Các hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc

1.1. Mục đích nghiên cứu: Trong quá trình hội nhập và mở cửa, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, và phát triển giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang ngày càng có những bước phát triển tốt đẹp. Vì vậy việc tìm hiểu lẫn nhau về văn hoá, phong tục, tập quán, ngôn ngữ là rất cần thiết. Hiện nay tại Hàn Quốc có rất nhiều trường đại học giảng dạy chuyên ngành tiếng Việt Nam, và ở Việt Nam cũng không ít trường đại học đang đào tạo chuyên sâu về tiếng Hàn Quốc. Là sinh viên đang theo học chuyên ngành tiếng Hàn Quốc thì việc nghiên cứu khoa học về đề tài liên quan đến lĩnh vực này là một công việc cần thiết. Bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới cũng đều có những hình thức phủ định. Tuy nhiên những biểu hiện và cách sử dụng của các hình thức phủ định ấy lại khác nhau. Ví dụ trong tiếng Việt Nam, biểu hiện của hình thức phủ định là “không/đừng”, hay trong tiếng Anh là “no/ not” thêm sau động từ. Tuy nhiên hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc lại có những đặc điểm riêng của nó. Trong tiếng Hàn Quốc hình thức phủ định được phân chia rõ ràng trong cách sử dụng, tuỳ vào từng loại câu (trần thuật, nghi vấn, đề nghị, mệnh lệnh, ), đối với từng loại từ (động từ, tính từ )lại có những cách biến đổi khác nhau. Rõ ràng so với tiếng Việt Nam thì hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc có nhiều điểm phức tạp, đáng lưu ý hơn. Vì vậy việc nắm rõ cách sử dụng các hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc là điều kiện cần thiết cho người sử dụng để tránh gây hiểu lầm cho đối phương, thoả mãn được nhu cầu giao tiếp.

docx11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC HÌNH THỨC PHỦ ĐỊNH TRONG TIẾNG HÀN QUỐC Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Phương Dung. Sinh viêni thực hiện: Lý Kiều Linh 3H09 Lê Tú Anh 3H09 I. Lời mở đầu. 1.1. Mục đích nghiên cứu: Trong quá trình hội nhập và mở cửa, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, và phát triển giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang ngày càng có những bước phát triển tốt đẹp. Vì vậy việc tìm hiểu lẫn nhau về văn hoá, phong tục, tập quán, ngôn ngữ là rất cần thiết. Hiện nay tại Hàn Quốc có rất nhiều trường đại học giảng dạy chuyên ngành tiếng Việt Nam, và ở Việt Nam cũng không ít trường đại học đang đào tạo chuyên sâu về tiếng Hàn Quốc. Là sinh viên đang theo học chuyên ngành tiếng Hàn Quốc thì việc nghiên cứu khoa học về đề tài liên quan đến lĩnh vực này là một công việc cần thiết. Bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới cũng đều có những hình thức phủ định. Tuy nhiên những biểu hiện và cách sử dụng của các hình thức phủ định ấy lại khác nhau. Ví dụ trong tiếng Việt Nam, biểu hiện của hình thức phủ định là “không/đừng”, hay trong tiếng Anh là “no/ not” thêm sau động từ. Tuy nhiên hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc lại có những đặc điểm riêng của nó. Trong tiếng Hàn Quốc hình thức phủ định được phân chia rõ ràng trong cách sử dụng, tuỳ vào từng loại câu (trần thuật, nghi vấn, đề nghị, mệnh lệnh,), đối với từng loại từ (động từ, tính từ)lại có những cách biến đổi khác nhau. Rõ ràng so với tiếng Việt