Các lý thuyết cổ điển về thưong mại quốc tế

Cho đến nay, nhiều quan điểm của các học giả trọng thương vẫn có ảnh hưởng lớn đến chính sách thương mại của các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, chúng ta cần có sự nghiên cứu cụ thể về các quan điểm này. a. Thương mại quốc tế và sự phồn thịnh của các quốc gia Nghiên cứu kinh tế học nói chung, thương mại quốc tế nói riêng được coi là khởi đầu từ các quan điểm của trường phái trọng thương vào các thế kỷ XVII và XVIII. Vào thời gian đó, vàng và bạc được sử dụng với tư cách là tiền tệ và tạo nên kho của cải của các quốc gia. Một quốc gia được coi là giàu có và hùng mạnh hơn nếu như có được càng nhiều vàng bạc. muốn vậy, phải phát triển mạnh thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương và trong ngoại thương phải thực hiện xuất siêu. Các học giả trọng thương lập luận rằng, đối với một quốc gia, xuất khẩu là rất có ích vì nó kích thích sản xuất trong nước đồng thời dẫn đến dòng kim loại quý đổ vào bổ sung cho kho của cải của quốc gia đó. Ngược lại, nhập khẩu là gánh nặng cho quốc gia vì làm giảm nhu cầu đối với hàng sản xuất trong nước, và hơn nữa dẫn tới sự thất thoát của của cải quốc gia do phải dùng vàng bạc chi trả cho nước ngoài. Như vậy sức mạnh và sự giàu có của quốc gia sẽ tăng lên nếu quốc gia đó xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Để đạt mục tiêu và sự thịnh vượng đó, các nhà trọng thương còn đề nghị nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thông qua luật pháp và các chính sách kinh tế. Cụ thể là, về mặt chính sách, các học giả trọng thương kiến nghị nhà nước phải thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch, theo đuổi chủ nghĩa dân tộc về kinh tế. Cụ thể là, nhà nước phải hạn chế tối đa nhập khẩu, đồng thời khuyến khích sản xuất và xuất khẩu thông qua các công cụ chính sách thương mại như thuế quan, trợ cấp

doc14 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2946 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các lý thuyết cổ điển về thưong mại quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.1. Các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế 2.1.1. Quan điểm của trường phái trọng thương về thương mại quốc tế Cho đến nay, nhiều quan điểm của các học giả trọng thương vẫn có ảnh hưởng lớn đến chính sách thương mại của các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, chúng ta cần có sự nghiên cứu cụ thể về các quan điểm này. a. Thương mại quốc tế và sự phồn thịnh của các quốc gia Nghiên cứu kinh tế học nói chung, thương mại quốc tế nói riêng được coi là khởi đầu từ các quan điểm của trường phái trọng thương vào các thế kỷ XVII và XVIII. Vào thời gian đó, vàng và bạc được sử dụng với tư cách là tiền tệ và tạo nên kho của cải của các quốc gia. Một quốc gia được coi là giàu có và hùng mạnh hơn nếu như có được càng nhiều vàng bạc. muốn vậy, phải phát triển mạnh thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương và trong ngoại thương phải thực hiện xuất siêu. Các học giả trọng thương lập luận rằng, đối với một quốc gia, xuất khẩu là rất có ích vì nó kích thích sản xuất trong nước đồng thời dẫn đến dòng kim loại quý đổ vào bổ sung cho kho của cải của quốc gia đó. Ngược