Các mô hình đào tạo trực tuyến trên thế giới và ứng dụng cho trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi phương pháp giáo dục trên thế giới với tốc độ chóng mặt và tương lai của nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng sẽ rất khác so với thời điểm hiện nay. Kết nối toàn cầu, công nghệ số hóa và ứng dụng của máy móc là một trong các nhân tố sẽ gây ra sự biến động của nền giáo dục hiện nay trên thế giới. Trên thực tế các nước trên thế giới đã triển khai ứng dụng nền giáo dục 4.0 với nhiều mô hình tiên tiến như mô hình 2 tổ chức uy tín ACCA và Oxford Brookes hay Khóa học đại chúng trực tuyến mở MOOCs và các mô hình trên đều đã gặt hái được nhiều thành công. Bài viết sau đây nghiên cứu cụ thể hơn một số ưu điểm của các mô hình trên và đưa ra một số kiến nghị cho lãnh đạo các trường đại học.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các mô hình đào tạo trực tuyến trên thế giới và ứng dụng cho trường Đại học Kinh tế Quốc dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
266 267 CÁC MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ ỨNG DỤNG CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ThS. Chu Tuấn Vũ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi phương pháp giáo dục trên thế giới với tốc độ chóng mặt và tương lai của nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng sẽ rất khác so với thời điểm hiện nay. Kết nối toàn cầu, công nghệ số hóa và ứng dụng của máy móc là một trong các nhân tố sẽ gây ra sự biến động của nền giáo dục hiện nay trên thế giới. Trên thực tế các nước trên thế giới đã triển khai ứng dụng nền giáo dục 4.0 với nhiều mô hình tiên tiến như mô hình 2 tổ chức uy tín ACCA và Oxford Brookes hay Khóa học đại chúng trực tuyến mở MOOCs và các mô hình trên đều đã gặt hái được nhiều thành công. Bài viết sau đây nghiên cứu cụ thể hơn một số ưu điểm của các mô hình trên và đưa ra một số kiến nghị cho lãnh đạo các trường đại học. 1. Vài suy nghĩ về mô hình đào tạo E-Learning tại Trung tâm đào tạo từ xa Trung tâm đào tạo từ xa tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập từ đầu năm 2006, trải qua 11 năm đào tạo với hơn 8000 học viên và luôn là một trong những đơn vị đi đầu cả nước về mô hình giáo dục từ xa E-Learning. Với sự phát triển của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 và vai trò ngày càng khẳng định của mô hình E-Learning trong giáo dục hiện đại, sẽ có rất nhiều cơ hội được mở ra cho Trung tâm đào tạo từ xa tuy nhiên đi kèm với đó là các thách thức không nhỏ để bắt kịp với xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Khi đăng ký 1 khóa học từ xa tại Đại học Kinh tế quốc dân, Người học chủ yếu là tự học qua học liệu như giáo trình, băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, phần mềm vi tính, bằng việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn cá nhân, phát thanh, truyền hình, các tổ hợp truyền thông đa phương tiện, mạng Internet dưới sự hướng dẫn của giảng viên và tổ chức của nhà trường. Nhà trường đã có những bước đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông minh như công nghệ ghi âm bài giảng (Podcast), môi trường mô phỏng 3 chiều hay nâng cấp hệ thống học trực tuyến LMS lên phiên bản 2.0 nhằm thúc đẩy tính tương tác giữa sinh viên và giảng viên cũng như quản lý việc học của từng sinh viên một cách chủ động, linh hoạt hơn. Tác giả xin được đưa ra một số ý kiến nhằm mục đích cải thiện hơn nữa môi trường học tập cho học viên từ xa nói riêng và Trung tâm đào tạo từ xa NEU nói chung. Thứ nhất, mô hình đào tạo lấy bằng đại học từ xa đòi hỏi ý chí và sự quyết tâm cao độ trong 3-4 năm của sinh viên. Do vậy, để hạn chế tỷ lệ bỏ học giữa chừng, Nhà trường có thể tổ chức theo hình thức học “sandwich” bằng 268 kép bao gồm một bằng cử nhân