Do ký sinh trùng đơn bào Hexamita gây nên. Nguyên nhân bệnh là so chất lượng nước dơ
và cách chăm sóc cá không đúng cách. Cũng có thể do sự thiếu hụt trong chế độ ăn hàng
ngày. Triệu chứng thông thường của bệnh này là các mụn hay lỗ nhỏ xuất hiện trên đầu
cá nên mới có tên như vậy. Các mụn này thường màu trắng và có dịch nhày xung quanh
và nó từ từ lớn lên. Lúc này cá đi phân ra màu trắng dài từng sợi.
10 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các loại bệnh thường gặp ở cá La Hán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các loại bệnh thường gặp ở cá La
Hán
1. Bệnh mụn ở đầu :
Do ký sinh trùng đơn bào Hexamita gây nên. Nguyên nhân bệnh là so chất lượng nước dơ
và cách chăm sóc cá không đúng cách. Cũng có thể do sự thiếu hụt trong chế độ ăn hàng
ngày. Triệu chứng thông thường của bệnh này là các mụn hay lỗ nhỏ xuất hiện trên đầu
cá nên mới có tên như vậy. Các mụn này thường màu trắng và có dịch nhày xung quanh
và nó từ từ lớn lên. Lúc này cá đi phân ra màu trắng dài từng sợi.
Cách điều trị :
Trước tiên cần cách ly cách bệnh ra một hồ riêng và chữa trị. Cho vào hồ thuốc
Dimetridazole (5mg/ lít nuớc) hoặc Metronidazole (7mg/ lít nước). Sau 3 ngày tiếp tục
cho thuốc vào hồ với liều lượng như trên. Trong thời gian này chỉ thay khoảng 20-30%
nước giữa các lần điều trị. Có thể trong thời gian điều trị cá sẽ bỏ ăn. Bệnh này nếu phát
hiện kịp thời thì tỉ lệ trị thành công rất cao.
2. Bệnh viêm da :
Do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas và Vbrio gây nên. Cũng có khi do một loài ký
sinh trùng hoặc nấm. Quan sát bên ngoài thấy những vết loang sưng đỏ và càng ngày
càng lớn lên nếu không được chữa trị. Nguyên nhân bệnh là do nước bị ô nhiễm nặng
khiến các loại ký sinh trùng hoặc nấm sinh sôi và bám vào da cá gây ngứa toàn thân. Vì
vậy cá thường cọ xát thân mình vào đáy hồ hoặc bất cứ vật nào trong hồ.
Cách chữa trị :
Trước hết phải thay nước thường xuyên. Không nên để trong hồ bất cứ vật nào có cạnh
nhọn, sắc vì sẽ làm cho cá bị xước da nặng hơn khi cọ vào. Cho vào hồ các loại thuốc
kháng khuẩn như Acriflavine (3mg/ lít nước), Methylene xanh ( 3mg/ lít nước). Cứ 3
ngày cho thuốc/ 1 lần và thay khoảng 50% nước trước khi bỏ thuốc vào.
3. Bệnh cá mất thăng bằng :
Theo các nghệ nhân nuôi cá thì không có biện pháp chữa trị nào hiệu quả cho bệnh này.
Triệu chứng khi bệnh là cá bỗng mất thăng bằng và nằm nghiên qua một bên , thân mình
cong lại chứng tỏ có sự tổn thương nơi xương sống. Bệnh viêm da lúc này cũng xuất hiện
trên mình cá. Khi mổ cá thì bên trong không có dấu hiệu viêm nhiễm. vì vậy, nguyên
nhân gây bệnh được cho là tổn thương các cơ hoặc các vùng xung yếu của cơ thể, khuyết
tật do di truyền hoặc suy dinh dưỡng.
Cách chữa trị :
Hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả. Tuy nhiên cũng có nghệ nhân chữa
bằng cách thay nước cá mỗi ngày, dùng tay đút thức ăn cho cá và đỡ cá về vị trí cân bằng
khi cá nghiên người đi. Phương pháp này cũng cho kết quả nhưng mất rất nhiều thời gian.
4. Bệnh sưng bảo tử :
Nguyên nhân chính là do cá ăn quá nhiều hoặc bị viêm bong bóng cá. Bụng cá phình lên
như có mang. Để chữa cho cá chỉ còn cách là dùng kháng sinh cho thức ăn cá hoặc chính
thẳng vào bụng cá thì mới hy vọng cứu được vì bệnh này làm cá chết rất nhanh.