lại, nhập khẩu là gánh nặng cho quốc gia vì làm giảm nhu cầu đối với hàng sản xuất trong nước, và hơn nữa dẫn tới sự thất thoát của của cải quốc gia do phải dùng vàng bạc chi trả cho nước ngoài. Như vậy sức mạnh và sự giàu có của quốc gia sẽ tăng lên nếu quốc gia đó xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Để đạt mục tiêu và sự thịnh vượng đó, các nhà trọng thương còn đề nghị nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thông qua luật pháp và các chính sách kinh tế. Cụ thể là, về mặt chính sách, các học giả trọng thương kiến nghị nhà nước phải thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch, theo đuổi chủ nghĩa dân tộc về kinh tế. Cụ thể là, nhà nước phải hạn chế tối đa nhập khẩu, đồng thời khuyến khích sản xuất và xuất khẩu thông qua các công cụ chính sách thương mại như thuế quan, trợ cấp… b. Ý nghĩa của các quan điểm trọng thương Các lập luận trên của trường phái trọng thương không phải là hoàn toàn vô lý. Trên thực tế, khi năng lực sản xuất trong nước vượt quá mức cầu thì việc khuyến khích xuất khẩu và hạn chế bớt nhập khẩu là điều đáng hoan nghênh. Cũng có khi quốc gia gặp khó khăn trong thanh toán với nước ngoài cho nên mong muốn tạo ra được mức thặng dư trong hoạt động ngoại thương để bù đắp thiếu hụt đó. Thậm chí ngay cả khi chưa có nhu cầu tức thời về ngoại tệ nhưng quốc gia vẫn có thể mong muốn tích lũy càng nhiều ngoại tệ càng tốt để đề phòng những bất trắc trong tương lai. Cũng cần lưu ý là, vào thế kỷ XVIII tích lũy đươc nhiều vàng bạc còn giúp quốc gia có được nguồn lực cần thiết để tiến hành chiến tranh. Trong bối cảnh có khả năng nổ ra chiến tranh thì việc bảo hộ các ngành công nghiệp có tầm quan trọng chiến lược cũng là điều hợp lý. Cuối cùng, các học giả trọng thương đã có lý khi cho rằng sự gia tăng lượng vàng bạc (tức mức cung tiền tệ) trong nền kinh tế sẽ có tác dụng kích thích hoạt động sản xuất. Trên thực tế, có thể kể ra nhiều tình huống và trường hợp khác nữa để minh họa cho lập luận của trường phái trọng thương. Tuy nhiên, lập luận của các học giả trọng thương còn có nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc coi vàng bạc như là hình thức của cải duy nhất của các quốc gia, gắn mức cung tiền tệ cao với sự thịnh vượng của quốc gia. Coi thương mại là một trò chơi có tổng bằng không là sai lầm. các học giả này chưa giải thích được cơ cấu hàng hóa trong thương mại quốc tế, chưa thấy được tính hiệu quả và lợi ích từ quá trình chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi, đặc biệt họ chưa nhận thức được rằng các kết luận của họ chỉ đúng trong một số trường hợp nhất định (thực tiễn thương mại của Anh, Pháp thời bấy giờ) chứ không phải đúng cho mọi trường hợp. 2.1.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối Adam Smith trong tác phẩm của mình " Của cải của các dân tộc" xuất bản lần đầu tiên năm 1776 đã đưa ra ý tưởng về lợi thế tuyệt đối để giải thích nguyên nhân dẫn đến thương mại quốc tế và lợi ích của nó đối với các quốc gia. Nếu quốc gia A có thể sản xuất mặt hàng X rẻ hơn (có hiệu quả hơn) so với nước B và nước B có thể sản xuất mặt hàng Y rẻ hơn so với nước A, thì lúc đó, mỗi quốc gia nên tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có