Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Thái Nguyên (TUEBA) thông qua kết quả khảo sát 250 sinh viên. Phương pháp phân
tích nhân tố khám phá (EFA) và phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên
cứu đã khẳng định 66,8% ý định khởi nghiệp của sinh viên TUEBA chị ảnh hưởng
bởi các yếu tố: Kỳ vọng của bản thân; Thái độ đối với khởi nghiệp; Năng lực bản
thân cảm nhận; Chuẩn mực niềm tin; Vốn tri thức; Vốn tài chính ảnh hưởng tới ý
định khởi nghiệp của sinh viên TUEBA.
23 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
169
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ
KINH DOANH THÁI NGUYÊN
TS. Vũ Quỳnh Nam
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Thái Nguyên (TUEBA) thông qua kết quả khảo sát 250 sinh viên. Phương pháp phân
tích nhân tố khám phá (EFA) và phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên
cứu đã khẳng định 66,8% ý định khởi nghiệp của sinh viên TUEBA chị ảnh hưởng
bởi các yếu tố: Kỳ vọng của bản thân; Thái độ đối với khởi nghiệp; Năng lực bản
thân cảm nhận; Chuẩn mực niềm tin; Vốn tri thức; Vốn tài chính ảnh hưởng tới ý
định khởi nghiệp của sinh viên TUEBA.
Từ khóa: Ý định khởi nghiệp, nhân tố ảnh hưởng, TUEBA.
1. Giới thiệu
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh là một trong 7 trường đại học
thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên. Trong đó, TUEBA là một trường đại học đào
tạo chính về khối ngành kinh tế cho vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
Hàng năm, số lượng sinh viên được tốt nghiệp trên một nghìn sinh viên, với
các ngành chính: Kế toán; Tài chính ngân hàng; Quản trị; Kinh tế nông nghiệp;.
Những năm qua TUEBA đã không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng
viên, nghiên cứu viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho sinh viên nhằm đảm
bảo giúp sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội.
Đặc biệt, với chương trình mục tiêu quốc gia về khởi nghiệp. Trong đó, khuyến
khích khởi nghiệp trong sinh viên đã được nhà trường tích cực quan tâm và triển khai:
triển khai cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp lần thứ nhất của Đại học Thái Nguyên năm
2017; tổ chức chương trình Talkshow “khát vọng khởi nghiệp” cho sinh viên; tổ chức
cuộc thi “ý tưởng khởi nghiệp” cho sinh viên năm 2018; và cuộc thi ý tưởng khởi
nghiệp CIC năm 2019, và nhiều hoạt động tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên
trong toàn trường.
170
Tuy nhiên, thực tế sinh viên của Nhà trường khởi nghiệp còn rất ít. Hiện nay,
Nhà trường chưa có số liệu thống kê cụ thể về số lượng sinh viên ra trường khởi nghiệp,
song theo đánh giá của nghiên cứu thì số lượng này còn rất hạn chế. Nguyên nhân do
nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là do sinh viên thiếu các kiến thức cơ bản
về khởi nghiệp, thiếu niềm đam mê khởi nghiệp, thiếu nguồn vốn tài trợ cho khởi
nghiệp, Trước thực trạng khởi nghiệp của sinh viên Nhà trường, nghiên cứu tiến
hành khảo sát 250 sinh viên năm cuối để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi
nghiệp của Nhà trường đối với sinh viên trong thời gian tới.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Một số lý thuyết về khởi nghiệp
Lý thuyết dự định hành vi (TPB) của Ajzen (1991) cho rằng, hành vi của con
người được xuất phát từ thái độ của họ trước phản ứng về hành vi đó, có thể được
hiểu là sự tán thành của người đó với hành vi đó. Nếu thái độ tích cực ủng hộ một
hành vi nào đó con người sẽ xem xét đến những yếu tố như áp lực xã hội, của người
thân xem họ ủng hộ hay không ủng hộ hành vi đó và được gọi là quy chuẩn chủ quan
sẽ tạo nên ý định thực hiện hành vi của con người, và được thể hiện bằng kế hoạch
hay khả năng một người nào đó, trong bối cảnh nhất định nào đó sẽ thực hiện hành
vi, từ đó nhận thức kiểm soát hành vi. Trong đó, thái độ được khái niệm như là sự
đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện, còn quy chuẩn chủ quan là ảnh
hưởng bởi sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không hành vi đó, còn nhận
thức kiểm soát hành vi là việc phản ánh cá nhân cảm thấy dễ dàng hay khó khăn khi
thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội
để thực hiện hành vi.
