Nhiều DN thực hiện công bố báo cáo tài chính (BCTC) với kết
quả kinh doanh không mấy khả quan, mà nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến thua lỗ xuất phát từ việc trích lập dự phòng.
Trong đó, các khoản trích lập dự phòng chính có tác động đáng
kể đến kết quả sản xuất - kinh doanh của DN mà các nhà đầu tư
cần nắm bắt được bản chất trong quá trình xem xét BCTC của
DN đó là: khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích
lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính, các khoản
trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng các khoản
bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp (đối với các DN
xây lắp).
Bản chất của các khoản trích lập dự phòng
Hiểu chung nhất, một khoản dự phòng là khoản nợ phải trả không
chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Việc trích lập dự phòng được
hiểu là việc ghi nhận vào chi phí của DN các chênh lệch nhỏ hơn
của giá trị tài sản của DN tại thời điểm lập BCTC và giá trị của
các tài sản này tại thời điểm mua, hoặc ghi nhận một khoản dự
phòng tương ứng với các khoản nợ phải trả (trên cơ sở đưa ra
một ước tính đáng tin cậy), vì nó là các nghĩa vụ về nợ phải trả
hiện tại và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh
toán các nghĩa vụ về khoản nợ ph ải trả đó. Trong đó
15 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các khoản trích lập dự phòng cần lưu ý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các khoản trích lập dự
phòng cần lưu ý
Nhiều DN thực hiện công bố báo cáo tài chính (BCTC) với kết
quả kinh doanh không mấy khả quan, mà nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến thua lỗ xuất phát từ việc trích lập dự phòng.
Trong đó, các khoản trích lập dự phòng chính có tác động đáng
kể đến kết quả sản xuất - kinh doanh của DN mà các nhà đầu tư
cần nắm bắt được bản chất trong quá trình xem xét BCTC của
DN đó là: khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích
lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính, các khoản
trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng các khoản
bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp (đối với các DN
xây lắp).
Bản chất của các khoản trích lập dự phòng
Hiểu chung nhất, một khoản dự phòng là khoản nợ phải trả không
chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Việc trích lập dự phòng được
hiểu là việc ghi nhận vào chi phí của DN các chênh lệch nhỏ hơn
của giá trị tài sản của DN tại thời điểm lập BCTC và giá trị của
các tài sản này tại thời điểm mua, hoặc ghi nhận một khoản dự
phòng tương ứng với các khoản nợ phải trả (trên cơ sở đưa ra
một ước tính đáng tin cậy), vì nó là các nghĩa vụ về nợ phải trả
hiện tại và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh
toán các nghĩa vụ về khoản nợ phải trả đó. Trong đó:
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị
tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm
(Thông tư 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử
dụng các khoản dự phòng...). Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho
được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn
giá trị thuần có thể thực hiện của chúng (Chuẩn mực Kế toán Việt
Nam số 02 - Hàng tồn kho).
Thuật ngữ giá gốc hàng tồn kho được hiểu là giá trị của hàng tồn
kho được ghi nhận tại thời điểm mua căn cứ trên giá hóa đơn và
các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng và
sản xuất để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái sẵn
sàng sử dụng hoặc tiêu thụ như: chi phí gia công, chế biến, chi
phí vận chuyển, lưu kho, bãi…
Thuật ngữ giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
được hiểu là giá trị còn lại của giá bán hàng tồn kho sau khi trừ đi
các chi phí ước tính cho việc hoàn thành và tiêu thụ sản phẩm tại
thời điểm lập báo cáo tài chính;
- Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: là dự phòng
phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của DN bị
giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức
kinh tế mà DN đang đầu tư bị lỗ (Thông tư 13/2006/TT-BTC);
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn
thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu
chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không
có khả năng thanh toán (Thông tư 13/2006/TT-BTC);
- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây
lắp: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hoá, công
trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng DN vẫn
có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng
hoặc cam kết với khách hàng (Thông tư 13/2006/TT-BTC).
Nguyên tắc trích lập
Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 18 - "Các khoản dự
phòng, tài sản và nợ tiềm tàng", một khoản dự phòng chỉ được
phép trích lập khi thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
- DN có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên
đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc
yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ
nợ đó.
Sự kiện đã xảy ra
- Một sự kiện đã xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ nợ hiện tại được
gọi là một sự kiện ràng buộc. Một sự kiện trở thành sự kiện ràng
buộc nếu DN không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thanh
toán nghĩa vụ nợ gây ra bởi sự kiện đó. Điều này chỉ xảy ra: a)
khi việc thanh toán nghĩa vụ nợ này do pháp luật bắt buộc; hoặc
b) khi có nghĩa vụ nợ liên đới, khi sự kiện này (có thể là một hoạt
động của DN) dẫn đến có ước tính đáng tin cậy để bên thứ ba
chắc chắn là DN sẽ thanh toán khoản nợ phải trả đó.