Nam thì hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc có nhiều điểm phức tạp, đáng lưu ý hơn. Vì vậy việc nắm rõ cách sử dụng các hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc là điều kiện cần thiết cho người sử dụng để tránh gây hiểu lầm cho đối phương, thoả mãn được nhu cầu giao tiếp. 1.2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu về ngôn ngữ là một đề tài rộng mở. Bài nghiên cứu này chỉ đề cập đến một trong những đặc điểm cần chú ý trong ngữ pháp tiếng Hàn Quốc là: Các hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc. Bằng phương pháp tổng hợp đưa ra những kiến thức cơ bản nhất về các hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc, bài viết đã nêu rõ ý nghĩa, cách sử dụng, và những chú ý giúp người đọc hiểu rõ hơn, nắm bắt chắc hơn về các hình thức phủ định cơ bản trong tiếng Hàn Quốc và tránh được các lỗi thường gặp. II. Các hình thức phủ định trong tiếng Hàn. 1.1.Khái niệm. Phủ định là cách người sử dụng ngôn ngữ dùng khi muốn đưa ra một ý kiến khác biệt, không nhất quán, trùng lặp với ý kiến mà người đó được biết thông qua giao tiếp bằng lời nói, chữ viết, hình ảnh. Các hình thức phủ định đó có thể được chia ra thành những dạng sau: 1.2.Phân loại các hình thức phủ định. (1) 동사 + 지 않다 안 + 동사 * Hình thức: 동사 + 지 않다 & 안 + 동사. * Ý nghĩa: Phủ định hành động hoặc trạng thái của sự vật, sự việc. Có thể dịch là: không/ không phải * Cách sử dụng: + Hình thức phủ đinh này được sử dụng trong câu trần thuật và câu nghi vấn. Ví dụ: (1) 교실이 넓지 않아요. --> Lớp học không rộng (câu trần thuật). (2) 오늘 학교에 안 가요? --> Hôm nay bạn không đến trường à? –(câu nghi vấn). + Cả ‘동사 + 지 않다’ và ‘안 + 동사’đều có thể đi với các động từ và tính từ. Tuy nhiên có một số từ chỉ có thể kết hợp với ‘동사 + 지 않다’mà không thể kết hợp được với ‘안 + 동사’: Ví dụ: (3)아름답다 à 안 아름답아요. (sai) à 아름답지 않나요. (đúng) (4)공부하다 à 안 공해요.(sai) à 공부하지 않아요.( đúng) +“안” được dùng trong khẩu ngữ và người sử dụng thường là những người trẻ tuổi. Còn “지 않다” được dùng nhiều trong văn viết hoặc trong các buổi họp, hội nghị, báo cáo... và người sử dụng là người lớn. + ‘안’ không thể chen vào giữa tân ngữ và động từ vì vậy hình thức phủ định này sẽ được sử dụng như sau: Danh từ + 하다 à Danh từ + 안 하다 (5).이사하다 à 인사를 안 하다 Tân ngữ + động từ à Tân ngữ + 안 + động từ Ví dụ: (6) 밥을 먹다 à 밥을 안 먹다. + Khi sử dụng hình thức ‘동사+ 지 않다’ ta chỉ cần lấy động và tính từ nguyên thể bỏ ‘다’ rồi cộng với ‘지 않다’. Có một số trường hợp xuất hiện tiểu từ ‘가’/ ‘는’ đứng sau ‘지’ với mục đích nhấn mạnh ý và không làm thay đổi nghĩa của câu. Ví dụ: (7). 운동장이 크다 à 운동장이 크지는 않다. + Dạng phủ định ‘~지 않다’ còn được sử dụng với ý nghĩa thông qua hình thức phủ định nhưng câu lại mang ý nghĩa xác định lại nội dung của Vị ngữ trong câu. Ví dụ: (8) 이 옷은 예쁘지 않아요? --> Cái áo này không đẹp nhỉ ? (Người nói cho là vậy, hỏi lại ý kiến người nghe để tìm sự đồng tình của người nghe). (9). 