Vận dụng lý thuyết hành vi, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về ý định khởi
nghiệp trong và ngoài nước như Sokol và cộng sự (1982), đã đề xuất lý thuyết sự kiện
khởi nghiệp (EEM). Lý thuyết này cho rằng khởi nghiệp sẽ xuất hiện khi một cá nhân
phát hiện ra một cơ hội khởi nghiệp và kỳ vọng vào nó; Mariani và cộng sự (2013),
cho rằng ý định khởi nghiệp là quá trình nhận dạng, đánh giá và khai thác các cơ hội
kinh doanh đến với mỗi cá nhân; Wenjun Wang và cộng sự (2011) cho rằng ý định
khởi nghiệp là khát khao đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tận dụng cơ
hội kinh doanh để làm giàu; Theo Austin (2006) thì khởi sự kinh doanh là việc tận
dụng cơ hội kinh doanh để làm giàu bằng cách khởi xướng các phương thức hoạt
động sáng tạo trong điều kiện môi trường hạn chế về nguồn lực.
171
Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Nguyễn Hải Quang và cộng sự (2017);
Nguyễn Quốc Nghi (2016); Nguyễn Thị Tuyết Mai và cộng sự (2009), cũng đã
chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm các
biến: kỳ vọng của bản thân; thái độ đối với khởi nghiệp; năng lực bản thân cảm
nhận; chuẩn mực niềm tin; vốn tri thức và vốn tài chính. Kế thừa các nghiên cứu
trước, nghiên cứu tiến hành ứng dụng đối với sinh viên năm cuối của TUEBA. Với
các biến được kế thừa như sau:
Yếu tố Kỳ vọng của bản thân (KV): Theo Wenjun Wang và cộng sự (2011) thì
kỳ vọng bản thân là những mong muốn, những hy vọng của cá nhân về khả năng họ
có thể thực hiện một hành động nào đó, kỳ vọng càng cao thì ý định khởi nghiệp càng
lớn. Kỳ vọng của bản thân được đo lường bằng: Cơ hội khởi nghiệp và kỳ vọng vào
nó (Sokol, 1982); Kỳ vọng vào tính hấp dẫn (Souitaris và cộng sự, 2007); Mong
muốn, hy vọng để thực hiện kỳ vọng (Krueger và cộng sự, 2000); Khát khao đạt được
mục tiêu mong muốn (Wenjun Wang và cộng sự, 2011); Thái độ của sinh viên (Dinis,
2013); Nguyễn Hải Quang và cs, 2017); Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2016).
Yếu tố Thái độ đối với khởi nghiệp (TD): Theo Ajzen và cộng sự (1991) thái
độ đối với khởi nghiệp là xác suất chủ quan của một người mà họ sẽ thực hiện một
số hành vi nào đó. Những người có thái độ tích cực, có niềm đam mê trong kinh
doanh sẽ tác động thuận chiều với ý định khởi nghiệp. Thái độ đối với khởi nghiệp
được đo lường bằng: Thái độ tích cực (Ajzen, 1991); Alsos và cộng sự, 1998); Shook
và cộng sự, 2003); Autio và cộng sự, 2001); Linan và cộng sự, 2011); Đam mê kinh
doanh (Ajzen và cộng sự, 1991); Alsos và cộng sự, 1998); Mức độ sẵn sàng khởi
nghiệp khi cơ hội đến (Krueger & cộng sự, 2000); Dám chấp nhận rủi ro (Kolvereid
và cộng sự, 2006); Có cá tính độc lập (Kolvereid và cộng sự, 2006)
Yếu tố Năng lực bản thân cảm nhận (NL): Linnan và cộng sự (2009) cho
rằng, năng lực bản thân cảm nhận là sự nhận thức về khả năng thực hiện một hành
động nào đó thông qua khả năng thiết lập, duy trì, kiểm soát các cơ hội. Yếu tố
này được đo lường bằng: Cảm nhận lạc quan về năng lực của mình (Krueger và
cộng sự, 2000); Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2016); Cảm nhận được khả năng
thiết lập, duy trì và kiểm soát cơ hội (Linnan và cộng sự, 2009); Khả năng xử lý
tình huống và nuôi dưỡng các ý tưởng kinh doanh (Autio và cộng sự, 2001); Bản
thân là người hiện đại (Nguyễn Thị Tuyết Mai và cộng sự, 2009).
