Xạ khuẩn là nhóm vi khuẩn đặc biệt. Chúng có khuẩn lạc khô và đa số có dạng hình phóng xạ (actino-) nhưng khuẩn thể lại có dạng sợi phân nhánh nh ư nấm (myces). Vì xạ khuẩn có cấu trúc nhân nguyên thuỷ như mọi vi khuẩn khác, chiều ngang của sợi cũng nhỏ như vi khuẩn, cho nên có tài liệu gọi chúng là nấm tia là không hợp lý. Xạ khuẩn phân bố rộng rãi trong tự nhiên. Số lượng đơn vị sinh khuẩn lạc (CFU- colony-forming unit) xạ khuẩn trong 1g đất thường đạt tới hàng triệu. Trên môi trường đặc đa số xạ khuẩn có hai koại khuẩn ty: khuẩn ty khí sinh (aerial mycelium) và khuẩn ty cơ chất (substrate mycelium).
19 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhóm vi khuẩn chủ yếu: Xạ khuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các nhóm vi khuẩn chủ yếu
11- Phân loại xạ khuẩn
Xạ khuẩn là nhóm vi khuẩn đặc biệt. Chúng có khuẩn lạc khô và đa số có
dạng hình phóng xạ (actino-) nhưng khuẩn thể lại có dạng sợi phân nhánh như
nấm (myces). Vì xạ khuẩn có cấu trúc nhân nguyên thuỷ như mọi vi khuẩn
khác, chiều ngang của sợi cũng nhỏ như vi khuẩn, cho nên có tài liệu gọi chúng
là nấm tia là không hợp lý. Xạ khuẩn phân bố rộng rãi trong tự nhiên. Số lượng
đơn vị sinh khuẩn lạc (CFU- colony-forming unit) xạ khuẩn trong 1g đất
thường đạt tới hàng triệu. Trên môi trường đặc đa số xạ khuẩn có hai koại
khuẩn ty: khuẩn ty khí sinh (aerial mycelium) và khuẩn ty cơ chất (substrate
mycelium). Nhiều loại chỉ có khuẩn ty cơ chất nhưng cũng có loại (như chi
Sporichthya) lại chỉ có khuẩn ty khí sinh. Giữa khuẩn lạc thường thấy có nhiều
bào tử màng mỏng gọi là bào tử trần (conidia hay conidiospores). Nếu bào tử
nằm trong bào nang (sporangium) thì được gọi là nang bào tử hay bào tử kín
(sporangiospores). Bào tử ở xạ khuẩn được sinh ra ở đầu một số khuẩn ty theo
kiểu hình thành các vách ngăn (septa). Các chuỗi bào tử trần có thể chỉ là 1 bào
tử (như ở Thermoactinomyces, Saccharomonospora, Promicromonospora,
Micromonospora, Thermomonosspora...),có thể có 2 bào tử (như ở
Microbispora), có thể là chuỗi ngắn (như ở Nocardia, Pseudonocardia,
Streptoverticillium, Sporichthya, Actinomadura, Microtetraspora,
Streptoalloteichus, Glycomyces, Amycolata, Amycolatopsis, Catellatospora,
Microellobosporia...), có thể là chuỗi dài (như ở Streptomyces,
Saccharopolyspora, Actinopolyspora, Kibdelosporangium, Kitasatosporia,
Saccharothrix, nhiều loài ở Nocardia, Nocardioides, Pseudonocardia,
Amycolatopsis, Streptoverticillium...), có thể các bào tử trần nằm trên bó sợi
(synnema), tương tự bó sợi của nấm (như ở Actinosynnema, Actinomadura...).
Các chuỗi bào tử có thể thẳng, có thể xoắn, có thể ở dạng lượn sóng, có thể
mọc đơn hay mọc vòng... Các cuống sinh bào tử (sporophore) và cuống sinh
nang bào tử (sporangiophorres) có thể riêng rẽ, có thể phân nhánh. Các đặc
điểm hình thái này rất quan trọng khi tiến hành định tên xạ khuẩn.
