Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội

Tóm tắt. Thành phố Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới hành chính từ ngày 1/8/2008 có nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển nông nghiệp như nhu cầu và thị trường tiêu thụ lương thực, thực phẩm lớn; hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp hoàn thiện; trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. . . Tuy nhiên, ngành cũng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp thành phố Hà Nội có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần phát triển nông nghiệp của thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái, có hiệu quả, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của người dân, hài hòa và bền vững với môi trường.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 103-112 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI Lê Mỹ Dung Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: dungle128@yahoo.com.vn Tóm tắt. Thành phố Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới hành chính từ ngày 1/8/2008 có nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển nông nghiệp như nhu cầu và thị trường tiêu thụ lương thực, thực phẩm lớn; hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp hoàn thiện; trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. . . Tuy nhiên, ngành cũng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp thành phố Hà Nội có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần phát triển nông nghiệp của thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái, có hiệu quả, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của người dân, hài hòa và bền vững với môi trường. Từ khóa: Phát triển nông nghiệp, Hà Nội, nhân tố ảnh hưởng. 1. Mở đầu Phát triển nông nghiệp của một thành phố, một đô thị mang những đặc trưng riêng. Đó là cung cấp nguồn lương thực - thực phẩm tươi sống, khó vận chuyển đi xa cho thị trường thành phố (như rau, hoa quả, thịt, trứng, sữa. . . ), có tính chuyên môn hóa cao và dễ tiếp cận các ứng dụng khoa học kĩ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư đô thị, góp phần tạo cảnh quan đô thị và bảo vệ môi trường, sinh thái. Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính, văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Đặc biệt là sau khi được mở rộng địa giới hành chính kể từ thời điểm 1/8/2008 theo Nghị quyết 15 của Quốc hội, Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi cũng như sức ép trong phát triển nông nghiệp. Vì vậy, việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp của thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vị trí địa lí, chức năng của thủ đô Hà Nội Thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt, thành phố trực thuộc trung ương nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ 20053’ đến 21023’ vĩ độ Bắc và từ 103 Lê Mỹ Dung 105044’ đến 106002’ kinh độ Đông. Hà Nội tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình, Phú Thọ ở phía Tây. Diện tích tự nhiên toàn thành phố là 3.344,6 km2, dân số trung bình năm 2010 là 6.561,9 nghìn người; chiếm 1% về diện tích tự nhiên và 7,5% về số dân của cả nước, đứng hàng thứ 42 về diện tích và thứ 2 về dân số trong 63 tỉnh, thành phố ở nước ta [7]. Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị, hành chính, trung tâm văn hoá, kinh tế, khoa học, giáo dục - đào tạo, thương mại - dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia. Với vị trí và chức năng của một thủ đô, một đô thị loại đặc biệt, nền nông nghiệp Hà Nội phải phát triển theo hướng nền nông nghiệp sinh thái, gắn liền với dịch vụ, du lịch, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, an toàn thực phẩm, có khả năng cạnh tranh cao, bền vững với môi trường. 