Yếu tố Chuẩn mực niềm tin (NT): Krueger và cộng sự (2000) cho rằng, chuẩn
mực niềm tin là niềm tin cá nhân có tính chất xã hội và bị chi phối bởi những cá nhân
khác trong xã hội. Yếu tố này được đo lường bằng: Tự tin và bản nhân (Krueger và
cộng sự, 2000); Amou và cs, 2014); Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2016); Phan Anh
Tú, 2015); Niềm tin từ sự ủng hộ của gia đình (Mueller, 2006); Phạm Quốc Tùng,
172
2012); Kinh nghiệm kinh doanh của bản thân (Mueller, 2006); Lê Hiếu Học và cộng
sự, 2018); Phan Anh Tú, 2015).
Yếu tố Vốn tri thức (TT): Linnan và cộng sự, (2009) cho rằng vốn tri thức là
những tri thức mà sinh viên thu nhận được từ các hoạt động đào tạo của nhà trường
với các nội dung chương trình đào tạo gắn với hoạt động khởi nghiệp của sinh viên.
Yếu tố này được đo lường bằng: Phân tích chiến lược kinh doanh (Ibrahim và cộng
sự (2002); Marketing trong doanh nghiệp (Souitaris (2007); Kỹ năng khởi nghiệp
(Rengiah (2013); Linnan và cộng sự (2009); Kiến thức khởi nghiệp (Linnan và cộng
sự, 2009); Rengiah (2013); Lập kế hoạch và phân tích kế hoạch (Rengiah (2013);
Luyện tập các kỹ năng kinh doanh phức tạp (Rengiah (2013)
Yếu tố Vốn tài chính (TC): Nguyễn Thị Tuyết Mai và cộng sự (2009), vốn tài
chính là yếu tố quyết định đến ý định khởi nghiệp của một cá nhân. Vốn tài chính bao
gồm: Vốn tự có (Amou và cộng sự (2014); Vốn vay từ người thân (Nguyễn Hải Quang
và cộng sự (2017); Nguyễn Thị Tuyết Mai và cộng sự (2009); Vốn tín dụng (Lương
Ngọc Minh (2019); Vốn được huy động từ các tổ chức, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp
(Lương Ngọc Minh (2019); Nguyễn Hải Quang và cộng sự (2017).
Yếu tố Ý định khởi nghiệp (KN): Theo Marco và cộng sự (2013) cho rằng, ý
định khởi nghiệp là một trạng thái của tâm trí nhấn mạnh đến sự quan tâm của một
các nhân và kinh nghiệp thực tiễn của họ để thực hiện một hành vi kinh doanh, bao
gồm: Sự tán thành đối với hoạt động khởi nghiệp (Fishbein và cộng sự, 1975); Kế
hoạch thực hiện hành vi kinh doanh (Marco và cộng sự (2013); Souitaris và cộng sự
(2007); Tận dụng cơ hội để khởi nghiệp kinh doanh (Austin, 2006).
Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết 1: Yếu tố kỳ vọng bản thân có tác động tích cực đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên TUEBA
Giả thuyết 2: Yếu tố thái độ đối với khởi nghiệp có tác động tích cực đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên TUEBA
Giả thuyết 3: Yếu tố năng lực bản thân cảm nhận có tác động tích cực đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên TUEBA
Giả thuyết 4: Yếu tố chuẩn mực niềm tin có tác động tích cực đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên TUEBA
Giả thuyết 5: Yếu tố vốn tri thức có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên TUEBA.
Giả thuyết 6: Yếu tố vốn tài chính có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên TUEBA.
