VoIP sử dụng mạng nền gói (cụ thể là mạng IP) đểtruyền các
gói tin thoại qua mạng. Tuy nhiên tại nơi thu các gói tin có thểbị
mất hay trễ phụ thuộc vào môi trường mạng cụthể lúc đó: ví dụ
như mạng bịlỗi, tắc nghẽn hay gói tin bịtrễqua các thành phần
mạng Điều này làm giảm chất lượng thoại tại đầu thu, và do
truyền dẫn thoại là truyền dẫn thời gian thực nên phía thu không
thểyêu cầu mạng truyền lại các gói tin bịmất. Do mạng điện thoại
PSTN truyền thống với các đặc điểm ưu việt về chất lượng thoại đã
từlâu trởthành một phương tiện không thểthiếu trong cuộc sống
hàng ngày của chúng ta nên dịch vụ VoIP phải làm sao cung cấp
trong mạng PSTN truyền thống.
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ trong VoIP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 8
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG
VoIP
3.1 Tổng quan về chất lượng dịch vụ trong VoIP
VoIP sử dụng mạng nền gói (cụ thể là mạng IP) để truyền các
gói tin thoại qua mạng. Tuy nhiên tại nơi thu các gói tin có thể bị
mất hay trễ phụ thuộc vào môi trường mạng cụ thể lúc đó: ví dụ
như mạng bị lỗi, tắc nghẽn hay gói tin bị trễ qua các thành phần
mạng…Điều này làm giảm chất lượng thoại tại đầu thu, và do
truyền dẫn thoại là truyền dẫn thời gian thực nên phía thu không
thể yêu cầu mạng truyền lại các gói tin bị mất. Do mạng điện thoại
PSTN truyền thống với các đặc điểm ưu việt về chất lượng thoại đã
từ lâu trở thành một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống
hàng ngày của chúng ta nên dịch vụ VoIP phải làm sao cung cấp
trong mạng PSTN truyền thống.
Chất lượng dịch vụ được hiểu một cách đơn giản là “khả
năng của mạng làm thế nào để đảm bảo và duy trì các mức thực
hiện nhất định cho mỗi ứng dụng theo như các yêu cầu đã được chỉ
rõ của mỗi người sử dụng”. Nhìn chung, chất lượng dịch vụ được
quyết định bởi các user ở hai đầu cuối thoại. Do đó nhà cung cấp
dịch vụ mạng đảm bảo QoS người sử dụng yêu cầu và thực hiện
các biện pháp để duy trì mức QoS khi điều kiện mạng bị thay đổi
vì các nguyên nhân như nghẽn, hỏng thiết bị hay sự cố liên kết.
Chất lượng dịch vụ cũng được phân cấp để tiện cho các nhà cung
cấp dịch vụ tính toán và đảm bảo QoS trong các kế hoạch truyền
dẫn cụ thể của mình. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ truyền
thông, chất lượng dịch vụ thường được đánh giá bằng các phương
pháp phản hồi từ phía khách hàng. Phương pháp này không mang
lại hiệu quả cao khi mà tính phức tạp và phạm vi của các mạng
viễn thông hiện đại ngày một tăng, đòi hỏi một phương pháp có
tính tổng thể để đánh giá một cách toàn diện cho dịch vụ thoại.
Công nghiệp viễn thông chấp nhận một con số chung để mô tả chất
lượng dịch vụ, chất lượng cuộc gọi được gọi là điểm đánh giá
trung bình: Mean Opinion Score (MOS). MOS dao động từ 1 (mức
tồi) đến 5 (mức tốt nhất). Các nhà cung cấp vào mức MOS này để
đưa ra mức chất lượng dịch vụ phù hợp cho dịch vụ của mình.
Bảng 3.1: Điểm đánh gia trung bình MOS.
Mức chất lượng Mức (Điểm) MOS
Xuất sắc 5
Tốt 4
Bình thường 3
Nghèo 2
Tồi 1
Đối với dịch vụ VoIP khi mạng truyền dẫn là mạng IP, các
tham số hay các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ
và cần được đưa ra các chỉ số giới hạn là
Băng thông.