Xạ khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, thường có tỷ lệ GC trong
ADN cao hơn 55%. Trong số khoảng 1000 chi và 5000 loài sinh vật nhân sơ đã
công bố có khoảng 100 chi và 1000 loài xạ khuẩn. Xạ khuẩn phân bố chủ yếu
trong đất và đóng vai trò rất quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất trong
tự nhiên. Chúng sử dụng acid humic và các chất hữu cơ khó phân giải khác
trong đất. Mặc dù xạ khuẩn thuộc nhóm sinh vật nhân sơ nhưng chúng thường
sinh trưởng dưới dạng sợi và thường tạo nhiều bào tử. Thậm chí một số loại xạ
khuẩn còn hình thành túi bào tử như chi Streptosporangium, Micromonospora
và bào tử di động như chi Actinoplanes, Kineosporia.
Trước đây, vị trí phân loại của Xạ khuẩn luôn là câu hỏi gây nhiều tranh
luận giữa các nhà Vi sinh vật học ,do nó có những đặc điểm vừa giống Vi
khuẩn vừa giống Nấm. Tuy nhiên, đến nay, Xạ khuẩn đã được chứng minh là
Vi khuẩn với những bằng chứng sau đây:
1. Một số xạ khuẩn như các loài thuộc chi Actinomyces và Nocardia rất
giống với các loài vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus và Corynebacterium.
2. Xạ khuẩn giống vi khuẩn ở chỗ không có nhân thật, chúng chỉ chứa
nhiễm sắc chất phân bố dọc theo các sợi hoặc các tế bào.
3. Đường kính của sợi xạ khuẩn và bào tử giống với ở vi khuẩn. Đồng
thời sợi xạ khuẩn thường không chứa vách ngăn.
4. Xạ khuẩn là đích tấn công của các thực khuẩn thể giống như vi khuẩn,
trong khi đó, nấm không bị tấn công bởi thực khuẩn thể.
5. Xạ khuẩn thường nhạy cảm với các kháng sinh có tác dụng lên vi
khuẩn, nhưng lại thường kháng với những kháng sinh tác dụng lên nấm
như các polyen.
6. Xạ khuẩn không chứa chitin, chất có mặt trong sợi và bào tử của nhiều
nấm, mà không có ở vi khuẩn. Đồng thời giống như phần lớn vi khuẩn,
xạ khuẩn không chứa cellulose.
7. Tương tự với vi khuẩn, xạ khuẩn nhạy cảm với phản ứng acid của môi
trường, đặc điểm này không có ở nấm.
8. Các đặc điểm về sợi và nang bào tử kín(sporangium) của chi
Actinoplanes cho thấy có thể chi này là cầu nối giữa vi khuẩn và các nấm
bậc thấp.
Xạ khuẩn thuộc về lớp Actinobacteria, bộ Actinomycetales, bao gồm 10
dưới bộ, 35 họ, 110 chi và 1000 loài. Hiện nay, 478 loài đã được công bố thuộc
chi Streptomyces và hơn 500 loài thuộc tất cả các chi còn lại và được xếp vào
nhóm xạ khuẩn hiếm.
Để phân loại xạ khuẩn người ta sử dụng các tiêu chuẩn như trình tự
rADN 16S, lai ADN, hình thái, sinh lý sinh hóa và hóa phân loại. Hiện nay, đại
đa số các nhà khoa học đồng ý với quan niệm hai chủng được coi là hai loài
riêng biệt nếu chúng giống nhau dưới 70% khi tiến hành lai ADN. Keswani và
cộng sự đã chứng minh rằng nếu sự tương đồng giữa hai trình tự rADN 16S là
98.6% thì xác suất để mức độ giống nhau trong phép lai ADN thấp hơn 70% sẽ
là 99%. Vì thế giá trị tương đồng 98.6% của trình tự rADN 16S được coi là
ngưỡng để phân biệt hai loài khác nhau. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà khoa
học lấy giá trị này là 98%.
Đặc biệt hóa phân loại là rất quan trọng trong việc phân loại xạ khuẩn.
Chúng rất có ích trong phân loại ở mức độ đến chi. Đó là những đặc điểm sau:
đường, loại acetyl, acid mycolic trong thành tế bào, menaquinone,
phospholipid, acid béo và tỷ lệ GC trong ADN.
1= Chi; 2=Loại thành tế bào ; 3=Thành phần đường ; 4=Loại peptido glycan
; 5=Acid mycolic
6=Thành phần acid béo ; 7=Mena quinon chủ yếu ; 8=Loại phospho-lipid ;
9=Tỷ lệ mol GC trong ADN (%)
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Họ Corynebacteriaceae và một số họ liên quan
Corynebacterium IV A A1γ + 1a 8(H2), 9(H2) PI
51-
67
Turicella IV A - 1b 10,11 65-72
Gordonia IV A A1γ + 1b 9(H2) PII 63-69
Williamsia IV A + 1b 9(H2) PII 64-65
Skermania IV A + 1b 8(H4) PII 68
Dietzia IV A + 8(H2) PII 73
Mycobacterium IV A A1γ + 9(H2) PII 62-70
Nocardia IV A A1γ + 1b 8(H4) PII 64-72
Rhodococcus IV A A1γ + 1b 8(H2), 9(H2) PII
60-
69
Tsukamurella IV A A1γ + 9 PII 66-73
Họ Micromonosporaceae
Micromonospora II D A1γ’ - 3b 9(H4.6), 10(H4,6) PII
71-
72
Actinoplanes II D A1γ’ - 3b 9(H4,6), 10(H4,6) PII
72-
73
Cattelatospora II D - 9(H4,6), 10(H8,6) PII
71-
73
Catenuloplanes VI D A3α - 10(H4), 11(H4) PIII
71-
73
Couchioplanes VI D A3α - 9(H4) PII 69-72
Dactylosporangium II D A1γ - 3b 9(H4,6,8) PII 69-73
Pilimelia II D A1γ - 2d 9(H4,2) PII 71
Spirilliplanes II - 2d 10(H4) PII 69
Verrucosispora II A1γ’ - 2b 9(H4) PII 70
Họ Propionibacteriaceae và Nocardia
Propionibacterium I A3γ’ - 9(H4) 57-63
Friedmaniella I A3γ’ - 9(H4) PI 73
Luteococcus I A3γ’ - 1a 9(H4) PI 66-68
Microlunatus I A3γ’ - 2d 9(H4) PII 68
Propioniferax I A3γ’ - 9(H4), 7(H4) PI
59-
63
Tessaracoccus I A3γ’ - 8(H4) PI 74
Nocardioides I A3γ - 3a 9(H4) PI 67-72
Aeromicrobium I A3γ - 3a 9(H4) PII 69-72
Hongia I A3γ - 2d 9(H4) PI 71
Kribbella I A3γ - 9(H4) PIII 68-70
Marmoricola I A3γ - 1a 8(H4) PI 72
Họ Pseudonocardiaceae
Pseudonocardia III A A1γ - 1 8(H4) PIII/ PII
68-
79
Actinobispora IV A A1γ - 7(H2), 9(H2) PIV 71
Actinopolyspora IV A A1γ - 2c 9(H4), 10(H4) PIII
64-
68
Amycolatopsis III A A1γ - 9(H2,4,6) PII 66-69
Kibdelosporangium III A - 3c 9(H4) PII 66
Prauserella IV A - 3f 9(H2,4) PII 67-69
Saccharomonospora III A A1γ - 2a 9(H4) PII 69-74
Saccharopolyspora IV A A1γ - 2c 9(H4) PIII 70-77
Thermocrispum III C - 9(H4) PII 69-73
Họ Actinosynnemataceae
Actinosynnema III C A1γ - 9(H4,6) PII 69-71
Actinokineospora III C A1γ - 9(H4) PII 73
Kutzneria III C - 9(H4) PII 70-71
Saccharothrix III C A1γ - 9(H4), 10(H4) PII
70-
76
Họ Streptosporangiaceae