- Bản chất báo cáo tài chính (BCTC) của DN là nhằm phản ánh
tình hình tài chính của DN tại một thời điểm và một thời kỳ xảy ra
trước đó, vì vậy các khoản dự phòng không nhằm phản ánh các
khoản chi phí cần thiết cho hoạt động của DN trong tương lai, mà
chỉ có liên quan tới các sự kiện xảy ra độc lập trong quá khứ,
nhưng có ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của DN trong tương lai
thông qua một nghĩa vụ nợ phát sinh. (Ví dụ: DN thực hiện trích
lập dự phòng cho một khoản phải trả do bị phạt vi phạm pháp luật
về môi trường. Khoản bị phạt này là do các hoạt động kinh doanh
đã diễn ra trước đó của DN, nhưng có ảnh hưởng tới lợi ích kinh
tế của DN trong tương lai, chứ không phải là các khoản bị phạt
do hoạt động của DN trong tương lai).
Sự giảm sút lợi ích kinh tế có thể xảy ra
- Điều kiện ghi nhận một khoản nợ là khoản nợ đó phải là khoản
nợ hiện tại và có khả năng làm giảm sút lợi ích kinh tế do việc
thanh toán khoản nợ đó.
- Việc ghi nhận một khoản trích lập dự phòng (khoản nợ) phải đi
kèm với điều kiện phát sinh các tác động tới lợi ích kinh tế của
DN trong tương lai thông qua việc thanh toán nghĩa vụ nợ đó
(trong ví dụ nêu trên chính là việc thanh toán cho khoản tiền nộp
phạt). Tuy nhiên, không nhất thiết DN phải xác định cụ thể đối tác
được hưởng quyền lợi từ nghĩa vụ nợ của DN (với ví dụ trên, DN
có thể sẽ phải chi trả khoản chi phí khắc phục các ảnh hưởng
đến môi trường và người hưởng lợi là cộng đồng nói chung).
Ước tính đáng tin cậy về nghĩa vụ nợ phải trả
- Các khoản trích lập dự phòng về bản chất đều xây dựng trên cơ
sở ước tính, đây là cơ sở quan trọng, nhưng nó không làm mất đi
độ tin cậy của các số liệu trên BCTC nếu DN đưa ra được các
căn cứ tin cậy cho công việc ước tính các khoản trích lập (các
khoản nợ). Đây cũng là yêu cầu bắt buộc với DN khi trình bày các
khoản trích lập dự phòng trên BCTC.
- Trong trường hợp DN thiếu các cơ sở tin cậy để ước tính nghĩa
vụ nợ cho việc trích lập dự phòng, DN sẽ ghi nhận khoản nợ ước
tính này như một khoản "nợ tiềm tàng" trên BCTC (đây là thuật
ngữ chỉ các khoản nợ mà DN có thể ước tính được, nhưng khả
năng phát sinh là chưa chắc chắn, vì vậy DN phải trình bày riêng
biệt theo các tiêu chí được quy định cụ thể trong Chuẩn mực kế
toán Việt Nam số 18).
Phương pháp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Đối tượng: Theo Thông tư số 13/2006/TT-BTC về việc hướng
dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng, việc trích
lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho nguyên vật
liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm
tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém, mất phẩm chất,
lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân
chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang. Việc trích
lập được thực hiện khi giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị
thuần có thể thực hiện được và phải đảm bảo: có hóa đơn,
chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các
bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho; là những vật
tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của DN tồn kho tại thời điểm lập
báo cáo tài chính (BCTC) (trong trường hợp nguyên vật liệu sử
dụng làm nguyên liệu chính sản xuất sản phẩm, có giá trị thuần
có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản
phẩm, dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị
giảm giá thì DN cũng không được trích lập dự phòng).
- Phương pháp trích lập: mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho
cần trích lập được tính bằng cách lấy khối lượng hàng tồn kho tại
thời điểm lập BCTC nhân (x) với giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế
toán, sau đó trừ (-) giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng
tồn kho.
Ví dụ: tại ngày 31/12, DN có 100 tấn sản phẩm A tồn kho, giá gốc
của sản phẩm này (bao gồm các chi phí trực tiếp và chi phí sản
xuất chế biến khác để hoàn thành sản phẩm) là 100 đồng. Cũng
tại thời điểm này, giá thành của sản phẩm A trên thị trường là 80
đồng/tấn. Giả định các chi phí liên quan khác ước tính để tiêu thụ
sản phẩm là 10 đồng/tấn, nghĩa là giá trị thuần có thể thực hiện
được của một đơn vị sản phẩm A là 70 đồng/tấn (80 - 10), khi đó
DN cần phải trích lập một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
là: 100 tấn x (100 đồng - 70 đồng ) = 3.000 đồng.
Lưu ý: giá trị của khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
này sẽ được DN hạch toán vào một tài khoản treo có số dư âm
trên bảng cân đối kế toán và hạch toán tăng khoản mục giá vốn
hàng bán trong kỳ; DN phải trình bày được cơ sở để xác định các
khoản mục giá gốc hàng tồn kho, giá trị thuần có thể thực hiện
được của hàng tồn kho trên bản thuyết minh BCTC; DN niêm yết
bắt buộc phải công bố thông tin tài chính định kỳ sẽ phải thực
hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu tại thời điểm
lập BCTC, giá gốc của hàng tồn kho của DN thấp hơn giá trị
thuần có thể thực hiện được.
- Xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm lập
BCTC: tại mỗi thời điểm lập BCTC, DN phải xem xét số dư khoản
dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập và số dư khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập: nếu số dự phòng giảm
giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, thì DN không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng
tồn kho; nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì DN trích thêm vào
khoản mục giá vốn hàng bán của DN phần chênh lệch; nếu số dự
phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch
vào khoản mục thu nhập khác.