hiệu quả hơn và xuất khẩu mặt hàng này sang quốc gia kia. Trong trường hợp này, mỗi quốc gia được coi là có  lợi thế tuyệt đối (đây là lợi thế mà quốc gia có được khi chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có chi phí sản xuất thấp hơn  (hoặc năng suất lao đông cao hơn)  một cách tuyệt đối so với quốc gia khác và nhập khẩu mặt hàng có đặc điểm ngược lại) về sản xuất từng loại mặt hàng cụ thể. Nhờ có chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi thương mại mà cả hai quốc gia đều trở nên sung túc hơn. a. Các giả thiết của mô hình Để đơn giản hóa sự phân tích, mô hình thương mại được xây dựng với các gỉ thiết sau đây: * Thế giới chỉ bao gồm hai quốc gia và hai mặt hàng * Thương mại hoàn toàn tự do * Chi phí vận chuyển là bằng không * Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và được di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong nước nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia *Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả thị trường * Công nghệ sản xuất ở các quốc gia là như nhau và không đổi b. Lợi ích từ chuyên môn hóa và trao đổi Thời gian lao động cần thiết để sản xuất mỗi đơn vị thép và vải ở mỗi nước được cho trong bảng 1.1 dưới đây: Bảng 1.1. Mô hình đơn giản về lợi thế tuyệt đối Nhật Bản Việt Nam Thép (giờ công/1 đơn vị sản phẩm) 2 6 Vải (giờ công/1 đơn vị sản phẩm 5 3 Khi chưa có thương mại, thế giới bao gồm hai thị trường biệt lập với hai mức giá tương quan (hay tỷ lệ trao đổi nội địa) khác nhau. Mỗi nước đều sản xuất cả hai mặt hàng để tiêu dùng. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, Nhật Bản là nước có hiệu quả cao hơn (lợi thế tuyệt đối) trong sản xuất thép vì để làm ra một đơn vị thép, nước này chỉ cần 2 giờ công lao động. Ngược lại, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về sản xuất vải vì để sản xuất một đơn vị vải Việt Nam chỉ cần 3 giờ công lao động, trong khi đó Nhật Bản lại cần đến 5 giờ công lao động. Khi đó, theo quan điểm của lý thuyết lợi thế tuyệt đối, Nhật Bản nên tập trung toàn bộ số lao động của mình để sản xuất thép, còn Việt Nam thì thực hiện chuyên môn hóa sản xuất vải, và hai nước thực hiện trao đổi hàng hóa với nhau để thu được lợi ích. Động cơ chủ yếu của thương mại giữa hai nước là ở chổ, mỗi nước đều mong muốn tiêu dùng được nhiều hàng hóa với mức giá thấp nhất. Do giá vải ở Nhật cao hơn giả vải ở Việt Nam (tính theo chi phí lao động) nên Nhật Bản có lợi  khi mua vải từ Việt Nam thay vì tự sản xuất trong nước. thương mại còn có thể làm tăng khối lượng sản xuất và tiêu dùng của toàn thế giới do mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối. Nhật Bản Việt Nam Thế giới Thép Vải Thép Vải Lao động 60 60 60 60 Năng suất lao động (giờ công/đv sản phẩm) 2 5 6 3 Khối lượng sản phẩm 30 12 10 20 Thực vậy, giả sử Nhật Bản và Việt Nam mỗi nước có 120 công lao động, và số lượng lao động đó được chia đều cho hai ngành sản xuất thép và vải. Trong trường hợp tự cung, tự cấp, Nhật Bản sản xuất và tiêu dùng 30 đơn vị thép và 12 đơn vị vải, còn Việt Nam sản xuất và tiêu dùng 10 thép và 20 vải. Khi lao động phân bố lại trong mỗi nước, cụ thể là tất cả 120 lao động ở Nhật Bản tập trung vào sản xuất thép và 