5. Bệnh của cá thường: là do các vết thương ngoài da nhiểm khuẩn gây nên, những vết
thương ngoài da có thể là do bơi lội, đánh nhau, hay va chạm gây nên, nếu sơ suất không
chú ý thì sẽ dẫn đến các bệnh như loét da, mục vây, sưng miệng.
Cách chữa trị :
Nếu như khi phát hiện ra lớp biểu bì cá, vây cá bị thương tổn hoặc tróc vảy, thì có thể
dùng thuốc kháng khuẩn nhúng vào muối, phòng ngừa sự lây nhiễm của ký sinh trùng, tế
khuẩn và nấm. nếu như miệng vết thương quá lớn, thì có thể nhẹ nhàng bắt cá bỏ lên lòng
bàn tay trực tiếp boi thuốc đỏ lên miệng vết thương, rồi nhúng vào trong bể thuốc, hữu
hiệu rất nhanh. Những loại thuốc thường dùng như : Bị nhiễm nấm thì dùng thuốc
Methylene xanh pha theo tỷ lệ 1-3 mg/lít, bệnh do nhiễm khuẩn thì có thể dùng thuốc
Furaciline theo tỷ lệ 0.5–1 mg/lít hoặc thuốc kháng khuẩn Teracyline 10-20mg/lít , khi
dùng thuốc phải chú ý quan sát phản ứng của cá, để điều chỉnh nồng độ thuốc và thay
nước.
6. Bệnh lủng đầu :
Được phân thành hai loại là bệnh do dinh dưỡng và do ký sinh trùng, cá cichlids thường
bị bệnh này. Khi cá bị mắc bệnh này thì trên thân thể của nó đặc biệt là phần đầu thường
xuất hiện những lỗ nhỏ lõm vào, cá không có cảm giác thèm ăn, phần bụng hóp vào, bài
tiết ra những vật có màu trắng bợt, nếu không điều trị kịp thời, thì những cái lỗ thủng này
sẽ thấm qua lớp biểu bì hoặc bụng, phát sinh các chứng bệnh khác, dẫn đến tình trạng cá
chết. Cá bị bệnh lủng đầu do dinh dưỡng thì thể sắc còn chuyển dần sang màu đen nhợt
nhạt ảm đạm, lúc này có thể bổ sung Vitamin A, D3 và chất quặng vào trong thức ăn.
Nếu như bị ký sinh trùng thì phải khử trùng. Nếu như cá bị bệnh do ký sinh trùng gây ra,
thì ngoài triệu chứng bị lủng đầu thì cả đường ruột và ổ bụng của cá cũng bị lây nhiễm,
kèm theo hiện tượng nổi các hạt màu trắng. Xảy ra hiện tượng này cũng có thể là do
nguồn nước xấu đi, nhiệt độ nước thay đổi, mật độ nuôi và sinh sản quá dày, dinh dưỡng
và hàm lượng Ò không đủ cung cấp cho cá gây nên. Lúc này phải dùng thuốc để điều trị
cho cá.
7. Bệnh đốm trắng :
Triệu chứng của bệnh là bên ngoài cơ thể xuất hiện những đốm màu trắng hoặc một đám
những nốt màu vàng nhỏ. Khi cá bị nhiễm bệnh đốm trắng chúng sẽ bị ngứa ngáy và
không ngừng cọ mình vào xung quanh hồ, vì thế trên thân của chúng xuất hiện những u
nang nhỏ màu trắng, bệnh này rất dễ phát sinh khi nhiệt độ và độ PH thay đổi đột ngột.
Phương pháp trị bệnh đốm trắng :
Pha muối vào nước khoảng 3-5g/lít , tăng nhiệt độ nước lên khoảng 30C trở lên, đến khi
cá hết bệnh thì ngừng, hoặc sử dụng Methylene xanh 2mg/lít, Malachite green 0,1-
0,2mg/lít tiến hành tắm cho cá trong vòng từ 3-5 ngày. Thuốc chữa bệnh đốm trắng rất
nhiều như hiệu con rồng, tetra, Azoo đều hữu hiệu và sử dụng tương đối an toàn.