Trễ.
Jitter (Biến động trễ).
Mất thông tin.
Tiếng dội.
Độ tin cậy.
Tổ chức ITU đã phát triển mô hình E trong khuyến nghị
G107 để đánh giá chất lượng dịch vụ của mạng VoIP. Mô hình E
đã chứng minh được tính ưu việt của nó trong việc thiết lập kế
hoạch truyền dẫn trong thực tế. Kết quả của mô hình E là một giá
trị truyền dẫn chung gọi là “Transmission Rating Factor” (R) thể
hiện chất lượng đàm thoại giữa người nói và người nghe. R dao
động từ 1 đến 100 tuỳ thuộc vào các sơ đồ mạng cụ thể. Giá trị R
càng lớn thì mức chất lượng dịch vụ càng cao. Đối với dịch vụ
thoại qua IP, mô hình E là một công cụ đắc lực để đánh giá chất
lượng dịch vụ. Mô hình E có thể được sử dụng để hiểu các đặc
điểm của mạng và thiết bị ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng
thoại trong mạng VoIP. Mô hình E tạo ra sự suy giảm R cho các
loại mạng khác nhau và các thiết bị khác. Các yếu tố ảnh hưởng
đến sự suy giảm R là loại mã hoá, độ trễ, tiếng dội, mất gói, và
thuật toán mã hoá thông tin. Giá trị đầu ra của mô hình E có thể
chuyển thành giá trị MOS tương ứng để đánh giá chất lượng dịch
vụ.
Bảng 3.2: Định nghĩa các loại chất lượng truyền dẫn thoại.
Giá trị R
Loại chất lượng
truyền dẫn thoại
Mức độ hài lòng của người
sử dụng
90 ≤ R 100 Tốt nhất Rất hài lòng
80≤ R <90 Mức cao Hài lòng
70 ≤ R <80 Mức trung bình Một số người không hài
lòng
60 ≤ R <70 Mức thấp Nhiều người không hài lòng
50 ≤ R <60 Mức nghèo Hầu như tất cả không hài
lòng
Chú ý: Với giá trị R nhỏ hơn 50 không được khuyến nghị
3.2 Chất lượng dịch vụ trong VoIP
3.2.1 Chất lượng dịch vụ QoS
QoS được hiểu một cách đơn giản là khả năng của mạng làm
thế nào để đảm bảo và duy trì các mức thực hiện nhất định cho mỗi
ứng dụng dịch vụ theo như yêu cầu mà người sử dụng đã chỉ ra.
QoS là đặc tính có thể điều khiển và hoàn toàn xác định đối
với các tham số có khả năng định lượng.
Mô hình tham khảo cho QoS
Mạng A Mạng B
Đầu cuối
Đầu cuối
1 N
QoS QoS
node I node N
QoS Mạng A QoS Mạng
B
QoS end-to-end
Hình 3.1 Mô hình tham khảo cho chất lượng dịch vụ
end-to-end.
Mô hình tham khảo QoS end-to-end thường có một hoặc vài
mạng tham gia, mỗi mạng lại có thể có nhiều node.
Mỗi mạng tham gia này có thể đưa vào trễ, tổn thất
hoặc lỗi do việc ghép kênh, chuyển mạch hoặc truyền
dẫn vì thế nó ảnh hưởng tới QoS.
Hơn nữa, các biến động thống kê ở lưu lượng xuất hiện
trong mạng cũng có thể gây tổn thất do tràn bộ đệm
hoặc do các liên kết nối các node mạng bị nghẽn.
Mạng có thể thực hiện định hình giữa các node hay
giữa các mạng để tối thiểu hoá tích luỹ trong biến động
trễ và tổn thất.
Về nguyên tắc, người sử dụng không cần biết đặc tính
kỹ thuật của các mạng tham gia miễn là mạng chuyển
được lưu lượng đảm bảo QoS end-to-end.
Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào tính kết hợp của nhiều yếu
tố: các thành phần mạng, có chế xử lý ở hai điểm đầu cuối, cơ chế
điều khiển trong mạng. Đối với các thành phần mạng (cơ sở hạ
tầng vật lý) thông thường có 3 thành phần quan trọng: thiết bị đầu
cuối, phương tiện truyền dẫn và thiết bị chuyển mạch (các thiết bị
trung chuyển trên mạng). Đối với mỗi phần có các yêu cầu về QoS
tương ứng. Nhìn chung QoS được các User ở hai đầu cuối truyền
thông quyết định. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ nắm bắt được đánh giá
QoS thông qua ý kiến khách hàng MOS.
Với các loại mạng khác nhau thì việc xử lý thông tin và yêu
cầu về chất lượng dịch vụ cũng có những đặc điểm khác nhau:
PSTN, ISDN, ATM,...liên quan đến truyền dữ
liệu/thoại/video...với kiểu truyền chuyển mạch kênh, chuyển mạch
gói...Với PSTN thời gian thực là quan trọng (cả trễ), tiếng vọng và
tỷ lệ BER vì chủ yếu dịch vụ trên PSTN là thoại, còn đối với các
mạng gói thì lại chú ý đến băng thông, trễ,biến động trễ và các cơ
chế điều khiển trong mạng...
VoIP QoS: VoIP là sự tích hợp truyền thoại ttrên nền IP. Nếu
chỉ dựa trên Internet là mạng “best effort” thì rõ ràng kỹ thuật
VoIP không có vấn đề QoS thực sự nào (không đảm bảo về chất
lượng cũng như phân biệt về các loại hình lưu lượng truyền qua
mạng này). Thực tế, VoIP để truyền thoại nên phải đảm bảo thời
gian thực, phải cung cấp được mức chất lượng dịch vụ tương
đương với mức chất lượng đã được mạng truyền thống PSTN cung
cấp.
3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thoại trong VoIP
Chất lượng thoại bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiều yếu tố, có
thể chia làm 6 chiều hướng QoS ảnh hưởng đến đầu cuối sử dụng
sau:
Độ khả dụng (Availability): yếu tố suy hao thiết bị và
độ ổn định.
Băng thông (cả loại thoả thuận và burst).
Tiếng vọng.
Trễ (delay or latency): trễ xử lý, gói hoá, truyền dẫn
nối tiếp, bộ đệm và hàng đợi, chuyển mạch...
Biến động trễ: gồm jitter và Wander.
Tổn thất (mất) gói hay tỉ lệ lỗi bit BER.
3.2.2.1 Độ ổn định
Độ ổn định cũng là mộtyếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ. Người sử dụng đã quen sử dụng mạng PSTN truyền
thống với độ ổn định rất cao. Mạng PSTN có khả năng truyền cuộc
gọi cả ngày lẫn đêm và vào tất cả các ngày trong năm do đó mạng
VoIP hiện đại cũng phải đáp ứng được độ ổn định tương tự. Một
năm có 60*60*24*365 hay 31.536.000 giây. Giả thiết một mạng
khả dụng 99% thời gian thì số giờ mạng không sử dụng là 87,6
giờ, khoảng thời gian này là tương đối lớn. Nếu giá trị độ khả dụng
là 99,99% thì thời gian mạng không hoạt động chỉ là 50 phút một
năm. Tất nhiên nhà cung cấp dịch vụ cần có nhiều cơ chế dự phòng
và khắc phục lỗi để đảm bảo điều này.Bảng sau chỉ ra tính sẵn
sàng của mạng và thời gian ngừng hoạt động:
Bảng 3.2: Tính sẵn sàng của mạng.