120 lao động Việt Nam vào ngành sản xuất vải, thì sản lượng của toàn thế giới là 60 thép và 40 vải. Nhật Bản Việt Nam Thế giới Thép Vải Thép Vải Lao động 120 0 0 120 Năng suất lao động (giờ công/đv sản phẩm) 2 5 6 3 Khối lượng sản phẩm 60 0 0 40 Rõ ràng là, nhờ chuyên môn hóa và trao đổi, sản lượng của toàn thế giới tăng lên không chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mỗi nước như trong trường hợp tự cung tự cấp mà còn dôi ra một lượng nhất định. Vì vậy, mỗi nước có thể tăng lượng tiêu dùng cá nhân cả hai mặt hàng và do đó trở nên sung túc hơn. Tóm lại, lợi thế tuyệt đối không chỉ giúp mô tả hướng chuyên môn hóa và trao đổi giữa các quốc gia, mà còn được coi là công cụ để các nước gia tăng phúc lợi của mình. Mô hình thương mại nói trên có thể giúp giải thích cho phần nhỏ của thương mại quốc tế, cụ thể là, nếu một quốc gia không có được điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng càphê, chuối… thì buộc phải nhập khẩu các sản phẩm này từ nước ngoài. Tuy nhiên, mô hình này không giải thích được trường hợp tại sao thương mại vẫn có thể diễn ra khi một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối (hoặc ở mức bất lợi tuyệt đối) về tất cả các mặt hàng. Để giải thích cho vấn đề này chúng ta cần dựa trên một khái niệm có tính chất khái quát hơn - đó là khái niệm về lợi thế so sánh do David Ricardo đưa ra lần đầu tiên năm 1817. 2.1.3. Lý thuyết lợi thế so sánh a. Khái niệm về lợi thế so sánh Nếu như khái niệm lợi thế tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở sự khác biệt về số lượng lao động thực tế được sử dụng khác nhau ( hay nói cách khác, sự khác biệt về hiệu quả sản xuất tuyệt đối), thì lợi thế so sánh lại xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương đối. Trong mô hình lợi thế tuyệt đối ở trên, thép được sản xuất rẻ hơn ở Nhật Bản so với ở Việt Nam do sử dụng thời gian lao động ít hơn. Ngược lại, vải được sản xuất ở Việt Nam rẻ hơn ở Nhật Bản tính theo số lượng lao động được sử dụng. Tuy nhiên, nếu một nước, chẳng hạn, Nhật Bản có hiệu quả hơn trong việc sản xuất cả hai mặt hàng, theo quan điểm lợi thế tuyệt đối thì Nhật Bản có lợi thế khi xuất khẩu cả hai mặt hàng. Thế nhưng, đây không thể là một giải pháp dài hạn, bởi lẽ Nhật Bản không hề mong muốn nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào từ Việt Nam. Điểm quan trọng ở đây không phải là hiệu quả tuyệt đối mà là hiệu quả tương đối trong sản xuất vải và thép: Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai mặt hàng, nhưng chỉ có lợi thế so sánh đối với mặt hàng có mức độ thuận lợi lớn hơn; ngược lại, Việt Nam bất lợi trong sản xuất cả hai mặt hàng nhưng vẫn có lợi thế so sánh đối với mặt hàng có mức bất lợi nhỏ hơn. Một cách khái quát, lợi thế so sánh là lợi thế mà một quốc gia có được khi chuyên môn hoa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thể hiện tương quan thuận lợi hơn những mặt hàng khác xét trong mối quan hệ với quốc gia bạn hàng và nhập khẩu những mặt hàng có đặc điểm ngược lại. Cụ thể là, một quốc gia thuận lợi (có lợi thế tuyệt đối) trong việc sản xuất cả hai mặt hàng sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có mức độ thuận lợi lớn hơn. Ngược lại, một quốc gia