8. Bệnh về mang :
Khi cá bị mắc chứng bệnh này hô hấp dồn dập gấp gáp, nắp mang không đóng lại bình
thường được, tơ mang bị sưng tấy, dịch nhầy tiết ra ngoài cơ thể nhiều hoặc thể sắc của
cá u ám xám xịt. Bệnh về mang được chia thành 2 loại là loại do tế khuẩn và bệnh do ký
sinh trùng, triệu chứng của bệnh không giống nhau, chính vì thế phương pháp trị bệnh
cũng khác. Bệnh về mang phần nhiều là do chất nước không ổn định , thức ăn nhiễm
khuẩn không sạch gây ra, đặc biệt là càng về sau thì càng dễ mắc bệnh. Bệnh mang do tế
khuẩn thì dùng Furaciline và Teracyline 10-25mg/lít , sau khi chữa xong vẫn phải chú ý
thay nước, vì thuốc sẽ công phá và làm tiêu hóa tế khuẩn, đồng thời cũng nên dùng than
hoạt tính để lọc thuốc, và phải nhanh chóng tạo ra một hệ thống lọc sinh vật. Còn bệnh do
ký sinh trùng thì dùng Pormalin 150-200mg/lít, sau 1 giờ phải thay nước.
9. Bệnh đường ruột trên cá la hán :
“Hầu hết các bệnh trên cá la hán đều có nguồn gốc từ đường ruột. Lý do lớp niêm mạc
ruột của cá nhạy cảm một cách đặc biệt với các yếu tố stress. Sự tích tụ mầm bệnh quá
nhiều trong đường ruột sẽ gây hại đến niêm mạc ruột của cá”
a. Nhiễm giun :
- Giun tóc : Giun tóc là một loài giun tròn xuất hiện trên tất cả các loại cá cảnh, thường ít
gây hậu quả nghiêm trọng. Giun tóc rất dài (đôi lúc đến 3cm), nhưng bề ngang rất hẹp,
tối đa chỉ khoảng 1mm. Cá la hán nhiễm bệnh trở nên sẫm màu và ít ăn. Giun không thể
sinh nhiều trong cơ thể cá khỏe mạnh, do đó nếu tìm được nhiều giun có nghĩa là cơ thể
cá đã bị suy yếu trầm trọng hoặc một số lượng lớn trứng giun đã xâm nhập vào hồ qua
các loại thức ăn sống.
Cách chữa trị :
Một liều điều trị duy nhất với FLUBENDAZOL liều 10mg cho 100 lít nước, để tăng hiệu
quả sử dụng FLUBENDAZOL có thể kết hợp với 10ml DMSO (dimethylsulfoxide) hoặc
dùng aceton, nhưng cần phải sục khí mạnh. Để đề phòng bệnh này nên sử dụng thuốc
phòng FLUBENDAZOL trước khi đưa cá mới vào chung hồ.
- Giun Camallanus : Cá bị nhiễm giun Camallanus thường thấy giun ló ra một nữa chiều
dài ở hậu môn mỗi khi cá đứng yên, không di chuyển nhiều. Loại giun này gây tổn hại
đến cơn thể của cá do nơi hàm khỏe mạnh của chúng, thường cắn vào thành ruột. Các mô
bị tổn thương thường bị chết, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh và các mầm bệnh
khác tấn công. Nếu chổ tổn thương bị thủng thì các mầm bệnh sẽ có cơ hội xâm nhập vào
bên trong xoang bụng, hậu quả là cá có dấu hiệu bị nhiễm độc.
Giun dài khoảng 2 cm và dày khoảng 1,5mm, màu đỏ sẫm đến nâu. Giun khi nhiễm nhiều
sẽ thoát khỏi cơ thể cá và rơi xuống đáy hồ. Nếu cá ăn thì lại tiếp tục bị nhiễm vào.
Cách chữa trị :
Có thể dùng FLUBENDAZOL trộn vào thức ăn hoặc đánh vào nước, sau đó 2 tuần nên
dùng thuốc lần nữa để tránh tình trạng tái nhiễm.
b. Nhiễm trùng roi :
Nhiễm trùng roi là loại bệnh rất thường bị trên các loài cá la hán. Trùng roi là 1 cơ thể
đơn bào, có nhiều kích cỡ, hình dạng. Trùng mỏng như sợi chỉ, di chuyển rất nhanh. Trên
cá la hán, trùng roi chỉ gây bệnh được khi hiện diện số lượng lớn. Những trường hợp
nhiễm nhẹ rất nhiều và thường không gây nguy hiểm nhưng cũng làm cho cá ăn giảm.
