Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương

1. Mở đầu Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Những năm qua, nông nghiệp nước ta có những bước phát triển vượt bậc, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng liên tục, chủng loại cây trồng và vật nuôi đa dạng hơn. Cơ cấu nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng tích cực, an ninh lương thực trong nước được đảm bảo, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê, cao su. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, việc tiếp cận cơ hội phát triển công bằng hơn. Bộ mặt nông thôn Việt Nam được khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại. Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng sông Hồng, đất chật, người đông. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân và tạo ra nông sản hàng hóa giúp nông dân vươn lên làm giàu, vấn đề đặt ra cho nông nghiệp Hải Dương cần phải biết đánh giá đúng tiềm năng và phát huy có hiệu quả lợi thế để khai thác, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cần chỉ rõ những khó khăn, hạn chế phải khắc phục để nông nghiệp Hải Dương phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp Hải Dương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 109-119 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG Đàm Văn Bắc Trường cao đẳng Hải Dương 1. Mở đầu Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Những năm qua, nông nghiệp nước ta có những bước phát triển vượt bậc, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng liên tục, chủng loại cây trồng và vật nuôi đa dạng hơn. Cơ cấu nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng tích cực, an ninh lương thực trong nước được đảm bảo, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê, cao su... Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, việc tiếp cận cơ hội phát triển công bằng hơn. Bộ mặt nông thôn Việt Nam được khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại. Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng sông Hồng, đất chật, người đông. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân và tạo ra nông sản hàng hóa giúp nông dân vươn lên làm giàu, vấn đề đặt ra cho nông nghiệp Hải Dương cần phải biết đánh giá đúng tiềm năng và phát huy có hiệu quả lợi thế để khai thác, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cần chỉ rõ những khó khăn, hạn chế phải khắc phục để nông nghiệp Hải Dương phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp Hải Dương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương 2.1.1. Vị trí địa lí Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, diện tích 1600,78km2. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), 109 Đàm Văn Bắc có tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia chạy qua như quốc lộ 5, quốc lộ 18, 37, 183, Hải Dương trở thành điểm trung chuyển giữa thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng theo quốc lộ 5 (cách Hải Phòng 45km về phía đông, cách Hà Nội 57km về phía tây). Phía Bắc của tỉnh có hơn 20km quốc lộ 18 chạy qua, nối sân bay quốc tế Nội Bài với biển qua cảng Cái Lân. Quốc lộ 18 tạo điều kiện giao lưu hàng hóa từ nội địa (vùng Bắc Bộ) và từ tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc ra biển, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời tạo cơ sở hạ tầng cho việc phát triển nông nghiệp. 2.1.2. Các nhân tố tự nhiên a. Địa hình Địa hình Hải Dương nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Đông có địa hình thấp, trũng, thường bị ảnh hưởng của thủy triều và ngập nước vào mùa mưa. Đại bộ phận diện tích của Hải Dương là đồng bằng (chiếm 89% diện tích). Nằm trong lưu vực sông Thái Bình, với độ cao trung bình từ 2 - 3m so với mực nước biển, được phân bố ở phía Nam gồm các huyện: Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang, Ninh Giang, Thanh Miện, Kim Thành và thành phố Hải Dương. Địa hình này rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt. Diện tích miền núi của tỉnh chiếm 11%, phân bố ở phía Bắc thuộc các huyện Chí Linh, Kinh Môn. Phía Bắc huyện Chí Linh nằm trong cánh cung Đông Triều, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng cỏ để phát triển chăn nuôi. b. Đất trồng * Với diện tích tự nhiên là 1660,78km2, đất đai của Hải Dương