언제 민수씨는 학교에 오지 않았어요? --> Hôm qua bạn Minsu không đến trường phải không? (10) 성호씨, 매운 음식을 좋아하지 않십니까? --> Songho không thích đồ ăn cay nhỉ? + Phía sau’동사+지 않다 / 안 + 동사’ có thể kết hợp với thời thể ( hiện tại, quá khứ, tương lai...) Ví dụ: (11) 오늘 저넉에 화씨가 밥을 안 먹었어요. ---> Tối hôm nay Hoa đã không ăn cơm. (12) 그는 오지 않겠어요. ---> Người ấy chắc sẽ không đến đâu. (2)동작동사 + 지 못하다 못+ 동작동사 * Hình thức: 동작동사 + 지 못하다 못 + 동작동사 * Ý nghĩa: Biểu thị ý nghĩa khi chủ thể của hành động không có khả năng, điều kiện làm được việc gì đó do hoàn cảnh hoặc yếu tố khách quan nào đó đưa đến, hoàn toàn không phải do ý muốn chủ quan của chủ thể hành động. * Cách sử dụng: + Hình thức phủ đinh này được sử dụng trong câu trần thuật và nghi vấn. Ví dụ: (13). 왜 학교에 못 가요? --> Vì sao bạn lại không thể đi đến trường vậy? (câu nghi vấn). (14). 어제 밤에 잠을 못 잤어요.. --> Đêm hôm qua tôi đã không thể ngủ được (câu trần thuật). + Cả ‘동작동사 + 지 못하다’ và ‘못+ 동작동사’đều được sử dụng với động từ thể hiện ý không thể làm được việc gì. Tuy nhiên 2 hình thức này cũng có những lưu ý khác nhau về cách sử dụng: + Giống như “안 ” ở trên “못” ở đây cũng không thể chen vào giữa tân ngữ và động từ. Vì vậy hình thức phủ định này sẽ được sử dụng như sau: Danh từ + 하다 à Danh từ + 못 하다. Ví dụ: (15). 운전을 하다 à 운전을 못하다. (16). 공부를 하다 à 공부를 못하다. Tân ngữ + 동작동사 à Tân ngữ + 못 + 동작동사. Ví dụ: (17). 밥을 먹다 à 밥을 못 먹다. (18). 친구를 만나다 à 친구를 못 만나다. + Khi sử dụng ‘ 동작동사 + 지 못하다’ ta lấy động từ nguyên thể bỏ ‘다’ rồi cộng với ‘ 지 못하다’. Khi sử dụng có trường hợp thấy sau ‘지’có thêm tiểu từ ‘가’/ ‘는’ nhằm nhấn mạnh ý của chủ ngữ và không làm thay đổi ý nghĩa của câu. + Hình thức phủ định này có thể kết hợp được với các thời thể ( hiện tại, quá khứ, tương lai). Ví dụ: (19). 너무 바빠서 친구를 만나지 못해요. --> Vì tôi quá bận nên không thể gặp bạn bè (hiện tại). (20). 옆에 있는 집이 너무 시끄러워서 잠을 못 잤어요. --> Vì nhà bên cạnh quá ồn nên tôi đã không thể ngủ được (quá khứ). (21). 그 친구가 사고를 내는 바람에 며칠 학교에 못 가 겠어요. --> Vì bạn ấy bị tai nạn nên mấy ngày sẽ không thể đến trường được. + Hình thức phủ định ‘동작동사 + 지 못하다/ 못 + 동작동사’ khác hình thức phủ định ‘동사 + 지 않다/ 안 + 동사’ và điều đó được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 1: Phân biệt sự khác nhau giữa ‘동작동사 + 지 못하다/ 못 + 동작동사’ và ‘동사 + 지 않다/ 안 + 동사’. Hình thức PĐ PB theo ‘동사 + 지 않다/ 안 + 동사’ ‘동작동사 + 지 못하다/ 못 + 동작동’ Ý nghĩa Nói về 1 sự việc mà chủ thể của hành động đã không làm ( dù có điều kiện và khả năng) Nói về 1 sự việc mà chủ thể của hành động (dù muốn) cũng không thể làm được ( vì không có điều kiện và khả năng) Cách dùng Dùng được với cả động từ và tính từ Thường được dùng với động từ. (3)동작동사 + (으)ㄹ 수 없다. * Hình thức: 동작동사 + (으)ㄹ 수 없다 * Ý nghĩa: Nói về khả năng không thể làm được việc gì đó. * Cách sử dụng: + Hình thức phủ định này được sử dụng trong câu trần thuật và nghi vấn. Ví dụ: (22). 그 사람과 연락할 수 없어요. --> Tôi không thể liên lạc được với người ấy (câu trần thuật). (23). 사장님을 직접 만날 수 없어요? --> Tôi không thể trực tiếp gặp giám đốc được sao? (câu nghi vấn). + Chỉ có thể kết hợp được với động từ: 받침(o) + 을 수 없다. 받침(x) + ㄹ 수 없다. + Ví dụ: (24). 받다 à 받을 수 없다. (25). 가다 à 갈 수 없다. + Có thể kết hợp với thời thể (hiện tại, quá khứ, tương lai). Ví dụ: (26). 그때 교실에 있어서 전화를 받을 수 없었어요. (quá khứ) --> Vì lúc đó mình đang ở trong lớp nên đã không thể nhận điện thoại. (27). 그 문제가 너무 어려워서 풀 수 없어요 --> Vì bài tập này quá khó nên tôi không giải được. (28). 연심히 공부하지 않으면 높은 점수를 받을 수 없을 거예요. --> Nếu như không chăm chỉ học thì bạn sẽ không thể nhận được điểm cao. + So sánh với hình thức phủ định. ‘동작동사 + 지 못하다 / 못+ 동작동사’ thì 2 hình thức này tương đương với nhau về mặt ý nghĩa. (4) 동작동사 + 지 말다 * Hình thức: 동작동사 + 지 말다 * Ý nghĩa: Là hình thức phủ định được sử dụng với ý nghĩa bảo ai không được làm gì hoặc khuyên bảo ai hãy đừng làm gì đó. * Cách sử dụng: + Hình thức phủ định này chỉ sử dụng được với động từ. Ví dụ: (29). 