Streptosporangium III B A1γ - 3c 9(H0,2,4) PIV 69-71
Acrocarpospora III B A1γ - 9(H2,4) PIV/ PII
68-
69
Herbidospora III B - 10(H4,6) PIV 71
Microbispora III B A1γ - 3c 9(H0,2,4) PIV 67-74
Microtetraspora III B A1γ - 3c 9(H0,2,4) PIV 66
Nonomuraea III B A1γ - 3c 9(H0,2,4) PIV 64-69
Planobispora III B A1γ - 3c 9(H0,2,4) PIV 70-71
Planomonospora III B A1γ - 3c 9(H0,2,4) PIV 72
Planotetrespora III B - 3c PIV
Họ Nocardiopsaceae
Nocardiopsis III C A1γ - 3d 10(H2,4,6) PIII 64-69
Thermobifida III C - 3c 10(H6,8) PII
Họ Thermomonosporaceae
Thermomonospora III B A1γ - 3e 9(H6,8) PI
Actinocollaria III - 3e 9(H4,6) PII 73
Actinomadura III B A1γ - 3a 9(H6,8) PI 66-
70
Spirillospora III B A1γ - 3e 9(H4,6) PI 69-71
Họ Glycomycetaceae
Glycomyces II - 2c 10(H4), 11(H4) PI
71-
73
Họ Streptomycetaceae
Streptomyces I A3γ - 2c 9(H6,8) PII 69-78
Kitasatospora I/III A3γ - 9(H6,8) PII 66-73
Họ Frankiaceae và một số họ liên quan
Frankia III - 1 9(H4,6,8) PI 66-71
Geodermatophilus III - 2b 9(H4) PII 73-76
Microsphaera III A1γ - 8(H4) 68
Cryptosporangium II - 9(H6,8) PII 70
Sporichthya I A3γ - 9(H6,8) PI 70
Các họ khác
Kineosporia I/III A3γ 9(H4) PIII 64-79
Thermobispora III - 9(H0,2) PIV 71
Thermoactinomyces III - 7,9 53-55
Các số liệu trên được lấy từ sách Bergey’s manual systematic of
bacteriology và sách Identification manual of actinomycetes.
Thành tế bào: Theo Lechevalier và Lechevalier, thành tế bào xạ khuẩn
được chia thành 8 loại dựa trên các đặc điểm về thành phần acid amin, đặc biệt
là acid diaminopimelic, lysine và thành phần đường trong thành tế bào, cụ thể
là
Loại
thành
tế bào
Acid
diamino
Các acid amin
khác Đường
I LL-A2pm Gly*
II meso- A2pm Gly**
III meso- A2pm
IV meso- A2pm Ara, Gal***
V Lys, Orn
VI Lys Asp
VII Lys, A2bu Asp
VIII Asp
Tất cả các loại thành tế bào đều chứa alanine, acid glutamic,
glucosamine và acid muramic.
A2pm: Acid diamino pimelic có thể gồm các đồng phân quang học LL-
A2pm, DL- A2pm (meso- A2pm), DD- A2pm. Ngoài ra còn có OH- A2pm khi
có thêm nhóm OH gắn vào vị trí C thứ 4.
Lys: Lysine
Orn: Ornitin
A2bu: acid diamino butyric
Gly: glycin
*Glycin nằm trong mối liên kết giữa hai mạch tetrapeptid
** Glycin thay thế L- alanin ở vị trí đầu tiên trong mạch tetrapeptid
Asp: Asparagin
Ara: Arabinose
Gal: Galactose
*** Trong xạ khuẩn chứa acid mycolic như Nocardia và Mycobacterium,
thành tế bào chứa arabinogalactan, là hợp chất được tổng hợp từ arabinose và
galactose.