Tính sẵn sàng của mạng
Tổng thời gian ngừng hoạt
động trong một năm
99% 3.65 ngày
99.5% 1.825 ngày
99.9% 8.76 giờ
99.95% 4.38 giờ
99.99% 52.56 phút
99.995% 26.28 phút
99.999% 5.25phút
Ngày nay, thông số QoS khả dụng của mạng thường vào
khoảng 99,995%, hay khoảng 26 phút ngừng hoạt động trong một
năm, kết nối khôi phục nhỏ hơn 4 giờ. Cũng có sự khác nhau giữa
độ khả dụng và độ tin cậy của mạng từ góc nhìn của từng người sử
dụng và từ góc nhìn mạng tổng thể. Thông số QoS khả dụng
thường được quy cho mỗi vị trí hoặc liên kết riêng lẻ. Một người
sử dụng khó tính có thể than phiền rằng một liên kết chỉ sẵn sàng
99,7% trong tháng sẽ được nhắc nhở rằng mạng sẽ đáp ứng
99,99% sẵn sàng như được quảng cáo và hứa hẹn là áp dụng cho
toàn bộ mạng.
3.2.2.2 Băng thông
Là tốc độ truyền thông tin (tính bằng KB/giây, MB/giây…).
Bình thường trong môi trường mạng LAN, băng thông càng lớn
càng tốt.
Rất nhiều mạng số liệu không được thiết kế cho nhu cầu băng
tần theo thời gian thực của tín hiệu thoại. Các mạng này thông
thường không yêu cầu các dòng dữ liệu gói hoá phải tới đích trong
một khung thời gian hẹp (với độ trễ tương đối thấp). Khi dịch vụ
thoại được triển khai trên các hệ thống mạng này, một số các
phương pháp được thực hiện nhằm đảm bảo việc truyền dẫn thoại
theo thời gian thực, tuy vậy chất lượng thoại vẫn sẽ bị ảnh hưởng
một khi các cơ chế này hoạt động không như mong muốn. Mặc dù
tín hiệu thoại chỉ yêu cầu một băng tần tương đối thấp nhưng nó
đòi hỏi phải có tính ổn định cao và trực tiếp.
Tuy nhiên, trong một mạng tích hợp dữ liệu và thoại, ta phải
quyết định xem mỗi dịch vụ phải sử dụng bao nhiêu băng thông.
Những quyết định này dựa trên việc xem xét cẩn thận sự ưu tiên
và băng thông sẵn có. Nếu ta dành cho dich vụ thoại quá ít băng
thông thì chất lượng thoại là không chấp nhận được. Hay nói một
cách khác thì các dịch vụ thoại không thể chấp nhận băng thông
nhỏ như lưu lượng của Internet.
Nếu mạng VoIP cũng sử dụng cùng một bộ mã hoá như
mạng PSTN hiện nay thì băng thông dành cho dịch vụ thoại sẽ còn
lớn hơn cả băng thông được sử dụng trong mạng PSTN. Bởi trong
mạng VoIP, phần mào đầu trong các giao thức là rất nhiều. Ví dụ,
ta phải cần một tốc độ STM-4 (622,08 Mbps) hoặc cao hơn nữa để
hỗ trợ cho hàng nghìn cuộc gọi.
Tuy nhiên, mạng VoIP lại thực hiện việc nén thoại và triệt
khoảng lặng để giảm băng thông hơn so với mạng chuyển mạch
kênh truyền thống. Băng thông của mạng VoIP có thể thay đổi so
với mạng TDM có kích thước kênh cố định.
Việc xác định băng thông cho mạng dựa trên số cuộc gọi
trong giờ cao điểm. Bất cứ việc ghép băng thông nào đều có thể
làm giảm chất lượng thoại. Người ta phải dành riêng băng thông
cho báo hiệu để đảm bảo các cuộc gọi đều được thực hiện và giảm
việc ngắt quãng dịch vụ.
Băng thông dành cho báo hiệu thay đổi tuỳ theo số lượng
cuộc gọi và giao thức báo hiệu được sử dụng. Nếu có rất nhiều
cuộc gọi với thời gian ngắn thì băng thông đỉnh cần cho báo hiệu
phải lớn. Băng thông lớn nhất mà một giao thức báo hiệu IP cần có
phải bằng 3% của tất cả lưu lượng tải. ở ví dụ, băng thông báo hiệu
cho 2000 cuộc gọi trong 1 giây là xấp xỉ 4,8 Mbps (3 % x 160
Mbps).