2.2. Dân số và nguồn lao động 2.2.1. Dân số Dân số của Hà Nội năm 2010 là 6.561,9 nghìn người, đứng thứ hai trong số 63 tỉnh, thành phố (chỉ sau Tp. Hồ Chí Minh - gần 7,4 triệu người). Dân số của thành phố tăng khá nhanh, tỉ lệ gia tăng tự nhiên trên 1,2%/năm, cao hơn mức gia tăng tự nhiên của cả nước (1,03% năm 2010) [7]. Điều này vừa tạo ra áp lực, vừa là động lực quyết định sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, cung cấp cho nhu cầu thị trường nói riêng. Một đặc điểm nổi bật của dân số Hà Nội là hàng năm có trên 71,0 nghìn người nhập cư vào thành phố [3], trong đó chủ yếu vào khu vực nội thành Hà Nội cũ, làm tăng thêm sức ép cho dân số Hà Nội. Họ nhập cư đến Hà Nội vì lí do kinh tế, học tập, lí do gia đình (kết hôn, hợp lí hoá gia đình...) và các lí do khác. Nguồn nhập cư này góp phần gia tăng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm - lương thực của thành phố. GDP bình quân đầu người của thành phố tăng nhanh, từ 15,6 triệu đồng năm 2005 lên 37,6 triệu đồng năm 2010, cao hơn mức trung bình của cả nước (22,8 triệu đồng) [3], dẫn đến yêu cầu của người dân thủ đô về các loại nông sản thực phẩm phải ngày càng phong phú, đa dạng, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. 2.2.2. Nguồn lao động Hiện nay dân số trong độ tuổi lao động của Hà Nội vào khoảng 4,0 triệu người, chiếm 62% tổng dân số. Trong đó số người đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng trên 3,1 triệu người, chiếm 77% nguồn lao động. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của thành phố đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản. Tuy nhiên, đến năm 2010, lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản của Hà Nội vẫn chiếm 31,4% (so với chưa đầy 20% của Hà Nội cũ, 2,6% của TP. Hồ Chí Minh, 10% của Đà Nẵng. . . ), khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm là 27,7% và khu vực dịch vụ chiếm 40,9% [3]. 104 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội Chất lượng nguồn lao động của Hà Nội vào loại cao nhất cả nước. Về trình độ chuyên môn kĩ thuật, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 45%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 23% [9]. Hà Nội là thành phố đông dân, là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, giáo dục đào tạo, nhiều cán bộ khoa học và quản lí có bằng cấp cao, tiềm lực khoa học kĩ thuật lớn mạnh nhất trong cả nước. Điều đó giúp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển nông nghiệp công nghệ cao với quy mô lớn, chất lượng sản phẩm và năng suất lao động cao. 2.3. Quá trình đô thị hoá Đô thị hóa (ĐTH) đang diễn ra rất nhanh ở thủ đô, tốc độ ĐTH bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 3,9%/năm [3]. Số dân nông thôn chuyển vào đô thị ngày một đông khiến tỉ lệ dân đô thị cũng không ngừng tăng lên, hiện chiếm 41,3% tổng dân số. ĐTH làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, nhưng tỉ lệ dân số nông thôn và lao động nông nghiệp còn lớn, điều này tạo nên sức ép về lao động, việc làm trong nông nghiệp, nông thôn. Sự biến đổi này kéo theo sự biến đổi trong bố trí sản xuất nông nghiệp: các vành đai thực phẩm sẽ chuyển dịch xa hơn về các huyện, các địa phương trước đây chỉ sản xuất lương thực là chủ yếu. 2.4. Thị trường tiêu thụ Hiện tại, với số dân trên 6,5 triệu người, mỗi năm người dân Hà Nội cần hơn 60.000 tấn thịt lợn, 10.000 tấn thịt gia cầm và 20.000 tấn thịt trâu, bò. Thêm vào đó, mỗi người dân thủ đô cũng tiêu thụ trung bình khoảng 86 kg rau/năm và 68 kg quả/năm. Dự báo trong những năm tới, mỗi năm Hà Nội cần hơn 100 nghìn tấn thịt lợn, 30 nghìn tấn thịt trâu, bò; 300 triệu quả trứng, 100 nghìn tấn sữa, 30 nghìn tấn cá tươi; 1,53 triệu tấn gạo (bao gồm cả dùng làm thức ăn hàng ngày, cho chăn nuôi và cho chế biến công nghiệp) [9]. Đó là chưa kể hàng năm thủ đô lại đón trên 1 triệu khách quốc tế và gần 10 triệu khách nội địa. Bởi vậy thị trường thành phố là một thị trường lớn và nhiều tiềm năng. Không những thế, ngành nông nghiệp của thành phố với nhiều loại sản phẩm mới, các loại đặc sản và gắn với công nghiệp chế biến có thể được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường khu vực phía Bắc cũng như cả nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đó là động lực to lớn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của thủ đô phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. . . 