Trùng ký sinh không thể sinh sôi nảy nở nhanh trong một cơ thể cá khỏe mạnh. Tuy
nhiên nếu cá của bạn bị yếu đi do những bệnh khác hay do các yếu tố bên ngoài tác động
như thức ăn không đủ chất xơ, chất lượng nước không tốt, trùng roi sẽ bùng nổ về số
lượng. Trùng roi nằm trong đường ruột sẽ lấy đi nhiều chất dinh dưỡng trong thức ăn của
cá và gây kích ứng niêm mạc ruột, do đó sẽ làm cho cá yếu đi nhanh chóng. Cá bị bệnh
sẽ yếu đi, sẫm màu, chán ăn. Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng cá sẽ bị rách, thoái hóa
phần rìa vây và vây bị lũng lỗ. Nhưng trước khi đến giai đoạn này cá sẽ bị đi phân trắng.
Trùng roi không lây qua không khí, không lây qua thức ăn đông lạnh mà đường lây
nhiễm là từ nước hồ hay cá bị nhiễm bệnh, đặc biệt là từ cá bố mẹ lây sang cá con.
Cách chữa trị :
Có thể sử dụng Metronidazol 100mg cho 100 lít nước, ngâm liên tục trong 3 ngày, năm
ngày sau lặp lại; hoặc sử dụng 250mg Metronidazol cho 100gr thức ăn, ăn hai lần mỗi
ngày liên tục trong 6 ngày.
c. Bệnh vi khuẩn đường ruột :
Vi khuẩn cũng là một phần của hệ vi sinh vật đường ruột và đóng vai trò quan trọng trong
việc hổ trợ điều trị tiêu hóa thức ăn. Một vài loại vi khuẩn có thể sanh sinh ra vitamin.
Giống như nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn đường ruột không biểu hiện triệu chứng
ngay lập tức, chỉ khi nào số lượng tăng lên đến số lượng nhất định thì cá mới có những
triệu chứng không tốt, từ từ chuyển sang màu sẫm và bỏ ăn. Phân trắng trong giai đoạn
này có thể xuất hiện.
Cá nhiễm khuẩn đường ruột cần phải tăng cường nhiệt độ lên 3C, sử dụng kháng sinh
trộn vào thức ăn như Chloramphenicol liều 500mg cho 100g thức ăn, thế nhưng không
phải tất cả các ca bệnh đường chữa trị thành công, việc can thiệp sớm là rất cần thiết. Nếu
cá không ăn thì phải dùng biện pháp ép ăn.
d. Kén trên thành ruột :
Trên các loài la hán cũng như nhiều loài cichlid có kích thước lớn khác, khi mổ tử, người
ta thường phát hiện kén hình thành trên thành ruột. kén này có thể không gây độc nếu nó
chỉ là thành phần thức ăn có nhiều góc cạnh đâm vào thành ruột và bị hệ thống miễn dịch
của cá bao phủ. Kén thường thấy trên cá la hán khi cho ăn tép quá lớn, những cạnh sắc
trên vỏ tép có thể đâm vào thành ruột, hệ thống miễn dịch sẽ phát triển các mô bao xung
quanh vật lạ này và tạo thành kén. Sự nhiễm khuẩn cũng hình thành kén theo cơ chế
tương tự.
e. Viêm ruột :
Hiện tượng viêm ruột có thể nhận thấy bằng hiện tượng xuất hiện khu vực có màu đỏ dọc
theo thành ruột. Trong một số trường hợp nặng, có thể có hiện tượng chảy máu mô.
Nguyên nhân của hiện tượng viêm có thể là do khẩu phần ăn không tốt hoặc cho ăn thức
ăn đông lạnh nhưng khi cá nuốt vào thức ăn chưa tan hết. Thế nhưng nguyên nhân phổ
biến nhất của hiện tượng viêm trong đường tiêu hóa là do stress kết hợp với các hiện
tượng viêm nhiễm bởi các mầm bệnh khác nhau. Một vài loại virus, vi khuẩn và trùng
roi, nếu hiện diện với số lượng đủ lớn sẽ gây ra hiện tượng viêm, nhưng rất khó xác định
nếu thiếu trang thiết bị và kiến thức vi sinh thích hợp. Nếu nguyên nhân không được loại
trừ, hiện tượng viêm sẽ càng ngày càng nặng thêm cho đến khi đường ruột ngừng mọi
chuyển động tại khu vực bị viêm và đường đi của thức ăn sẽ bị tắc nghẽn.