Thành phần đường:
Thành phần
đường
Các loại đường chủ yếu
A Arabinose, Galactose (không chứa Xylose)
B Madurose (không chứa Arabinose hay Xylose)
C Không có đường đặc trưng
D Arabinose, Xylose
Peptidoglycan: Theo Schleifer và Kandler (1972), peptidoglycan ở xạ
khuẩn được chia thành các nhóm như sau:
Ký
hiệu
Vị trí
của
mối
liên
kết
Ký
hiệu
Cầu nối giữa hai mạch
tetrapeptid
Ký
hiệu
Acid
amin ở vị
trí thứ 3
A 3-4 1 Trực tiếp α L-Lys
β L-Orn
γ meso- A2pm
2 Tiểu đơn vị peptid α L-Lys
3
L-acid amin chứa một
nhóm carboxyl (gly)
hoặc chuỗi peptid ngắn
của acid amin đó
α L-Lys
β L-Orn
γ meso- A2pm
4
D-acid amin chứa hai
nhóm carboxyl (D-Asp
hay D-Glu)
α L-Lys
β L-Orn
γ meso- A2pm
δ L-A2bu
B 2-4 1 L-acid amin (Glyn-L-Lys) α L-Lys
β L-Hsr
γ L-Glu
δ L-Ala
2 D-acid amin (D-Orn hay D-A2bu) α L-Orn
β L-Hsr
γ L-A2bu
Dấu phẩy (‘): alanine ở vị trí thứ nhất trong mạch tetrapeptid đã được
thay thế bởi glycine.
Ví dụ: Loại peptidoglycan của chi Actinoplanes là A1γ’ có nghĩa là: Hai
mạch tetrapeptid liên kết với nhau ở vị trí acid amin số 3 và 4, mối liên kết này
là trực tiếp và acid amin ở vị trí số 3 là meso- A2pm.
Thành phần acid béo:
Ký
hiệu
Bão
hòa
Không
bão
hòa
Iso-
14/16/18
Iso-
15/17
Anteiso-
15/17
10-
Methyl-
17
10-
Methyl-
18
Cyclopropane
1 a +++ +++ - - - - - -
b +++ +++ - - - - ++ -
c +++ +++ - - - - - ++
2 a ++ + +++ + (+) - - -
b (+) + ++ +++ + - - -
c + (v) +++ + +++ - - -
d + + +++ +++ +++ - - -
3 a +++ ++ +++ (+) (+) (+) +++ -
b + + +++ +++ ++ ++ (+) -
c + + ++ + + +++ (+) -
d + + +++ ++ +++ (+) +++ -
(v): ít hơn 5%
Thành phần menaquinone:
Xạ khuẩn chỉ chứa menaquinone, không chứa ubiquinone. Ký hiệu 8(H2) hay
MK-8(H2) chỉ menaquinone chứa một trong số tám đơn vị isoprene bị hydro
hóa.
Thành phần phospholipid:
Ký
hiệu Thành phần phospholipid đặc trưng
PI Phosphatidylglycerol(v)
PII Phosphatidylethanolamine
PIII
Phosphatidylcholine, phosphatidylethanolamine(v),
phosphatidylmethyl-ethanolamine(v),
phosphatidylglycerol(v), không chứa phospholipid
chứa glucosamine
PIV
Phospholipid chứa glucosamine,
phosphatidylethanolamine(v),
phosphatidylmethylethanolamine(v)
PV Phospholipid chứa glucosamine, phosphatidylglycerol
Tất cả các loại đều chứa phosphatidylinositol
Vị trí phân loại của Xạ khuẩn:
Lớp Actinobacteria
Dưới lớp Actinobacteridae
Bộ Actinomycetales
Dưới bộ Actinomycineae
Họ Actinomycetaceae
Các chi: Actinomyces, Actinobaculum,
Arcanobacterium, Mobiluncus
Dưới bộ Micrococcineae
Họ Micrococcaceae
Các chi: Micrococcus, Arthrobacter, Kocuria,
Nesterenkonia, Renibacterium, Rothia
Họ Bogoriellaceae
Chi: Bogoriella
Họ Brevibacteriaceae
Chi: Brevibacterium
Họ Cellulomonadaceae
Chi: Cellulomonas
Họ Dermabacteraceae
Các chi: Dermabacter, Brachybacterium
Họ Dermacoccaceae
Các chi: Dermacoccus, Demetria, Kytococcus
Họ Dermatophilaceae
Chi: Dermatophilus
Họ Intrasporangiaceae