Nhờ việc tính toán băng thông cho tải và báo hiệu, người ta
có thể đáp ứng được cho 2000 cuộc gọi được mã hoá theo chuẩn
G.711 với băng thông lớn nhất là 164,8 Mbps. Đây là giá trị băng
thông lớn nhất theo lý thuyết cho trường hợp trên. Nếu các tham số
như phương pháp mã hoá thoại, số cuộc gọi, tốc độ gói tin được
tạo, cách nén và việc sử dụng bộ triệt tiếng vọng thay đổi thì yêu
cầu về băng thông cũng thay đổi theo.
3.2.2.3 Tiếng vọng
Tiếng vọng trong thoại tạo ra khi người nói nghe thấy chính
tiếng nói của mình. Trong mạng VoIP thông thường, khối chức
năng gói hoá số được đặt giữa hai đoạn truyền dẫn analog. Giao
tiếp giữa phần analog và mạng VoIP là các Gateway VoIP.
Gateway nguồn và đích thông tin với nhau qua mạng IP, trễ truyền
gói qua mạng này có thể lớn hơn 30 ms. Chính sự pha trộn các
thiết bị số và các thiết bị analog trong kết nối thoại là nguyên nhân
chủ yếu gây ra tiếng vọng ở phía người nói.
Người sử dụng A Tiếng của A Người sử
dụng B
Tx Rx
Tiếng của B
Mạng thoại
Rx
Tx
Tiếng vọng của A
Hình 3.2 Tiếng vọng trong mạng thoại.
3.2.2.4 Trễ
Trễ là thời gian truyền trung bình của dịch vụ từ điểm vào
đến điểm ra khỏi mạng. Có nhiều dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ
thời gian thực như truyền thông thoại bị ảnh hưởng rất lớn bởi trễ
quá lớn và không cần thiết. Nếu trễ vượt quá 200ms thì người sử
dụng sẽ thấy sự ngắt quảng và đánh giá chất lượng thoại ở mức
thấp.
Khi thiết kế bất kỳ một mạng gói nào để truyền thông tin
thoại thì xử lý trễ luôn luôn là một khâu quan trọng. Việc tính toán
trễ một cách chính xác sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ thoại giám
sát được chất lượng truyền dẫn trên mạng và đưa ra các giải pháp
hợp lý để khắc phục.
Trễ trong mạng thoại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thuật
toán mã hoá, lỗi, mất khung, thiết bị…ITU đã nghiên cứu độ trễ
mạng cho các ứng dụng thoại trong khuyến nghị G114. Khuyến
nghị này định nghĩa 3 tầng trễ một chiều như sau:
Bảng 3.4: Định nghĩa các tầng trễ một chiều.
Các giới hạn này được khuyến nghị dùng cho các nhà quản lý
mạng quốc tế, do đó yêu cầu nghiêm ngặt hơn các mạng thoại
riêng rẽ. Với các mạng riêng, độ trễ 200ms là hợp lý và 250ms là
giới hạn.
Có hai loại trễ khác nhau: Trễ cố định và trễ thay đổi.
Thành phần trễ cố định bao gồm các thành phần trễ được
them vào trực tiếp trên một kết nối tổng.
Thành phần trễ thay đổi bao gồm các thành phần nảy sinh
trong các hàng đợi trong những bộ đệm tín hiệu trên các cổng nối
tiếp kết nối với mạng WAN. Các bộ đệm này tạo ra những thành
phần trễ thay đổi hay chính là Jitter, trễ thay đổi được xử lý bằng
các bộ đệm loại jitter tại các Gateway/Router tại đầu thu.
a. Trễ Coder (Trễ xử lý)
Trễ Coder hay còn được gọi là trễ xử lý là thời gian một bộ
xử lý tín hiệu số DSP nén một mẫu PCM cộng với thời gian trễ
thuật toán của Codec. Công nghệ xử lý thoại ngày nay có nhiều bộ
mã hoá khác nhau, mỗi bộ mã hoá lại xử lý theo một thuật toán nén
và mã hoá khác nhau và tốc độ xử lý thoại lại khác nhau nên độ trễ
qua các bộ mã hoá cụ thể cũng khác nhau. Ví dụ thuật mã hoá dự
đoán tuyến tính mã đại số (ACELP) xử lý mỗi khối thoại PCM
trong vòng 10ms.