bất lợi (Không có lợi thế tuyệt đối) trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có độ bất lợi nhỏ hơn. b. Mô hình đơn giản của Ricardo về lợi thế so sánh Trở lại mô hình thương mại giữa Nhật Bản và Việt Nam ở phần trước với các giả thiết cơ bản của mô hình vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, thời gian lao động cần thiết để sản xuất mỗi đơn vị thép và vải có sự khác biệt theo Bảng 1.4 dưới đây: Nhật Bản Việt Nam Thép (giờ công/1 đơn vị sản phẩm) 2 12 Vải (giờ công/1 đơn vị sản phẩm 5 6 Các số liệu cho thấy, Nhật Bản cần ít thời gian lao động hơn so với Việt Nam để sản xuất ra cả hai mặt hàng, nhưng điều này không cản trở quan hệ trao đổi thương mại có lợi cho cả hai nước. Cụ thể là, tỷ lệ về chi phí lao động để sản xuất thép ở Nhật Bản so với Việt Nam chỉ bằng 1/6, trong khi đó tỷ lệ tương ứng đối với sản xuất vải là 5/6. Điều đó chứng tỏ : Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng mức độ thuận lợi về sản xuất thép lớn hơn mức độ thuận lợi về sản xuất vải nên nước này có lợi thế so sánh về mặt hàng thép. Với cách lập luận tương tự, Việt Nam bất lợi tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng do mức độ bất lợi về sản xuất vải nhỏ hơn mức độ bất lợi về sản xuất thép nên Việt Nam có lợi thế so sánh về vải. Lợi thế so sánh của mỗi nước có thể được xác định thông qua so sánh các mức giá cả tương quan của thép và vải. Giá cả tương quan giữa hai mặt hàng là gúa cả của một mặt hàng tính bằng số lượng mặt hàng kia. Trong mô hình Ricardo giá cả tương quan được tính thông qua yếu tố trung gian là chi phí lao động. Trên cơ sở các số liệu trong bảng 1.4. có thể tính được các mức giá tương quan của thép và vải như trong bảng 1.5. Giá tương quan của thép và vải ở Nhật Bản và Việt Nam tương ứng là: 1 thép = 0,4 vải và 1 thép = 2 vải 1 vải = 2,5 thép và 1vải = 0,5 thép Nhật Bản Việt Nam Thép (1 đơn vị) 0,4v 2v Vải (1 đơn vị) 2,5t 0,5t Như đã chỉ ra ở trên, xét theo giác độ tuyệt đối thì Nhật Bản có hiệu quả hơn Việt Nam trong sản xuất cả hai mặt hàng, nhưng nước này chỉ có lợi thế so sánh về thép, và điều này có thể thấy được qua so sánh giá tương quan của thép ở Nhật Bản so với ở Việt Nam, cụ thể là thép ở Nhật Bản rẻ hơn so với Việt Nam. Tương tự, vải ở Việt Nam rẻ hơn so với Nhật Bản nên Việt Nam có lợi thế so sánh về mặt hàng vải. Nếu mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa hoàn toàn trong việc sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh và sau đó trao đổi với nhau thì cả hai đều trở nên sung túc hơn. Thực vậy, nếu Nhật Bản chuyển 5 giờ công lao động từ ngành vải sang sản xuất thép thì sẽ có 2,5 đơn vị thép được làm ra và khi bán 2,5 đơn vị thép này sang Việt Nam với mức giá quốc tế là 1 thép = 1 vải thì Nhật Bản sẽ thu về 2,5 đơn vị vải, nhiều hơn 1,5 đơn vị vải so với trường hợp tự cung tự cấp. Tương tự, nếu Việt Nam dùng 12 giờ công lao động để sản xuất 2 đơn vị vải thay vì sản xuất 2 đơn vị thép và bán sang Nhật Bản đổi lấy 2 đơn vị thép thì Việt Nam sẽ có lợi 1 đơn vị thép. Việc xác định tỷ lê trao đổi quốc tế và lợi ích của hai quốc gia từ thương mại quốc tế sẽ được minh họa cụ thể hơn bằng phần trình bày bằng đồ thị ở phần trình bày sau. Từ ví dụ đơn giản