được chia làm hai loại chính: - Nhóm đất đồng bằng: Chủ yếu là đất phù sa sông Thái Bình, có xen kẽ nhỏ phù sa sông Hồng. Diện tích đất phù sa 147.900 ha, bằng 89% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Loại đất này tương đối màu mỡ, có giá trị kinh tế cao và thích hợp với các loại cây trồng: cây lương thực, màu, rau thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày. Đất này được chia thành 3 loại: + Đất phù sa không được bồi đắp: chiếm khoảng 76% diện tích, bị ngăn bởi các hệ thống đê, đất có màu xanh nâu nhạt hoặc xám vàng. Xen kẽ với các loại đất này ở các ô trũng có loại đất phù sa bị glây hóa úng nước mưa vào mùa hạ. Đất này thuận lợi cho trồng lúa nhưng phải cải tạo và xây dựng hệ thống thủy lợi. + Đất phù sa được bồi đắp hàng năm chủ yếu do sông Thái Bình và sông Luộc chiếm 5,6% diện tích, phân bố ở ngoài đê. Đất có màu nâu tươi, thành phần cơ giới thường nhẹ, đất tốt, thích hợp với phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu và rau xanh. 110 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương + Đất nhiễm mặn chiếm một phần diện tích phía đông của tỉnh khoảng 2000 ha được phân bố ở khu vực Nhị Chiểu, nam Tứ Kỳ, nam Kim Thành và nam Thanh Hà. Là đất triều bãi được bồi phù sa hàng năm, cấy lúa 2 vụ năng suất thấp song lại thuận lợi cho việc trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và rau xanh. - Nhóm đất đồi núi: Với diện tích 18.320 ha bằng 11 % diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất đồi núi được hình thành do quá trình phong hóa đất mẹ, đất dốc tụ hoặc xen kẽ giữa phù sa với quá trình dốc tụ, phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc của tỉnh thuộc hai huyện Chí Linh và Kinh Môn. Nhìn chung, nhóm đất này nghèo chất dinh dưỡng, tầng đất mỏng, chất hữu cơ ít. Vùng đất này thích hợp cho phát triển nghề rừng, trồng một số loại cây ăn quả, cây công nghiệp và phát triển chăn nuôi. * Tình hình sử dụng đất Hải Dương có vốn đất nông nghiệp khá lớn, năm 2009, vốn đất nông nghiệp đạt 106.577 ha chiếm 64,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp của Hải Dương đang có xu hướng giảm. Giai đoạn 2000 - 2009, diện tích đất nông nghiệp Hải Dương giảm 8239 ha. Diện tích đất nông nghiệp giảm do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, do quá trình đô thị hóa. Bảng 1. Tình hình sử dụng đất qua các năm [5] Chỉ tiêu Tình hình sử dụng đất (ha) Tăng (giảm) 2000 2005 2009 Tổng diện tích TN 165.477 165.477 165.477 0 Đất nông nghiệp 114.816 109.005 106.577 - 8239 Đất phi nông nghiệp 49.608 53.551 58.165 + 8557 Đất chưa sử dụng 1.053 777 735 - 318 Hiện trạng sử dụng đất ở Hải Dương có những thuận lợi và khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Thứ nhất, qui mô đất nông nghiệp lớn, đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng các nông sản hàng hóa có giá trị cao để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường tại chỗ và các vùng lân cận. Thứ hai, qui mô đất nông nghiệp có xu hướng giảm đặt ra cho nông nghiệp Hải Dương phải tìm hướng đi mới, vừa đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất của người lao động. c. Khí hậu Khí hậu Hải Dương mang nét chung của khí hậu đồng bằng sông Hồng với đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông tương đối lạnh, ít mưa. Khí hậu Hải Dương có tiềm năng nhiệt ẩm lớn. Nhiệt độ trung bình hàng năm 111 Đàm Văn Bắc là 23,30C, tổng nhiệt độ hoạt động cả năm là 85000C. Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80% đến 90%. Lượng mưa trung bình cả năm từ 1400 mm đến 1700 mm, ít hơn một chút so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Vùng đồi núi mưa thấp hơn, khoảng 1400 - 1500 mm. Đây là vùng khuất gió mùa đông bắc bởi cánh cung Đông Triều. Khu vực mưa nhiều là vùng đồng bằng, lượng mưa trung bình năm vượt 1600 mm. Bảng 2. Một số chỉ số về khí hậu của Hải Dương [2] Các yếu tố I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cảnăm Nhiệt độ oC 16,1 17,0 19,9 23,4 27,2 28,6 29,1 28,3 27,2 24,5 20,8 17,8 23,3 Độ ẩm (%) 81 84 89 89 85 84 83 85 86 83 82 81 84 Lượng mưa (mm) 20,1 25,1 37,7 96,9 199,3 228,3 237,8 294,9 225,3 131,7 45,4 19,6 1561,9 Tính chất khí hậu của Hải Dương là sự phân hóa thành hai mùa rõ rệt trong năm: mùa hè và mùa đông. Mùa hè: từ tháng V đến tháng