173
Mô hình nghiên cứu đề xuất cho phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ý định
khởi nghiệp của sinh viên TUEBA.
Sơ đồ 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng bao gồm: phương pháp thống
kê mô tả nhằm phân tích thực trạng sinh viên TUEB tốt nghiệp giai đoạn 2016-2018
và thống kê đối tượng khảo sát; phương pháp EFA được sử dụng để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên.
H6
H1
H2
H3
H4
H5
Kỳ vọng của bản
thân (KV)
Thái độ với KN
(TD)
Năng lực bản thân
cảm nhận (NL)
Chuẩn mực niềm
tin (NT)
Ý định khởi nghiệp
sinh viên TUEBA
(KN)
Vốn tài chính
(TC)
Vốn tri thức (TT)
174
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng khảo sát
Tiêu chí Số người Tỷ trọng (%)
Giới tính
Nam 53 21,2
Nữ 197 78,8
Dân tộc
Kinh 168 67,2
Thiểu số 82 32,8
Hoàn cảnh gia đình
(nghề nghiệp của
bố, mẹ)
Công chức nhà nước 44 17,6
Doanh nghiệp 26 10,4
Buôn bán 69 27,6
Nông dân 111 44,4
Thu nhập trung
bình của gia đình
(triệu đồng/tháng)
<5 9 3,6
5 - 10 38 15,2
10 - 20 176 70,4
>20 27 10,8
Trình độ học vấn
của bố mẹ
THCS 3 1,2
THPT 39 15,6
Trung cấp - cao đẳng 144 57,6
Đại học- trên đại học 64 25,6
Tổng 250 100
(Nguồn: Khảo sát của tác giả)
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đánh giá chất lượng các thang đo và các biến quan sát
Bảng 2 cho thấy các Hệ số tương quan biến tổng điều chỉnh (Corrected
Item-Total Correlation) của các biến quan sát đều > 0,3 nên 27 biến quan sát đều
có chất lượng tốt. Mặt khác, các nhân tố (thang đo) đều có Cronbach’s Alpha tổng
thể >0,6 nên toàn bộ các các nhân tố đều đạt yêu cầu về chất lượng để đưa vào
phân tích EFA.
175
Bảng 2: Cronbach’s Alpha và Hệ số tương quan biến tổng điều chỉnh
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Kỳ vọng của bản thân: Cronbach’s Alpha = 0,900
KV1 13.89 3.843 .881 .851
KV2 13.94 4.454 .607 .907
KV3 14.01 3.739 .659 .911
KV4 13.86 3.835 .938 .841
KV5 13.92 4.127 .753 .879
Thái độ đối với khởi nghiệp: Cronbach’s Alpha = 0,949
TD1 12.700 13.464 .613 .977
TD2 13.248 11.609 .923 .926
TD3 13.252 11.482 .923 .926
TD4 13.204 11.336 .957 .920
TD5 13.132 11.497 .898 .930
Năng lực bản thân cảm nhận: Cronbach’s Alpha = 0,882
NL1 10.384 2.254 .869 .802
NL2 10.412 2.548 .677 .873
NL3 10.516 2.235 .598 .926
NL4 10.352 2.269 .911 .791
Chuẩn mực niềm tin:Cronbach’s Alpha = 0,673
NT1 7.24 1.010 .547 .602
NT2 7.39 1.009 .469 .600
NT3 7.28 1.023 .445 .633
Vốn tri thức: Cronbach’s Alpha = 0,915
TT1 16.99 7.988 .663 .916
TT2 16.77 8.838 .592 .921
TT3 16.84 8.290 .644 .917
TT4 16.67 7.572 .887 .881
TT5 16.72 7.911 .950 .877
TT6 16.70 7.755 .891 .882
Vốn tài chính: Cronbach’s Alpha = 0,678
TC1 10.296 2.378 .560 .658
TC2 10.336 2.593 .418 .639
TC3 10.432 2.118 .444 .633
TC4 10.312 2.288 .449 .620
Kiểm định tính thích hợp của EFA
176
Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập cho thấy KMO đạt 0.701> 0.5 với
kiểm định Barlett’s có Sig.=0,000<0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến
tính tới nhân tố đại diện và dữ liệu thích hợp cho phân tích EFA.
Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các nhân tố độc lập
Bảng 3. Mức độ giải thích của các biến quan sát
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Total
% of
Variance
Cumulative
%
Total
% of
Variance
Cumulative
%
Total
% of
Variance
Cumulative
%
1 8.573 31.753 31.753 8.573 31.753 31.753 5.497 20.361 20.361
2 4.460 16.517 48.270 4.460 16.517 48.270 4.481 16.596 36.957
3 3.876 14.354 62.625 3.876 14.354 62.625 4.235 15.687 52.644
4 1.864 6.903 69.528 1.864 6.903 69.528 4.212 15.599 68.243
5 1.558 5.770 75.298 1.558 5.770 75.298 1.905 7.055 75.298
6 .953 3.531 78.829
7 .793 2.937 81.766
8 .679 2.514 84.279
9 .623 2.306 86.586
10 .591 2.188 88.774
11 .544 2.014 90.787
12 .439 1.626 92.413
13 .410 1.520 93.933
14 .293 1.085 95.018
15 .280 1.039 96.056
16 .225 .832 96.889
17 .179 .663 97.551
18 .157 .581 98.132
19 .118 .435 98.568
20 .085 .314 98.881
21 .081 .301 99.182
22 .073 .271 99.453
23 .050 .184 99.637
24 .040 .148 99.785
25 .032 .119 99.904
26 .026 .096 99.908
27 .022 .091 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Qua bảng 3 ta thấy, tại cột Cumlative cho biết trị số phương sai trích (%
cumulative variance) là 75,298. Điều này có nghĩa là 75,298% thay đổi của các nhân tố
được giải thích bởi các biến quan sát. Eigenvalues của nhân tố đều >1 cho thấy các nhân
tố này là những tóm tắt rất tốt thông tin của các biến quan sát thành phần.
177
Kết quả EFA cho các nhân tố
Bảng 4: Bảng kết quả xoay nhân tố cho các nhân tố độc lập
Component
1 2 3 4 5 6
KV1 .851
KV2 .907
KV3 .911
KV4 .841
KV5 .879
TD1 .977
TD2 .926
TD3 .926
TD4 .920
TD5 .930
NL1 .802
NL2 .873
NL3 .926
NL4 .791
NT1 .602
NT2 .600
NT3 .633
TT1 .916
TT2 .921
TT3 .917
TT4 .881
TT5 .877
TT6 .882
TC1 .658
TC2 .639
TC3 .633
TC4 .620
178
Qua bảng 4, các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor loading >0,5,
thực tế đều ≥ 0,600 cho thấy hệ số tương quan riêng giữa từng biến quan sát và từng
nhân tố đại diện của nó đều ở mức tương đối chặt chẽ đến chặt chẽ. Vì vậy, có 6 nhân
tố (là các biến độc lập) đại diện cho các biến quan sát tác động đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên TUEBA
Bảng 5. Bảng kết quả xoay nhân tố cho nhân tố phụ thuộc
Biến quan sát Hệ số tải nhân tố
KN1 .811
KN2 .731
KN3 .657
Kết quả phân tích nhân tố phụ thuộc (ý định khởi nghiệp của sinh viên
TUEBA) cho thấy: Factor Loading > 0,5, thực tế đều ≥ 0,657 cho thấy hệ số tương
quan riêng giữa từng biến quan sát và từng nhân tố đại diện của nó đều ở mức chặt
chẽ. Vì vậy, nhân tố ý định khởi nghiệp của sinh viên TUEBA (biến phụ thuộc) là đại
diện tốt cho các biến quan sát.
3.2. Phân tích hồi quy
Chạy hồi quy với biến phụ thuộc là “Ý định khởi nghiệp của sinh viên
TUEBA” (KN); 06 biến độc lập gồm “Kỳ vọng của bản thân” (KV); “Thái độ với
khởi nghiệp” (TD); “Năng lực bản thân cảm nhận” (NL); “Chuẩn mực niềm tin”
(NT); “Vốn tri thức” (TT); và “Vốn tài chính” (TC).