trên, có thể phát biểu quy luật lợi thế so sánh như sau: "Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng  có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. Nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất ra với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia." Cụ thể, quốc gia A sẽ xuất khẩu thép khi và chỉ khi c. Tỷ lệ trao đổi quốc tế và lợi ích từ thương mại Trong phần này, khái niệm đường giới hạn khả năng sản xuất được đưa vào nhằm cho phép minh họa bằng đồ thị lợi thế so sánh. Đường giới hạn khả năng sản xuất của một quốc gia là tập hợp tất cả những điểm biểu thị cho mức sản lượng của hai mặt hàng có thể sản xuất ra khi quốc gia đó sử dụng tất cả các nguồn lực và công nghệ sản xuất tốt nhất mà mình có được. c1. Đường giới hạn khả năng sản xuất Trở lại với số liệu của bảng 1.2 và giả sử rằng tổng quỹ thời gian lao động ở Nhật Bản và Việt Nam đều là 120. Trong điều kiện tự cung tự cấp thì thời gian lao động này sẽ được phân bổ cho các ngành thép và vải của mỗi nước. Bảng 1.4 bao gồm các thông tin về các phương án sản xuất thép và vải ở Nhật Bản và ở Việt Nam. Cột (I) chỉ ra các phương án sản xuất thép và vải ở Nhật Bản, cột (II) - các phương án sản xuất thép và vải ở Việt Nam. Các cột (2) và (4) đối với Nhật và (7) và (9) đối với Việt Nam bao gồm các số liệu về phân bổ thời gian lao động ở hai nước, còn các cột (3), (5), (8), (10) cho thấy mức sản lượng thép và vải sản xuất ra ở hai nước tương ứng với từng phương án phân bổ thời gian lao động nói trên. Các số liệu trong bảng 1.4 cho thấy, Nhật Bản có thể sản xuất 60 thép và 0 vải, hoặc 50 thép và 4 vải, hoặc 40 thép và 8 vải hoặc các phương án khác theo hướng giảm dần lượng thép và tăng dần lượng vải. Tại V, toàn bộ lao động của Nhật Bản được dùng chỉ để sản xuất 24 đơn vị vải. Có thể nhận thấy rằng, nếu mỗi khi Nhật Bản cắt giảm 10 đơn vị thép thì sẽ có 20 lao động được giải phóng, và lượng lao động này đủ  để sản xuất thêm 4 đơn vị vải. Điều này có nghĩa là 10 thép = 4 vải hay 1 thép = 0,4 vải (vì cùng cần tới lượng lao động là 20). Đây chính là giá tương quan ( hay còn gọi là chi phí cơ hội) của thép ở Nhật Bản. Tương tự, các phương án sản xuất hai mặt hàng thép và vải tại Việt Nam lần lượt là T', A', B', C' và V'. Ở Việt Nam, cứ mỗi 2,5 đơn vị thép được cắt giảm thì sẽ giải phóng 30 lao động, đủ để sản xuất thêm 5 đơn vị vải. Như vậy, 2,5 thép = 5 vải, và chi phí cơ hội của thép ở Việt Nam là 1 thép = 2 vải. Bảng 1.4: Các phương án sản xuất thép và vải ở Nhật Bản và Việt Nam Nhật Bản Việt Nam Thép Vải Thép Vải L (2) Q (3) L (4) Q (5) L (7) Q (8) L (9) Q(10) T 120 60 0 0 T' 120 10 0 0 A 100 50 20 4 A' 90 7,5 30 5 B 80 40 40 8 B' 60 5 60 10 C 60 30 60 12 C' 30 2,5 90 15 D 40 20 80 16 V' 0 0 120 20 E 20 10 100 20 V 0 0 120 24 Các thông tin về sản xuất cho trong các cột (3),(5),(8) và (10) được sử dụng để vẽ ra các đường giới hạn khả năng sản xuất của hai nước Nhật Bản và Việt Nam như trong hình 1.1. Mỗi điểm trên các đường này cho thấy mức sản lượng thép và vải mà quốc gia có thể sản xuất ra. Chẳng hạn tại điểm C, Nhật Bản sản xuất được 30 thép và 12 vải, còn tịa điểm B' Việt Nam sản xuất được 5 thép và 10 vải. Lưu ý là cả hai đường giới hạn