Các khái niệm cơ bản của giáo dục học

Câu 1: Các khái niệm cơ bản của Giáo dục học. Muốn nghiên cứu Giáo dục học có kết quả, một trong những điều kiện quan trọng là chúng ta phải nắm vững các kiến thức công cụ, mà trước hết là các phạm trù, các kiến thức cơ bản.Chỉ có như vậy chúng ta mới có cơ sở để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, phát triển được tư duy khoa học trong lĩnh vực này. Việc nắm vững các khái niệm của Giáo dục học không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu mà còn đối với tất cả những ai tham gia vào hoạt động Giáo dục. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số khái niệm cơ bản: Giáo dục (theo nghĩa rộng): Là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà Giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người. Để hiểu rõ hơn khái niệm Giáo dục (theo nghĩa rộng) cần làm sáng tỏ khái niệm nhân cách và khái niệm xã hội hoá con người. Hình thành nhân cách: Đó là quá trình phát triển con người về mặt sinh lý, tâm lý và mặt xã hội, mang tính chất tăng trưởng về lượng và biến đổi về chất. Quá trình này diễn ra do ảnh hưởng của các nhân tố bên trong (bẩm sinh, di truyền, tính tích cực của chủ thể…), và các nhân tố bên ngoài (ảnh huởng của hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội, tác động giáo dục), do ảnh hưởng của các tác động tự phát, ngẫu nhiên (tác động bên trong, bên ngoài chưa được kiểm soát, điều khiển) và các tác động có mục đích, có tổ chức (kiểm soát được, điều khiển được). Quá trình này làm biến đổi đứa trẻ với những tư chất vốn có của con người thànhmột nhân cách. Xã hội hoá con người: Đó là quá trình có tính chất xã hội hình thành nhân cách. Quá trình này chỉ bao hàm các tác động do những nhân tố xã hội; xã hội tác động một cách có mục đích, có tổ chức tới cá nhân, mặt khác cá nhân tích cực tái sản xuất các mối quan hệ xã hội bằng hoạt động, bằng sự tham gia tích cực vào môi trường xã hội. Từ đó, giáo dục nói một cách khác là sự xã hội hoá con nguời chỉ dưới những tác động có mục đích và có tổ chức.

docx17 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 33165 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các khái niệm cơ bản của giáo dục học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Các khái niệm cơ bản của Giáo dục học. Muốn nghiên cứu Giáo dục học có kết quả, một trong những điều kiện quan trọng là chúng ta phải nắm vững các kiến thức công cụ, mà trước hết là các phạm trù, các kiến thức cơ bản.Chỉ có như vậy chúng ta mới có cơ sở để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, phát triển được tư duy khoa học trong lĩnh vực này. Việc nắm vững các khái niệm của Giáo dục học không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu mà còn đối với tất cả những ai tham gia vào hoạt động Giáo dục. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số khái niệm cơ bản: Giáo dục (theo nghĩa rộng): Là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà Giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người. Để hiểu rõ hơn khái niệm Giáo dục (theo nghĩa rộng) cần làm sáng tỏ khái niệm nhân cách và khái niệm xã hội hoá con người. Hình thành nhân cách: Đó là quá trình phát triển con người về mặt sinh lý, tâm lý và mặt xã hội, mang tính chất tăng trưởng về lượng và biến đổi về chất. Quá trình này diễn ra do ảnh hưởng của các nhân tố bên trong (bẩm sinh, di truyền, tính tích cực của chủ thể…), và các nhân tố bên ngoài (ảnh huởng của hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội, tác động giáo dục), do ảnh hưởng của các tác động tự phát, ngẫu nhiên (tác động bên trong, bên ngoài chưa được kiểm soát, điều khiển) và các tác