đại học và một chứng chỉ hành nghề sẽ được đề cập ở mục 2 của bài viết này. Thứ hai, một trong những ưu điểm của các khóa học từ xa trên thế giới là tính tiện lợi có thể học mọi lúc mọi nơi và chi phí phải chăng so với các chương trình toàn thời gian, do đó bên cạnh những hỗ trợ về các công cụ học tập nhằm tối đa hóa tính tiện lợi cho người học, Nhà trường có thể cân nhắc về các chính sách hỗ trợ học phí cho học viên từ xa. Dưới đây là bảng tổng hợp về học phí của các chương trình đại học từ xa tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới: Bảng 1. Tổng hợp so sánh học phí của các chương trình giáo dục từ xa trên thế giới STT Tên chương trình Nội dung Tổng học phí (VNĐ) 1 Cử nhân Kế toán ứng dụng (Đại học Oxford Brookes) Hình thức chính quy 1.603.200.000 Hình thức từ xa 65.470.000 Tỷ lệ so với chính quy 4% 2 Thạc Sĩ Quản trị kinh doanh (Đại học Illinois) Hình thức chính quy 2.640.000.000 Hình thức từ xa 484.000.000 Tỷ lệ so với chính quy 18% 3 Cử nhân Quản trị kinh doanh Tổng hợp (Đại học Kinh tế Quốc dân) Hình thức chính quy 60.000.000 Hình thức từ xa 32.500.000 Tỷ lệ so với chính quy 54% (Nguồn: Coursera.com, ACCA – Oxford Brookes) Căn cứ vào số liệu tổng hợp của Bảng 1, học phí của chương trình giáo dục đại học theo hình thức từ xa tại các nước trên thế giới chỉ dao động ở mức dưới 20% so với hình thức chính quy toàn thời gian. Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của đại học Illinois theo hình thức học trực tuyến tại Coursera có tổng học phí trong vòng 2 năm vào khoảng 484 triệu đồng, chỉ ở mức 18% so với học phí của chương trình chính quy tương đương là 2,6 tỷ đồng. Học phí của chương trình đại học từ xa tại Oxford Brookes chỉ tiêu tốn của người học hơn 65 triệu đồng so với con số 1,6 tỷ đồng nếu như học viên có nhu cầu học tại trường. Trong khi đó, con số tương đương của chương trình từ xa tại Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn còn tương đối cao (tỷ lệ khoảng 54%). 2. Mô hình đào tạo ACCA-Oxford Brookes Cái tên Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính – kế toán. Được thành lập vào năm 1904, Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc là một trong những cơ quan nghề nghiệp kế toán chuyên nghiệp lớn nhất thế giới với hơn 198.000 thành viên và 490.000 sinh viên trên 178 quốc gia trên thế giới. Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 269 113 năm, Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc đã mang tới cho giới chuyên môn ngành tài chính – kế toán chương trình Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) nhằm trang bị cho các học viên hệ thống kiến thức toàn diện trên các lĩnh vực kỹ năng lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp, quản trị tác nghiệp, quản trị chiến lược, thiết lập báo cáo tài chính, phân tích kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp. Vào năm 2000, Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) đã phối hợp với Đại học Oxford Brookes (OBU), đại học nằm trong nhóm 500 trường đại học tốt nhất trên thế giới theo bảng xếp hạng uy tín Times Higher Education năm 2018, để thực hiện chương trình đào tạo lấy bằng cử nhân Kế toán Ứng Dụng do chính trường Đại học Oxford Brookes cấp bằng. Chương trình đào tạo đã đi vào hoạt động được gần 20 năm, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía học viên và đặc biệt được giới chuyên môn đánh giá là có giá trị và chất lượng tương đương với chương trình đào tạo theo hình thức chính quy của Đại học Oxford Brookes [1]. Sự thành công của chương trình đào tạo nói trên xuất phát từ sự cơ động trong quá trình học, sự phối hợp chặt chẽ giữa ACCA và OBU và trên hết là chất lượng đẳng cấp quốc tế của chương trình. Chương trình Kế toán công chứng Anh quốc bao gồm 14 môn học trong đó có 9 môn cấp độ cơ bản và 5 môn cấp độ chuyên nghiệp. Sau khi hoàn thành xong 9 môn học cơ bản, các học viên của ACCA sẽ có cơ hội nhận được bằng cử nhân của Đại học Oxford Brookes nếu như tiếp tục hoàn thành thêm mộtdự án nghiên cứucuồi khóa. Thời hạn để hoàn thành dự án là 10 năm kể từ thời điểm đăng ký ban đầu giúp cho các học viên (hầu hết là người đi làm) không bị ràng buộc trong việc sắp xếp thời gian giữa việc học và công việc để hoàn thành dự án tại một thời điểm thích hợp nhất. Ngoài ra, học viên cần phải chọn một người hướng dẫn thực hiện dự án và học viên có thể linh hoạt chọn bất cứ ai trong số hơn 198.000 hội viên của ACCA trên 178 quốc gia trên thế giới. Một điểm chú ý ở đây đó là vai trò của người hướng dẫn là một bên thứ ba chứ không phải là giám khảo trực tiếp chấm điểm nên quá trình học hoàn toàn do học viên làm chủ và hướng tới phát triển kỹ năng của cá nhân hơn là chú trọng về điểm số. Danh tiếng và sự phối hợp hiệu quả giữa ACCA và OBU cũng là một trong các nhân tố chính đưa tới sự thành công cho chương trình. 3. Chương trình giáo dục đại học trên nền tảng của nhà cung cấp khóa học trực tuyến đại chúng mở Hiện nay, một số trường đại học hàng đầu trên thế giới đã phối hợp cùng các nhà cung cấp khóa học trực tuyến đại chúng mở nổi tiếng như Coursera để cung cấp các chương trình thạc sĩ trực tuyến với chi phí phải chăng như chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của trường đại học Illinois, Mỹ hay chương trình Thạc sĩ về Khởi nghiệp sáng tạo của đại học HEC Paris, Cộng hòa Pháp. Đặc điểm nổi bật của các chương trình trên là giá cả phải chăng so với các chương trình chính quy toàn thời gian, chương trình được cấp bằng bởi các trường đại học hàng đầu (Đại học 270 Illinois và HEC Paris đều nằm trong top 20 các trường kinh doanh trên thế giới) và đặc biệt học viên được toàn quyền sử dụng nguồn tài nguyên của Coursera. Bên cạnh các tài liệu học truyền thống bao gồm bài giảng và bài tập, Coursera cung cấp cho người học một diễn đàn mở để hỗ trợ hoạt động tương tác giữa các học viên với giáo sư và người hướng dẫn. Các khóa học trực tuyến đại chúng mở là một trong các tiến bộ mới nhất về đào tạo từ xa trên thế giới với các khóa học miễn phí đầu tiên vào năm 2006 và trở nên phổ biến từ năm 2012 đến nay khi các nhà cung cấp giới thiệu những chương trình đại học có giá trị tương đương với những chương trình toàn thời gian. MOOCs không phải là phương tiện dùng để thay thế hoàn toàn các trường đại học mà là công cụ bổ sung tuyệt vời cho nền giáo dục cổ điển tại trường đại học. Các khóa học trực tuyến đại chúng mở có rất nhiều ưu điểm mà các nhà lãnh đạo tại các trường đại học tại Việt Nam có thể học tập: Thứ nhất, các chương trình trực tuyến đại chúng mở thực chất là việc sử dụng công nghệ mới để cách tân phương pháp học truyền thống để cung cấp bài giảng cho sinh viên, ví dụ như ghi âm bài giảng của các giáo sư hàng đầu trên thế giới và tải các bản ghi âm lên mạng. Học viên thay vì bắt buộc tham dự đầy đủ các bài giảng của giảng viên ở trên lớp có thể linh hoạt sắp xếp thời gian để lên mạng xem lại các bài ghi âm đó. Hiện nay nhiều trường đại học trên thế giới đã và đang dùng MOOCs để bổ sung cho hình thức giáo dục truyền thống. Thứ hai, học viên được cung cấp một diễn đàn ảo để trao đổi các vấn đề học tập với giáo sư và các học viên khác. Học viên có thể tự do đề đạt các thắc mắc trong quá trình học tập của mình lên diễn đàn và học viên khác và giáo sư sẽ giải đáp thắc mắc ngay lập tức hoặc một vài ngày sau khi sắp xếp được thời gian. Thứ ba, đa số các chương trình học đại chúng trực tuyến mở đều miễn phí và các chương trình cấp bằng với tổng học phí chỉ ở dưới mức 20% so với chương trình toàn thời gian. Do vậy, chương trình tạo điều kiện cho các học viên đến từ những vùng xa xôi nhất trên thế giới có thể tham dự được các chương trình học đẳng cấp thế giới với chi phí vừa phải. Ngoài ra, MOOCs được cho là một bước tiến quan trọng để hoàn thành Kế hoạch phát triển bền vững tới năm 2030 của UNESCO. 