khả năng sản xuất đều là những đường thẳng bởi vì chi phí cơ hội ở hai quốc gia là không đổi, còn chúng có độ dốc đi xuống là vì để sản xuất thêm vải thì hai quốc gia phải giảm sản xuất thép. Độ dốc tuyệt đối của các đường này chính bằng chi phí cơ hội, hay nói cách khác, chính là mức giá tương quan giữa thép và vải ở mỗi nước Hình 1.1. Các đường giới hạn khả năng sản xuất của Nhật bản và Việt Nam Thép Nhật Bản Việt Nam Thép Vải Vải B A C D E T V T' A' B' C' V' Trong điều kiện tự cung tự cấp, Nhật Bản và Việt Nam chỉ có thể tiêu dùng những gì mà mình làm ra. Vì vậy, đường giới hạn khả năng sản xuất cũng chính là đường giới hạn khả năng tiêu dùng của nước đó. Khi thương mại được mở ra, mỗi nước sẽ chỉ tập trung sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh. Cụ thể là, Nhật Bản sẽ chỉ sản xuất thép với điểm sản xuất mới là T, còn Việt Nam chí sản xuất vải với điểm sản xuất mới là V'. C2. Tỷ lệ trao đổi quốc tế và lợi ích từ thương mại Một các tổng quát, để cho thương mại có thể diễn ra thì mức giá trao đổi quốc tế phải nằm trong giới hạn giữa hai mức giá tương quan (cũng chính là tỷ lệ trao đổi nội địa) của Nhật và Việt Nam, cụ thể là 0,4 vải =< 1 thép=< 2 vải (hoặc 0,5 thép =< 1 vải =< 2,5 thép). Nếu mức giá trao đổi quốc tế vượt ra khỏi giới hạn nói trên thì một trong hai quốc gia sẽ từ chối tham gia buôn bán vì nhận thấy rằng buôn bán với nước khác không những không có lợi mà ngược lại còn gây thiệt hại cho quốc gia đó. Điều này được phản ánh trong hình 1.2. Đối với Nhật bản mức giá quốc tế được biểu thị bởi đường thẳng T T đi qua điểm sản xuất mới (T) và nằm trong miền giới hạn bởi đường giới hạn khả năng sản xuất của nước này, tức TV, với độ dốc tuyệt đối phản ánh mức giá tương quan ở Nhật Bản là 1 thép = 0,4 vải và đường TG là đường thẳng đi qua T và song song với đường giới hạn khả năng sản xuất của Việt Nam (có độ dốc tuyệt đối bằng với mức giá tương quan ở Việt Nam là 1 thép = 2 vải). Hình 1.2 Lợi ích từ thương mại quốc tế, trường hợp chi phí cơ hội không đổi Thép Thép Vải Vải Nhật Bản Việt Nam T G T V V' H V' T' Hoàn toàn tương tự, đối với Việt Nam thì đường giá cả quốc tế VV' sẽ nằm trong miền giới hạn bởi các đường V'T'' (đường giới hạn khả năng sản xuất của Việt Nam) và V'H' (đường thẳng đi qua V' và song song với TV). Vì mức giá quốc tế là duy nhất cho nên các đường TT và VV' được vẽ song song với nhau. Đây chính là các đường giới hạn hiêu dùng mới của hai nước khi có thương mại: điểm tiêu dùng mới của Nhật Bản sẽ nằm trên đường TT, còn điểm tiêu dùng mới của Việt Nam sẽ nằm trên đường VV'. Nhờ thương mại mà mỗi nước đều có lợi do đạt tới điểm tiêu dùng mới nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là đường giới hạn khả năng tiêu dùng trong điều kiện tự cung tự cấp. Có thể hình dung rằng, lợi ích từ thương mại được biểu thị bởi miền nằm giữa TV và TG, hoặc giữa VV' và V'H. Rõ ràng lợi ích của các mỗi nước nhiều hay ít phụ thuộc vào tỷ lệ trao đổi quốc tế: đường giá cả quốc tế sẽ chia miền lợi ích từ thương mại thành hai phần, mỗi phần thuộc một nước. Chẳng hạn, khi đường TT được vẽ ra thì phần giữa TT và TV thuộc về Nhật Bản, còn phần giữa TT và THế GIớI thuộc về Việt Nam. Khi đường
Tài liệu liên quan