X với đặc điểm là nóng, mưa nhiều, có gió thịnh hành hướng đông nam. Nhiệt độ trung bình mùa hè khoảng 250C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là tháng VII (29,10C) và tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng VIII (294,9mm). Do chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa tây nam, dải hội tụ nhiệt đới và các xoáy thuận nhiệt đới (bão và áp thấp nhiệt đới) nên trong thời kỳ này có nhiệt độ cao và xuất hiện nhiều trận mưa lớn. Mùa đông: từ tháng XI đến tháng IV có đặc điểm thời tiết tương đối lạnh và mưa ít. Nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng 180C đến 200C, lượng mưa trung bình từ 60mm đến 70mm.Trong đó, tháng I là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất (16,10C) và lượng mưa thấp nhất trong năm là tháng XII (19,6 mm). Mùa đông có gió thịnh hành hướng Đông Bắc, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tháng IV và tháng X trong năm được coi như sự chuyển tiếp của 2 mùa ở Hải Dương. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cho phép nông nghiệp Hải Dương phát triển quanh năm, tạo điều kiện cho Hải Dương thâm canh, tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp. Mùa đông lạnh tạo điều kiện sản xuất một vụ đông với cây trồng đa dạng, phong phú, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sự biến động thất thường của khí hậu tỉnh Hải Dương là do sự tranh chấp ảnh hưởng hoạt động của 2 mùa gió và các yếu tố thời tiết đặc biệt diễn ra trong mỗi mùa. Vì vậy, ở Hải Dương có năm rét sớm, năm rét muộn, có năm mùa nóng kéo dài, lượng mưa xuống thấp nhất 1,8 mm (tháng 12 năm 1996), điều đó ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất cây trồng, gia tăng sâu 112 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương dày, dịch bệnh trong nông nghiệp, gây thiệt hại mùa màng. d. Thủy văn Hải Dương có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với nhiều sông lớn chảy qua thuộc lưu vực sông Thái Bình: như sông Kinh Thày, sông Kinh Môn, sông Mía, sông Văn Úc, v.v... Đoạn sông Thái Bình chảy qua Hải Dương dài 60km (tính từ Phả Lại đến ngã ba sông Mía), có lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn. Tại trạm Bến Bình vào tháng VII tới 1590 m3/s. Các sông tại Hải Dương có thủy chế theo mùa rõ rệt: Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng từ tháng VI đến tháng X, cao nhất vào tháng VIII. Mùa cạn thường kéo dài 7 tháng, từ tháng XI đến tháng V với mực nước và lưu lượng nước thấp nhất vào tháng III. Hải Dương là một trong những tỉnh có nhiều đê ngăn lũ nhất toàn quốc. Tổng chiều dài tới 368km, trong đó, đê do Trung ương quản lí 212km, đê do địa phương quản lí 156km. Trên hệ thống có 33 tuyến kè, 254 cống và nhiều trạm bơm giải quyết việc tưới tiêu. Cùng với hệ thống sông chính còn có các sông đào như sông Cửu Yên (thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải). Tại Thanh Hà cũng có một sông khá quan trọng là sông Hương (hay sông Bình Hà) từ cống Tiền Trung ra sông Gùa dài 22km, rộng 60 đến 140 m. Ở tả ngạn sông Thái Bình có một hệ thống thủy nông khá quan trọng là An Kim Hải dài 50km, rộng 45 m phục vụ tưới tiêu cho huyện Kim Thành của Hải Dương và một số huyện của thành phố Hải Phòng. Tham gia tưới tiêu cho đồng ruộng của Hải Dương còn có một hệ thống mương máng dày đặc được nối với các hệ thống sông chính. Một hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú như đã nói ở trên là cơ sở thuận lợi cho tỉnh Hải Dương phát triển sản xuất nông nghiệp và phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Hải Dương có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh. Với địa hình đơn giản, đất đai màu mỡ, khí hậu tương đối thuận lợi trong phát triển cây trồng, vật nuôi. Nông nghiệp Hải Dương có điều kiện phát triển thuận lợi, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay. e. Tài nguyên sinh vật Hải Dương có hai huyện miền núi Chí Linh và Kinh Môn với tài nguyên rừng phong phú: Tổng diện tích rừng của Hải Dương đạt 5410 ha, trong đó có 3890 ha rừng tự nhiên và 1520 ha diện tích rừng trồng. Tài nguyên rừng ở Hải Dương có giá trị trong việc cung cấp gỗ và củi đun cho nhân dân, đồng thời tạo điều kiện giữ mực nước ngầm phục vụ cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, với 14.470 ha đất