động có mục đích, có tổ chức (kiểm soát được, điều khiển được). Quá trình này làm biến đổi đứa trẻ với những tư chất vốn có của con người thànhmột nhân cách. Xã hội hoá con người: Đó là quá trình có tính chất xã hội hình thành nhân cách. Quá trình này chỉ bao hàm các tác động do những nhân tố xã hội; xã hội tác động một cách có mục đích, có tổ chức tới cá nhân, mặt khác cá nhân tích cực tái sản xuất các mối quan hệ xã hội bằng hoạt động, bằng sự tham gia tích cực vào môi trường xã hội. Từ đó, giáo dục nói một cách khác là sự xã hội hoá con nguời chỉ dưới những tác động có mục đích và có tổ chức. Giáo dục (theo nghĩa hẹp): Đó là một bộ phận của quá trình sư phạm, là quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thẻ lực. Chức năng trội của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) chỉ được thực hiện trên cơ sở vừa tác động đến ý thức, vừa tác động đến tình cảm và hành vi. Giáo dưỡng (hay trau dồi học vấn): Dưới góc độ là quá trình thì đó là quá trình con người lĩnh hội hệ thống tri thức nhất định về khoa học tự nhiên, xã hội và về tư duy. Dưới góc độ kết quả lĩnh hội thì đó là trình độ học vấn, nghĩa là trình độ tri thức, kỹ năng kỹ xảo đã được lĩnh hội, chẳng hạn như người ta nói trình độ THPT cơ sở, trình độ Đại học…Chức năng trội của nó là sự tác động đến ý thức là chính. Dạy học – Đó là con đường, phương tiện của giáo dưỡng (trau dồi học vấn) và giáo dục (nghĩa hẹp): Dưới góc độ quá trình thì dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, điều khiển hoạt động tâm lý của học sinh để giúp họ tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, trên cơ sở đó phát triển năng lực nhận thức và hình thành thế giới quan khoa học cho họ. Câu 2: Phân tích các chức năng và tính chất của Giáo dục? 2.1. Những tính chất của Giáo dục Là một hiện tượng xã hội, giáo dục chịu sự tác động hay còn gọi là chịu sự quy định của các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, của các quá trình xã hội khác: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá…Khi những quá trình xã hội đó có những biến đổi, bắt nguồn từ những biến đổi về trình độ sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất, rồi kéo theo những biến đổi về chế độ chính trị, cấu trúc xã hội và hệ tư tưởng của xã hội thì toàn bộ hệ thống xã hội tương ứng với hình thái kinh tế xã hội đó cũng biến đổi theo. Ngay những biến đổi về văn hoá – khoa học cũng buộc giáo dục phải có những biến đổi tương ứng. Lịch sử phát triển của Giáo dục học và nhà trường trên thế giới cũng như ở nước ta đã khẳng định rất rõ ràng tính quy định của xã hội đối với giáo dục. Đó là một tính quy luật quan trọng của sự phát triển giáo dục. Vậy sự phù hợp tất yếu của giáo dục đối với trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội và tính chất của quan hệ sản xuất xã hội là một trong những tính quy luật của giáo dục. Do tính quy luật này, giáo dục biến đổi không ngừng trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, của xã hội ở từng đất nước, từng dân tộc. Vì vậy giáo dục bao giờ cũng có tính lịch sử cụ thể, tính giai cấp trong xã hội có giai cấp. Tính lịch sử của giáo dục thể hiện tương ứng với mỗi phương thức sản xuất của xã hội loài người thì có nền giáo dục phù hợp với nó ở mỗi nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định; có một nền giáo dục tương ứng thể hiện ở chỗ những đặc trưng của nó về mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức tổ chức giáo dục đều do những điều kiện phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn lịch sử quy định. Từ đó cần rút ra hai điều: - Cần tránh giữ nguyên mô hình giáo dục đã hình thành trước đây khi những