이 건물에서 담패를 피우지 마세요. --> Không được hút thuốc trong toà nhà này. + Hình thức phủ định này được dùng trong câu mệnh lệnh và câu cầu khiến: Ở câu mệnh lệnh: ‘동작동사 + 지 마세요/ 동작동사+ 지 마십시요’. à không được làm gì/ đừng làm gì. Ví dụ: (30). 다른 사람에게 이야기하지 마세요/ 마십시요. --> Không được kể cho người khác đâu/ Đừng kể cho người khác. Ở câu cầu khiến: ‘동작동사 + 지 맙시다’. à hãy đừng làm gì. Ví dụ: (31). 모자를 쓰지 맙시다. --> Chúng ta hãy đừng đội mũ. + Chú ý ‘지 말다’ là một động từ bất quy tắc, vì vậy khi ‘ㄹ’ kết hợp với ‘ㅅ’ thì ‘ㄹ’ sẽ bị biến mất và lúc này cấu trúc sẽ thành ‘지 마세요/ 지 마십시요’. + Từ hình thức phủ định này ta có cấu trúc câu sau: ‘동작동사 + 지 말고’. à mang ý nghĩa khuyên bảo ai đó đừng làm việc này mà hãy ... (vế thứ 2 thường là câu mệnh lệnh). Ví dụ: (32). 자지 말고, 일어나세요. --> Đừng ngủ nữa mà hãy dậy đi. ‘명사 + 지 말다’ ---> mang ý nghĩa từ chối cái này, muốn cái khác. Ví dụ: (33). 주스 말고, 맥주를 주세요. --> Đừng lấy nước hoa quả, hãy lấy bia cho tôi. (5) 동사 + (으) ㄹ 줄 모르다 * Hình thức: 동사 + (으)ㄹ 줄 모르다 * Ý nghĩa: Là hình thức phủ định của “(으)ㄹ 줄 알다” với ý nghĩa thể hiện khi chủ ngữ không biết phương thức, cách thức để làm một việc gì đó hoặc không ngờ sự việc nào đó lại có tính chất như thế. * Cách sử dụng: + Dùng hình thức phủ định này trong câu tường thuật và nghi vấn. Ví dụ: (34). 차를 운전할 줄 몰라요. -->Tôi không biết (cách thức ) lái ô tô (câu trần thuật). (35). 한국 음식을 만들 줄 몰라요? --> Bạn không biết (cách thức) làm món ăn Hàn Quốc à? (câu nghi vấn). + Khi dùng với động từ (동작동사), câu sẽ mang ý nghĩa “ không biết cách thức hay phương thức để làm một việc gì đó”. 받침(o) 받침(x) ‘ㄹ’ + 을 줄 모르다. + ㄹ 줄 모르다. + 줄 모르다. Ví dụ: (36). 테니스를 칠 줄 몰라요. -->Tôi không biết chơi tennis. (37).일본 음식을 만들 줄 몰라요. --> Tôi không biết làm món ăn Nhật Bản. + ‘상태동사 + (으)ㄹ 줄 몰랐다’ (thường kết hợp với thời quá khứ và thường đi với 이렇다, 그렇다, 저렇다) ---> mang ý nghĩa “không biết rằng, không ngờ rằng sự việc nói đến lại có tính chất nào đó”. à ‘이렇게/그렇게/저렇게 +상태동사+ 줄 몰랐다.’ Ví dụ: (38). 돈이 그렇게 많이 들 줄 몰랐어요. --> Tôi không biết là tôi lại cầm nhiều tiền thế này. (39). 등산이 이맇게 힘들 줄 몰랐어요. --> Tôi không biết là leo núi lại mệt thế này. + Hình thức phủ định”동사 + (으)ㄹ 줄 모르”và hình thức phủ định “(으)ㄹ 수 없다” khác nhau và điều đó được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2: So sánh sự khác nhau giữa hình thức phủ định”동사 + (으)ㄹ 줄 모르” và hình thức phủ định “(으)ㄹ 수 없다”. (으)ㄹ 수 없다 동사 + (으) ㄹ 줄 모르다. Ý nghĩa Không thể làm được việc gì đó bởi không có điều kiện và khả năng thực hiện Không biết cách thức và phương pháp làm việc gì đó Cách sử dụng Chỉ có thể kết hợp được với Động từ Có thể kết hợp được với động từ và tính từ (6)명사 +이/가+ 아니다B * Hình thức: 명사 + 이/가 + 아니다 * Ý nghĩa: là hình thức phủ định của “이다”( là). Có nghĩa: không phải là/ không là/ không * Cách sử dụng: + Được dùng trong câu tường thuật và câu nghi vấn. Ví dụ: (40). 저기가 은행이 아닙니까? --> Đằng kia không phải là ngân hàng à? ( câu nghi vấn ) (41).이것은 공첵이 아닙나다. --> Cái này không phải là quyển vở (câu trần thuật). + Dùng với danh từ nhằm mục đích phủ định danh từ đó. 