2.5. Đường lối chính sách Ngay sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội, để thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thành phố đã phê duyệt nhiều chương trình, đề án như “Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, định hướng tới năm 2030”, “Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2015”; “Chương trình phát triển nuôi trồng Thuỷ sản Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng tới năm 2020”;.... Đây là động lực to lớn thúc đẩy nền nông nghiệp của thành phố phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả, 105 Lê Mỹ Dung phục vụ cho nhu cầu của dân cư và các ngành kinh tế. 2.6. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật 2.6.1. Cơ sở hạ tầng a. Mạng lưới giao thông Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước với sự hội tụ của nhiều tuyến đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không, tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển và trao đổi hàng hóa giữa các địa phương trong thành phố, giữa thành phố với các tỉnh thành trong cả nước và với các quốc gia trên thế giới. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có khoảng 3.974 km đường bộ. Thành phố đang triển khai nhiều dự án như cải tạo, mở rộng và xây dựng tuyến đường. Hệ thống đường sắt trên địa bàn Hà Nội có chiều dài 90 km với 5 ga chính (Hàng Cỏ, Giáp Bát, Văn Điển, Gia Lâm và Yên Viên) và một số ga phụ. Hà Nội có cảng hàng không quốc tế Nội Bài, là cửa ngõ của thủ đô, là cầu nối của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với các thị trường trong nước và quốc tế. Trên địa bàn Hà Nội có nhiều sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Tích. Tổng chiều dài đường sông là 395 km, gồm 9 cảng với hệ thống kho bãi và công trình phụ trợ. b. Mạng lưới cấp điện Điện là cơ sở năng lượng để thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Hiện tại thủ đô Hà Nội được cung cấp điện chủ yếu từ các nhà máy điện Hòa Bình, Phả Lại... thông qua hệ thống điện miền Bắc và từ trạm 500 KV Thường Tín công suất 1x450 MVA mới đưa vào vận hành tháng 12/2005. c. Mạng lưới thông tin liên lạc Trong những năm gần đây, mạng thông tin di động đã phát triển rất nhanh, với nhiều loại hình, dịch vụ đa dạng tạo nên một thị trường sôi động và phong phú. Đến hết năm 2010, Hà Nội có 1,84 triệu thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau, mật độ đạt 28,1 máy/100 dân, đứng đầu cả nước. Toàn thành phố có 1.780 nghìn người sử dụng Internet [3]. Đây là một điều kiện thuận lợi giúp người nông dân nắm bắt được những thông tin về thị trường, đường lối chính sách của nhà nước,. . . để chủ động điều chỉnh hướng và quy mô sản xuất cho phù hợp; học tập và trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nhất là những kĩ thuật sản xuất mới, những đối tượng cây trồng, vật nuôi mới. . . 2.6.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật Hệ thống thủy lợi luôn được quan tâm đầu tư để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay hệ thống thủy lợi của thành phố đã được đầu tư xây dựng cơ bản với 1.555 công trình, công suất thiết kế trên 12 triệu m3/h. Hệ thống thủy nông bao gồm 60 hồ chứa, 99 cống, 163 trạm bơm điện. . . đáp ứng nhu cầu tưới tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản [6]. Hệ thống đê bao chống lũ có trên 77 km, được tu bổ thường xuyên bảo đảm khả năng phòng chống lụt, bão, úng. 106 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội 2.7. Khoa học công nghệ Với vị thế của Thủ đô, là nơi tập trung đông nhất các nhà khoa học đầu ngành đang công tác tại gần 70 trường Đại học - Cao đẳng, 113 cơ quan nghiên cứu khoa học, Hà Nội có một nền tảng vững chắc phục vụ cho công tác nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ. Trong lĩnh vực nông nghiệp của Thủ đô nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, từng bước chuyển dịch sang nền nông nghiệp trình độ cao với việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, tạo ra các loại giống cây trồng vật nuôi cho năng suất và chất lượng cao. . . 2.8. Nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp của thành phố Hà Nội bao gồm các nguồn khác nhau: vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách Thành phố, vốn vay tín dụng nhà nước, vốn tự có (doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước, vốn của dân cư), các nguồn vốn khác. . . , trong đó nguồn vốn tự có là chủ yếu. Năm 2009, Hà Nội đã đầu tư kinh phí 725.139 triệu đồng (trong đó vốn của thành phố là 360.139 triệu đồng) nhằm thực hiện các dự án tu bổ đê điều thường xuyên, kè cứng hoá bờ sông Hồng, xây dựng trụ sở trạm khuyến nông và trạm bảo vệ thực vật. . . [6]. 