điều kiện xã hội của giai đoạn lịch sử đã thay đổi. - Không nên sao chép nguyên bản mô hình giáo dục của các nước khác vào việc xây dựng nền giáo dục của đất nước mình. Tất nhiên phải học tập kinh nghiệm xây dựng nền giáo dục của các nước khác nhưng không bao giờ được bỏ qua bản sắc văn hoá của dân tộc, trong đó có truyền thống giáo dục, đồng thời cũng phải chú ý đến yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ở giai đoạn lịch sử nhất định và điều kiện cụ thể trong quá trình xây dựng nền giáo dục của đất nước mình. Vi phạm hai điều trên là đi ngược lại với tính quy luật của giáo dục. Tính giai cấp của giáo dục trong xã hội có giai cấp: Do tính quy định của xã hội đối với giáo dục nên trong xã hội có giai cấp giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp. Trong cuộc đấu trang giai cấp thì giai cấp nào nắm được quyền thống trị bao giờ cũng sử dụng giáo dục, sử dụng nhà trường như là một phương tiện để duy trì và củng cố sự thống trị, sự bóc lột của họ đối với nhân dân lao động bằng cách nhào nặn con em giai cấp bị trị thành sức lao động đem lại nhiều lợi nhuận, biết phục tùng họ một cách ngoan ngoãn, trung thành; bằng cách độc quyền về võ trang đầy đủ những tri thức khoa học và những giá trị văn hoá cho con em của họ. Tính chất giai cấp thấm sâu vào hệ thống giáo dục trong và ngoài nhà trường. Còn đối với giai cấp bị trị, bị bóc lột thì thông qua những đại biểu ưu tú của mình đã sử dụng giáo dục như là một phương tiện đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị. Họ không ngừng đấu tranh giành lại quyền học tập cho con em mình, cho một nền giáo dục dân chủ, thống nhất, bình đẳng, tạo nên sự phát triển nhân cách hài hoà. Tuy nhiên giai cấp tư sản thường che đậy tính giai cấp của giáo dục bằng luận điệu tuyên truyền bịp bợm về trường học và giáo dục đứng ngoài chính trị và phục vụ cho toàn xã hội. Lênin đã vạch ra tính chất xảo trá của luận điểm đó. Vì vậy, tính giai cấp của giáo dục là một tính quy luật quan trọng của việc xây dựng và phát triển giáo dục trong xã hội có giai cấp. Tính quy luật này quy định bản chất của giáo dục là một phương thức đấu tranh giai cấp, nhà trường là một công cụ chuyên chính giai cấp và hoạt động giáo dục cũng như môi trường nhà trường là một vũ đài đấu tranh giai cấp. Để tránh sự vi phạm tính quy luật này, nghị quyết của Ban chấp hành TƯ lần thứ 2 – khoá VIII về giáo dục đã khẳng định: - Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, phương pháp giáo dục – đào tạo, trong các chính sách, nhất là chính sách công bằng xã hội…Chống khuynh hướng thương mại hoá, đề phòng khuynh hướng phi chính trị hoá giáo dục – đào tạo; không truyền bá tôn giáo trong trường học. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho ai cũng được học hành, người nghèo được nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để được học hành, đảm bảo điều kiện cho cả những người học giỏi phát triển tài năng. (Văn kiện hội nghị lần thứ 2-BCHTW khoá VIII – NXB chính trị quốc gia). 2.2. Các chức năng của giáo dục: Giáo dục chịu sự quy định của xã hội nhưng điều đó không có nghĩa giáo dục thụ động chịu sự tác động của xã hội mà giáo dục cũng có tác động tích cực trở lại xã hội thông qua thực hiện những chức năng xã hội, đó là: - Chức năng tái sản xuất nhân cách. - Chức năng tái sản xuất xã hội. Hai chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Trong xã hội chúng ta, hai chức năng trên được cụ thể hoá thành ba chức năng sau: Chức năng kinh tế – sản xuất: Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra sức lao động ở một trình độ mới, cao hơn, khéo léo hơn, hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ bị mất đi. Vì vậy, giáo dục tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, có tác dụng đẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế. Chức năng chính trị – xã hội: Chế độ chúng ta là: “ Tất cả của dân, do dân và vì dân”, do đó giáo dục tạo điều kiện cho thế hệ trẻ và nhân dân nói chung nâng cao dân trí để tham gia quản lý xã hội, đất nước với tư cách là chủ nhân của xã hội, của đất nước, ý thức rõ rang được quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân. Giáo dục góp phần tích cực trong việc xoá đối, giảm nghèo, tạo điều kiện cho các thành viên của xã hội tìm kiếm việc làm, để thay đổi nghề nghiệp cho phù hợp, để đễ dàng thích ứng với môi trường lao động mới mẻ. Nhờ vậy giáo dục đã góp phần giải quyết những vấn đề xã hội. Ngoài ra giáo dục góp phần tạo điều kiện cho các giai cấp, các tầng lớp xã hội nâng cao trình độ học vấn nên dễ dàng gần gũi nhau, thông cảm với nhau để tìm ra được tiếng nói chung. Chức năng tư tưởng- Văn hoá: Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn xã hội, xây dựng một lối sống phổ biến trong toàn xã hội, trình độ văn hoá cho toàn xã hội thông qua việc phổ cập giáo dục phổ thông ngày càng được nâng cao dần. Qua đó mà tạo nguồn nhân lực đông đảo với chất lượng cao, đồng thời có điều kiện phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Tóm lại, trong xu thế phát triển giáo dục hiện nay, giáo dục luôn luôn có xu thế “mở”, không chỉ trong phạm vi quốc gia, dân tộc mà cả ở phạm vi quốc tế nữa. “Giáo dục không đơn thuần là sự phản ánh các lực lượng kinh tế và xã hội đang hoạt động trong một xã hội. Nó còn là một phương tiện quan trọng để đào tạo nên các lực lượng kinh tế- xã hội và văn hoá, khoa học, kỹ thuật, quyết định chiều hướng phát triển của các lực lượng này. Đến lượt mình, động lực của chúng lại tác động trở lại đối với giáo dục”. (Raja Roy Singh). Như vậy có nghĩa là, giáo dục vừa có vai trò thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội, vừa chịu sự quy định của trình độ phát triển chung của nền kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Cũng chính bởi việc thực hiện những chức năng của giáo dục ngày càng có hiệu quả nên vị trí của giáo dục ngày càng được ý thức sâu sắc hơn, thống nhất hơn. Đó là: + Giáo dục trong thời đại ngày nay được coi là chìa khoá vàng để con người bước vào cánh cửa tương lai. + Chạy đua phát triển giáo dục với những chuẩn mực quốc tế về chất lượng là tạo cơ sở cho sự tăng tốc trong chạy đua về kinh tế. + Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục – đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. + Những nghiên cứu của chương trình phát triển Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng trong sự phát huy và phát triển nguồn lực con người có 5 nguồn phát năng: Giáo dục; sức khoẻ và dinh dưỡng; môi trường; việc làm và tự do chính trị- kinh doanh, trong đó thì giáo dục được coi là nhân tố cơ bản đối với các nhân tố phát năng còn lại. Chính vì vậy, khi thiết kế kế hoạch để tạo gia tốc cho sự phát triển thì hầu như các quốc gia đều nhấn mạnh đến chính sách giáo dục. Đó là sự thể hiện một cuộc cách mạng về vị trí giáo dục. Câu 3: Mục đích giáo dục? 3.1. Khái niệm mục đích giáo dục: Nói tới giáo dục là nói tới hiện tại và suy nghĩ tới tương lai, viễn cảnh, triển vọng. Giáo dục là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, đặc biệt là giữa hiện tại và tương lai. Vì vậy tính định hướng của giáo dục là đặc trưng của nó, giáo dục luôn phát triển theo định hướng phát triển bền vững chung của xã hội. Do đó nó được xem là nhân tố then chốt của sự phát triển bền vững. Từ những năm 70, UNESCO luôn khẳng định: “Xét