Các chi: Intrasporangium, Janibacter, Terrabacter,
Terracoccus, Tetraphaera
Họ Jonesiaceae
Chi: Jonesia
Họ Microbacteriaceae
Các chi: Microbacterium, Agrococcus, Agromyces,
Clavibacter, Cryobacterium, Curtobacterium,
Frigoribacterium, Leifsonia, Leucobacter,
Rathayibacter
Họ Promicromonosporaceae
Chi: Promicromonospora
Họ Rarobacteraceae
Chi: Rarobacter
Họ Sanguibacteraceae
Chi: Sanguibacter
Incertae sedis (chưa xác định)
Các chi : Beutenbergia, Ornithinicoccus, Kineococcus
Dưới bộ Corynebacterineae
Họ Corynebacteriaceae
Các chi: Corynebacterium, Turicella
Họ Dietziaceae
Chi: Dietzia
Họ Gordoniaceae
Chi: Gordonia
Họ Mycobacteriaceae
Chi: Mycobacterium
Họ Nocardiaceae
Các chi: Nocardia, Rhodococcus
Họ Tsukamurellaceae
Chi: Tsukamurella
Incertae sedis (chưa xác định)
Các chi : Skermania, Williamsia
Dưới bộ Micromonosporineae
Họ Micromonosporaceae
Các chi: Micromonospora, Actinoplanes,
Catellatospora, Catenuloplanes, Couchioplanes,
Dactylosporangium, Pilimelia, Spirilliplanes,
Verrucosispora
Dưới bộ Propionibacterineae
Họ Propionibacteriaceae
Các chi: Propionibacterium, Friedmaniella,
Luteococcus, Microlunatus, Propioniferax,
Tessaracoccus
Họ Nocardioidaceae
Các chi: Nocardioides, Aeromicrobium, Hongia,
Kribbella, Marmoricola
Dưới bộ Pseudonocardineae
Họ Pseudonocardiaceae
Các chi: Pseudonocardia, Actinobispora,
Actinopolyspora, Amycolatopsis, Kibdelosporangium,
Prauserella, Saccharomonospora, Saccharopolyspora,
Thermocrispum
Họ Actinosynnemataceae
Các chi: Actinosynnema, Actinokineospora,
Saccharothrix
Incertae sedis (chưa xác định)
Các chi: Kutzneria, Streptoalloteichus
Dưới bộ Streptosporangineae
Họ Streptosporangiaceae
Các chi: Streptosporangium, Acrocarpospora,
Herbidospora, Microbispora, Microtetraspora,
Nonomuraea, Planomonospora, Planotetraspora
Họ Nocardiopsaceae
Các chi: Nocardiopsis, Thermobifida
Họ Thermomonosporaceae
Các chi: Thermomonospora, Actinocorallia,
Actinomadura, Spirillospora
Dưới bộ Glycomycineae
Họ Glycomycetaceae
Chi: Glycomyces
Dưới bộ Streptomycineae
Họ Streptomycetaceae
Các chi: Streptomyces, Kitasatospora
Dưới bộ Frankineae
Họ Frankiaceae
Chi: Frankia
Họ Acidothermaceae
Chi: Acidothermus
Họ Geodermatophilaceae
Các chi: Geodermatophilus, Blastococcus
Họ Microsphaeraceae
Chi: Microsphaera
Họ Sporichthyaceae
Chi: Sporichthya
Incertae sedis (chưa xác định)
Chi: Cryptosporangium
Bộ Bifidobacteriales
Họ Bifidobacteriaceae
Các chi: Bifidobacterium, Gardnerella
Dưới lớp Acidimicrobidae
Bộ Acidimicrobiales
Họ Acidimicrobiaceae
Chi: Acidimicrobium
Dưới lớp Coriobacteridae
Bộ Coriobacteriales
Họ Coriabacteriaceae
Các chi: Coriobacter, Atopobium, Collinsella,
Cryptobacterium, Denitrobacterium, Eggerthella,
Slackia
Dưới lớp Rubrobacteridae
Bộ Rubrobacteriales
Họ Rubrobacteriaceae
Chi: Rubrobacter
Dưới lớp Sphaerobacteridae
Bộ Sphaerobacteriales
Họ Sphaerobacteriaceae
Chi: Sphaerobacter