Bộ xử lý thuật toán mã hoá dự đoán tuyến tính mã đại số cấu
trúc tích hợp (CE-ACELP) có trễ xử lý khoảng 2,5 đến 10 ms phụ
thuộc vào tải trọng của bộ xử lý tín hiệu số DSP. Nếu tải trọng của
bộ xử lý tín hiệu số đầy đủ với 4 kênh thoại thì độ trễ xử lý có thể
lên tới 10 ms. Nếu chỉ phải xử lý một kênh thoại thì độ trễ có thể
chỉ là 2,5 ms. Tuy nhiên trong các kế hoạch truyền dẫn phải sử
dụng mức 10 ms để tính toán trễ cho bộ xử lý này.
Thời gian giải nén vào khoảng 10% thời gian nén cho mỗi
khối mẫu PCM. Do có nhiều mẫu trong mỗi khung nên thời gian
giải nén tương ứng với số lượng mẫu trong khung. Do đó thời gian
trễ của một khung 3 mẫu là 3 * thời gian trễ một mẫu. Thời gian
trễ tốt nhất và tồi nhất đối với các bộ mã hoá cụ thể:
Bảng 3.5: Thời gian trễ của các bộ mã hoá.
Trễ thuật toán:
Thuật toán nén căn cứ vào đặc điểm của tín hiệu thoại để xử
lý các mẫu thoại với mỗi mẫu thứ N sử dụng thuật toán nén có thể
dự đoán mẫu tiếp theo thứ N+1 như thế nào một cách khá chính
xác. Việc xử lý này cũng gây ra trễ gọi là trễ thuật toán và phụ
thuộc vào độ dài của khối tin cần nén.
Tất nhiên việc này lặp lại nhiều lần ví dụ như các khối N+1,
N+2 ...Thông thường với mỗi cuộc thoại nó thêm vào 5 ms đối với
trễ tổng trên liên kết. Với mỗi bộ mã hoá khác nhau thì sử dụng
một thuật toán nén khác nhau do đó thời gian trễ thuật toán với
từng bộ mã hoá cụ thể cũng khác nhau:
Trế thuật toán đối với G 726 là 0ms
Trế thuật toán đối với G 729 là 5ms
Trế thuật toán đối với G 723.1 là 7.5ms
Nói chung thời gian trễ bộ mã hoá được tính như sau:
Trễ Coder = (Trễ thời gian nén trên mỗi khối +Trễ thời
gian giải nén trên mỗi khối)* (Số khối trên một khung) + thời gian
trễ thuật toán
Với bộ mã hoá G729 ta có thể tính được thời gian trễ codec = 10
+1*3+5 = 18 ms.
b. Trễ do mã hoá
Các bộ mã hoá thoại hiện đại hoạt động dựa trên việc tập
trung các mẫu thoại thành khung. Mỗi khung tín hiệu thoại đầu vào
(gồm các mẫu thoại) được xử lý thành các khung bị nén. Không
thể tạo ra các khung thoại đã được mã hoá cho đến khi tất cả các
mẫu thoại của khung được tập trung đầy đủ trong bộ mã hoá. Do
đó có trễ khung xảy ra trước khi việc xử lý bắt đầu. Ngoài ra, nhiều
bộ mã hoá cũng xem xét các khung tiếp theo để cải thiện hiệu quả
nén. Chiều dài của quá trình xem xét này gọi là thời gian look –
ahead của bộ mã hoá, lượng trễ này cũng là được tính vào trễ của
bộ mã hoá.
c. Trễ đệm ở thiết bị đầu cuối IP
Card âm thanh và card điện thoại trong máy tính cá nhân PC
thường có các bộ đệm khá lớn để tạo ra một giao diện tốc độ cố
định với bộ biến đổi A/D- D/A và một giao diện không đồng bộ
với lớp ứng dụng.