Bảng 6. Tóm tắt mô hình
Model R R Square
Adjusted
R Square
Std. Error of
the Estimate
1 0,868 0,689 0,668 0,56899087
Bảng 7 : Phân tích phương sai (ANOVAa)
Model
Sum of
Squares
df
Mean
Square
F Sig.
Regression 145,806 6 27,974 86,570 0,000
Residual 68,495 243 0,356
Total 249,000 249
179
Bảng 8: Kết quả hồi quy
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig.
Collinearity
Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 Constant 0,002 0,032 0,054 0,000
KV 0,102 0,034 0,191 0,128 0,014 10,000 10,000
TD 0,128 0,034 0,125 0,256 0,005 0,999 10,001
NL 0,263 0,034 0,235 0,453 0,001 0,999 10,001
NT 0,453 0,034 0,650 0,321 0,003 0,996 10,004
TT 0,675 0,034 0,743 0,183 0,000 0,996 10,001
TC 0,723 0,034 0,326 0,124 0,000 0,993 10,003
3.3. Thảo luận
Tại bảng 7, F=86,570, có ý nghĩa thống kê ở mức 0,000 ( Sig,=0,000) nên mô
hình hồi quy có ý nghĩa thống kê. Bảng 8 cho thấy, tất cả các hệ số hồi quy chưa
chuẩn hoá của 6 biến độc lập đều có Sig = 0.00 < 0,05 hàm ý rằng 6 biến độc lập
đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê trong quan hệ với biến phụ thuộc.
Các kiểm định về đa cộng tuyến (multi-collinearity), tự tương quan
(autocorrelation), phương sai của sai số không đổi (heteroscadasticity) đều thoả
mãn cho thấy hàm hồi quy không vi phạm các giả thiết OLS.
Các hệ số hồi quy không chuẩn hoá (Unstandardized Coefficients-B) đều có giá
trị dương, nên các biến độc lập này đều có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc.
Bảng 6 cho thấy, hệ số R2 (R square) là 0,689 và R2 điều chỉnh (adjusted R
square) là 0,668. Nghĩa là mô hình với 6 biến độc lập có ý nghĩa thống kê là “Kỳ
vọng của bản thân” (KV); “Thái độ với khởi nghiệp” (TD); “Năng lực bản thân cảm
nhận” (NL); “Chuẩn mực niềm tin” (NT); “Vốn tri thức” (TT); và “Vốn tài chính”
(TC) có thể giải thích được 66,8% sự biến động của ý định khởi nghiệp của sinh viên
TUEBA (KN).
Từ bảng 8, sử dụng hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá, ta có:
KN=0,003+0,102 KV + 0,128 TD + 0,263 NL + 0,453 NT + 0,675TT + 0,723 TC
Bên cạnh đó, trị số của các hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients
- Beta) cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên TUEBA
theo mức độ tác động từ mạnh hơn đến yếu hơn sẽ lần lượt là: vốn tri thức; chuẩn
180
mực niềm tin; vốn tài chính; năng lực bản thân cảm nhận; kỳ vọng của bản thân; thái
độ với khởi nghiệp. Trong đó, yếu tố vốn tri thức có tác động mạnh nhất đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên TUEBA.
4. Kết luận và kiến nghị
Có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên TUEBA theo
mức độ tác động lần lượt là: vốn tri thức; chuẩn mực niềm tin; vốn tài chính; năng
lực bản thân cảm nhận; kỳ vọng của bản thân; thái độ với khởi nghiệp.
Để tăng cường ý định về khởi nghiệp cho sinh viên trường Đại học Kinh tế &
QTKD Thái Nguyên, căn cứ vào kết quả nghiên cứu, các giải pháp được kiến nghị
như sau:
Một là, nâng cao nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của khởi nghiệp
đối với chính bản thân mỗi sinh viên, thông qua các buổi tọa đàm, các buổi tư vấn
hướng nghiệp. Từ đó, giúp sinh viên nâng cao được kỳ vọng của bản thân vào ý
định khởi nghiệp.
Hai là, thiết lập các nhóm, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp tại trường, tại các
Khoa chuyên môn, nhằm nâng cao thái độ của từng sinh viên, từng nhóm sinh viên
đối với các ý tưởng khởi nghiệp.
Ba là, liên kết với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp tại địa phương, trong đó là
các trường đ