự nhiên)
^ Khả năng đạo đức (về mặt xã hội)
→ Điều kiện thoả mãn
→ Điều kiện may mắn
→ Điều kiện thành công
5.1. Điều kiện ban đầu
Bao gồm tất cả những sự tình nào đó được xem là cần phải có để nếu muốn chúng
ta có thể sẵn sàng thực hiện được.
Như vậy là có thể có đủ điều kiện nhưng vẫn không thực hiện hành vi.
Ví dụ:
Ra lệnh: - Hành động chưa được thực hiện
- Người nói: có cương vị, vị thế cho phép điều khiển, chi phối hành vi của người
nghe.
- Người nói cho rằng người nghe có khẳ năng thực hiện
- Nếu không ra lệnh thì không chắc chắn người nghe sẽ tự động thực hiện hành
động.
5.2. Điều kiện hiện thực(điều kiện chân thành)
Gắn với trạng thái tâm lí đặc trưng
Khác với điều kiện chân thực về mặt logic: tính đúng – sai của mệnh đề được nói
ra.
5.3. Điều kiện cơ bản
Mục đích chính mà hành vi nhằm đạt tới
6. Phân loại các hành vi tại lời
Cách phân loại hành vi tại lời khá đa dạng. Dưới đây cách phân loại phổ biến nhất.
6.1. Đích tại lời (trùng với điều kiện cơ bản)
6.2. Trạng thái tâm lí được biểu hiện (trùng với điều kiện thành thực)
6.3. Hướng khớp ghép lời với hiện thực
Liên hệ giữa nội dung mệnh đề với hiện thực
Ví dụ:
(1) Nam, đi mua cho bố gói thuốc lào, con!
(2) Trong túi Nam có một tép heroin
→ (1) Sự tình chưa xảy ra. Đòi hỏi hành động được thực hiện trong tương lai phải
phù hợp với nội dung mệnh đề.
→ (2) Người nói phải có cơ sở để khẳng định của mình phù hợp với thực tế.
* Hướng khớp ghép lời với hiện thực ↔ thời gian
Có thể, trong những trường hợp nhất định, có những mối liên hệ nào đó.
Ví dụ:
Khẳng định: + Một hiện thực đã xảy ra
+ Một hiện thực chưa xảy ra.
→ Không chính xác khi đồng nhất với mối quan hệ trước sau về thời gian
6.3.a. Nhóm hành vi xác tín (xác nhận, khẳng định, trình bày)