Nếu chúng ta nghi ngờ cá bị viêm ruột thì nên tăng nhiệt độ lên khoảng 3C, điều này sẽ
đẩy mạnh hệ miễn dịch của cá. Vì khi nhiệt độ tăng sẽ kích thích sự sản xuất các tế bào
miễn dịch và các kháng thể. Nếu tăng nhiệt độ không mang lại kết quả rỏ rệt, hãy cho cá
ăn kháng sinh Chloramphenicol sẽ có kết quả tốt.
f. Tắt ruột :
Có rất nhiều lý do gây tắc ruột, có thể là do nhiễm số lượng lớn các loại giun hay là kết
quả của hiện tượng viêm. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến là sử dụng khẩu phần ăn có
quá ít chất xơ hoặc không có chất xơ. Nhìn bề ngoài, tắc ruột dễ bị nhầm lẫn với sình
bụng, nhưng sình bụng trong giai đoạn đầu cá không hề ăn, trong khi tắc ruột cá vẫn ăn
với số lượng ít. Cá tắc ruột chết rất nhanh, tểh hiện triệu chứng ngộ độc trầm trọng. Một
khẩu phần thức ăn tốt, đa dạng sẽ là phương cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Điều trị
không hề hiệu quả nếu tắc ruột quá lâu. Trong giai đoạn đầu có thể chữa trị hiệu quả bằng
cách dùng thuốc nhuận tràng kết hợp với tăng nhiệt độ lên. Nếu thành công cần phải kết
hợp với khẩu phần nhiều chất xơ ít nhất trong hai tuần.
g. Sình bụng :
Bệnh sình bụng hiếm khi bùng nổ thành dịch, nó chỉ ảnh hưởng trên từng cá thể. Bệnh rất
dễ nhận ra với sự sưng phồng to ở vùng bụng. Cá bị sình bụng cần phải đưa ra hồ cách ly
càng sớm càng tốt, vì nó cần được điều trị trong môi trường cách biệt với những con cá
khác. Thông thường bệnh này thường kết hợp với triệu chứng hình thành phân trắng,
nhầy và những chổ phồng nhỏ chạy dọc theo giữa thân cá. Nếu cá không biểu hiện bất kỳ
triệu chứng nào khác ngoài triệu chứng phồng to bụng thì rất có khả năng cá bị tắc ruột
hay bị bướu và thường xảy ra khi cá đang ăn bình thường. Tuy nhiên, chắc chắn hay
không chỉ xác định khi mổ ra mà thôi.
Bệnh sình bụng cá cảnh thường có nguyên nhân bắt đầu do nhiễm virus, sau đó kết hợp
với nhiểm khuẫn. do đó bệnh sình bụng phải được xem là một bệnh kết hợp. Ở giai đoạn
đầu thuờng cá có gan màu vàng. Nếu mổ bụng cá bị sình bụng ra, chúng ta sẽ thấy xoang
bụng chứa đầy chất lỏng; một số bộ phận trong xoang cơ thể bị teo lại. Đôi lúc các dịch
tích nơi xoang bụng tạo áp lực trên bong bóng khí, do đó làm cho cá không thể nổi lên
trên mặt nước được.
Cách chữa trị :
Dùng Chloramphenicol trong hồ cách ly, lưu ý những con cá còn lại trong cùng một hồ
cũng phải phòng bệnh với Nifurpirinol (100mg cho 40 lít nước).
g. Bệnh nấm :
Cá La hán rất dễ bị nhiễm nấm, việc trị nấm cũng rất dễ. Ngay khi phát hiện nấm trên
mình cá phải rút 1/2 nước trong hồ (để giảm áp lực nước đè lên cá), sau đó bỏ muối vào
(200g muối hột/100lít nướ), tăng nhiệt độ lên 32 C. Sau 2 ngày, thay 1/2 nước và tiếp tục
giữ nhiệt độ 32 C, lúc này không cho cá ăn. Cứ tiếp tục thay 1/2 nước mỗi ngày, thường
chỉ sau 4-5 ngày sau cá sẽ bình phục hoàn toàn, lúc ấy mới cho cá ăn trở lại.
Nếu bạn phát hiện cá bị nhiễm nấm trễ, lúc này cá của bạn bị nấm nặng. Ngoài việc trị
liệu bằng muối và nhiệt độ, các bạn ra tiệm cá mua thuốc trị nấm bỏ vào hồ ( liều lượng
dùng xem trên bao bì thuốc).