2.9. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.9.1. Địa hình Thành phố Hà Nội có địa hình đa dạng, bao gồm vùng núi cao, vùng đồi thấp và vùng đồng bằng thấp trũng. Vùng núi cao từ 300 m đến 1.000 m, trong đó có đỉnh cao nhất là Ba Vì 1.281 m. Vùng đồi thấp tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Tây cũ với diện tích trên 53 nghìn ha, chủ yếu từ 30 m đến 300 m so với mực nước biển, thích hợp để chăn nuôi bò và phát triển ngành lâm nghiệp. Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích của thành phố, bao gồm khu vực phía Đông của tỉnh Hà Tây cũ, hầu hết diện tích của Hà Nội cũ (trừ khu vực vùng núi Sóc Sơn) và huyện Mê Linh. Địa hình này chia thành hai dạng: vùng cao từ 10 - 30 m ở khu vực Ba Vì và vùng đồng bằng thấp trũng - có địa hình tương đối bằng phẳng, được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi mới, bãi bồi cao và các bậc thềm, thích hợp trồng cây lương thực, trồng rau, hoa, cây ăn quả. Xen giữa các bãi bồi mới và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng như khu vực Mỹ Đức, Ứng Hoà - Thường Tín, Thanh Trì, Phú Xuyên, thích hợp để nuôi trồng thủy sản. 2.9.2. Đất a. Các nhóm đất Hà Nội có bốn loại đất chính đó là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu và đất đồi núi. Nhóm đất phù sa phân bố đều khắp ở các huyện, chiếm hầu hết diện tích của các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, 107 Lê Mỹ Dung Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa... Đây là loại đất trồng trọt tốt nhất của Hà Nội với đặc tính ít chua đến trung tính, độ pH từ 6 – 7, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng khá phong phú, thành phần cơ giới thích hợp với nhiều loại cây trồng như rau đậu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả. . . Đất đồi núi tập trung ở các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mĩ, Mĩ Đức, thị xã Sơn Tây, thích hợp trồng rừng phòng hộ, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi. b. Cơ cấu sử dụng đất Trong tổng số gần 332,9 nghìn ha diện tích đất tự nhiên của TP Hà Nội thì đất nông nghiệp (bao gồm đất sản xuất nông, lâm, thủy sản) chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu sử dụng đất với 56,7%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 152,4 nghìn ha, chiếm 45,8% diện tích tự nhiên thành phố và 80,8% diện tích đất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp chiếm 12,9% diện tích đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Đất nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 5,3% diện tích đất nông nghiệp, còn lại là đất nông nghiệp khác. Đất nông nghiệp tập trung nhiều nhất tại các huyện Ba Vì (29,2 nghìn ha), Sóc Sơn (18,7 nghìn ha), Chương Mỹ (14,0 nghìn ha), Mỹ Đức (14,4 nghìn ha), Ứng Hoà (12,7 nghìn ha), Phú Xuyên (11,2 nghìn ha), Đông Anh (9,3 nghìn ha), Quốc Oai (9,1 nghìn ha) và Thạch Thất (9,0 nghìn ha). Đây là nơi phát triển nông nghiệp của thành phố với các loại hoa màu, cây ăn quả. . . Ở các quận, diện tích đất nông nghiệp không đáng kể. Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất TP Hà Nội giai đoạn 2005 – 2010 [3] Năm 2005 Năm 2010 Tăng (+) giảm (-) (ha) Diện tích (ha) % so với diện tích tự nhiên Diện tích (ha) % so với diện tích tự nhiên Tổng số 334.852,5 100,0 332.889,0 100,0 -1.963,5 Đất nông nghiệp 192.287,3 57,4 188.601,1 56,7 -3.686,2 - Đất sản xuất nông nghiệp 160.617,0 48,0 152.378,7 45,8 -8.238,3 - Đất lâm nghiệp 21.768,7 6,5 24.252,7 7,3 +2.484,0 - Đất nuôi trồng thủy sản 9.436,4 2,8 10.720,6 3,2 +1.284,2 - Đất nông nghiệp khác 465,2 0,1 1.244,1 0,4 +778,9 Đất phi nông nghiệp 131.300,5 39,2 134.947,4 40,5 +3.646,9,5 Đất chưa sử dụng 11.264,7 3,4 9.340,5 2,8 -1.924,2 Quá trình công nghiệp hóa và ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ ở Hà Nội đã làm cho cơ cấu sử dụng đất có sự chuyển dịch. Đất nông nghiệp bị thu hẹp dần