받침(o) + 이 아니다 받침(x) + 가 아니다 Ví dụ: (42). 사진이 아닙니다. --> Không phải là bức ảnh. (43). 우유가 아닙니다. --> Không phải là sữa. (7) 동작동사 + (으)면 안 되다 / 동작동사 + 아/어서도 안 되다. * Hình thức: 동작동사 + (으)면 안 되다 동작동사 + 아/어서도 안 되다 * Ý nghĩa: Là hình thức phủ định của ‘동사+ 아/어/여도 되다’ với ý nghĩa giới hạn, không cho phép ai làm gì đó. Có thể dịch là “làm gì thì không được”. * Cách sử dụng: + Hình thức này được sử dụng cả trong câu tường thuật, nghi vấn và câu mệnh lệnh, đề nghị. + Sử dụng với động từ : 받침(o) + (으) 면 안 되다 받침(x) + 면 안 되다 + Cấu trúc này tương đương với cấu trúc : 동작동사 + 아/어도 안 되다. Ví dụ: (44). 길에서 쓰레기를 버리면 안 됩니다 = 길에서 쓰레기를 버려서도 안 됩니다. --> Ở trong lớp vứt rác thì không được. (45).교실에서 휴대폰을 사용하면 안 됩니다. = 교실에서 휴대폰을 사용해서도 안 됩니다. --> Ở trong lớp sử dụng điện thoại di động thì không được. III. Kết luận. Tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ có những biểu hiện ngữ pháp phong phú và đa dạng. Điều này đã tạo ra những thuận lợi cho người sử dụng có thể linh hoạt hơn trong việc vận dụng nó để biểu đạt ý muốn kiến của mình. Tuy nhiên cũng chính những biểu hiện phong phú ấy khiến cho người học dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng. Không như tiếng Việt Nam hình thức phủ định của tiếng Hàn Quốc như đã đề cập ở trên được chia thành nhiều dạng ứng với từng hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Chính điều này đã khiến cho người học - đặc biệt là người mới làm quen với tiếng Hàn Quốc gặp phải một số khó khăn trong việc hiểu rõ bản chất của cấu trúc và ý nghĩa dẫn đến việc nhầm lẫn khi sử dụng. Chính vì vậy bài nghiên cứu trên đây đã tổng hợp một cách cơ bản nhất những hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc. Thông qua bài nghiên cứu này người học và sử dụng tiếng Hàn Quốc có thể có một cái nhìn tổng quan và khái quát hơn về các loại hình phủ định. Thêm vào đó bài nghiên cứu cũng đã tổng hợp và chú ý những lỗi thường thấy ở người học, giúp người học có thể hiểu rõ hơn về cách sử dụng cũng như tránh khỏi những nhầm lẫn vẫn thường hay mắc phải. Các hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc tuy đa dạng và phong phú về mặt ý nghĩa cũng như cách thể hiện nên dễ gây ra nhầm lẫn khi sử dụng, xong nếu nắm rõ được những đặc điểm cơ bản của chúng, ta sẽ thấy chúng thật dễ dàng. Hy vọng bài nghiên cứu này sẽ giúp ích cho những người đang tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc - đặc biệt là những người mới học. Vì bài nghiên cứu này được thực hiện bởi sinh viên năm thứ nhất nên khó tránh khỏi những thiếu xót, mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu được trở nên hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin được chân thành cảm ơn!. IV. Tài liệu tham khảo. + Ngữ pháp cơ bản tiếng Hàn ( Tác giả: Lê Huy Khoa – NXB trẻ - XB năm 2008). + Các điểm trọng yếu trong ngữ pháp tiếng Hàn ( Tác giả ban biên soạn Hoàn Vũ - NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh- XB năm 2006 ). + Approach to the Korean Language ( Tác giả Alexander Arguelles và Jong- Rok Kim – NXB Hollym Books – XB năm 2000 ). + Trang web: bonewso.net/ koreangrammar. + Trang web naver.com. Chúng em xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo Nguyễn Phương Dung đã giúp đỡ, hướng dẫn chúng em có thể hoàn thành bài nghiên cứu này!