Ngoài ra, bộ tương thích (adapter) mạng và modem cũng sử
dụng bộ đệm để tăng hiệu quả truy cập mạng. Các bộ tương thích
này được tối ưu hoá cho truyền thông dữ liệu- là một ứng dụng mà
trễ không phải là vấn đề quan trọng. Song với truyền thoại, trễ có
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thoại thì sự tối ưu hoá này không
phù hợp.
Thêm vào các trễ trên, còn có trễ bộ đệm phần mềm. Các ứng
dụng có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu để xử lý chúng dễ dàng
và hiệu quả hoặc để quản lý jitter trễ trong gói tin thu được.
d. Trễ đệm/gói hoá H.323
Trễ gói hoá hình thành trong quá trình tạo gói, trễ đệm xuất
hiện khi phân rã gói.Trễ gói hoá là thời gian cần thiết để thu thập
đầy đủ thông tin của một gói. Khi sử dụng các gói có chiều dài cố
định với mã hoá dạng khung, thì khi gói hoá có thể có trễ thêm vào
nếu như chiều dài gói khác với chiều dài khung của bộ mã hoá.
Trễ đệm là do quá trình xếp hàng trong máy thu và thường
được sử dụng để đền bù jitter mạng. Việc tạo lại tín hiệu thoại yêu
cầu các gói phải đến cùng lúc song do trễ mạng thay đổi nên máy
thu phải có bộ đệm để làm trễ các gói đến sớm và đồng bộ chúng
với các gói đến muộn.
e. Trễ truyền dẫn mạng
Trễ mạng là thời gian truyền dẫn các gói qua mạng để đến
đích. Các thành phần của trễ mạng gồm:
Trễ truyền dẫn, tạo ra do việc gửi một gói qua một liên
kết (ví dụ như gửi một gói có kích thước 256 byte qua
một liên kết có tốc độ 64kb/s sẽ cần 32ms).
Trễ truyền lan tạo ra do sự truyền lan tín hiệu qua liên
kết vật lý. Trễ này thường được bỏ qua nếu liên kết có
chiều dài nhỏ hơn 1000km
Trễ node, là trễ do bộ định tuyến thực hiện việc xếp
hàng và xử lý các gói.
Trễ giao thức là trễ do các cơ chế khác nhau của mỗi
giao thức, ví dụ như giao thức TCP có phát lại các gói
tin, hay trễ truy cập mạng (giao thức Ethernet).
Trễ Gateway tạo ra do việc liên kết giữa các mạng phải
có thời gian xử lý tại Gateway.
Trễ truyền dẫn mạng có thể được bỏ qua trong mạng PSTN,
đối với mạng IP trễ này rất lớn, do đó không thể bỏ qua.
f. Trễ tổng trung bình
Nhìn chung trễ tổng bao gồm tất cả các loại trễ trên cộng lại,
trong mô hình E trễ tổng trung bình từ miệng người nói đến tai
người nghe được đặc trưng bởi tham số trễ Ta. Hình sau mô tả
quan hệ giữa độ trễ tổng và giá trị R trong mô hình E:
600
100
95
90
85
80
75
70
65
60
55
50
T1211140-99
500400300200100
R
Absolute delay (Ta) in ms
Hình 3.3 Mối quan hệ giữa độ trễ một chiều tổng và giá trị R
trong mô hình E.
Theo đồ thị này thì giá trị trễ khuyến nghị là từ 300 đến 350
ms và giới hạn là 400 ms.
3.2.2.5 Biến động trễ
Biến động trễ là sự khác biệt về trễ của các gói khác nhau
cùng trong một dòng lưu lượng. Biến động trễ có tần số cao được
gọi là jitter trong khi biến động trễ có tần số thấp được gọi là
wander. Jit