4. Kiến nghị cho trung tâm đào tạo từ xa của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nhằm mục tiêu tối ưu hóa sự thuận tiện cho người học, tác giả xin đề xuất một số ý kiến như sau. Thứ nhất, diễn đàn trao đổi giữa học viên với nhau và với thầy/cô hướng dẫn nên được thiết kế một cách đơn giản và khoa học nhằm giúp người truy cập sau có thể nắm bắt được những kiến thức đã được trao đổi trước đó giữa học viên và giáo viên. Do khối lượng thảo luận cho một môn học từ 3 tín chỉ trở lên là rất lớn, nếu diễn đàn không được thiết kế một cách hợp lý các vấn đề thảo luận trở nên bừa 271 bãi và phản tác dụng. Thứ hai, bên cạnh hệ thống học trực tuyến qua Internet, Nhà trường có thể tích hợp hệ thống quản lý học tập qua các ứng dụng trên Android hoặc IOS, tạo điều kiện cho học viên thực sự được trải nghiệm cảm giác “học mọi lúc mọi nơi” [2]. Việc cung cấp một chương trình học trực tuyến theo hình thức “sandwich” được cấp bằng kép bởi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và một tổ chức uy tín bên ngoài (tương tự với mô hình của chương trình ACCA-Oxford Brookes như đã đề cập ở trên) chắc chắn sẽ củng cố được hình ảnh của chương trình, gia tăng hơn nữa uy tín và tính hấp dẫn của của tấm bằng cử nhân từ xa. Trong tầm hiểu biết của tác giả, hiện nay Hiệp hội Kiểm Toán Viên Công Chứng Việt Nam (VACPA) đang cung cấp một chương trình cấp bằng “CPA Việt Nam” cho người hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Chương trình trên có các môn học hoàn toàn trùng khớp với các môn học chuyên ngành của chương trình cử nhân Kế toán tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và cũng được giảng dạy bởi các giảng viên đại học. Rõ ràng, VACPA và NEU có thể hợp tác tổ chức một chương trình học cho người muốn lấy chứng chỉ hành nghề kế toán với một lựa chọn lấy thêm một bằng đại học nếu như họ sẵn sàng làm thêm một bài luận văn được hướng dẫn bởi một giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả cho rằng, để hiện thực hóa ý tưởng trên đòi hỏi một quá trình đàm phán và thủ tục hành chính phức tạp, tuy nhiên đó là một mô hình thành công đã được chứng minh trên thế giới và xứng đáng được các lãnh đạo của Trường xem xét. Cuối cùng, bên cạnh khuyến nghị về việc thiết kế các chương trình học với giá cả cạnh tranh hơn mức học phí đã được phân tích tại Bảng 1, bài viết đưa ra một vài khuyến nghị khác như sau. Trong thời đại phát triển của công nghệ số, con người đã không còn bị giới hạn bởi những định kiến xã hội nữa mà có thể hoàn toàn tự do quyết định con đường sự nghiệp của mình [3]. Xu hướng nghề nghiệp trên thế giới luôn luôn xoay vòng và thay đổi với tốc độ chóng mặt khi nhu cầu nhân lực của một ngành có thể tăng nhanh vào một thời điểm nhưng giảm đi đáng kể ngay sau đó [4]. Do đó, tác giả xin được khuyến nghị với Nhà trường về việc phát triển thêm các chương trình học từ xa mới cho người học nhằm tăng tính đa dạng cho lớp học. Một số ngành học đang nhận được nhiều sự quan tâm của các học viên/sinh viên là Marketing hoặc Kinh tế quốc tế vẫn chưa nằm trong khung đào tạo của Nhà trường. Thứ hai, trong một chương trình học để tối đa sự tự do cho học viên, Nhà trường nên cho phép học viên có thể tự do quyết định quá trình học của mình (self-paced learning) hay tự do lựa chọn giáo viên hướng dẫn có cùng chung hướng nghiên cứu. 272 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BSC-Accounting-Research-Analysis-2016-17.pdf 2. taught-together/ 3. https://freeross.org/freedom-of-choice-in-the-digital-age/?v=47e5dceea252 4.
Tài liệu liên quan