từ bản chất của nó, giáo dục là một định hướng mà con người sáng tạo ra, sử dụng để tác động đến chính bản than mình, để tạo ra con người thứ hai từ con người thứ nhất có tính tự nhiên”; “Xuất phát từ những không gian, thời gian cụ thể, do sự thay đổi liên tục của môi trường lịch sử xã hội, các mục tiêu giáo dục luôn luôn được vạch ra cụ thể, phù hợp với định chế và quan niệm của từng thời kỳ nhất định”. Vì vậy, mục đích giáo dục là phạm trù cơ bản của giáo dục học, trước hết phản ánh kết quả mong muốn trong tương lai của giáo dục, phản ánh trước sản phẩm dự kiến của hoạt động chung của giáo dục và học tập. Nói cách khác, mục đích của giáo dục là mô hình nhân cách của người học, là tập hợp những nét đặc trưng cơ bản, là hệ thống những định hướng phát triển, những sức mạnh bản chất của con người ở người học nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Từ đó ta có thể thấy rằng: + Mục đích giáo dục luôn luôn biến đổi cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đó. Vì vậy mục đích giáo dục có tính lịch sử và trong xã hội có giai cấp mục đích giáo dục phản ánh tập trung tính giai cấp của giáo dục. + Mục đích giáo dục có quan hệ trực tiếp đến việc phát huy nhân tố con người, sức mạnh con người. Đối với nước ta, sức mạnh đó là sức mạnh con người Việt Nam XHCN. Sức mạnh đó được hiện thực hoá trong sức mạnh kinh tế, sức mạnh chính trị, sức mạnh văn hoá của đất nước, và đồng thời bằng sức mạnh đó con người được đào tạo sẽ phát huy mạnh mẽ và đầy đủ hơn. Do đó vấn đề mục đích giáo dục là vấn đề cơ bản của chiến lược xây dựng con người, phát triển nguồn lực, là bộ phận của hệ thống những vấn đề then chổt trong chiến lược kinh tế- xã hội của đất nước. Mục đích giáo dục được xác định đúng đắn sẽ có tác dụng hết sức to lớn, cụ thể như: + Nó quy định tính chất của các thành tố khác của quá trình giáo dục tổng thể. + Nó định hướng cho sự vận động của các thành tố đó của quá trình giáo dục tổng thể đạt được hiệu quả và chất lượng cao, không vận hành một cách chệch hướng bằng cách thông qua mục đích mà tự điều chỉnh sự vận động của mình. +Nó là cái chuẩn để đánh giá sản phẩm của quá trình giáo dục tổng thể. Chính bởi vậy, việc xác định rõ ràng, đúng đắn và quán triệt mục đích giáo dục là một vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục và là một đòi hỏi bức thiết của giáo dục hiện nay. Khi xác định mục tiêu giáo dục cần phải: + Phản ánh mô hình nhân cách đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định. + Phản ánh được tính thời đại và tính dân tộc trong mô hình nhân cách cần phải hình thành. + Kế thừa những kinh nghiệm xây dựng và thực hiện mục đích giáo dục trước đây. + Tính tới hoàn cảnh và điều kiện phát triển giáo dục của đất nước để xây dựng mục đích giáo dục có tính khả thi và đạt hiệu quả tốt. 3.2. Mẫu con người mới và yêu cầu đào tạo thế hệ trẻ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Khi bàn về mục đích giáo dục, UNESCO đã khẳng định rằng: + Giáo dục phải góp phần đào tạo một lực lượng lao động lành nghề và sáng tạo, thích ứng với bước tiến hoá của công nghệ và tham gia vào cuộc “cách mạng trí tuệ” đang là động lực của nền kinh tế. + Giáo dục đẩy tới tri thức sao cho phát triển kinh tế đồng hành với việc quản lý có trách nhiệm môi trường vật thể và con người. + Giáo dục góp phần quan trọng để đào tạo nên những công dân được bắt rễ trong chính nền văn hoá của họ mà vẫn mở ra với các nền văn hoá khác và một lòng vì tiến bộ xã hội, thích ứng một cách năng động với quá trình phát triển và tiến bộ xã hội. Chính do ý nghĩa quan trọng của mục đích giáo dục như vậy, ở nước ta, để thực hiện nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế xã hội, Đại hội Đảng lần thứ VII đã đề ra mục tiêu giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay như sau “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng,tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”. Quả đúng là như vậy! Để đưa nền kinh tế phát triển, để nước ta có thể hoà nhập vào sự tiến bộ, sự vươn lên mạnh mẽ về mọi mặt với các nước khác trên thế giới thì không có cách nào khác là chúng ta phải chú ý phát triển nền giáo dục. Chính bởi yêu cầu của thời đại đặt ra cho từng quốc gia, từng dân tộc, Đảng ta đã xác định: “Đào tạo những người lao động có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính”; “Con người mà nhà trường PT phải đào tạo là con người lao động có ý thức làm chủ. Đó là con người cóthái độ và tinh thần lao động tự giác cao, với đầy đủ nhiệt tình vì lợi ích của mình, của tập thể và vì đất nước, lao động trung thực, thật thà, bảo vệ và quý trọng của mình cũng như của công, lao động với tinh thần tìm tòi, sáng tạo không ngừng, năng động, dám nghĩ dám làm, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao”; Đó còn là con người đảm bảo chữ “Tín” trong sản xuất, trong kinh doanh, tôn trọng luật pháp. Tất nhiên để trở thành con người như vậy phải đảm bảo có kiến thức sâu và rộng, toàn diện về khoa học tự nhiên- kỹ thuật, khoa học xã hội- nhân văn, có trình độ chuyên môn giỏi, phương pháp tư tưởng đúng và thể lực dồi dào. Có những điều kiện đó thì con người mà nhà trường đào tạo ra mới phát huy hiệu quả những phẩm chất và năng lực trong mọi hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Đó còn là con người sống có văn hoá, có tình nghĩa. Người lao động mới có phẩm chất đạo đức cao đẹp, không những biết quan tâm đến hạnh phúc của nhau trong lao động mà cả trong sinh hoạt bình thường, trong cách đối xử với nhau trong gia đình và ngoài xã hội, trong mọi trách nhiệm mà xã hội quan tâm giao phó cho, trong tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau…Trong nền kinh tế nhà trường với những hoạt động cạnh tranh nhau, việc hình thành mối quan hệ tình nghĩa giữa con người với con người càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Trong quá trình giáo dục- đào tạo, còn cần phải hình thành cho thế hệ trẻ ầong yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. Lòng yêu nước và tinh thần quốc tế ấy thể hiện ở lòng yêu thương sâu sắc nhân dân nước mình và các nuớc khác; giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình và quý trọng những truyền thống tốt đẹp của các dân tộc khác. Lòng yêu nước đòi hỏi ý thức công dân đối với vận mệnh của đất nước, thái độ trung thành với Đảng, với chế độ chính trị. Con người có lòng yêu nước nồng nàn là phải không ngừng phấn đấu cho sự hợp tác bình đẳng với tất cả các nước, cho sự củng cố và phát triển tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới, cho sự đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội. Để đào tạo con người mà mục tiêu giáo dục đã đề ra trong các mặtđức dục, trí dục, mỹ dục, giáo dục thể chất và quốc phòng, giáo dục lao động thì cần phải thực hiện triệt để học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Trong các lực lượng làm công tác giáo dục, người giáo viên là nhân vật trung tâm; việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu đó đạt hiệu quả như thế nào phụ thuộc một phần hết sức quan trọng vào phẩm chất và năng lực của người giáo viên. Câu 5: Nêu và phân tích khái niệm quá trình dạy học và các nhiệm vụ dạy học. Cho ví dụ về cách thực hiện các nhiệm vụ dạy học trong một bài dạy ở một môn học cụ thể? Posted by thienhaxanh2405 on 15th March and posted in B
Tài liệu liên quan