nhường chỗ cho đất chuyên dùng (xây dựng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng...) và đất ở. Đặc biệt là các huyện 108 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội ngoại thành - những nơi có quỹ đất và điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp càng nhiều. Một điểm đặc biệt là giá đất (địa tô) ở Hà Nội nói chung rất cao so với các thành phố khác và ngày càng tăng. Giá đất có sự chênh lệch rất lớn theo theo từng khu vực (nông thôn & đô thị) và theo từng mục đích sử dụng (đất ở, đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. . . ). Điều này dẫn đến tình trạng đầu cơ đất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích nhằm thu lợi nhuận cao hoặc không canh tác chờ dự án để được tiền đền bù giải tỏa. Đây là những khó khăn đặc thù của việc sử dụng đất nông nghiệp ở Hà Nội. 2.9.3. Khí hậu Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa hè nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, mưa ít. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 với nhiệt độ trung bình là 240C, độ ẩm tương đối trên 80%. Với nguồn nhiệt, ẩm, ánh sáng lớn, cây trồng vật nuôi sinh trưởng và phát triển rất nhanh, có thể đẩy mạnh việc luân canh, tăng hệ số sử dụng đất, tạo ra cơ cấu cây trồng khá đa dạng và quanh năm với nhiều sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm. . . Thành phố có thể tận dụng mùa đông lạnh kéo dài, nhiệt độ xuống thấp, có mưa phùn cuối mùa đông để từng bước biến vụ đông thành vụ chính với những sản phẩm hàng hóa có giá trị như hoa, cây cảnh, rau đậu. . . Tuy nhiên sự biến động bất thường của khí hậu Hà Nội do sự tranh chấp ảnh hưởng hoạt động của hai mùa gió và các loại hình thời tiết đặc biệt diễn ra trong mỗi mùa (rét đậm, sương muối. . . ) cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp. 2.9.4. Nguồn nước Hà Nội có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với nhiều khúc sông lớn chảy qua. Sông Hồng chảy vắt ngang qua Hà Nội từ xã Phong Vân (Ba Vì) ở phía Tây Bắc tới xã Quang Lãng (Phú Xuyên) ở phía Đông Nam tạo nên 2 lưu vực sông ở hai bên bờ sông Hồng. Ở phía Bắc sông Hồng có sông Công và sông Cà Lồ, sông Đuống là chi lưu quan trọng nhất của sông Hồng. Ở phía Nam sông Hồng có đoạn sông Đà chảy vào Hà Nội cùng 2 chi lưu quan trọng của sông Hồng chảy dọc theo hướng Bắc - Nam là sông Đáy (từ huyện Phúc Thọ tới huyện Mỹ Đức) và sông Nhuệ (từ huyện Từ Liêm tới huyện Phú Xuyên). Hà Nội có nhiều hồ, đầm tự nhiên và hệ thống sông, kênh để tiêu và tưới nước. Đó là các hồ Suối Hai, Đồng Mô, Đại Lải, Đồng Quan, Quan Sơn; Đầm Vân Trì, Đầm Long và đặc biệt là hệ thống hồ ở khu vực nội thành như Hồ Tây và các hồ Hoàn Kiếm, Bảy Mẫu, Trúc Bạch, Thủ Lệ... 2.9.5. Sinh vật Hiện nay, toàn thành phố có 24.252,7 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất chiếm 40%; đất rừng phòng hộ là 16% và đất rừng đặc dụng chiếm 44%. Đất lâm nghiệp chiếm 7,18% diện tích tự nhiên toàn thành phố, đây là tỉ lệ rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về phòng hộ, bảo vệ môi trường đối với Thủ đô. Trên địa bàn Hà Nội có Vườn Quốc gia Ba Vì được thành lập từ năm 1991 với diện tích quản lý 7.377 ha trong tổng số 109 Lê Mỹ Dung 14.144 ha thuộc 7 xã miền núi huyện Ba Vì. Hà Nội vốn là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời đã tạo nên các hệ sinh thái nông nghiệp rất đa dạng, đã cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quý, có giá trị và nổi tiếng trong cả nước. 2.10. Tổ chức không gian đô thị Hà Nội Tổ chức không gian đô thị Hà Nội theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm hạt nhân, đô thị trực thuộc (gồm 5 đô thị vệ tinh và 13 thị trấn) và khu vực nông thôn [9]. - Tại đô thị trung tâm (các quận nội thành) bố trí trung tâm chính trị, hành chính quốc gia và thành phố; trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; các cơ sở thương mại, giao dịch, dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm. . . ; các viện nghiên cứu đầu ngành, các cơ sở đào tạo chất lượng cao; trụ sở chính của các tập đoàn kinh tế. . . và hiện có 2,71 triệu dân sinh sống. Ở đây có thể phát triển loại hình nông nghiệp đặc t
Tài liệu liên quan