đai vùng đồi núi Chí Linh, có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc theo lối đàn. Nhìn chung, Hải Dương là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát 113 Đàm Văn Bắc triển một nền nông nghiệp đa canh. Có vị trí địa lí tương đối thuận lợi gần Hà Nội, trung tâm văn hóa, chính trị kinh tế; gần Hải Phòng, Quảng Ninh, là trung tâm kinh tế lớn của đồng bằng Bắc Bộ và của cả nước. Có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh. Với địa hình đơn giản, đất đai màu mỡ, khí hậu tương đối thuận lợi trong phát triển cây trồng, vật nuôi. Nông nghiệp Hải Dương có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay. 2.2. Các nhân tố kinh tế xã hội 2.2.1. Dân cư và nguồn lao động a. Dân cư Theo số liệu thống kê ngày 01/09/2009, dân số của Hải Dương có 1706,8 nghìn người, chiếm 1,9% dân số cả nước trong khi diện tích chiếm 0,05%. Từ năm 1999 trở lại đây, dân số Hải Dương tăng chậm so với mức tăng dân số trung bình của cả nước (tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm gần 1%). Đặc biệt, do thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, tốc độ tăng dân số của Hải Dương những năm gần đây giảm đáng kể, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, kinh tế xã hội ngày càng được đẩy mạnh, phát triển. Bảng 3. Một số chỉ tiêu về dân số [5] Chỉ tiêu 2000 2005 2009 Dân số trung bình (nghìn người) 1.656,9 1.685,5 1.706,8 Tỉ lệ tăng TN (%) 1,12 1,00 0,94 Dân số nông thôn (nghìn người) 1.427,1 1.419,1 1.380,1 Tỉ lệ dân số nông thôn (%) 86,1 84,2 80,9 Cơ cấu dân số: dân số ở khu vực nông thôn là 1380,8 nghìn người chiếm gần 81% dân số toàn tỉnh. Tỉ lệ dân nông thôn đang có xu hướng giảm do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Dân số đông, gia tăng dân số còn cao, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang tăng mạnh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng ngày càng phong phú, đa dạng cả về lượng và chất cũng như chủng loại. Chính điều này đã tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp Hải Dương phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả hơn. Tuy vậy, dân số đông và tăng nhanh cũng gây áp lực lên quĩ đất dành cho nông nghiệp và làm ảnh hưởng đến chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp. b. Nguồn lao động Cùng với số dân đông, Hải Dương có lực lượng lao động dồi dào, tăng nhanh. Năm 2009, toàn tỉnh có 1081,5 nghìn lao động chiếm 63,4% dân số, mỗi năm nguồn lao động tăng khoảng 5600 người. Lực lượng lao động đang được trẻ hóa, có trình 114 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương độ, có tri thức, tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ mới. Đặc biệt trong nền sản xuất hàng hóa, lực lượng này tỏ ra linh hoạt, nhạy bén và nhanh chóng nắm bắt cơ chế thị trường. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao thuận lợi cho việc nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn. Cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế, tỉ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm. Biểu đồ 1. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của Hải Dương Năm 2009, cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế như sau: khu vực nông, lâm, thủy sản: 58,4%; khu vực công nghiệp - xây dựng: 23,9% và khu vực dịch vụ: 17,7%. So với năm 2000, cơ cấu lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm, như vậy lao động nông nghiệp trên địa bàn Hải Dương trong tương lai có nguy cơ thiếu hụt thường xuyên, đặc biệt là lao động trẻ. 2.2.2. Tiềm lực khoa học công nghệ Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, nơi có điều kiện phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lao động và nâng cao tiềm lực khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Ngành giáo dục Hải Dương phát triển khá toàn diện, đồng bộ và được đầu tư có hiệu quả. Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hải Dương được xếp vào một trong những tỉnh ở tốp đầu có giáo dục phát triển. Hệ thống giáo dục đa dạng và phát triển rộng khắp. Năm 2009, trên địa bàn có 4 trường trung cấp chuyên nghiệp, 6 trường cao đẳng và 3 trường đại học. Bên cạnh đó, Hải Dương nằm rất gần trung tâm giáo dục lớn Hả Nội, Hải Phòng nên nguồn lao động được đào tạo tăng nhanh, số lượng học sinh trúng tuyển 115 Đàm Văn Bắc các trường đại học và cao đẳng những năm gần đây tăng đáng kể. Sự phát triển của giáo dục Hải Dương góp phần nâng cao chất lượng lao động nói chung và lao động nông nghiệp nói riêng, như một chiếc cầu nối, nguồn lao động có trình độ cao giúp nông dân nắm bắt nhanh hơn khoa học kĩ thuật và trình độ thâm canh trong nông nghiệp, từ đó tăng năng suất cây trồng vật nuôi. 2.2.3. Cơ sở hạ tầng a. Giao thông Trên địa bàn tỉnh có các tuyến quốc lộ chạy qua như quốc lộ 5, 18, 183, 37. Các tuyến này đã, đang được sửa chữa, nâng cấp hoàn chỉnh, khả năng thông xe tốt, rất thuận lợi cho việc vận chuyển nông sản hàng hóa trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có 11 tuyến tỉnh lộ, với tổng chiều dài 258km, hầu hết đã được trải nhựa. Đường huyện lộ có 27 tuyến, với tổng chiều dài 352km, trong đó có 75% đã được trải nhựa. Hệ thống giao thông nông thôn đang được bê tông hóa góp phần đáng kể trong việc tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Hải Dương có 10 tuyến sông do Trung ương quản lí, dài gần 300km, 6 tuyến sông do địa phương quản lí dài 140km. Trên địa bàn Hải Dương có 10 bến xếp dỡ hàng hóa dọc theo các sông, trong đó có cảng Cống Câu với công suất 220 nghìn tấn/năm. Hải Dương có 70km đường sắt đi qua (kể cả 15km đường chuyên dùng cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại). Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua địa phận tỉnh dài 44km. Tuyến Kép - Bãi Cháy qua Hải Dương dài 10km. Các tuyến đường này tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa giữa Hải Dương và các tỉnh lân cận cũng như xuất khẩu hàng hóa qua cảng Hải Phòng. b. Hệ thống cấp điện Hải Dương có điều kiện thuận lợi về nguồn cấp, hệ thống trạm và lưới điện. Trên địa bàn tỉnh có nguồn cấp điện từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại với công suất 1040MW. Nguồn điện bổ sung từ lưới điện quốc gia qua đường dây 35 KV, có chiều dài 600km từ tuyến Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng. Lưới điện 10 KV tập trung ở các thị trấn. Lưới điện 6 KV tập trung chủ yếu ở thành phố Hải Dương. Tốc độ tăng của ngành công nghiệp cung cấp điện nước năm 2009 so với năm 2008 là 6,6%, đáp ứng điện cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống nhân dân. c. Thông tin và truyền thông Trong những năm gần đây, mạng thông tin di động phát triển khá mạnh với nhiều loại hình, nhiều dịch vụ đa dạng. Đến hết năm 2009, Hải Dương có 266.566 thuê bao điện thoại cố định và 75.523 thuê bao di động trả sau. Bình quân thuê bao cố định và thuê bao trả sau là 23,6 máy/100 dân, cao hơn so với bình quân chung của cả nước (cả nước đạt 15,1 thuê bao/100 dân). Tổng số thuê bao Internet ADSL 116 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương 24.163 thuê bao. Mạng lưới bưu cục, điểm phục vụ các dịch vụ bưu chính viễn thông những năm gần đây có sự tiến bộ vượt bậc. Số lượng các điểm dịch vụ ngày càng tăng về số lượng, hoàn thiện về điều kiện phục vụ, chất lượng và giá cả. Đặc biệt, tất cả các xã hiện nay đều có các điểm bưu điện văn hóa vừa tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước phục cho sản xuất nông nghiệp, vừa nâng cao chất lượng lao động nông thôn. 2.2.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật - Số lượng cơ sở công nghiệp trên địa bàn Hải Dương khá cao, năm 2009 có 25.158 cơ sở, tăng 2592 cơ sở so với năm 2000. Đây là một nguồn lực quan trọng trong việc cung ứng điện, nước, tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp. Đồng thời, đây cũng là một thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của nhân dân. - Hải Dương đã xây dựng được một hệ thống thủy lợi khá phát triển. Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải cùng với mạng lưới thủy nông nội đồng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu tưới và tiêu nước cho nhân dân. - Tất cả 12 huyện, thành phố đều có hệ thống các trại, trạm bảo vệ thực vật, thú y đáp ứng kịp thời nhu cầu về giống cây trồng và vật nuôi, phòng và chữa bệnh trong nông nghiệp. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hải Dương có Viện Cây Lương thực và Thực phẩm (thuộc địa bàn xã Liên Hồng – huyện Gia Lộc), một trung tâm nghiên cứu và ươm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất của nông nghiệp Việt Nam, cho năng suất